KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 589
__________________________________________________ ______________________________________


Xá-lợi Tử liền hỏi cụ thọ Mãn Từ Tử:

- Sao gọi là Đại Bồ-tát hành hành xứ của người khác?

Mãn Từ Tử đáp:

- Nếu Đại Bồ-tát trụ ở bậc Thanh văn, hoặc bậc Ðộc giác, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác. Nếu Đại Bồ-tát khởi suy nghĩ về Thanh văn, hoặc suy nghĩ về Ðộc giác, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác. Nếu Đại Bồ-tát đắm trước giáo pháp tương ưng với Thanh văn, hoặc ưa thích ngôn luận tương ưng với Ðộc giác, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát thích quán sắc uẩn thường hoặc vô thường; thích quán thọ, tưởng, hành, thức uẩn thường hoặc vô thường, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác.

Nếu Đại Bồ-tát thích quán sắc uẩn vui (lạc) hoặc khổ; thích quán thọ, tưởng, hành, thức uẩn vui hoặc khổ, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác.

Nếu Đại Bồ-tát thích quán sắc uẩn ngã hoặc vô ngã; thích quán thọ, tưởng, hành, thức uẩn ngã hoặc vô ngã, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác.

Nếu Đại Bồ-tát thích quán sắc uẩn tịnh hoặc bất tịnh; thích quán thọ, tưởng, hành, thức uẩn tịnh hoặc bất tịnh, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát thích quán nhãn xứ thường hoặc vô thường; thích quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thường hoặc vô thường, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác.

Nếu Đại Bồ-tát thích quán nhãn xứ vui hoặc khổ; thích quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vui hoặc khổ, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác.

Nếu Đại Bồ-tát thích quán nhãn xứ ngã hoặc vô ngã; thích quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ ngã hoặc vô ngã, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác.

Nếu Đại Bồ-tát ưa thích quán nhãn xứ tịnh hoặc bất tịnh; thích quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ tịnh hoặc bất tịnh, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát thích quán sắc xứ thường hoặc vô thường; thích quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thường hoặc vô thường, thì Đại Bồ-tát này hành hành xứ của người khác.