DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 1/7 123 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 61
  1. #1
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts

    Luận về Huyết Mạch Luận

    Luận về Huyết Mạch Luận
    Bài 1

    __________________________________________________ _____________________________________


    Luận về Huyết Mạch Luận

    Bài 1

    -------------

    三界混起。同歸一心。前 佛後佛以心傳心。不立文字。

    Tam giới hỗn khởi, đồng quy nhất tâm. Tiền Phật hậu Phật dĩ tâm truyền tâm, bất lập văn tự.

    Từ hỗn độn khởi lên ba cõi, thảy gồm về một tâm. Chư Phật trước sau cùng lấy tâm truyền tâm, chẳng tạo ra văn tự.





    -------------

    Kính bạch Chư vị Đại Giác Ngộ ! Chư Thiện Tri Thức !

    Con vốn thất học vô tri, nhưng thấy có chuyện không ổn, khi một cao nhân nào đó viết “6 cửa vào động Thiếu Thất” _ trong đó có tác phẩm Huyết Mạch Luận này. Đứng ở góc độ sĩ phu Trung Quốc thì tác phẩm này rất hay _ chứng tỏ tác giả rất uyên thâm Tam Học (Khổng, Lão, Phật). Nhưng tác giả đã tá danh Đạt Ma Tổ sư để “gieo bòn công đức”, vô tình đã diễn dịch Phật pháp thành ra một món ăn tinh thần thời @ (nhìn rất “bắt mắt”, nhưng ăn thì chẳng bổ dưỡng mấy, dẫn đến một vị Đại Thiền sư ở bên Pháp cũng giảng nói méo mó về Phật pháp). Cho nên con xin phép được nói lên cảm nghĩ của mình, ít nhất cũng giúp chúng ta đào sâu sự học hiểu Phật pháp thêm. Mọi sự phán xét đúng sai xin nhường cho quý Phật tử chân chính.

    “Tam giới hỗn khởi” đây là tư tưởng xuất phát từ ý tưởng trong Kinh Dịch (của Nho giáo _ đã có hơn 6 ngàn năm tuổi), không phải của đạo Phật. Với đạo Phật không có chuyện “Tam giới hỗn khởi”, ba cõi mà Phật giáo nói thì “vô thủy vô chung” vì khi chúng sinh mê thì chiêu cảm thấy có ra ba cõi, ngày nào chúng sinh Giác ngộ, thì ba cõi như “mặt trăng thứ hai” tự nó sẽ biến mất.

    “Đồng quy nhất tâm”, trong toàn bài luận này tác giả lập lờ không phân biệt Duyên Lự Tâm và Chân Tâm. Thực chất không có cái gì hướng về hay gom vào Duyên Lự Tâm, còn Chân Tâm thì không có gom cái gì về cả. Vạn pháp như 7 sắc cầu vồng thì gom nó về làm cái gì ? (Chỉ là ảo ảnh quang học trong nhất thời mà thôi !).

    "Tiền Phật hậu Phật dĩ tâm truyền tâm” cái này thì tác giả “nói cho kêu”, chứ Phật thì không có Phật trước Phật sau gì cả, cũng không có chuyện người Giác Ngộ trước đem cái TÂM như ấn tín (của vua) trao lại cho vị Giác ngộ sau.

    “Bất lập văn tự” cái chuyện dùng văn tự hay không, là tùy duyên chúng sinh thôi, chứ không có phải nhất thiết “không dùng văn tự”. Nhớ trước đây (trước năm 1975), ông Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam, do Tịnh Khẩu, gặp ai cũng giơ một ngón tay, khiến cho đám đệ tử mạnh ai nấy bắt chước, muốn làm gì thì làm, Giáo lý Phật pháp thì ai muốn hiểu sao cũng được, không hề được dạy dỗ.

    (Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  2. The Following 5 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    chimvacgoidan (02-19-2018),colaihi (03-23-2018),cunconmocoi (02-21-2018),Thanh Mai (02-19-2018),Thanh Trúc (02-21-2018)

  3. Chủ đề tương tự

    1. Pháp hoa huyền nghĩa
      Gửi bởi Ngọc Quế trong mục Giáo lý Nhất Thừa
      Trả lời: 108
      Bài cuối: 04-26-2017, 04:46 PM
    2. Những Lời Khuyên Tâm Huyết - Đức Đạt Lai Lạt Ma 14
      Gửi bởi choconxauxi trong mục MẬT TÔNG
      Trả lời: 6
      Bài cuối: 08-21-2015, 09:08 PM
  4. #2
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Luận về Huyết Mạch Luận
    Bài 2

    __________________________________________________ _____________________________________


    Luận về Huyết Mạch Luận

    Bài 2

    -------------

    問曰。若不立文字。以何為心。答曰 汝問吾即是汝心。吾答汝即是吾心。 若無心。因何解答汝。汝若無心。因 何解問吾。問吾即是汝心。

    Vấn viết : Nhược bất lập văn tự, dĩ hà vi tâm. Đáp viết : Nhữ vấn ngô tức thị nhữ tâm, ngô đáp nhữ tức thị ngô tâm. Ngô nhược vô tâm, nhân hà giải đáp nhữ. Nhữ nhược vô tâm, nhân hà giải vấn ngô, vấn ngô tức thị nhữ tâm.

    Hỏi: Nếu chẳng dùng văn tự, lấy gì là tâm?
    Đáp: Nay người hỏi ta, đó chính là tâm của người. Ta đáp lời người, đó chính là tâm của ta. Nếu ta không có tâm, nhân đâu hiểu được việc đáp người? Nếu người không có tâm, nhân đâu hiểu được việc hỏi ta? Nên hỏi ta đó chính là tâm của người.






    -------------

    “Nếu chẳng dùng văn tự, lấy gì là tâm?” Chúng ta thấy câu hỏi này lập luận gượng ép, lẻ ra nên hỏi “Nếu chẳng dùng văn tự, lấy gì để giảng giải, diễn tả về tâm?”

    “Đáp: Nay người hỏi ta, đó chính là tâm của người. Ta đáp lời người, đó chính là tâm của ta.” Rõ ràng tác giả muốn chỉ Chân Tâm, nhưng lại chỉ nhầm Duyên Lự Tâm. Đây là sai lầm TỐI QUAN TRỌNG, cho rằng Duyên Lự Tâm là Chân Tâm thì người viết đã chưa biết gì về Chân Tâm _ dẫu chỉ là biết trên lý thuyết. Bản thân tác giả đã lòng vòng trong sinh tử, lại còn viết sách rao giảng cái hiểu sai của mình, làm lây nhiễm cái bệnh TÀ KIẾN này cho hậu thế. Không biết có phải tác giả đã đầu thai lại làm vị Đại Thiền sư bên Pháp chăng ?

    “Nếu ta không có tâm, nhân đâu hiểu được việc đáp người? Nếu người không có tâm, nhân đâu hiểu được việc hỏi ta? Nên hỏi ta đó chính là tâm của người.” Đoạn này chỉ là lặp lại cái hiểu sai về Chân Tâm của tác giả. Xin nhắc lại, câu diễn giải trên của tác giả chỉ nói Duyên Lự Tâm _ tức là cái Ý THỨC MÊ LẦM _ chớ không phải là Chân Tâm đâu.

    (Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  5. The Following 5 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    chimvacgoidan (02-21-2018),colaihi (03-23-2018),cunconmocoi (02-21-2018),Thanh Mai (02-20-2018),Thanh Trúc (02-21-2018)

  6. #3
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Luận về Huyết Mạch Luận
    Bài 3

    __________________________________________________ _____________________________________


    Luận về Huyết Mạch Luận

    Bài 3

    -------------

    從無始曠大劫以來。乃至施為運動 。一切時中一切處所。皆是汝本心。 是汝本佛。即心是佛亦復如是。除此 外。終無別佛可得。離此心外。覓菩 提涅槃。無有是處。

    Tùng vô thuỷ khoáng đại kiếp dĩ lai, nãi chí thi vi vận động, nhất thiết thời trung nhất thiết xứ sở, giai thị nhữ bản tâm, giai thị nhữ bản Phật. Tức tâm thị Phật, diệc phục như thị. Trừ thử tâm ngoại, chung vô biệt Phật khả đắc, li thử tâm ngoại, mịch Bồ đề Niết bàn, vô hữu thị xứ 。

    Từ vô số kiếp đến nay, hết thảy mọi hành vi, vận động, mọi lúc, mọi nơi, đều chính là Tâm của người, đều chính là Phật của ngươi. Tâm chính là Phật, cũng là như thế. Trừ tâm ấy ra, rốt cùng không Phật nào khác có thể được. Lìa tâm ấy ra, không có lý nào tìm được Bồ-đề Niết-bàn.






    -------------

    “Từ vô số kiếp đến nay, hết thảy mọi hành vi, vận động, mọi lúc, mọi nơi, đều chính là Tâm của ngươi, đều chính là Phật của ngươi.”
    Không phải đâu : Từ vô số kiếp đến nay, hết thảy mọi hành vi vận động, mọi lúc mọi nơi, đều chính là mộng cảnh của ta, đều chính là giả tưởng hóa sinh từ Mạt Na Thức của mỗi một. Cái Tâm mà tác giả nói không phải Phật, không phải vật, không phải chúng sinh. Nó chỉ là một hợp thể duyên sinh trong cuộc sống, nếu bảo nó là Phật thì Phật này “có sinh tử” rồi !

    “Trừ tâm ấy ra, rốt cùng không Phật nào khác có thể được. Lìa tâm ấy ra, không có lý nào tìm được Bồ-đề Niết-bàn”
    Câu này sai ! phải nói là “Đừng lầm cái Tâm ấy nữa, thì mới Giác Ngộ. Còn ÔM cái Tâm ấy thì sẽ theo nó mà luân hồi !”

    (Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  7. The Following 5 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    chimvacgoidan (02-21-2018),colaihi (03-23-2018),cunconmocoi (02-21-2018),Thanh Mai (02-21-2018),Thanh Trúc (02-21-2018)

  8. #4
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Luận về Huyết Mạch Luận
    Bài 4

    __________________________________________________ _____________________________________


    Luận về Huyết Mạch Luận

    Bài 4

    -------------

    自性真實。非因非果法。即是心義。 心是涅槃。若言心外有佛及菩提可得 無有是處.

    Tự tính chân thật, phi nhân phi quả pháp, tức thị tâm nghĩa. Tự tâm thị Niết bàn, nhược ngôn tâm ngoại hữu Phật cập Bồ đề khả đắc, vô hữu thị xứ.

    Tự tánh vốn chân thật, không phải nhân, không phải quả, tức là nghĩa của tâm. Tự tâm là Niết-bàn, nếu nói rằng ngoài tâm có Phật với Bồ-đề có thể được, thật không có lý như vậy.






    -------------

    “Tự tâm thị Niết bàn” câu này không sai, nhưng nói chung chung như vầy dễ gây ngộ nhận, cụ thể là trường hợp Sư Ông Nhất Hạnh đã định nghĩa về Niết Bàn trong “40 định đề của Làng Mai”. Do vì hiểu lầm điều này nên Sư Ông chủ trương Now and here (Bây giờ và ở đây) _ tức là xem cuộc sống Vô Minh _ Hiện tại Mê Lầm _ này là Niết bàn.
    https://thuvienhoasen.org/a13228/nha...mai-40-dinh-de

    Theo giáo lý đạo Phật, khi một vị A La Hán nhập Diệt Tận Định thì lúc đó 7 cái biết do mê lầm mà có _ từ Nhãn thức, Nhĩ thức…. cho đến Mạt Na thức (cũng được gọi là Ý Thức) bị bỏ lại _ xóa sổ _ hành giả chỉ sống với Bản Thể Tâm _ A Lại Da Tâm _ được gọi là đã nhập Niết Bàn.

    A Lại Da thức khi KHÔNG CÒN cộng trú với 7 thức trước nữa thì nó là A Lại Da Tâm _ đổi danh nhưng không đổi thể. Nhập Niết Bàn thực không nhập vào gì cả, vì một người lâu nay sống với các CÁI BIẾT CÓ NGUỒN GỐC VÔ MINH, bấy giờ những Cái Biết ấy đã bị bỏ lại, chỉ còn sống bằng A Lại Da Tâm _ Bản Thể Tâm thì tự An vui Khoái Lạc chứ nào có phải nhập đi đâu. (Xin mượn hình ảnh Xe Đầu Kéo _ tractor trailer _ khi Rơmooc được tháo rời ra thì xe chạy nhẹ nhàng thôi. Rơmooc được ví cho 7 thức trước, Xe Đầu kéo ví cho A lại Da thức).

    Một vị A La Hán phát Bồ Đề Tâm _ nghĩa là không muốn nhập Niết Bàn để tự an hưởng, mà muốn độ thoát hết những chúng sinh còn đang đau khổ, muốn đi tiếp cho đến Toàn Giác, thì 7 thức trước vẫn giữ nguyên (như cái Rơmooc này vẫn dính liền với Xe Đầu Kéo).

    Riêng những vị đã Toàn Giác, có nghĩa là đã toàn chứng cái Trí Tuệ Đại Bát Nhã, Phật sự _ Hạnh Nguyện _ đã tròn xong, thì gọi là Viên Mãn Báo Thân (như Đức Phật Thích Ca) thì khi xả bỏ nhục thân, các Ngài nhập Đại Niết Bàn (chớ không phải Niết bàn của hàng Nhị Thừa, Niết Bàn của Nhị thừa chỉ sống cái sống của A lại Da Tâm).

    Nhập Đại Niết Bàn tức là sống cái sống Nhất Thiết Chủng Trí, hay còn gọi là Đại Viên Cảnh Trí.

    Cụm từ “Nhập Đại Niết Bàn” chỉ là gượng dùng, chứ không có chuyện một vị Phật nhập Đại Niết Bàn như một cá thể bước vào một tòa lâu đài, vì một vị Phật thì không còn là một cá thể, để mà nhập hay xuất một chỗ nào.

    Chúng ta tạm ví dụ như : Ánh sáng mặt trời luôn chiếu (dụ cho Nhất Thiết Chủng Trí, Đại Viên Cảnh Trí), nhưng có thời điểm (ban đêm) vị trí đứng của chúng ta ở vào phía khuất, chúng ta không thấy ánh sáng mặt trời nữa, chúng ta chỉ có thể nói với baby rằng “Ông mặt trời đã đi ngủ”, sự thực thì Mặt trời không có đi ngủ bao giờ.
    “Ông mặt trời đi ngủ” dụ cho cụm từ “Phật nhập Đại Niết Bàn”. Ngày hôm sau “ông mặt trời lại thức dậy” dụ cho một vị Đại Giác Ngộ khác xuất hiện trên thế gian (Phật Di Lặc chẳng hạn).

    (Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  9. The Following 5 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    chimvacgoidan (02-23-2018),colaihi (03-23-2018),cunconmocoi (02-22-2018),Thanh Mai (03-06-2018),Thanh Trúc (02-22-2018)

  10. #5
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Luận về Huyết Mạch Luận
    Bài 5

    __________________________________________________ _____________________________________


    Luận về Huyết Mạch Luận

    Bài 5

    -------------

    佛及菩提皆在何處。譬如有人以手提 空得否。虗空但有名。亦無相貌。取 得捨不得。是捉空不得。

    Phật cập Bồ đề giai tại hà xứ ? Thí như hữu nhân dĩ thủ đề hư không đắc phủ ? Hư không đãn hữu danh, diệc vô tướng mạo, thủ bất đắc xả bất đắc, thị tróc không bất đắc.

    Phật với Bồ-đề cùng ở nơi nào? Như có người dùng tay nắm bắt hư không, được chăng? Hư không vốn chỉ có tên gọi, không có tướng mạo, không thể nắm giữ, không thể buông bỏ. Vậy nên nắm bắt cái Không chẳng thể được.






    -------------

    ”Phật cập Bồ đề giai tại hà xứ ?”
    Tác giả có biết chăng, Phật chính là Bồ Đề (Buddha), sao lại có từ “CẬP” ở đây ? Lại còn hỏi “Bồ Đề ở đâu” nữa chứ !

    Thực ra câu này chỉ làm tiền đề cho câu đáp “Bồ Đề không xứ sở” tiếp theo, nhưng tác giả đã sai, khi ví Bồ Đề với Hư không.
    ” Thí như hữu nhân dĩ thủ đề hư không đắc phủ ?” Nói như vầy là đã lạc vào “ngoan không” rồi ! Bởi Bồ Đề là Toàn Giác, Toàn Giác thì tuy không có nơi chốn để chỉ ra, nhưng không phải là không có gì như hư không. (Bởi “nơi chốn” là gì ? _ Là cảnh trong Mộng thôi !)

    Hiểu sai Phật pháp như vầy mà cũng viết Huyết Mạch Luận, có lẻ nên gọi tác phẩm này là “Đoạn huyết mạch Phật giáo” (cắt hết gân mạch của Phật giáo).

    “Thí như hữu nhân dĩ thủ đề hư không đắc phủ ?”( Như có người dùng tay nắm bắt hư không, được chăng?) Dĩ nhiên tay không thể nắm bắt hư không, nhưng không có Phật tử nào nghĩ rằng “mình sẽ nắm bắt được Phật Quả”.

    Hành trình tu học Phật pháp là gì ? Là lần từng bước gở bỏ những lầm mê chấp nhất, cuối cùng là Giác Ngộ hoặc Toàn Giác (tức Bồ Đề).

    Toàn Giác (tức Bồ Đề) không phải là cái “bánh vẽ” mà chư Phật rao giảng. Nếu như những vị Đại Bồ Tát, Phật có nói :

    “Đừng đi, không đến, đừng đi !
    Không đi mà đến Tâm y ấn truyền”

    Ấy là các Ngài muốn dạy cho chúng ta VẠN PHÁP VÔ NGÃ, rằng tất cả mọi chuyện trong mơ đều vô giá trị, nhưng Phật tử phải TỈNH GIẤC MƠ HOA, để sống cái SỐNG THẬT không mơ màng. Chớ không phải không có CHÂN NHƯ TÂM, chớ không phải CHÂN NHƯ TÂM chỉ là hư không đừng mong nắm bắt !

    VẠN PHÁP thì VÔ NGÃ, nhưng CHÂN NHƯ TÂM thì không phải là 1 PHÁP trong VẠN PHÁP, CHÂN NHƯ TÂM là BẢN THỂ của VẠN PHÁP.

    “Đừng đi, không đến, đừng đi !". ĐẾN là gì ? Là GIÁC NGỘ, là thành PHẬT, là một Hiện Tướng trong VÔ MINH.

    Trong khi VÔ MINH và GIÁC NGỘ _ là một cặp đối đải trong VẠN PHÁP_ cả hai đều là KHÔNG, thì CHÂN NHƯ TÂM KHÔNG PHẢI KHÔNG.

    (Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  11. The Following 4 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    chimvacgoidan (02-23-2018),colaihi (03-23-2018),Thanh Mai (03-06-2018),Thanh Trúc (02-23-2018)

  12. #6
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Luận về Huyết Mạch Luận
    Bài 6

    __________________________________________________ _____________________________________


    Luận về Huyết Mạch Luận

    Bài 6

    -------------

    除此心外見佛。終不得也。佛是自心 得。因何離此心外覓佛。前佛後佛只 其心。

    Trừ thử tâm ngoại kiến Phật, chung bất đắc dã. Phật thị tự tâm tác đắc, nhân hà li thử tâm ngoại mịch Phật, tiền phật hậu phật chỉ ngôn kì tâm.

    Ngoài tâm mà tìm Phật, rốt cùng chẳng thể được. Phật chính là tự tâm mà thành, do đâu lại lìa tâm mà tìm Phật bên ngoài? Chư Phật trước sau cũng chỉ nói một tâm này.






    -------------

    ”Ngoài tâm mà tìm Phật, rốt cùng chẳng thể được”
    Nhưng tìm kiếm trong nội tâm có thấy Phật chăng ? Xưa, đã có hàng ngàn, hàng vạn vị tu sĩ vào rừng sâu lên sơn động, tìm nơi hoang vắng để ngồi thiền, dòm vào nội tâm, nhưng liệu có được mấy vị tìm được Phật _ Giác Ngộ ?

    ”Phật chính là tự tâm mà thành” Xét câu cuối “Chư Phật trước sau cũng chỉ nói một tâm này”, ta thấy rõ tác giả muốn nói đến Chân Tâm. Ủa ! đã là Chân Tâm thì sao lại nói “tác đắc” (làm thành). Theo Giáo lý đạo Phật, bất cứ cái gì “có thành ắt có hoại”. Vậy cái tâm “tác đắc” Phật, ắt cũng có thể “tác đắc” Ma, và cũng có thể tiêu hoại, vậy tâm này đâu phải Chân Tâm.
    Như bài đầu đã nói, tác giả muốn nói Chân Tâm, nhưng lòng vòng cứ chỉ Vọng Tâm (Tâm Duyên Lự). Chân Tâm thì tự hữu, không có đợi ta phải làm gì (tác) mới đắc (thành).

    (Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  13. The Following 2 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    colaihi (03-23-2018),Thanh Mai (03-06-2018)

  14. #7
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Luận về Huyết Mạch Luận
    Bài 7

    __________________________________________________ _____________________________________


    Luận về Huyết Mạch Luận

    Bài 7

    -------------

    心即是佛。佛即是心。心外無佛。佛 無心。若言心外有佛。佛在何 處。心外既無佛。何起佛見。遞相誑 。不能了本心。被它無情物。攝無自 。

    Tâm tức thị Phật, Phật tức thị Tâm. Tâm ngoại vô Phật, Phật ngoại vô Tâm. Nhược ngôn Tâm ngoại hữu Phật, Phật tại hà xứ ? Tâm ngoại kí vô Phật, hà khởi Phật kiến ? Đệ tướng cuống hoặc, bất năng liễu bản Tâm, bí tha vô tình vật, nhiếp vô tự do.

    Tâm chính là Phật, Phật chính là Tâm. Ngoài Tâm không có Phật, ngoài Phật không có Tâm. Nếu nói rằng ngoài Tâm có Phật, Phật ở nơi nào? Ngoài Tâm đã không có Phật, sao khởi lên việc thấy Phật? Trước sau tuần tự dối nhau, không hiểu rõ được tâm mình, liền bị cảnh vật vô tình bên ngoài sai sử, không chút tự do.






    -------------

    ”Tâm tức thị Phật, Phật tức thị Tâm.”
    Ngày trước soạn giả Viễn Châu cũng biết câu này, rồi nhờ các ca sĩ hát lên khiến cho đa số người bình dân V.N đều quen với thành ngữ này, nhưng trong thâm tâm của mọi người thì hiểu rằng : “Ăn hiền ở lành thì mình là Phật” (Một sự nhầm lẫn dễ thương). Tất cả mọi người đều cho rằng Cái TÂM DUYÊN LỰ _ mà ta đang sử dụng _ nếu ráng tu thì nó sẽ trở thành Phật Tâm. Ôi ! nếu thế thì cái Phật Tâm ấy cũng chỉ là sản phẩm của cõi Vô Minh này mà thôi !

    ”Ngoài Tâm không có Phật” đúng rồi ! nếu thêm chữ CHÂN, tức là ngoài Chân Tâm thì không có Phật. Chứ còn Duyên Lự Tâm thì trong hay ngoài gì cũng chả có Phật.

    “Ngoài Phật không có Tâm”, thế nào là “ngoài Phật” ?. Phải chăng tác giả nghĩ rằng Phật thì giới hạn từ A đến B, ra ngoài giới hạn A-B thì gọi là ngoài Phật ? Thật Phật thì không nơi nào chẳng có _ “vô sở bất tại” _ làm gì có chỗ nào ngoài Phật đâu.

    Có lẻ câu này tác giả chỉ thuận miệng mà nói cho kêu, chứ không mang nghĩa lý gì cả.

    Nói “vô sở bất tại” là nói đến không gian, nhưng theo Kinh Phật : “không gian là không gian giả tưởng”, cho nên cũng có thể nói “Trong không gian giả tưởng này làm gì có Phật”, chỉ có “Thần tượng Thế Tôn” mà thôi. PHẬT THẬT THÌ KHÔNG CÓ TRONG MỌI CÁI GIẢ TƯỞNG, nhưng Kinh Kim Cang cũng có nói “không đâu là chẳng có Phật” (Như Lai giả thị chư pháp NHƯ nghĩa).


    (Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  15. The Following 2 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    colaihi (03-23-2018),Thanh Mai (03-06-2018)

  16. #8
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Luận về Huyết Mạch Luận
    Bài 8

    __________________________________________________ _____________________________________


    Luận về Huyết Mạch Luận

    Bài 8

    -------------

    佛不度佛。將心覓佛不識佛。但是外 佛者。盡是不識自心是佛。

    Phật bất độ Phật. Tương tâm mịch Phật, bất thức Phật. Đãn thị ngoại mịch Phật giả, tận thị bất thức tự tâm thị Phật.

    Phật không cứu độ Phật. Dùng tâm để tìm Phật, ấy là không rõ biết Phật. Nhưng ngoài tâm mà tìm Phật đều là những người không rõ biết tâm mình là Phật.






    -------------

    ”Phật bất độ Phật”
    Câu này thoạt nghe thì rất có lý, thường thì một người rơi xuống nước thì không thể tự nắm tóc mình kéo lên bờ được.
    Nhưng nếu ta nghĩ rộng ra, thì câu này có thể sai :

    1. _ Phật Thích Ca nói “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”, vậy là đã có Phật (đã thành) cứu độ Phật (sẽ thành” rồi đó !
    2. _ Thể Hóa Thân Phật có cứu độ chúng sinh vô minh _ vốn là những cái BÓNG của Phật hay không ? Có đó ! Tuồng Thiên Diễn là như thế đó !

    “Tương tâm mịch Phật, bất thức Phật”. Ngày xưa Huệ Trung Thượng sĩ đã nói (với em gái đang là Hoàng Hậu) : “Anh không cầu làm Phật, Phật cũng chẳng cầu làm anh” Nói câu này chứng tỏ Thượng sĩ đã Giác Ngộ rằng “Bản Thể Tâm của mình vốn là Phật rồi !”.

    Nhưng tất cả Phật tử đang xài cái Tâm Duyên Lự, nếu không dùng nó để tìm Phật, thì ở mãi trong “hầm sâu vô minh” hay sao ?
    Nên chăng chúng ta nói như vầy : “Dùng Tâm Duyên Lự tìm cầu Phật (Giác Ngộ) nên lắm chứ, ngay cả khi đã “thức Phật” (kiến Tánh), cũng chưa phải đã thật sự “hết việc” đâu ! Vì tu Phật là phải tu mãi cho đến khi THỨC trở thành TRÍ _ tức là Giác Ngộ hoàn toàn.

    “Nhưng ngoài tâm mà tìm Phật đều là những người không rõ biết tâm mình là Phật”. Nói thì nghe hay, nhưng tác giả đã không xác định được chữ TÂM này, nếu chỉ dòm vào bên trong (nội tâm) thì hành giả sẽ chỉ ghi nhận 2 trạng thái :

    1) Dòng Ý thức lăng xăng, liên tục sinh diệt, như dòng nước chảy (bộc lưu). Trường hợp này dầu có ngồi rách mấy chục cái bồ đoàn cũng vẫn là Phàm Phu.

    2) Trạng thái tĩnh tâm, tức là lúc Ý thức gần như dừng lại, đó là trạng thái Nhập Thiền, nghe im vắng; có thể lúc này sẽ có nhiều hiện tượng từ tiềm thức trổi dậy tạo ra những “Hiện tượng Thiền”. Nhưng Ý thức vẫn “sống nhăn” chẳng hề có “thấy” Bản Thể Tâm lúc này. (Thấy Bản Thể Tâm mới được gọi là Kiến Tánh). Trường hợp này có thể sinh Thiên, nếu không phạm lỗi nặng (như Đại Vọng Ngữ).

    Phương pháp “đi cũng Thiền, ngồi cũng Thiền” hoặc phương pháp Thiền cười, mà Sư Ông Nhất Hạnh chủ trương chỉ là tạo điều kiện cho sự tĩnh tâm. Nhưng sự tĩnh tâm của Sư Ông hình như chưa bao giờ Nhập Thiền, (dẫu là Thiền Minh Sát) Sư Ông đã không hề nếm được một giọt Cam lồ nào của đạo Phật, cho nên Sư Ông đã dùng Tâm Duyên Lự (còn gọi là Tâm Phan Duyên) để suy đoán Giáo Lý đạo Phật, suy đoán ra “cái Niết Bàn duy Ý Thức”.

    Không đâu, Niết Bàn của đạo Phật chỉ có khi vắng bóng Ý Thức, nếu có sự hiện diện của Ý Thức thì là Niết Bàn “dõm”.

    Sư Ông đã nhầm khi cho rằng “nếu ta sống tỉnh táo, “cảm được cái hiện tại trong từng bước chân đi” là TA ĐÃ Ở TRONG NIẾT BÀN RỒI !”, “Niết Bàn là đây !” Cái Niết Bàn mà Sư Ông định danh chỉ là Niết Bàn của KHÁI NIỆM .

    Trời ơi ! Kinh nói “Quá khứ tâm bất khả đắc, Hiện tại tâm bất khả đắc, Vị lai tâm bất khả đắc” Mà Sư Ông mấy chục năm thuyết giảng, lúc nào cũng chỉ cái Hiện tại Tâm, lấy đó làm Chân Tâm, rồi vọng ngôn rằng “đó là Niết bàn !”

    (Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  17. The Following 2 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    colaihi (03-23-2018),Thanh Mai (03-06-2018)

  18. #9
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Luận về Huyết Mạch Luận
    Bài 9

    __________________________________________________ _____________________________________


    Luận về Huyết Mạch Luận

    Bài 9

    -------------

    亦不得將佛禮佛。不得將心念佛。佛 誦經。佛不持戒。佛不犯戒。佛無持 。亦不造善惡。

    Diệc bất đắc tương Phật lễ Phật, bất đắc tương Tâm niệm Phật. Phật bất tụng Kinh, Phật bất trì giới, Phật bất phạm giới, Phật vô trì phạm, diệc bất tạo thiện ác.

    Cũng không thể đem Phật ra lạy Phật, không thể đem Tâm niệm Phật. Phật không tụng Kinh, Phật không giữ giới, Phật không phạm giới. Phật không giữ không phạm, cũng không tạo các việc lành dữ.






    -------------

    ”Cũng không thể đem Phật ra lạy Phật”
    Phật lạy Phật theo nghĩa đen thì không có rồi, còn nghĩa “bóng”, ý tác giả muốn nói gì ? Nói “chúng ta cũng đã là Phật thì đừng lạy tượng Phật gỗ” chăng ? Nói “Chúng ta sẽ là Phật thì đừng lạy bất cứ ông Phật nào khác” chăng ?

    Cả hai ý đó, dầu đã là Phật hay sẽ là Phật, thì cái thân tứ đại bất tịnh này có quý báu gì đâu, mà không thể lạy Phật _ dầu chỉ là tượng, ảnh.

    Nếu có người nào nghĩ rằng “Tôi đã tu hành mấy chục năm rồi, giới hạnh tinh nghiêm, ắt là công đức cũng lớn lắm, tôi không thể lễ lạy cái thây thúi nằm trong quan tài kia” người ấy càng tu thì CÁI NGÃ TƯỚNG càng lớn hay sao ?! _ “Không, tôi sợ tổn đức cho người vừa nằm xuống !” . Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Ngài Thường Bất Khinh gặp ai cũng lạy, nói rằng “Ngài là vị Phật sẽ thành !” vậy mà có ai bị tổn đức đâu, ngược lại họ còn được kết duyên lành cho mai sau nữa. Ủa, hàng ngày mình nếu có làm được việc công đức nào, mình đã hồi hướng hết cho chúng sinh rồi, như thế công đức của mình nếu có cũng chỉ ngang bằng mọi người, mà sao nay mình lại tự cao tự đại thế ? Người nào tự cho mình là cao quý, người ấy hãy còn đang lặn hụp giữa Sông Mê.

    “Không thể đem Tâm niệm Phật” Ý tác giả muốn nói “Chân Tâm thì nó đã tự đủ, người đã Kiến Tánh, đâu cần niệm Phật nào khác nữa !”

    Nhiều người vin vào cụm từ “Kiến Tánh thành Phật” hiểu cạn rằng Kiến Tánh là đã thực sự thành Phật rồi !

    Tác giả chắc đã biết : Trong đạo Phật, những vị đã Kiến Tánh chỉ là mới Nhập Lưu (vào dòng Thánh) mà thôi ! từ Nhập Lưu đến Phật quả, hành giả còn phải tu học rất nhiều, chẳng những phải học nơi những vị Thiện Tri Thức, mà còn phải học nơi Vạn Pháp nữa. Vậy tại sao “không thể đem Tâm niệm Phật” ? Niệm Phật là niệm Chân Lý đó, cái Tâm Duyên Lự (nơi những vị đã Kiến Tánh) hãy còn “sống nhăn”, tại sao Cái Tâm Duyên Lự này lại không thể niệm Phật ? Vậy ta cứ để cái Tâm Duyên Lự này niệm Tham Sân, Si là đúng chăng ?

    “Phật không tụng Kinh, Phật không giữ giới, Phật không phạm giới. Phật không giữ không phạm”. Ý của tác giả muốn nói “Cái Bản Thể Tâm thì vô vi, không tạo tác gì cả”. Câu này chỉ đúng với những vị Phật La Hán hoặc Bích Chi Phật _ những vị đã an trú nơi A Lại Da Tâm.

    Nhưng câu sau : “Cũng không tạo các việc lành dữ”, nếu chúng ta hiểu theo nghĩa rộng thì câu này có nghĩa là “Chư Phật không còn tiếp tục làm lợi ích cho chúng sinh nữa”. Có thật sự Phật toàn giác, nhập Đại Niết bàn rồi thì không làm gì nữa hay không ???.
    Phật Thật (Đại Viên Cảnh Trí – Nhất Thiết Chủng Trí) thì như mặt trời hằng chiếu.

    Mặt trời có làm gì không ? Mà vạn vật và con người có thể nói là : “Không ! Chúng tôi chẳng hề nhận được lợi ích gì từ mặt trời !” hay không ?

    Phật Đa Bảo đã nhập Đại Niết Bàn từ rất lâu xa, nhưng ở đâu có giảng Kinh Pháp Hoa thì liền có Phật Đa bảo và Bảo Tháp hiện ra trợ giảng. Cũng có thể có những Giảng sư “sính khoa học _ Duy Vật” cho rằng chuyện ấy chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, chớ không hề thật có. Vậy cái thật có với họ là gì ? Kim Ngân, “chùa to tượng Phật lớn” chăng ? Tu Phật đã lâu sao họ không biết VẠN PHÁP DUY TÂM ? Trong cõi GIẢ TƯỞNG này, CHÂN NHƯ TÂM muốn hiện ra cái gì lại không được ?!

    Kinh nói có vô lượng vô số Phật, riêng cõi Ta Bà này trong quá khứ đã có 7 vị Phật xuất hiện, tương lai Phật Di Lặc là vị thứ 8. Vậy chúng ta hiểu sao về những vị Phật này, mỗi vị là một cá thể biệt lập chăng ? Hay tất cả chỉ là những Hóa thân _ những “cái Bóng” _ hiện ra từ một Chân Như Tâm ?. Nếu tất cả Chư Phật đều là Hóa thân từ một Chân Như Tâm duy nhất, thì ta có thể nói là “Chân Như không làm gì nữa để lợi ích cho chúng sinh” được không ?

    Không có Phật ba đời,
    Không có Phật mười phương,
    Chỉ một Chân Tâm này,
    Vẫn thường làm Pháp Vương.

    (Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  19. The Following 2 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    colaihi (03-23-2018),Thanh Mai (03-06-2018)

  20. #10
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Luận về Huyết Mạch Luận
    Bài 10

    __________________________________________________ _____________________________________


    Luận về Huyết Mạch Luận

    Bài 10

    -------------

    若欲覓佛。須是見性。見性即是佛。 不見性。念佛誦經。持齋持戒亦無益 。念佛得因果。誦經得聰明。持戒得 生天。布施得福報。覓佛終不得也。

    Nhược dục mịch Phật, tu thị kiến tính, kiến tính tức thị Phật. Nhược bất kiến tính, niệm Phật tụng Kinh, trì trai trì giới diệc vô ích xứ. Niệm Phật đắc nhân quả, tụng Kinh đắc thông minh, trì giới đắc sinh Thiên, bố thí đắc phúc báo, mịch Phật chung bất đắc dã.

    Như muốn tìm Phật, cần thấy được Tánh. Tánh chính là Phật. Nếu không thấy Tánh, niệm Phật, tụng Kinh, ăn chay, giữ giới thảy đều vô ích. Niệm Phật được nhân quả, tụng Kinh được thông minh, giữ giới được sinh lên cõi Trời, bố thí được phước báo, nhưng tìm Phật thì rốt cùng chẳng thể được.






    -------------

    ”Như muốn tìm Phật, cần thấy được Tánh. Tánh chính là Phật”
    Câu này không sai, nhưng không chính xác, vì ngày xưa Sa môn Cồ Đàm khồng hề thấy Tánh trước, mà vẫn thành tựu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác; còn sau này nhiều vị “Thấy Tánh” rồi vẫn tiếp tục tu thêm (hoặc không tu thêm), nhưng cuối đời vẫn chưa qua khỏi Nhị Thừa ! (Thậm chí có người còn “lù mù” hay rơi rớt trở lại)

    Cái chuyện KIẾN TÍNH _ tức là “Hội ngộ Chủ Nhân Ông” _ tuy cũng rất quan trọng (Nếu đã Kiến tính, hành giả sẽ không phải mắc lỗi : nói “CÁI HIỆN TẠI TÂM LÀ NIẾT BÀN _ trần gian giả tưởng này là Niết Bàn _ sự im lặng của Ý Thức là Niết Bàn” như Sư Ông Nhất Hạnh đã từng nói) nhưng đã có nhiều vị KIẾN TÍNH rồi, mấy chục năm sau vẫn “dậm chân tại chỗ”.

    Cho nên trong Kinh Hoa Nghiêm nói : Thà không để cho những vị ấy “chứng thực tế” (kiến tính) để cho những vị ấy tinh tấn mãi cho đến Bất Thối Chuyển, đến Nhất Thiết Trí, còn hơn là sớm “chứng thực tế” (mà rồi giống như “con thuyền không lái”, sẽ có ngày “chun đầu” trở lại vào vòng sinh tử.)

    Tính hay Tánh _ Bản Thể Tâm _ tuy cũng có thể gọi là Phật tính ấy, nhưng cái thấy Phật tính lần đầu ấy hãy còn mờ nhạt lắm. Những vị đã “Kiến Tính” ấy, có thể ngồi rung đùi : “chịu Sinh tử Luân hồi là thằng nào đó, chứ không phải tui !”. Lúc đó thì nói như vậy, nhưng lúc khác thì “con xin đầu hàng cả hai tay lẫn hai chân, vì con thích sống trong CÁI GIẢ TƯỞNG hơn là chỉ sống với hồi ức “một lần diện kiến Chủ Nhân Ông” . Kết quả là những vị đã Kiến Tính ấy do vì Phàm Tâm còn nhiều, cho nên vẫn tiếp tục theo Phàm mà trôi chảy _ như đám lục bình trôi !

    Trung Hoa xưa rất quan trọng chuyện Kiến Tính, vì đa số tu sĩ chỉ như “mọt gặm sách”, hiếm có người chứng ngộ (mà trong Kinh Hoa Nghiêm nói là “chứng thực tế”). Sau thời kỳ đức Lục Tổ Huệ Năng, số người Kiến Tính tăng vọt, nhưng chỉ có lượng mà không có phẩm. Có thể vì thời này là thời Mạt pháp chăng ? Và cũng từ ấy Thiền môn mới có câu “Thực tế lý địa : bất thọ nhất trần, Vạn sự môn trung : bất xả nhất pháp” (Theo lý mà nói Bản Thể Tâm không hề có bị bất cứ điều gì dấy bẫn được, nhưng chuyện tu hành thì vẫn phải nghiêm trì từng chút một).

    Vì sao ? Xin nhắc lại người được KIẾN TÍNH chỉ là mới NHẬP LƯU thôi ! “Bộ phim dài nhiều tập hãy còn ở phía trước”, đừng tưởng rằng KIẾN TÍNH thì THÀNH PHẬT (tức là được Toàn Giác) liền được đâu.

    (Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  21. The Following User Says Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    colaihi (03-23-2018)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 8 người đọc bài này. (0 thành viên và 8 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •