Luận về Huyết Mạch Luận Bài 11
__________________________________________________ _____________________________________
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 11
-------------
若自己不明了 。須參善知識了却生死根本。若不見 。即不名善知識。若不如此。縱說得 二 部經。亦不免生死輪迴。三界受苦。 出期時。
Nhược tự kỉ bất minh liễu, tu sâm Thiện tri thức liễu khước sinh tử căn bản. Nhược bất kiến tính, tức bất danh Thiện tri thức. Nhược bất như thử, túng thuyết đắc thập nhị bộ Kinh, diệc bất miễn sinh tử luân hồi, tam giới thụ khổ, vô xuất kì thời.
Nếu tự mình không sáng tỏ, nên học hỏi nơi các bậc Thiện tri thức đã thấu rõ nguồn gốc sanh tử. Nếu không thấy tánh thì chẳng gọi là Thiện tri thức. Nếu chẳng như vậy thì dù có giảng nói được mười hai bộ Kinh cũng không khỏi vòng luân hồi sinh tử, chịu khổ trong ba cõi, không lúc nào ra khỏi.
-------------
Ở đây tác giả cho là “Nếu chúng ta còn Vô Minh, thì phải tìm Thiện Tri Thức để học hỏi” và tác giả đã định nghĩa Thiện Tri Thức là “người đã thấu rõ nguồn gốc sinh tử”. Câu này đúng, nhưng có lẻ cần nói thêm :
_ Một em bé vừa tốt nghiệp lớp 1 thì không thể làm Thầy giáo _ Cô giáo _ cho một em bé khác đang học lớp 1.
Có những vị tuy đã Kiến Tính, nhưng không biết diễn tả ra sao cho người khác hiểu, bởi thế mới có câu “uống nước lạnh nóng tự biết”. Một vị tuy đã Kiến Tính, nhưng đòi hỏi phải có nhiều điều kiện khác nữa mới có thể giúp, khai sáng cho người khác được lợi ích như : phải biết quan sát căn cơ người cầu đạo, như người này có thật tâm cầu đạo hay không ?, người này hiện đang có những nghiệp chướng nào?, phải biết nên dùng phương tiện nào là tối ưu, là thích hợp cho căn cơ trình độ của người học đạo?. Nghĩa là không phải chỉ Kiến Tính là đủ, để gọi Thiện Tri Thức !
“Nếu chẳng như vậy thì dù có giảng nói được mười hai bộ Kinh cũng không khỏi vòng luân hồi sinh tử”. Điều này thì chính xác và hiện tại hầu hết Tăng Ni, Giảng sư, Pháp sư đều chỉ có biết Phật pháp trên lý thuyết, thậm chí có vị còn không nắm được những điều thật cơ bản trong Phật pháp, dẫn đến nói tầm bậy, nói ngược lại Phật pháp.
Đơn cử như Pháp Sư Tịnh Không đã từng giảng :
Trước hết chúng ta phải hiểu rõ cái ‘tánh’ này, Phật tánh, Pháp tánh là không sanh không diệt. Chúng ta phải hiểu rõ đạo lý này. Tánh không sanh không diệt; nếu ‘tánh’ mê rồi thì biến thành ‘thức’. Chúng ta thường kêu bằng linh hồn. Linh hồn là gì? Ðó là tự tánh mê rồi thì biến thành ra hình trạng này, biến ra linh hồn; linh hồn đi đầu thai trong lục đạo. Không kể là đầu thai bằng phương cách nào thì nó cũng không sanh không diệt. Ðến khi nào giác ngộ rồi thì thành Bồ Tát, thành Phật. Giác ngộ thì được đại tự tại, không giác ngộ thì bị nghiệp lực chuyển. Thí dụ như lúc còn sống [chúng sanh] tạo thiện nghiệp, tâm thiện, niệm thiện, hành động thiện, hoàn cảnh sanh sống của họ là cõi Người hay là cõi Trời (cõi Trời có 28 tầng). Nếu như tâm của họ không thiện, tư tưởng không thiện, hành vi không thiện, tương lai họ sẽ sanh vào cõi Ngạ quỷ, Súc sanh, hoặc là Địa ngục.
Cho nên thần thức, chúng ta gọi là linh hồn, đi đầu thai chứ không bị mất đi; nó sẽ chuyển biến chứ không tiêu diệt. Nếu nó giác ngộ thì sẽ chuyển thành Phật tánh, nếu mê thì chuyển thành thần thức; Nó sẽ chuyển biến tuỳ theo mê hay ngộ và vĩnh viễn không tiêu diệt. Cho nên nếu bạn hiểu thật rõ cái chân tướng sự thật này, bạn sẽ không sợ chết nữa. Tại sao vậy? Vốn là không có sanh tử. Sanh tử là cái gì? Chỉ là thay đổi thân thể, thay đổi hoàn cảnh sinh sống thôi.”
(Đại Lão Hòa thượng Pháp sư Tịnh Không giảng tại Tịnh Tông Học Hội, Úc Châu ngày 23-06-2003)
Là một vị Tông Sư (Tịnh Độ Tông) có hàng triệu tín đồ Phật tử, mà lại nói theo thuyết Thường Kiến của Ngoại Đạo rằng LINH HỒN BẤT TỬ là điều vô cùng đau xót cho đạo Phật.
Đây là trường hợp “dù có giảng nói được mười hai bộ Kinh cũng không khỏi vòng Luân Hồi Sinh Tử” ! Điều này là chắc chắn, vì người đã nhận Linh Hồn là Phật Tánh của mình thì sẽ ôm giữ cái linh hồn ấy mà quanh đi lộn lại trong Luân Hồi, và vì Linh Hồn là sản phẩm của cõi Vô Minh này.
Vãng sanh Tịnh Độ có nhiều trường hợp “Đới Nghiệp Vãng sanh” _ tức là hành giả còn nhiều Nghiệp xấu ác _ nhưng chỉ là tạm còn Thần Thức. Ngày nào “Hoa khai kiến Phật Ngộ Vô Sanh” ngày ấy hành giả mới thấy được “Thần Thức chỉ là cái áo mà hành giả đã tạm mặc khi còn Vô Minh”.
Sao lại có chuyện Thần Thức là Linh Hồn, Linh Hồn là Phật tánh ? Hòa thượng không hề phân biệt được Cây chuối và Gỗ mít, cho nên đã gọt đẽo Cây chuối làm tượng Phật A Di Đà.
Tội lỗi ! Tội lỗi !
(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)