DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 4/7 ĐầuĐầu ... 23456 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 31 tới 40 của 61
  1. #31
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Luận về Huyết Mạch Luận
    Bài 30

    __________________________________________________ _____________________________________


    Luận về Huyết Mạch Luận

    Bài 30

    -------------

    但是有佛及菩薩相貌。忽爾見前 。切不用禮敬。我心空寂。本無如是 貌。若取相即是魔。盡落邪道。

    Đãn thị hữu Phật cập Bồ tát tướng mạo, hốt nhĩ kiến tiền, thiết bất dụng lễ kính. Ngã tâm không tịch, bản vô như thị tướng mạo. Nhược thủ tướng tức thị Ma, tận lạc Tà đạo.

    Đãn thị hữu Phật cập Bồ tát tướng mạo, hốt nhĩ kiến tiền, thiết bất dụng lễ kính. Ngã tâm không tịch, bản vô như thị tướng mạo. Nhược thủ tướng tức thị Ma, tận lạc Tà đạo.






    -------------

    “Cho dù có những tướng mạo chư Phật, Bồ Tát bất chợt hiện ra trước mắt, nhất định cũng không lễ kính” Dĩ nhiên, Kinh Kim Cang đã nói rồi “Nhược dĩ sắc kiến Ngã,…..” cho nên đối với mọi hình tướng của Phật hay của bất kỳ ai khác, chúng ta đều nên cảnh giác rằng “mọi hình tướng chỉ là cái GIẢ ẢO”. Nhưng lễ kính thì sao lại không ? vì hàng ngày tranh Phật bằng giấy, tượng Phật bằng đất sét, bằng đá, bằng đồng, ….ta đều lễ kính trang trọng kia mà !

    Hãy luôn nhớ mình chỉ là con số 0, nếu ai thấy mình là con số 1 thì người đó còn vô minh lắm; con số 0 này lễ kính con số 0 kia sao lại không được ?!

    Đó là nói chuyện lễ kính, còn chuyện vâng nghe lời Phật giả, Bồ tát giả thì lại khác.

    HỎI : Chúng ta còn Vô Minh, làm thế nào phân biệt Phật thật – Bồ tát thật và Phật giả - Bồ tát giả ?

    ĐÁP : Ngày thường học Phật, chúng ta học những gì ? Đạo Phật có dạy chúng ta Mê tín hay không ? Phật thật – Bồ tát thật thì sao ? Là CÁI TRÍ TUỆ ĐẠI BÁT NHÃ bên trong bất cứ hình tướng nào. Thiên Ma có thể giả xưng Phật nhưng không thể giảng nói được Giáo Lý Nhất Thừa, không thể dạy Tối Thượng Thừa, nếu vị Ma có thể lỏm bỏm vài câu học lóm, thì cũng không thể không để “ló cái đuôi chồn”.

    HỎI : Là Phật tử còn NON, chúng ta không thể phân biệt được đâu là Giáo lý Nhất Thừa, đâu là Giáo lý Tối Thượng Thừa, thì làm sao phân biệt được Phật thật hay Phật giả ?

    ĐÁP : Thì đưa cổ cho vị Phật giả tròng sợi dây xiềng vào, mặc tình cho vị ấy lôi đi ! Ai biểu “học đạo không tinh thì ráng mà rinh xiềng xích” chớ sao !

    HỎI : Nếu chúng ta đã lở cúng dường (tiền bạc) cho vị Phật giả, thì có được hưởng phước báo gì không ?

    ĐÁP : Nếu là vị Đại Giác Ngộ thì phước báo của chúng ta sẽ vô cùng to lớn (vì nó sẽ hình thành nên duyên lành để kết nối chúng ta với Chánh pháp Phật, cộng thêm sự trợ giúp hóa giải bớt Nghiệp chướng cho chúng ta). Còn đối với những KẺ GIẢ MẠO thì chúng sẽ phải làm thân trâu ngựa (sau khi đã trãi qua vô số kiếp ở Địa Ngục) để đền bù lại những gì bọn chúng đã thụ dụng. (Tích 4 người khiêng kiệu và một người chuyên đổ phân cho Hoàng Hậu trong Kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên).

    https://thuvienhoasen.org/a12131/kin...yet-nhan-duyen

    Nên nhớ “chiếc áo không làm nên Thầy Tu”, Bọn Phật giả - Bồ Tát giả là những kẻ vô minh, nhưng lòng ham danh uy, thế lực và tiền bạc. Rồi bọn chúng sẽ theo Nhân Quả mà thọ hình nơi Địa ngục Vô Gián đời đời kiếp kiếp. Bọn chúng có thể dối gạt những Phật tử nhẹ dạ, nhưng không thể dối gạt Mạt Na Thức _ Nghiệp Thức _ của chúng. Chính Nghiệp Thức của chúng sẽ kiến tạo nên Địa Ngục Vô Gián cho riêng mỗi vị. Điều này, khi “tòa án lương tâm” xét xử thì phạm nhân KHÔNG THỂ CHỐI CẢI gì được nữa, có một điều hơi buồn là khi đó CÓ HỐI HẬN CŨNG KHÔNG CÒN KỊP.

    HỎI : Giả như hiện tại, có người tuy không hiện tướng Phật Bồ tát, nhưng xưng mình là Tịnh Vương Phật (Ông Từ Thế Thọ), có rất nhiều bằng chứng rằng vị “Phật” này có thể cải tử hoàn sinh cho những bệnh nhân “Bác sĩ chê”; đệ tử của “Ông Phật ấy” tự xưng là “Bồ tát” Di Như có khả năng chỉ rờ đầu mà cứu được những bệnh mãn tính. Vậy có đúng như tác giả bài này nói “Hình tướng Phật chưa hẵn là Phật”, phải chăng là có khả năng cứu độ chúng sinh mới là Phật thiệt ?

    ĐÁP : Chuyện cứu sống một vài người hay là trăm ngàn người, chỉ là chuyện có Thần Thông thôi, chuyện này không thể chứng minh rằng đó là Phật thiệt, vì Thiên Ma Ba Tuần có đủ Thần Thông để gạt người, nếu chúng ta căn cứ vào chuyện có Thần Thông để tin rằng đó là Phật, thì chúng ta chưa phải là Phật tử _ nghĩa là chúng ta hãy còn mê tín lắm; mà hãy nghiên cứu “hệ thống Giáo Lý” do vị ấy tuyên thuyết, xem có đúng là Chánh Pháp Phật hay không ? Chánh hay Tà chỉ có thể phân biệt trên Giáo Lý mà thôi. Nếu chúng ta học Phật đã lâu mà không hiểu Phật, không đủ khả năng phân biệt Chánh Tà thì ta không đáng là Phật tử.

    (Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  2. The Following 5 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    chimvacgoidan (03-21-2018),colaihi (03-23-2018),cunconmocoi (03-20-2018),Thanh Mai (03-20-2018),Thanh Trúc (03-20-2018)

  3. #32
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Luận về Huyết Mạch Luận
    Bài 31

    __________________________________________________ _____________________________________


    Luận về Huyết Mạch Luận

    Bài 31

    -------------

    切須在意。但有異境界。切不用採括 亦莫生怕怖。不要疑惑。我心本來清 。何處有如許相貌? 乃至天龍夜叉鬼神帝釋梵王等相。亦 用心生敬重。亦莫怕懼。

    Thiết tu tại ý, đãn hữu dị cảnh giới, thiết bất dụng thái quát, diệc mạc sinh phạ bố, bất yếu nghi hoặc. Ngã tâm bản lai thanh tịnh, hà xứ hữu như hứa tướng mạo ? Nãi chí Thiên Long Dạ xoa Quỷ Thần Đế thích Phạm vương đẳng tướng, …diệc bất dụng tâm sinh kính trùng, diệc mạc phạ cụ.

    Phải luôn nhớ trong lòng, chỉ cần thấy những cảnh giới khác lạ thì nhất định không nhận giữ, cũng không sinh ra sợ hãi, không nên nghi hoặc. Tâm ta xưa nay thanh tịnh, đâu lại có những tướng mạo như thế? Cho đến các hình tướng như Trời, Rồng, Dạ-xoa, Quỉ Thần, Đế-thích, Phạm vương... cũng không sinh lòng kính trọng, cũng không sợ sệt.






    -------------

    HỎI : Có phải câu này tác giả nói giống như Tổ Lâm Tế nói “Phùng Phật sát Phật, phùng Tổ diệt Tổ” hay không ?

    ĐÁP : Đúng rồi ! Ý Tổ Lâm Tế nói “tất cả mọi hiện tượng ta thấy trong cơn Thiền đều là phóng ảnh từ Mạt Na Thức của ta, đều là GIẢ, đều không thực!” Chữ SÁT là diệt vọng tưởng, chứ không phải kêu chúng ta bất kính với Phật và Tổ.

    HỎI : Đó là nói “trong cơn Thiền”, còn ngoài đời thực thì sao ? Giả như ta gặp một vị “bằng xương bằng thịt” tự nhận mình là Hóa Thân Phật, Hóa Thân Đại Bồ tát, mà lại khúm núm trước một vị _ nghe đồn là Chuẫn Đề Vương _ thì ta có nên lễ kính vị “Hóa thân” kia hay không ?

    ĐÁP : Tùy bạn, nếu muốn chào xả giao bằng cách chắp tay xá thì chào, còn vị Hóa thân mà bạn nói đó là DÕM, vì một bậc Hóa Thân Phật thật sự thì đâu có NGÃ TƯỚNG. Bậc Giác đã thật sự Vô Ngã thì không khúm núm trước bất kỳ ai, dù là đối diện với một vị Cỗ Phật.
    Xin nói thêm là : Nếu thật sự Phật Mẫu Chuẩn Đề (cũng là Chuẩn Đề Vương Bồ Tát _ 2 Danh hiệu này chỉ là một vị Đại Bồ tát) đang ngồi đó, thì cái vị tự nhận mình là Hóa thân Phật sao lại đi khúm núm trước một vị Thánh ở cấp thấp hơn mình ? Điều này cho thấy rõ vị tự nhận mình là Hóa thân Phật kia chỉ là một kẻ Phàm phu 100% , đang dối gạt mọi người !

    HỎI : Nếu trong cuộc sống thường ngày, mà chúng ta thật sự gặp những vị Trời, Rồng, Dạ Xoa, …..gì đó, chúng ta phải đối xử thế nào là đúng ?

    ĐÁP : Phải biết ta và tất cả chúng sinh trong 6 nẽo luân hồi này đều BÌNH ĐẲNG, BÌNH ĐẲNG trong GIẢ TƯỚNG (tất cả chúng ta đều tạm có trong MỘT CƠN ĐẠI MỘNG), và cũng BÌNH ĐẲNG trong THẬT TÁNH. Như thế, dù ta có tu cao hơn những vị ấy, cũng không nên có thái độ xem thường khi dễ; dù ta có yếu thế hơn cũng không có gì phải sợ. Bởi vì mọi chuyện đều sẽ xảy ra theo Nhân Quả, khi ta không gieo Nhân Ác thì dứt khoát không thể gặp Quả Ác (Ngoại trừ trường hợp được thử thách để “lên bậc”), khi ta đã lở gieo Nhân Ác _trong Quá khứ _ thì dù ta có trốn đi đâu cũng không thoát).

    (Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  4. The Following 5 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    chimvacgoidan (03-21-2018),colaihi (03-23-2018),cunconmocoi (03-21-2018),Thanh Mai (03-21-2018),Thanh Trúc (03-21-2018)

  5. #33
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Luận về Huyết Mạch Luận
    Bài 32

    __________________________________________________ _____________________________________


    Luận về Huyết Mạch Luận

    Bài 32

    -------------

    我心本來空寂。一切相貌皆是妄相。 莫取相。若起佛見法見。及佛菩薩等 貌。而生敬重。自墮眾生位中。

    Ngã tâm bản lai không tịch, nhất thiết tướng mạo giai thị vọng tướng, đãn mạc thủ tướng. Nhược khởi Phật kiến Pháp kiến, cập Phật Bồ Tát đẳng tướng mạo, nhi sinh kính trùng, tự đoạ chúng sinh vị trung.

    Tâm ta xưa nay vắng lặng rỗng không, hết thảy tướng mạo đều là tướng giả dối, chỉ cần đừng chấp giữ nơi hình tướng. Nếu đã đạt được đến chỗ hiểu Phật, hiểu Pháp, chợt thấy những tướng mạo của Phật, Bồ Tát... mà sinh lòng kính trọng, liền tự rơi xuống địa vị chúng sanh.






    -------------

    Nói “Chân Như Tâm bản lai không tịch” sẽ ít gây hiểu lầm hơn là nói “Ngã Tâm bản lai không tịch”, vì cụm từ “Ngã Tâm” sẽ được hiểu là “cái Tâm đang dùng _ Tâm Duyên lự _ lâu nay. Nhưng nói “bản lai không tịch” cũng chỉ là nói phiến diện _ nói một khía cạnh của Chân Như Tâm. Chân Như Tâm không hoàn toàn KHÔNG TỊCH đâu. Chân Như Tâm còn khía cạnh khác ít được nói đến, đó là SỨC SỐNG ĐỘNG _ Đà La Ni Tạng. (Cũng như diễn tả về mặt trời mà chỉ nói “đó là một vật thể hình tròn, sáng chói trên bầu trời” thì hãy còn thiếu sót, điều thiếu sót đó là : tính Nóng _ nhiệt lượng hầu như vô tận của mặt trời _ chính tính Nóng này góp phần tối quan trọng cho sự trưởng dưỡng của muôn loài).

    “Nhất thiết tướng mạo giai thị vọng tướng” chúng ta thấy câu này gần giống như câu trong Kinh Kim Cang :

    “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai.”

    HỎI : Vì sao “hết thảy tướng mạo đều là tướng giả dối” ?

    ĐÁP : Đây là CÁI THẤY khác biệt của Phật Giáo, trong khi tất cả Phàm phu và Ngoại đạo đều xem CÁC PHÁP ĐỀU LÀ THẬT. Chỉ Đại Thừa Phật Giáo mới chỉ dạy cho ta rằng “Các Pháp _ từ cõi Trời Vô Sắc cho chí Địa Ngục _ đều do Thức biến”, cho nên thực chất là KHÔNG (Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng, huyễn, bào, ảnh, ….)

    “Nếu đã đạt được đến chỗ hiểu Phật, hiểu Pháp, chợt thấy những tướng mạo của Phật, Bồ Tát... mà sinh lòng kính trọng, liền tự rơi xuống địa vị chúng sanh”. Câu này tác giả lặp lại cái ý “Phùng Phật sát Phật”, nhưng tác giả chỉ biết tinh thần của Thiền học Trung Hoa, mà không biết đến tinh thần Phật Giáo Tây Tạng. Ở đó những vị Lạt Ma tu chứng cao, tuy biết rằng “các pháp đều huyễn hóa” nhưng vẫn hàng ngày nghiêm cẫn lễ lạy tranh, tượng Phật và các Đại Bồ tát, các vị Thần Hộ Pháp; vì các Ngài luôn biết MÌNH vốn chỉ là con số 0 _ tròn trỉnh như cái bọt nước _ và cũng biết MẬT LỰC ĐÀ-LA-NI mới là con số 1; các Ngài phương tiện dùng ĐỨC TIN, sự lễ lạy, những chú, ấn, để “con số 1” phá vở cái vòng tròn bọt nước, nhằm hoàn thiện HÀNH TRÌNH CHÂN LÝ.

    Thiền Tông Trung Hoa hầu như không biết gì về “THA LỰC” (ĐÀ LA NI MÔN) của Mật Tông Tây Tạng.

    Sĩ phu Trung Hoa đa số mang niềm kiêu hảnh “hơn 6000 năm văn hiến” cho nên không thích hợp với ĐÀ LA NI MÔN.

    Người Tây Tạng đa số chất phát nên dễ Tin và tiếp thu ĐÀ LA NI MÔN (và cũng là miếng đất màu mở cho đạo Bôn _ một kiểu Tà đạo _ phát triễn).

    (Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  6. The Following 5 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    chimvacgoidan (03-22-2018),colaihi (03-23-2018),cunconmocoi (03-22-2018),Thanh Mai (03-22-2018),Thanh Trúc (03-22-2018)

  7. #34
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Luận về Huyết Mạch Luận
    Bài 33

    __________________________________________________ _____________________________________


    Luận về Huyết Mạch Luận

    Bài 33

    -------------

    問曰: 因何不得禮佛菩薩等? 答曰: 天魔波旬阿脩羅示見神通。皆作得菩 相貌。種種變化。是外道。總不是佛 佛是自心。莫錯禮拜。

    Vấn viết : Nhân hà bất đắc lễ Phật Bồ tát đẳng ? Đáp viết : Thiên ma Ba tuần A tu la kì kiến thần thông, giai tác đắc Bồ tát tướng mạo. Chủng chủng biến hoá, thị Ngoại đạo, tổng bất thị Phật. Phật thị tự tâm, mạc thác lễ bái.

    Hỏi: Do đâu mà không được lễ lạy chư Phật, Bồ Tát?
    Đáp: Thiên ma Ba-tuần, A-tu-la cũng hiện thần thông, có thể tạo ra tướng mạo Bồ Tát. Mọi cách biến hóa đều là ngoại đạo, thảy đều không phải là Phật. Phật chính là tâm mình, chớ sai lầm bái lạy.






    -------------

    Ý này bài trước đã có nói rồi ! Nhưng cũng xin lặp lại : Trong cơn Thiền, khi ta hơi yên, sáu căn (gồm luôn thức thứ 6) đã được vô hiệu hóa, thì thức thứ 7 biến hiện đủ thứ, thảy đều là “Tâm Ma”; thấy gì thì thấy, nghe gì thì nghe, chẳng nên kinh động, không mừng không lo sợ, tự nó sẽ biến mất _ đây gọi là Hiện Tượng của Thiền _ tất cả chỉ là GIẢ CẢNH.

    HỎI : Có người nói vị “Trưởng Lão nằm kia, đó là đức A Đề Tối Thượng Tối Thắng Phật !”, xin cho hỏi có khi nào đức A Đề Tối Thượng Tối Thắng Phật hóa thân vào cõi Vô minh này để độ sinh và truyền bá Phật Pháp hay không ?

    ĐÁP : Người nói đó không hiểu Phật pháp : Chân Như Tâm là Bản Thể của tất cả Phật, khi một vị Phật nhập Đại Niết Bàn là một chương trình Hành nguyện đã viên mãn, vị Hóa Thân Phật ấy ở vào vị thế an nghỉ. Phật Thích Ca là một Hóa Thân như thế, tương lai Phật Di Lặc xuất hiện độ sinh, rồi cũng sẽ nhập Đại Niết Bàn.

    Vậy đến lúc đó Phật Di Lặc “hồi hương _ làm hàng xóm” bên cạnh Phật Thích Ca chăng ? Không phải đâu ! Chuyện Phật này, Phật kia, trăm Phật, ngàn Phật chỉ là trình độ chúng sinh thấp kém nên phải dùng nhiều Danh nhiều Hiệu ĐỂ GIEO DUYÊN TÍN HƯỚNG cho Phật tử sơ cơ, chứ Biển Giác chỉ MỘT mà Thể Hóa Thân thì vô cùng.

    Từ Biển Giác _ tức là Thể Pháp Thân Thường Tịch _ “một Tia Sáng” rọi vào cõi Vô Minh, thì gọi là Hóa Thân Phật, hoặc Hóa Thân Đại Bồ Tát với một Hạnh Nguyện gì, tương ưng với sự cần thiết lúc đó mà có Danh Hiệu.

    Hóa Thân Phật không bao giờ dùng lại Danh Hiệu những vị Phật đã nhập Đại Niết Bàn.

    Danh Hiệu Phật A Đề Tối Thượng Tối Thắng nhằm gợi Tín Hướng của chúng sinh với Thể Pháp Thân Thường Tịch. Thể Pháp Thân Thường Tịch thì không bao giờ đi vào những cõi Vô minh để độ sinh cả (Nếu như vậy thì đâu còn là Thể Pháp Thân Thường Tịch nữa !). Ví dụ Mặt trời _ dụ cho Thể Pháp Thân _ thì Mặt Trời không bao giờ đến với chúng ta, chỉ những Tia Sáng đến với thế gian mà thôi ! (Tia Sáng dụ cho Thể Hóa Thân).

    Vậy người nói đó có hiểu Phật pháp hay không bạn nhỉ ? Thiệt tội nghiệp cho cái vị Trưởng Lão đang nằm kia, đã bị kẻ hậu sinh khoát cho “một cái áo đến 10 mét vải” !

    (Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

    Lần sửa cuối bởi Ngọc Quế; 03-23-2018 lúc 05:47 PM

    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  8. The Following 5 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    chimvacgoidan (03-23-2018),colaihi (03-23-2018),cunconmocoi (03-23-2018),Thanh Mai (03-24-2018),Thanh Trúc (03-23-2018)

  9. #35
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Luận về Huyết Mạch Luận
    Bài 34

    __________________________________________________ _____________________________________


    Luận về Huyết Mạch Luận

    Bài 34

    -------------

    佛是西國語。此土云覺性。覺者靈覺 應機接物。揚眉瞬目。運手動足。皆 自己靈覺之性。

    Phật thị Tây quốc ngữ, thử độ vân Giác tính. Giác giả linh giác, ưng cơ tiếp vật. Dương mi thuấn mục, vận thủ động túc, giai thị tự kỉ linh giác chi tính.

    Phật là tiếng phiên âm theo Phạn ngữ, dịch nghĩa là tánh Giác.
    Giác, đó là chỗ linh diệu rõ biết, ứng tiếp tùy thời luôn phù hợp với sự vật, sự việc. Nhướng mày chớp mắt, đưa tay nhấc chân, thảy đều là chỗ linh diệu rõ biết của chính mình.






    -------------

    Bậc Giác Ngộ thì dù có làm gì, hình tướng nào cũng không mất đi tính Giác Ngộ.

    Kẻ Vô minh thì dù có bắt chước “chớp mắt nhướng mày” như vị Giác Ngộ, thì trông cũng chẳng khác nào “con khỉ mặc áo long bào !” hoặc là “anh kép hát đóng vai vua”. (Đính kèm ảnh “con khỉ mặc áo long bào”)



    Phật hay không Phật khác nhau ở Trí Giác Ngộ _ Trí Đại Bát Nhã _ chứ hình thức bên ngoài thì cũng thân tứ đại, cũng ăn cũng ngủ như nhau cả.

    Cho nên câu : “Nhướng mày chớp mắt, đưa tay nhấc chân, thảy đều là chỗ linh diệu rõ biết của chính mình” phát biểu này KHÔNG CHÍNH XÁC, linh diệu gì chuyện đi đứng nằm ngồi _ tạo tác thi vi _ chứ ! Tất cả những thứ đó chỉ là phim hoạt hình mà thôi _ tức là cảnh không thật có, cảnh chiêm bao, hay ho gì mà linh với diệu. Linh và diệu của đạo Phật không nằm trong những ảo cảnh ấy ! “Chớp mắt nhướng mày” chỉ là chuyện “làm bộ làm tịch” của TÂM PHAN DUYÊN _ đồng giá trị ẢO CẢNH mà thôi !

    “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” mà ! Chẳng lẻ chuyện thế gian mới hư vọng, còn chuyện “chớp mắt nhướng mày” không hư vọng sao ?!

    Xin mời đọc lại Kinh Duy Ma Cật : đến như Bồ Tát Trì Thế thấy những vị Trời Đế Thích đến cúi đầu cúng dường, ngở rằng chắc mình tu cũng KHÁ, té ra là bị Thiên Ma xí gạt, giả dạng trời Đế Thích :

    http://www.phatphapthuchanh.com/show...ll=1#post25841

    Rõ ràng, bậc Bồ Tát _ tức là đã phần nào Giác Ngộ _ mà vẫn còn bị “một cú lừa ngoạn mục”.


    (Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  10. The Following 5 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    chimvacgoidan (03-24-2018),colaihi (04-17-2018),cunconmocoi (03-24-2018),Thanh Mai (03-24-2018),Thanh Trúc (03-24-2018)

  11. #36
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Luận về Huyết Mạch Luận
    Bài 35

    __________________________________________________ _____________________________________


    Luận về Huyết Mạch Luận

    Bài 35

    -------------

    見本性為禪。若不見本性。即非禪也 假使說得千經萬論。若不見本性。只 凡夫。非是佛法。

    Kiến bản tính vi Thiền, nhược bất kiến bản tính, tức phi Thiền dã. Giả sử thuyết đắc thiên Kinh vạn Luận, nhược bất kiến bản tính, chỉ thị phàm phu, phi thị Phật pháp.

    Thấy ngay được tánh mình gọi là Thiền, nếu chẳng thấy tánh mình, không phải là Thiền. Cho dù có giảng nói được ngàn Kinh muôn Luận, nếu không thấy được tánh mình thì chỉ là phàm phu, chẳng phải pháp Phật.






    -------------

    Chữ Thiền ở đây, tác giả chỉ nói TỔ SƯ THIỀN _ một đặc trưng của Thiền Học Trung Hoa _ chứ không phải Như Lai Thiền (Thiền Vipassana _ Thiền Minh Sát Tuệ).

    Đối với Tổ Sư Thiền thì chuyện Thấy Tánh _ Kiến Tánh _ rất là quan trọng. Như Ngài Thượng Tọa Thần Tú đã nhiều năm theo Ngũ Tổ nhưng vẫn chỉ là khá hơn phàm phu một chút, vì không Kiến Tánh.

    Nhưng câu cuối “Phi thị Phật pháp” (chẳng phải pháp Phật) thì hơi quá đáng. Bởi Phật pháp có rất nhiều pháp môn, Thiền Kiến tánh chỉ là một “khúc biến tấu”, cũng có thể nói là “khúc dạo đầu” của chư Tổ Trung Hoa.

    Kiến Tính rồi thì sao ? Nhiều chỗ sách Thiền nói “Kiến Tính Thành Phật”, nhưng thực sự những vị đã Kiến Tính đều phải tiếp tục tu _ “bảo nhậm”. Bởi vì sao ? Bởi vì cái khoảnh khắc Kiến Tính ấy chỉ thoáng qua, nên rất mờ nhạt, nếu không tinh tấn tu trì thì sẽ bị ngăn bít, ăn nói quàng xiên trở lại.

    Cụ thể, cái vị tự xưng mình là Tịnh Vương Phật (Ông Từ Thế Thọ), bài 30 đã có đề cập, do một duyên đặc biệt Ông đã được “nhất thời Kiến Tính” _ Trí Tuệ Căn Bản. Nhưng sau đó vì mê Thần Thông cho nên đã bị Thiên Ma gạt. Khi Ông khởi tâm cứu bệnh, thì Thiên Ma giúp cho, Ông làm gì cũng được trợ thủ, khiến Ông bị “hỏng chân”, chúng rỉ bên tai “Ông là Tịnh Vương Phật !” Ông sướng quá tự xưng luôn, Ông không còn sáng suốt nữa, mọi việc làm của Ông đều do Thiên Ma điều khiển, mọi phát ngôn của Ông đều là lời Ma nói, Thiên Ma đã lợi dụng những ngôn từ Phật Giáo để rao giảng một loại Giáo Lý “xà bần” hỗn tạp (Thượng đế, Thiên chúa lung tung cả), làm hư hoại Phật pháp.

    Ông Từ Thế Thọ đã Kiến Tính nhưng thành gì ? _ thành công cụ của Thiên Ma Ba Tuần ! Ông Từ Thế Thọ thì đã qua thế giới khác rồi, hiện tại một học trò nổi bật của Ông là Ông Di Như _ tự xưng là Bồ tát Di Như _ đang điều hành pháp hội với vài trang web “quảng cáo Sơn đông” (các bạn hãy tự search trên google nhé !)

    Cho nên Kiến Tính tuy là quan trọng, nhưng Kiến Tính chưa phải là trọn vẹn, Trí Tuệ Căn Bản chỉ là bước đầu làm quen với Chân Lý. Nếu là được sự trợ giúp để THẤY, thì rõ ràng hành giả chưa đủ Công Hạnh để được TỰ THẤY (Nghiệp chướng hãy còn nhiều lắm), như người bệnh nặng mà chưa gì đã “ra gió” thì bệnh trở nặng hơn.

    Điều này Kinh Lăng Nghiêm đã có nói rồi ! Cầu mong sao cho thế gian này sẽ không có “Tịnh Vương Phật” thứ 2 như vậy nữa !

    (Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  12. The Following 5 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    chimvacgoidan (03-25-2018),colaihi (04-17-2018),cunconmocoi (03-25-2018),Thanh Mai (03-25-2018),Thanh Trúc (03-25-2018)

  13. #37
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Luận về Huyết Mạch Luận
    Bài 36

    __________________________________________________ _____________________________________


    Luận về Huyết Mạch Luận

    Bài 36

    -------------

    至道幽深。不可話會。典教憑何所及 但見本性。一 字不識。亦得見性。即是佛聖體。

    Chí đạo u thâm, bất khả thoại hội, điển giáo bằng hà sở cập. Đãn kiến bản tính, nhất tự bất thức, diệc đắc kiến tính, tức thị Phật thánh thể.

    Đạo lớn sâu thẳm, không thể do lời nói mà nhận hiểu, kinh điển dựa vào đâu mà đạt tới? Chỉ cần thấy được tánh mình thì dù không biết một chữ cũng được đạo, thấy được tánh chính là Phật.






    -------------

    “Đạo lớn sâu thẳm, không thể do lời nói mà nhận hiểu” Đúng là “không thể do lời nói mà nhận hiểu”, phải do “trực nhận phi Ý Thức” !

    Nhưng tác giả không biết có những trường hợp ngoại lệ, như Ngài Vĩnh Gia Huyền Giác tuy chẳng hề Kiến Tính, chỉ nhân đọc Kinh Duy Ma Cật mà liễu ngộ sâu sắc, còn hơn những vị được Kiến Tính nhiều.

    Điều này nói rằng có nhiều con đường để vào Đạo, không phải chỉ duy Kiến Tính là phương tiện duy nhất để vào Đạo. Duy Thức là một pháp môn dùng lời lẽ văn tự để “Hội Đạo” đó ! Tịnh Độ là một pháp môn dùng đức tin để “kết nối” với Tha lực Phật A Di Đà mà vươn lên, Mật Tông là pháp môn phát huy Tín Lực để “kết nối” với Tha Lực Đà La Ni Tạng mà đến với Chân Lý, ….

    Kinh nói “Có 8 vạn 4 nghìn pháp môn nhằm đối trị với 8 vạn 4 nghìn phiền não” điều này sẽ không ngoa nếu các bạn biết rằng : Chàng Ương Quật Ma La (Vô Não) đã từng giết 999 người, nhưng chỉ vài câu thuyết pháp của đức Phật, chàng ta đã Ngộ Đạo mà không cần phải trải qua giai đoạn Kiến Tính.

    Về những vị “nhất tự bất thức” (một chữ cũng không biết) thì thời đức Phật đã có Ngài Bàn Đặc, hơn ngàn năm sau có Ngài Huệ Năng, và trước thời đại @ cũng đã có vài vị (xin được dấu tên), nhưng có lẻ chúng ta không nên vì những trường hợp đặc thù ấy mà xem nhẹ việc học hỏi Giáo lý và Kinh sách.

    Cần nhắc lại : Thấy Tánh _ hay Kiến Tính _ chỉ là thấy A Lại Da Tâm; có nhiều cấp độ “thấy” (thấy thoáng, thấy mờ nhạt, thấy khá rõ, thấy rõ) tỉ lệ thuận với thời gian “mất mình” _ phi Ý Thức. Thực sự an trú hoàn toàn nơi A Lại Da Tâm chỉ là những vị A La Hán chứ chưa phải là Phật _ TOÀN GIÁC.

    Nếu hành giả PHÁT BỒ ĐỀ TÂM, nguyện tu tiếp cho đến TOÀN GIÁC, nguyện lấy vạn pháp làm trường học LỚN, nguyện không bỏ sót một chút mê mờ “lợn cợn” nào, nguyện TẬN ĐỘ CHÚNG SINH, thì cuối hành trình A Lại Da Tâm sẽ không thấy đâu nữa, hành giả chỉ còn NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ.

    Lúc bấy giờ mới biết NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ mới chính là “Ánh sáng mặt trời”, còn A Lại Da Tâm tuy vẫn có gốc là “Ánh sáng mặt trời” nhưng chỉ là Ánh sáng phản chiếu từ mặt trăng (Tính Nóng Ấm không còn, Tính Sáng rất hạn chế).

    (Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  14. The Following 4 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    chimvacgoidan (03-26-2018),colaihi (04-17-2018),cunconmocoi (03-26-2018),Thanh Trúc (03-26-2018)

  15. #38
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Luận về Huyết Mạch Luận
    Bài 37

    __________________________________________________ _____________________________________


    Luận về Huyết Mạch Luận

    Bài 37

    -------------

    本來清淨。無有雜穢。所有言說。皆 聖人。從心起用。用體本來空。名言 不及。十二部經憑何得及。

    Bản lai thanh tịnh, vô hữu tạp uế. Sở hữu ngôn thuyết, giai thị Thánh nhân, tùng tâm khởi dụng. Dụng thể bản lai Không, danh ngôn do bất cập, thập nhị bộ Kinh bằng hà đắc cập ?

    Thể sáng suốt xưa nay vốn thanh tịnh, không có nhớp nhơ lẫn lộn. Hết thảy lời lẽ giảng thuyết đều là bậc Thánh nhân từ nơi tâm mà khởi thành chỗ dùng. Chỗ dùng đó vốn xưa nay Không, tên gọi lời nói cũng không đạt tới được, mười hai bộ Kinh dựa vào đâu mà đạt tới ?






    -------------

    “Bản lai thanh tịnh, vô hữu tạp uế” Đây là tác giả đang diễn tả về Bản Tánh _ Bản Lai Diện Mục _ A Lại Da Tâm. Cái này thì đúng là “vô hữu tạp uế”, nhưng nếu hành giả sau khi chứng A Lai Da Tâm mà không nhập Niết bàn, do nghe lời Phật mà PHÁT BỒ ĐỀ TÂM, nguyện đi tiếp cho đến Toàn Giác thì Mạt Na Thức và 6 Thức trước ập lại, Mạt Na Thức thì có đủ “tạp uế”, Ý Thức thì lăng xăng bay nhảy, chuyền níu theo những sắc-thinh-hương-vị, …Những vị này được gọi là Bồ Tát Sơ Phát Tâm.

    Bồ Tát Sơ Phát Tâm thì phải dấn thân vào vạn pháp (như người thợ lặn phải lặn xuống đáy biển sâu mới tìm thấy ngọc trai), cũng gọi là “hoa sen chỉ tươi tốt trong bùn” chứ gò nổng cao thì đừng hòng Hoa Sen tăng trưởng được. Vị PHÁT BỒ ĐỀ TÂM không được lánh đời, lên non cao động vắng, không được sống lặng lẽ thanh tịnh để tìm sự an ổn cho chính mình.

    Độ Sinh là việc mà chư Phật, chư Đại Bồ tát khuyến khích những vị Bồ Tát Sơ Phát Tâm, nhưng xin đừng hiểu lầm là “đi cứu trợ nạn nhân bảo lụt thiên tai” mà gọi là Độ sinh, không phải chăm sóc trẻ mồ côi, người già neo đơn mà gọi là Độ Sinh. Thực chất Độ Sinh là mượn ngoại cảnh, mượn sự tương tác giữa mình và chung quanh để nhìn rõ những phàm tâm dục vọng, những tư tưởng lệch lạc quàng xiên lâu nay còn ẫn náu trong nội tâm hành giả. Độ Sinh là độ phàm tâm còn sót lại trong Mạt Na Thức của hành giả.

    Bởi Bồ Tát là gì ? Chữ Bồ là nói gọn của chữ Bồ Đề _ Giác Ngộ, chữ Tát là nói gọn của chữ Tát Đỏa _ Hữu Tình. Như thế Bồ Tát là vị vừa có phần nào Giác Ngộ, nhưng cũng còn phần nào những tập tính xấu của Chúng sinh. Bài này không nói những vị Đại Bồ Tát tức những vị đã chứng Bình Đẳng Tánh Trí trở lên, những vị này thì không ai có thể tìm thấy “một chút phàm tính” nào, những vị này đã HOÀN TOÀN SẠCH PHÀM.

    Tu theo đạo Phật là lần từng bước hóa giải sạch phàm tâm, dù có Kiến Tính hay không cũng thế, dù bạn đi đường tắt (được vãng sanh) về Tây Phương Tịnh Độ cũng phải vô “lò hấp giải Nghiệp” _ an trú trong THAI SEN _ có khi vài Tiểu Kiếp*, có khi phải 12 đại kiếp mới tạm bớt Nghiệp chướng phàm tâm. Sau khi trải qua giai đoạn 1 trong Thai Sen, mới đến lúc “Hoa khai kiến Phật ngộ Vô Sanh” _ Hoa nở, hành giả liền có thân tướng Trượng Phu thấy Phật chứng ngộ Bản Thể Tâm Vô Sanh (Kiến Tính). Kế đó là giai đoạn 2, gọi là “Kiến Tính khởi tu” hành giả được trực tiếp Tu Học Phật Pháp “nâng cao” cho đến hoàn toàn SẠCH PHÀM, HOÀN TOÀN THÀNH ĐẠO.

    Ta Bà và cõi Tây Phương Cực Lạc khác nhau ở phương thức giải Nghiệp để Sạch Phàm. Ở đây thì vô số khổ cảnh Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh …v…v.., còn Tây Phương Cực Lạc thì những vị được Vãng Sanh, được trả nghiệp một cách êm ái nhẹ nhàng trong “lò hấp giải Nghiệp” (nhập thai trong một Hoa Sen).

    * Tiểu-kiếp, trung-kiếp, đại-kiếp: Cứ một kiếp-tăng, kiếp-giảm là một tiểu-kiếp. Như thế, một tiểu-kiếp bằng 16.678.000 năm ở cõi nhân gian này. Hai mươi tiểu-kiếp là một trung-kiếp. Như thế một trung-kiếp có 333.560.000 năm. Bốn trung-kiếp hợp thành một Đại-kiếp. Một Đại-kiếp bằng 1.334.240.000 năm ở Ta Bà này. Nếu 12 Đại Kiếp thì nhân lên 12 lần. Đó là phần “ưu ái đặc biệt” ở Hoa Sen Hạ phẩm Hạ sanh.

    (Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  16. The Following 4 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    chimvacgoidan (03-27-2018),colaihi (04-17-2018),cunconmocoi (03-27-2018),Thanh Trúc (03-27-2018)

  17. #39
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Luận về Huyết Mạch Luận
    Bài 38

    __________________________________________________ _____________________________________


    Luận về Huyết Mạch Luận

    Bài 38

    -------------

    道本圓成。不用脩證。道非聲色。微 難見。如人飲水。冷暖自知。不可向 說也。

    Đạo bản viên thành, bất dụng tu chứng. Đạo phi thanh sắc, vi diệu nan kiến. Như nhân ẩm thuỷ, lãnh noãn tự tri, bất khả hướng nhân thuyết dã.

    Đạo vốn tự thành tựu trọn vẹn, chẳng do nơi tu chứng. Đạo không phải là âm thanh, hình sắc, mầu nhiệm tinh tế khó thấy. Như người uống nước, nóng lạnh tự biết, không thể nói cho người khác biết.






    -------------

    Câu này thì không có gì sai nếu chúng ta đứng ở góc độ nhân sĩ trí thức Trung Hoa đã từng đọc Dịch Kinh và Đạo Đức Kinh. Với 2 bộ Kinh này của Trung Hoa thì từ ĐẠO chỉ là một khái niệm triết học trừu tượng.

    Chúng ta học Phật Pháp thì không nói chung chung trừu tượng như thế ! Phật pháp không có thiếu ngôn từ để chỉ Chân Lý Tuyệt Đối, để chỉ Chân Như Tâm, Như lai, Thanh Tịnh Pháp Thân, … Cái mà chúng ta hướng đến, nói đến là một THỰC THỂ, chứ không phải là một khái niệm triết học suông như thế.

    Trong đạo Phật thì mọi cái từ Sinh Tử cho đến Niết bàn đều KHÔNG, đều HƯ ẢO; nhưng đích đến của Phật Pháp thì không phải là KHÔNG, mà là vượt khỏi KHÔNG để đến CHƠN KHÔNG THỰC CÓ (cũng gọi là DIỆU HỮU).

    Khi đọc “Như Lai giả, vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như lai” (Như Lai thì không từ đâu mà đến, cũng chẳng có chỗ đi nên gọi là Như Lai _ Kinh Kim Cang) thì chúng ta đừng tưởng rằng Như Lai là “nhân vật ảo” là “bóng ma giữa ban ngày” mà Như Lai là một thực thể CHƠN KHÔNG DIỆU HỮU.

    CHƠN KHÔNG là gì ? là Thể Thanh Tịnh Pháp Thân !

    DIỆU HỮU là gì ? là Đà La Ni Tạng và vô số Hóa Thân !

    HỎI : Vì sao dám nói “Sinh Tử cho đến Niết Bàn đều KHÔNG” ?

    ĐÁP : Có bao giờ chúng ta xem phim hoạt hình chưa ?! Trong đó có những nhân vật thuộc “thế lực bóng tối”, rồi lại có những nhân vật thuộc “thế giới hoàng kim” hay “thế lực ánh sáng” gì đó, 2 thế lực này luôn chiến đấu với nhau. Cũng như thế “Sanh Tử và Niết Bàn” là 2 thế đối lập trong cùng một bộ phim hoạt hình; “Xuôi theo giấc mộng triền miên” thì Sanh tử, “Ngược dòng giải thoát, lụy phiền hết trơn” thì là Niết Bàn. Cả hai đều là những hoạt cảnh trong bộ phim hoạt hình thôi !

    Nhị thừa _ Thanh Văn và Duyên Giác _ đặt tiêu chí Niết Bàn để vô hiệu hóa dòng Sanh Tử. Đạt Niết Bàn rồi sao ? Sanh tử KHÔNG CÒN CÓ với riêng những vị đã đắc Niết bàn, nhưng Sanh Tử hãy còn đó với tập thể chúng sinh. Vậy điều này chưa phải là đã giải quyết tận căn bản của vấn đề, mà chỉ là “mắt lấp tai ngơ” với những lụy phiền của cuộc sống nhân sinh mà thôi !

    Đại Thừa thì khác, Đại Thừa không “mắt lấp tai ngơ” với niềm đau nỗi khổ của chúng sinh, cho nên làm tất cả, để rồi thấy tất cả chỉ là những hoạt cảnh trong phim, không hề có “thế lực của bóng tối” cũng không hề có những nhân vật chính diện “bảo vệ chân lý, bảo vệ lẽ phải”.

    Cho nên nói “Sanh tử và Niết bàn” (Niết Bàn của Nhị Thừa) chỉ là màn 1 và màn 2 trong vở tuồng Thiên Diễn mà thôi. Chuyện Độ Sinh rồi Sạch Phàm là “màn 3 cảnh cũ” cuối cùng “Như bồn hoa thắm bên bờ cỏ xanh !”

    (Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  18. The Following 4 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    chimvacgoidan (03-28-2018),colaihi (04-17-2018),cunconmocoi (03-28-2018),Thanh Trúc (03-28-2018)

  19. #40
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Luận về Huyết Mạch Luận
    Bài 39

    __________________________________________________ _____________________________________


    Luận về Huyết Mạch Luận

    Bài 39

    -------------

    凡夫智不及。所以有執相。不了自心 來空寂。妄執相及一切法。即墮外道

    Phàm phu trí bất cập, sở dĩ hữu chấp tướng, bất liễu tự tâm bản lai không tịch. Vọng chấp tướng cập nhất thiết pháp, tức đoạ Ngoại đạo.

    Kẻ phàm phu trí tuệ không đạt đến, cho nên mới có việc chấp giữ hình tướng, không biết rằng tâm mình xưa nay vốn vắng lặng rỗng không. Mê lầm chấp giữ hình tướng cùng với hết thảy các pháp, liền rơi vào Ngoại đạo.






    -------------

    Ở một bài trước, chúng ta có nhắc đến câu “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai” (Kinh Kim Cang).

    “Mọi cái có hình tướng đều không thật”, điều này không phải nói lý Vô Thường _ tức là nói mọi vật đều thay đổi, thậm chí từng sát na _ mà là nói tất cả mọi hình tướng đều là phóng ảnh của Mạt Na Thức, cho nên chúng không thực có. Trên, từ các tầng Trời cao nhất xuống cho đến Địa ngục A tỳ, tất cả đều là ảnh không thật, do Nghiệp lực trong Mạt Na Thức chiêu cảm, phóng rọi ra.

    Chỉ có Phật giáo Đại Thừa chỉ cho ta cái “mẫu số chung” của hết thảy sự vật là HƯ ẢO, còn Phàm phu và Ngoại đạo thảy đều thấy “cái gì cũng thật”, thật có TA, thật có ngoại cảnh _ môi trường sống của Ta _ thật có Thiên Đường, thật có Địa ngục.

    Cho nên nói “Phàm phu trí bất cập”, chữ “Phàm phu” này bao gồm luôn các vị Trời _ bất kể ở tầng Trời nào. Sao gọi là “Trí bất cập” ? Là cái Trí chưa nhận ra chân tướng của muôn pháp.

    Muốn nhận ra Chân tướng HƯ HUYỄN của vạn pháp thì phải làm sao ? Thì phải phát tâm cầu muốn biết CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI _ tức PHÁT BỒ ĐỀ TÂM. PHÁT BỒ ĐỀ TÂM rồi thì không né tránh vạn pháp, không ngăn ngại nhưng cũng không cần phải vào tất cả “mọi nẽo đường phù sa”. Hành giả chỉ cần chọn một pháp trong muôn pháp làm đề tài để QUÁN. Bời vì sao ? Bởi muôn pháp đều có “mẫu số chung” là HƯ HUYỄN, cho nên nếu ta phá vở 1 pháp để thấy “vốn không pháp” thì “bài toán” đã được giải xong.

    Chúng ta nhớ đức Địa Tạng có thề rằng “Địa ngục vị không thề bất thành Phật, chúng sinh độ tận phương chứng Bồ Đề” (Địa ngục chưa hoàn toàn sạch hết tội nhân, thề không làm Phật, Chúng sinh được độ hết thì mới chứng Đai Giác Ngộ).

    Điều này mang ẫn nghĩa : “Chúng sinh Tâm” của ta cứ mãi sinh sinh hóa hóa, niệm khởi liên tục từ Thiện đến Ác _ từ Thiên Đường đến Địa ngục _ khi phá vở một pháp (không có nghĩa như là đập vở một cái ly) nhận ra chân tướng của Nó, thì Nó như KHÔNG TỒN TẠI _ Pháp ấy, chúng sinh ấy đã được độ xong, nhưng ..…ơ kìa ! pháp khác, chúng sinh khác sao lại còn đây ? Vậy là ta còn có việc phải làm, làm mãi cho đến khi không còn một tí vương vấn nào _ dù mờ nhạt, dù bé xíu _ hoàn toàn sạch hết “chúng sinh tâm” thì chúng ta mới THỰC SỰ HOÀN TOÀN THÀNH ĐẠO.

    (Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  20. The Following 4 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    chimvacgoidan (03-29-2018),colaihi (04-17-2018),cunconmocoi (03-29-2018),Thanh Trúc (03-29-2018)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 2 người đọc bài này. (0 thành viên và 2 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Pháp hoa huyền nghĩa
    Gửi bởi Ngọc Quế trong mục Giáo lý Nhất Thừa
    Trả lời: 108
    Bài cuối: 04-26-2017, 04:46 PM
  2. Những Lời Khuyên Tâm Huyết - Đức Đạt Lai Lạt Ma 14
    Gửi bởi choconxauxi trong mục MẬT TÔNG
    Trả lời: 6
    Bài cuối: 08-21-2015, 09:08 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •