DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 17/18 ĐầuĐầu ... 715161718 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 161 tới 170 của 173
  1. #161
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 600
    __________________________________________________ ______________________________________


    Không chấp trước sắc. Không chấp trước thanh, hương, vị, xúc, pháp.

    Không chấp trước nhãn thức. Không chấp trước nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức.

    Không chấp trước thanh tịnh của sắc. Không chấp trước thanh tịnh của thọ, tưởng, hành, thức.

    Không chấp trước thanh tịnh của nhãn. Không chấp trước thanh tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.

    Không chấp trước thanh tịnh của sắc. Không chấp trước thanh tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp.

    Không chấp trước thanh tịnh của nhãn thức. Không chấp trước thanh tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức.

    Không chấp trước duyên thanh tịnh của sắc. Không chấp trước duyên thanh tịnh của thọ, tưởng, hành, thức.

    Không chấp trước duyên thanh tịnh của nhãn. Không chấp trước duyên thanh tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.

    Không chấp trước duyên thanh tịnh của sắc. Không chấp trước duyên thanh tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp.

    Không chấp trước duyên thanh tịnh của nhãn thức. Không chấp trước duyên thanh tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ-tát hành như vậy thì mau viên mãn pháp trí nhất thiết.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ-tát hành được như vậy thì gần được mười lực của Như Lai, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ-tát hành như vậy thì sẽ đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, và tám mươi vẻ đẹp của bậc Đại sĩ, toàn thân màu vàng ròng với vô biên ánh sáng, giống như long tượng nhìn không thể thấy đảnh.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ-tát hành được như vậy thì gần gũi được trí kiến vô trước, vô ngại ở quá khứ, vị lai và hiện tại; cũng gần gũi Như Lai chỉ dạy, truyền trao hướng dẫn; cũng gần gũi được trí kiến vô trước, vô ngại ở quá khứ, vị lai và hiện tại. Các vị ấy chắc chắn sẽ được thọ ký.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ-tát hành được như vậy thì mau chứng tất cả sự thanh tịnh pháp Phật, mau chứng đắc sự thanh tịnh cõi Phật, mau tiếp nhận sự viên mãn của Thanh văn, mau tiếp nhận sự viên mãn của Bồ-tát

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  2. #162
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 600
    __________________________________________________ ______________________________________


    Này Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ-tát hành như vậy, thì không trụ vào sắc; không trụ vào thọ, tưởng, hành, thức. Không trụ vào nhãn; không trụ vào nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Không trụ vào sắc; không trụ vào thanh, hương, vị, xúc, pháp. Không trụ vào nhãn thức; không trụ vào nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức. Không trụ vào danh sắc; không trụ vào điên đảo, tà kiến, triền cái, ái hành; không trụ cõi Dục, Sắc và Vô sắc; không trụ vào hữu tình giới, pháp giới; không trụ vào địa, thủy, hỏa, phong, không và thức giới; không trụ vào ngã, hữu tình, mạng sống, sự sanh, sự nuôi, trưởng thành, người, ý sanh, tuổi trẻ, người làm, người nhận, người biết, người thấy và các tưởng kia; không trụ vào đoạn, thường; không trụ vào tạp nhiễm, thanh tịnh; không trụ vào duyên khởi; không trụ vào bố thí, tham lam, giữ giới, phạm giới, an nhẫn, sân giận, tinh tấn, giải đãi, tĩnh lự, tán loạn, diệu tuệ, ác tuệ.

    Không trụ vào niệm trụ, chánh đoạn, thần túc, căn, lực, giác chi, đạo chi; không trụ đoạn điên đảo v.v…; không trụ vào tĩnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí.

    Không trụ vào minh và giải thoát, giải thoát trí kiến.

    Không trụ vào trí tận, trí vô sanh, trí vô tạo tác và trí vô trước.

    Không trụ vào thiền chỉ, thiền quán.

    Không trụ vào vô lượng thần thông.

    Không trụ vào khổ, tập, diệt, đạo.

    Không trụ vào địa vị của phàm phu, Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát và Phật.

    Không trụ vào pháp của phàm phu, Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát và Phật.

    Không trụ vào sanh tử, Niết-bàn.

    Không trụ vào trí lực, vô úy v.v… của Phật.

    Không trụ vào trí kiến của quá khứ, vị lai, hiện tại.

    Không trụ vào sự viên mãn của cõi Phật.

    Không trụ vào sự viên mãn của chúng Thanh văn.

    Không trụ vào sự viên mãn của chúng Bồ-tát.

    Vì sao? Này Thiện Dũng Mãnh! Vì tất cả pháp không thể trụ.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Vì tất cả pháp chẳng có ý nghĩa để trụ. Vì sao? Vì tất cả pháp đều không nắm giữ, do không nắm giữ nên không thể trụ.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  3. #163
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 600
    __________________________________________________ ______________________________________


    Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu tất cả pháp có thể trụ, thì có thể thị hiện đây là pháp có thể nắm giữ, đây là pháp thường trụ. Như Lai cũng có thể an trụ vào các pháp, thị hiện ra các pháp, đây là pháp có thể nắm giữ, đây là pháp có thể tích tập.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Vì tất cả pháp không thể an trụ, không thể nắm giữ, cũng không thể tích tập, cho nên không có pháp nào là thường trụ. Do đó mà Như Lai không an trụ vào pháp nào, cũng không thị hiện, đây là pháp có thể nắm giữ, hay đây là pháp có thể tích tập.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Không có một chút pháp nào có thể thật sanh cả. Vì không có một chút pháp nào thật sanh, nên hoàn toàn không có chỗ trụ, do đó mà nói các pháp không có ý nghĩa trụ.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Lấy sự không chỗ trụ và có thể trụ làm phương tiện, nên nói tất cả các pháp hoàn toàn không có chỗ trụ.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Không có một chút pháp nào có thể nói trụ cả. Cũng như bốn sông lớn đều bắt nguồn từ ao Vô nhiệt chảy ra. Khi chưa vào biển lớn thì nó hoàn toàn chẳng có ý nghĩa trụ. Các pháp cũng vậy, cho đến không tạo và các hành chưa tận thì hoàn toàn không có ý nghĩa an trụ.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Không tạo, không hành nghĩa là trong đây không có chỗ trụ, không trụ và không có sự trở ngại; tất cả đều dựa vào thế tục mà nói, chứ thật ra không có trụ và không có sự trở ngại, không có sự cứu cánh, cũng không phải không trụ.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Không tạo, không hành là dựa vào thế tục mà nói, cũng như những gì hữu tình thấy ở thế gian đều chẳng thật có trụ, hoặc có sự trở ngại hay có sự cứu cánh, cũng không phải không trụ, chẳng phải không tạo, không hành, có thật trụ. Cho nên có thể cho rằng, nương thế tục mà nói tất cả pháp đều có nghĩa Vô trụ.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Chúng Đại Bồ-tát như vậy chỉ dựa vào tất cả pháp Vô trụ làm phương tiện, để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ-tát hành như vậy thì mau viên mãn pháp trí nhất thiết, gần quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, mau an tọa tòa Bồ-đề vi diệu, mau chứng đắc trí nhất thiết trí, mau viên mãn trí kiến của ba đời, mau viên mãn diệu trí, biết rõ tâm hành sai khác của tất cả hữu tình.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  4. #164
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 600
    __________________________________________________ ______________________________________


    Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các chúng Đại Bồ-tát muốn làm lợi ích cho các tất cả hữu tình, muốn lấy tài của để bố thí cho tất cả hữu tình được đầy đủ, muốn dùng pháp bố thí cho tất cả hữu tình để họ mãn nguyện, muốn phá vỡ vỏ trứng vô minh cho tất cả hữu tình, muốn trao đại trí, Phật trí cho tất cả hữu tình, muốn thương xót khắp tất cả hữu tình, muốn làm lợi ích an lạc cho khắp tất cả hữu tình, muốn giúp tất cả hữu tình đầy đủ tài thí và pháp thí, muốn giúp cho tất cả hữu tình đầy đủ giới thanh tịnh, muốn giúp cho tất cả hữu tình đầy đủ an nhẫn hòa nhã, muốn giúp cho tất cả hữu tình đầy đủ sự tinh tấn dõng mãnh, muốn giúp cho tất cả hữu tình đầy đủ tĩnh lự trong sáng, muốn giúp cho tất cả hữu tình đầy đủ trí tuệ vi diệu, muốn giúp cho tất cả hữu tình đầy đủ giải thoát cứu cánh, muốn giúp cho tất cả hữu tình đầy đủ trí kiến giải thoát, muốn giúp cho tất cả hữu tình đều sanh vào các cõi lành, muốn giúp tất cả hữu tình đầy đủ minh và giải thoát, muốn giúp cho tất cả hữu tình đầy đủ Niết-bàn rốt ráo, muốn giúp tất cả hữu tình đầy đủ diệu pháp của chư Phật, muốn giúp tất cả hữu tình đầy đủ sự viên mãn các công đức, muốn chuyển pháp luân Vô thượng vi diệu mà tất cả thế gian, Sa-môn, Phạm chí, trời, ma, ngoại đạo đều không thể chuyển pháp luân như vậy, muốn giảng nói diệu pháp ở thế gian, muốn như thật thọ ký địa vị chư Phật, muốn như thật thọ ký địa vị Bồ-tát, muốn như thật thọ ký địa vị Độc giác, muốn như thật thọ ký địa vị Thanh văn và muốn biết bản nguyện căn lành của các loài hữu tình, thì nên học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy; hãy dõng mãnh tinh tấn đừng bao giờ để gián đoạn và hãy nương vào Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa mà tinh tấn siêng năng tu học để không bị tham luyến.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Ta hoàn toàn không thấy các pháp khác có thể làm cho Bồ-tát mau viên mãn sự cầu diệu pháp Vô thượng của chư Phật, giống như Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đã nói ở đây. Nếu các Bồ-tát an trụ Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy và tinh tấn siêng năng tu học không bao giờ tạm bỏ, thì sẽ mau viên mãn pháp trí nhất thiết.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa đến rốt ráo, thì các Bồ-tát ấy gần đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chắc chắn không nghi ngờ gì nữa.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu thiện nam, tín nữ v.v… nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà hoan hỉ tín thọ, thật tâm chí thành thì Ta nói những người này có thể đạt đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, vì thiện căn của họ rất thù thắng, mau đạt đến cứu cánh. Và nhờ giữ gìn căn lành mà các thiện nam, tín nữ v.v… ấy nhất định tích tập được tư lương của đại tuệ.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  5. The Following User Says Thank You to chimvacgoidan For This Useful Post:

    uubatac (06-15-2018)

  6. #165
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 600
    __________________________________________________ ______________________________________


    Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ-tát nắm giữ phương tiện thiện xảo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy, tương ưng với giáo pháp ấy, thì các Bồ-tát này dù hiện tại không được Phật thọ ký, nhưng phải biết vị này cũng gần được Phật thọ ký, hoặc không bao lâu nữa sẽ được Phật thọ ký trong hiện tại.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Ví như có người tinh tấn thọ học mười nghiệp đạo thiện đã đạt đến cứu cánh, nên biết căn lành của người đó đã được thành thục, gần được sanh về Bắc Câu-lô châu. Cũng vậy, Bồ-tát nào nắm giữ Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này, thì nên biết vị ấy đã gần quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề như sở cầu, chắc chắn không nghi ngờ gì nữa.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Ví như có người thích làm việc bố thí, đối với của báu họ không hề tham tiếc; cũng thường lấy bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự để giáo hoá các hữu tình, giúp đỡ hữu tình giữ giới tu hạnh nhẫn nhục và đánh đổ tâm kiêu mạn. Khi tu các hạnh đạt đến cứu cánh như vậy thì họ được nhiều của cải và sanh vào dòng tộc cao quí. Cũng vậy, Bồ-tát nào nắm giữ Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này, thì nên biết vị ấy đã gần đến địa vị Bất thối chuyển.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Ví như có người thích tu đầy đủ bố thí, trì giới, an nhẫn, từ bi thương xót hữu tình và khuyên họ trì tịnh giới, để có thể tạo tác chiêu cảm nghiệp tăng thượng, thì nên biết người ấy mau đạt được địa vị Chuyển luân vương. Cũng vậy, Bồ-tát nào nắm giữ Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này, thì nên biết vị ấy sẽ mau ngồi tòa Bồ-đề vi diệu.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Ví như Chuyển luân vương sắp lên ngôi cao, vào ngày mười lăm nửa tháng có trăng, tắm rửa thọ trai rồi lên đại điện, ngồi tòa sư tử và mặt hướng về phương Đông. Từ trên không có đại luân báu (xe báu) đến thì nên biết vị ấy đã nhận ngôi vị Chuyển luân và không bao lâu vị ấy sẽ được đầy đủ bảy báu. Cũng vậy, Bồ-tát nào nắm giữ Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này, thì nên biết vị ấy sẽ mau đạt được trí nhất thiết trí.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Ví như loài hữu tình thành tựu căn lành thù thắng, thích tu hành hạnh thanh bạch, tin hiểu sâu sắc, nhàm chán sự tai hoạn về thân người, đầy đủ giới thanh tịnh, thích phục dịch việc của chúng Tăng, tâm vị ấy luôn luôn nghĩ đến sanh thiên và che chở bảo hộ mọi người trong bốn châu, thì nên biết những người đó không bao lâu sẽ làm Tứ đại thiên vương bảo hệ bốn châu. Cũng vậy, Bồ-tát nào đem giáo pháp tương ưng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, bố thí cho các loài hữu tình mà tâm không hề tham tiếc, thì nên biết các vị ấy không bao lâu nữa sẽ đắc ngôi vị Pháp vương và được tự tại với tất cả các pháp.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  7. #166
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 600
    __________________________________________________ ______________________________________


    Này Thiện Dũng Mãnh! Như loài hữu tình thành tựu căn lành thù thắng thanh tịnh, hơn sự thành tựu nói ở trước là: Về tài bảo mà đã đạt được, trước tiên đem bố thí cho người khác, sau đó mình mới sử dụng. Làm việc gì cũng làm cho hữu tình trước, sau đó mới làm cho mình. Thường tự thủ hộ, không bị sự ô nhiễm của tham mà làm phi pháp, bất bình đẳng. Tâm vị ấy luôn luôn nguyện làm Thiên chủ. Đối với sự tu thiện tâm vị ấy rất bền chắc, nên biết những người đó không bao lâu chắc chắn sẽ sanh lên cõi trời thứ Ba mươi ba và làm trời Đế Thích. Cũng vậy, Bồ-tát nào dùng pháp yếu tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, bố thí cho các hữu tình mà tâm không hề tham tiếc, thì nên biết vị ấy không bao lâu nhất định sẽ làm vị Pháp vương và được đại tự tại với tất cả các pháp.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Ví như có người đắc bốn phạm trụ (từ, bi, hỷ, xả) nên biết vị này không bao lâu nữa sẽ sanh lên Phạm thiên. Cũng vậy, Bồ-tát nào dùng pháp yếu tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, bố thí cho các hữu tình mà tâm không hề tham tiếc, thì nên biết vị ấy không bao lâu sẽ chuyển diệu pháp luân và bố thí cho các hữu tình được lợi ích an lạc.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Ví như cơn mưa khi sắp rơi xuống mặt đất, thì ta thấy trên hư không mây kéo dầy đặc, bầu trời tối sầm dần và tuôn xuống cơn mưa lớn, làm cho nước ao hồ, sông đầm lênh láng. Đất cao thấp đều thấm nhuần, mây dầy tuôn mưa ngọt xuống thấm mọi nơi, làm cho dược thảo, thực vật, cỏ cây, cành lá, hoa quả, rừng rậm đều sum suê xanh tốt. Nước trong đất, núi, sông thoảng hương thơm phức. Ở suối, ao nơi nào cũng có hoa quả.

    Bấy giờ, mặt đất rất khả ái loài người, chẳng phải người nhìn thấy đều thích thú, hái hoa quả để ngửi hương và nếm mùi vị. Cũng vậy, Bồ-tát nào nắm giữ Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, tinh tấn siêng năng tu học, thì nên biết vị ấy không bao lâu sẽ được thấm nhuần trí Nhất thiết trí, khéo thể nhập trí Nhất thiết trí và mở bày được trí Nhất thiết trí; do đó, làm thấm nhuần tất cả loài hữu tình, khai thị rõ ràng pháp bảo Vô thượng.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Ví như nước trong cung của Long vương Vô Nhiệt chảy ra bốn sông lớn và cùng một hướng chảy về đầy biển cả. Cũng vậy, Bồ-tát nào nắm giữ được Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này mà ở trong đó siêng năng tinh tấn tu học, thì vị ấy có thể phát ra những dòng đại pháp và đem đại pháp ấy bố thí đầy đủ cho các hữu tình.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Ví như bầy chim ở trên núi Diệu Cao, mặc dù hình dạng của mỗi loài khác nhau, nhưng chúng cùng một màu. Cũng vậy, nếu Bồ-tát nắm giữ được Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này mà tin thọ tu hành thì đồng đến một hướng. Đó là cùng đi về hướng trí nhất thiết của Như Lai .

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  8. #167
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 600
    __________________________________________________ ______________________________________


    Này Thiện Dũng Mãnh! Ví như biển lớn là nơi dung chứa nhiều dòng nước và thường làm chỗ quay về cho các nhánh sông. Cũng vậy, nếu Bồ-tát nắm giữ được Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này mà tinh tấn siêng năng tu học thì vô cùng thông đạt và lợi ích. Phải biết không bao lâu vị này sẽ làm biển lớn chứa tất cả pháp, mau thành tựu tất cả pháp khí, thường làm chỗ quay về cho các pháp, nên các pháp thế gian không thể nào bị quấy nhiễu được.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Ví như mặt trời mọc lên thì làm tiêu tan các ánh sáng khác. Cũng vậy, Bồ-tát học Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này mà xuất hiện ở thế gian thì tất cả ngoại đạo đều ẩn mất.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu sở học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Bồ-tát mà xuất hiện ở thế gian, thì sẽ làm pháp chiếu sáng cho các loài hữu tình.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ-tát xuất hiện ở thế gian, làm cho căn lành của các hữu tình được chiếu sáng, làm ruộng phước chơn tịnh cho các loài hữu tình, thì tất cả hữu tình đều nên cúng dường, tất cả hữu tình đều phải quay về và tất cả hữu tình đều phải khen ngợi vị ấy.

    Lại nữa, này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ-tát học Bát-nhã ba-la-mật-đa là sự học tối thắng trong các việc học. Cũng vậy, người học Bát-nhã ba-la-mật-đa là làm con đường Niết-bàn thanh tịnh cho khắp các hữu tình. Vì sao? Này Thiện Dũng Mãnh! Vì trong các việc học, học Bát-nhã ba-la-mật-đa là tối thắng đệ nhất, là diệu, là vi diệu, là thượng, là vô thượng, là đẳng, là vô đẳng đẳng.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ-tát học Bát-nhã ba-la-mật-đa thì làm cho tất cả sự học đều đạt đến cứu cánh, có thể thọ trì tất cả những gì đã học, và đối với tất cả sự học đều có thể khai thị, cũng có thể bẻ gãy được tất cả sự học của các tà luận khác.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ-tát học Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy, thì có thể tu hành các hạnh Bồ-tát của chư Phật trong ba đời.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Đối với sở học Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này, chư Phật Thế Tôn đã, đang, sẽ an trụ rất hoàn hảo và vì các hữu tình cũng đã, đang và sẽ thuyết pháp học Vô thượng thanh tịnh như vậy.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Vì sở học của Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy sẽ vượt qua sở học tối thắng, tối tôn của thế gian.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Học Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy là học tự nhiên, tất cả thế gian không ai sánh kịp.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu học Bát-nhã ba-la-mật-đa thì trong các pháp hoàn toàn không có sở học. Nghĩa là dù thế gian, hay xuất thế gian, hữu vi hay vô vi, hữu lậu hay vô lậu, có tội hay không tội đều không sanh sự chấp trước với tất cả pháp môn như vậy; cũng không chấp trước và trụ vào tất cả pháp; cũng muốn các hữu tình không điên đảo nên khai mở chỉ bày pháp Vô thượng thanh tịnh mà mình đã học. Vì sao? Này Thiện Dũng Mãnh! Vì tất cả các pháp không có chấp trước, không có trói buộc nên không có một chút pháp nào là chấp trước, là trói buộc mà hiện tiền. Do đây mà không có ý nghĩa được giải thoát.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  9. #168
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 600
    __________________________________________________ ______________________________________


    Này Thiện Dũng Mãnh! Sắc không chấp trước, không trói buộc, cũng không giải thoát; thọ, tưởng, hành, thức, không chấp trước, không trói buộc, cũng không giải thoát.

    Nhãn không chấp trước, không trói buộc, cũng không giải thoát; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý không chấp trước, không trói buộc, cũng không giải thoát.

    Sắc không chấp trước, không trói buộc, cũng không giải thoát; thanh, hương, vị, xúc, pháp không chấp trước, không trói buộc, cũng không giải thoát.

    Nhãn thức không chấp trước, không trói buộc, cũng không giải thoát; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, thức không chấp trước, không trói buộc, cũng không giải thoát.

    Danh sắc không chấp trước, không trói buộc, cũng không giải thoát; điên đảo, tà kiến, triền cái, ái hành không chấp trước, không trói buộc, cũng không giải thoát.

    Tham, sân, si không chấp trước, không trói buộc, cũng không giải thoát.

    Dục giới, sắc giới và Vô sắc giới không chấp trước, không trói buộc, cũng không giải thoát.

    Hữu tình giới, pháp giới không chấp trước, không trói buộc, cũng không giải thoát.

    Ngã, hữu tình, mạng sống, sự sanh, sự nuôi, trưởng thành, người, ý sanh, tuổi trẻ, người làm, người nhận, người biết, người thấy và các tưởng kia không chấp trước, không trói buộc, cũng không giải thoát.

    Địa, thủy, hỏa, phong, không và thức giới không chấp trước, không trói buộc, cũng không giải thoát.

    Duyên khởi, nhiễm tịnh không chấp trước, không trói buộc, cũng không giải thoát.

    Bố thí, tham lam, giữ giới, phạm giới, an nhẫn, sân giận, tinh tấn, giải đãi, tĩnh lự, tán loạn, trí tuệ, ác tuệ không chấp trước, không trói buộc, cũng không giải thoát.

    Khổ, tập, diệt, đạo không chấp trước, không trói buộc, cũng không giải thoát.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  10. #169
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 600
    __________________________________________________ ______________________________________


    Niêm trụ, chánh đoạn, thần túc, căn, lực, giác chi, đạo chi không chấp trước, không trói buộc, cũng không giải thoát.

    Đoạn điên đảo... không chấp trước, không trói buộc, cũng không giải thoát.

    Tĩnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí không chấp trước, không trói buộc, cũng không giải thoát.

    Vô lượng thần thông không chấp trước, không trói buộc, cũng không giải thoát.

    Trí tận, trí vô sanh, trí vô tạo tác và trí vô trước không chấp trước, không trói buộc, cũng không giải thoát.

    Minh và giải thoát, giải thoát trí kiến không chấp trước, không trói buộc, cũng không giải thoát.

    Địa vị phàm phu, Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát và Phật không chấp trước, không trói buộc, cũng không giải thoát.

    Pháp của phàm phu, Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát và Phật không chấp trước, không trói buộc, cũng không giải thoát.

    Sanh tử và Niết-bàn không chấp trước, không trói buộc, cũng không giải thoát.

    Trí lực, vô sở úy... của Phật không chấp trước, không trói buộc, cũng không giải thoát.

    Trí kiến của quá khứ, vị lai, hiện tại không chấp trước, không trói buộc, cũng không giải thoát.

    Vì sao? Này Thiện Dũng Mãnh! Vì tất cả các pháp mà có chấp trước thì không thể đắc, trói buộc cũng không thể đắc. Nếu chấp trước và trói buộc đã không thì từ sự giải thoát kia cũng không thể đắc.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Nói chấp trước và trói buộc nghĩa là chấp trước và trói buộc vào pháp tánh. Nhưng pháp tánh đã không có nên không thể nói có chấp trước, có trói buộc. Nói giải thoát nghĩa là giải thoát khỏi sự chấp trước và trói buộc; chấp trước và trói buộc đã không nên giải thoát cũng không có.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Không giải thoát nghĩa là đối với các pháp hoàn toàn không thể đắc tánh giải thoát. Nếu có thể thấy các pháp như vậy thì gọi là vô trước trí kiến.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Nói không chấp trước nghĩa là ở trong đây chấp trước không thể đắc, vì chấp trước tánh không trước, chấp trước tánh không thực nên gọi là không chấp trước. Vì trong đây người chấp trước, pháp bị chấp trước do cái này, vì cái này, nhân cái này, thuộc cái này đều không thể đắc, nên gọi là không chấp trước.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  11. #170
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 600
    __________________________________________________ ______________________________________


    Này Thiện Dũng Mãnh! Nói không trói buộc nghĩa là trong đây trói buộc không thể đắc, trói buộc tánh không trói buộc, trói buộc tánh không thật, nên gọi là không trói buộc. Vì trong đây người trói buộc, pháp bị trói buộc do cái này, vì cái này, nhân cái này, thuộc cái này đều không thể đắc, nên gọi là không trói buộc.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu không chấp trước, không trói buộc vào các pháp, vậy tại sao nói rằng đối với pháp có giải thoát?

    Này Thiện Dũng Mãnh! Không chấp trước, không trói buộc cũng không giải thoát, lìa trói buộc được mát mẻ gọi là chơn giải thoát.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu không chấp trước các pháp thì không bị trói buộc. Nhưng không trói buộc các pháp mà chấp trước thì không giải thoát. Xa lìa ba việc (không chấp trước, không trói buộc, không giải thoát), và lìa trói buộc được mát mẻ mới gọi là chơn giải thoát.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Như vậy Bồ-tát nào ngộ nhập được các pháp mà không chấp trước, không trói buộc cũng không giải thoát, thì vị ấy sẽ đắc chơn trí kiến mà tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu Bồ-tát hành được như vậy là gần quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề và mau chứng đắc trí nhất thiết trí.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Ta lấy pháp ấn vi diệu của Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này, ấn chứng cho các chúng Đại Bồ-tát, giúp họ đoạn trừ lưới nghi rồi tinh tấn tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu mà mau đến cứu cánh.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Nay Ta sẽ giữ pháp ấn này tồn tại lâu dài ở thế gian, để đem lợi ích an lạc cho các hữu tình. Vì sao? Vì chúng Thanh văn của Ta không có sức thần thông thù thắng để giữ gìn pháp ấn vi diệu của Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này, cho đến thời gian khi Ta diệt độ khoảng sau năm trăm năm, để làm lợi ích cho các hữu tình.

    Bấy giờ, đức Thế Tôn dạy năm trăm Bồ-tát đứng đầu như, Bồ-tát Hiền Thủ, Bồ-tát Đạo Sư v.v... và Đại Bồ-tát Thiện Dũng Mãnh:

    - Này thiện nam tử! Các ông nên học Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu mà từ vô lượng, vô số trăm ngàn triệu ức kiếp chính Như Lai đã từng tu tập như vậy để làm đầu. Vì Pháp tạng vô thượng của chư Như Lai lưu xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, kiến lập cũng từ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Cho nên các ông nên giữ gìn Pháp tạng ấy. Vậy khi Ta nhập Niết-bàn khoảng sau năm trăm năm, Chánh pháp vô thượng ấy khi sắp hoại diệt thì vào thời gian chuyển tiếp, các ông hãy vì các hữu tình mà giảng nói, khai thị rộng rãi để họ nghe đạt lợi ích lớn.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 4 người đọc bài này. (0 thành viên và 4 khách)

Chủ đề tương tự

  1. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 271 đến quyển 280
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 141
    Bài cuối: 11-01-2016, 09:07 AM
  2. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 221 đến quyển 230
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 143
    Bài cuối: 09-08-2016, 09:52 AM
  3. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 61 đến quyển 70
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 112
    Bài cuối: 03-31-2016, 10:03 AM
  4. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 51 đến quyển 60
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 135
    Bài cuối: 03-20-2016, 08:05 PM
  5. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 41 đến quyển 50
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 146
    Bài cuối: 03-07-2016, 05:01 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •