Luận về Huyết Mạch Luận Bài 1
__________________________________________________ _____________________________________
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 1
-------------
三界混起。同歸一心。前 佛後佛以心傳心。不立文字。
Tam giới hỗn khởi, đồng quy nhất tâm. Tiền Phật hậu Phật dĩ tâm truyền tâm, bất lập văn tự.
Từ hỗn độn khởi lên ba cõi, thảy gồm về một tâm. Chư Phật trước sau cùng lấy tâm truyền tâm, chẳng tạo ra văn tự.
-------------
Kính bạch Chư vị Đại Giác Ngộ ! Chư Thiện Tri Thức !
Con vốn thất học vô tri, nhưng thấy có chuyện không ổn, khi một cao nhân nào đó viết “6 cửa vào động Thiếu Thất” _ trong đó có tác phẩm Huyết Mạch Luận này. Đứng ở góc độ sĩ phu Trung Quốc thì tác phẩm này rất hay _ chứng tỏ tác giả rất uyên thâm Tam Học (Khổng, Lão, Phật). Nhưng tác giả đã tá danh Đạt Ma Tổ sư để “gieo bòn công đức”, vô tình đã diễn dịch Phật pháp thành ra một món ăn tinh thần thời @ (nhìn rất “bắt mắt”, nhưng ăn thì chẳng bổ dưỡng mấy, dẫn đến một vị Đại Thiền sư ở bên Pháp cũng giảng nói méo mó về Phật pháp). Cho nên con xin phép được nói lên cảm nghĩ của mình, ít nhất cũng giúp chúng ta đào sâu sự học hiểu Phật pháp thêm. Mọi sự phán xét đúng sai xin nhường cho quý Phật tử chân chính.
“Tam giới hỗn khởi” đây là tư tưởng xuất phát từ ý tưởng trong Kinh Dịch (của Nho giáo _ đã có hơn 6 ngàn năm tuổi), không phải của đạo Phật. Với đạo Phật không có chuyện “Tam giới hỗn khởi”, ba cõi mà Phật giáo nói thì “vô thủy vô chung” vì khi chúng sinh mê thì chiêu cảm thấy có ra ba cõi, ngày nào chúng sinh Giác ngộ, thì ba cõi như “mặt trăng thứ hai” tự nó sẽ biến mất.
“Đồng quy nhất tâm”, trong toàn bài luận này tác giả lập lờ không phân biệt Duyên Lự Tâm và Chân Tâm. Thực chất không có cái gì hướng về hay gom vào Duyên Lự Tâm, còn Chân Tâm thì không có gom cái gì về cả. Vạn pháp như 7 sắc cầu vồng thì gom nó về làm cái gì ? (Chỉ là ảo ảnh quang học trong nhất thời mà thôi !).
"Tiền Phật hậu Phật dĩ tâm truyền tâm” cái này thì tác giả “nói cho kêu”, chứ Phật thì không có Phật trước Phật sau gì cả, cũng không có chuyện người Giác Ngộ trước đem cái TÂM như ấn tín (của vua) trao lại cho vị Giác ngộ sau.
“Bất lập văn tự” cái chuyện dùng văn tự hay không, là tùy duyên chúng sinh thôi, chứ không có phải nhất thiết “không dùng văn tự”. Nhớ trước đây (trước năm 1975), ông Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam, do Tịnh Khẩu, gặp ai cũng giơ một ngón tay, khiến cho đám đệ tử mạnh ai nấy bắt chước, muốn làm gì thì làm, Giáo lý Phật pháp thì ai muốn hiểu sao cũng được, không hề được dạy dỗ.
(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)