DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 18/19 ĐầuĐầu ... 816171819 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 171 tới 180 của 183
  1. #171
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 580
    __________________________________________________ ______________________________________


    Y vào đó tu học bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, làm cho được viên mãn.

    Y vào đó tu học bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, làm cho được viên mãn.

    Y vào đó tu học pháp môn giải thoát Không, vô tướng, vô nguyện, làm cho được viên mãn.

    Y vào đó tu học pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa, làm cho được viên mãn.

    Y vào đó tu học các địa Bồ-tát, năm loại mắt, sáu phép thần thông, làm cho được viên mãn.

    Y vào đó tu học mười lực Như Lai, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng v.v…, vô lượng, vô biên công đức chư Phật, làm cho được viên mãn.

    Phiền não như vậy có thể hộ trì Bồ-tát, khiến chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chẳng phải tác ý các Thanh văn, Ðộc giác. Vì tác ý kia ngăn cản đại Bồ-đề cũng phá trừ tư lương, không được viên mãn. Cho nên, khi tâm của chúng Đại Bồ-tát bị tác ý kia xen tạp thì càng xa quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì vậy, tâm các Bồ-tát không nên xen tạp tác ý về Thanh văn, Ðộc giác. Các Bồ-tát vì cầu đại Bồ-đề nên phải tránh xa nó, đừng cho tạm khởi. Thân ở nơi các cõi phải tùy thuận tác ý phiền não, chẳng bị xen tạp lắm đối với tâm Bồ-tát.

    Vì sao? Mãn Từ Tử! Vì các Bồ-tát cầu đại Bồ-đề chỉ vì muốn độ các hữu tình nên mặc giáp tinh tấn, an trụ lâu dài trong sanh tử để làm lợi ích lớn, không nên suy nghĩ mau chóng chấm dứt phiền não. Do suy nghĩ này, nên ngay hiện tiền thân thọ lâu dài ở các cõi. Y vào đó mà giữ gìn bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và vô lượng, vô biên Phật pháp khác đều được viên mãn. Tác ý tương ưng với phiền não như vậy sẽ tùy thuận hộ trì các Bồ-tát ở thân sau, đưa đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Từ khi chưa chứng Bồ-đề cho đến lúc chưa ngồi tòa Bồ-đề diệu pháp, thì không dứt sự mong cầu. Tác ý như vậy không nên diệt trừ hẳn.

    Vì vậy, chúng Đại Bồ-tát, nếu ngay khi hiện tiền khởi phiền não, thì không nên quá nhàm chán sanh tử. Vì sao? Mãn Từ Tử! Vì chúng Bồ-tát đối với các phiền não nhớ nghĩ có ơn, nên nghĩ như vầy: Do điều kia nên đưa ta đến các loại tư lương Bồ-đề, làm cho mau chóng viên mãn, điều kia đối với ta có ơn đức lớn. Vì sao? Vì cũng như thiện pháp khác mang lại lợi ích cho ta nên ta kính trọng. Phiền não cũng vậy, không nên chán ghét. Đối với các phiền não và cảnh giới kia, Bồ-tát dùng phương tiện thiện xảo cũng phải kính trọng sâu xa như kính Phật Thế Tôn.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  2. #172
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 580
    __________________________________________________ ______________________________________


    Vì sao? Vì các Bồ-tát này biết dùng phương tiện thiện xảo suy nghĩ: Do phiền não các cõi chưa dứt hẳn, nên ta phải tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và vô lượng, vô biên các Phật pháp khác đều được viên mãn. Nhân điều này nên phát trí nhất thiết trí. Từng giờ từng giờ tu học bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và vô lượng, vô biên Phật pháp khác dần dần viên mãn. Từng lúc từng lúc làm cho phiền não các cõi lần lượt được bào mòn, cho đến hoàn toàn chấm dứt, liền chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Ví như người buôn dùng xe chở nhiều vật quí báu nặng đến thành lớn rất xa. Từng giờ từng giờ, xe kia vận chuyển tiến dần, tiến dần về phía trước; từng lúc từng lúc các bộ phận trục, vành v.v... nơi bánh xe mòn dần dần, nhưng cũng từ từ vào được thành lớn. Một khi các bộ phận của xe bị hư hoại thì sự việc đã thành tựu rồi, người chủ không hối tiếc nữa.

    Bồ-tát dùng phương tiện thiện xảo cũng như vậy, với phiền não dựa vào thân để hộ trì. Từng giờ từng giờ do phiền não hộ trì thân liên tục, khi ấy, từng lúc từng lúc bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và vô lượng, vô biên Phật pháp khác dần dần viên mãn. Từng giờ từng giờ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và vô lượng, vô biên Phật pháp khác dần dần viên mãn; khi ấy, từng lúc từng lúc làm cho các phiền não dần dần suy giảm. Từng giờ từng giờ làm cho các phiền não dần dần suy giảm; khi ấy, từng lúc từng lúc dần dần kề cận trí nhất thiết trí.

    Nếu khi Bồ-tát chứng đại Bồ-đề, bấy giờ các phiền não y vào thân đều chấm dứt. Những việc cần làm đã làm xong, không còn thọ thân phiền não, như xe đã vào thành rồi không cần dùng xe. Phiền não như vậy đối với đại Bồ-đề tuy là chướng ngại nhưng có sức hộ trì tư lương Bồ-đề. Vì vậy, Bồ-tát cho đến chưa ngồi tòa Bồ-đề diệu giác cũng chưa diệt trừ hẳn. Nếu được Bồ-đề thì tất cả đều chấm dứt.

    Nếu có hữu tình đến chỗ Bồ-tát trước thì khinh khi, quở trách, sau cầu xin tài, pháp, thì Bồ-tát hoan hỉ bố thí cho, nghĩ như vầy: Hữu tình này đến chỗ ta, cho ta ơn đức lớn, khiến ta thành tựu bố thí, an nhẫn. Do đó chứng đắc trí nhất thiết trí. Ta nhờ người này nên phát tâm tăng thượng, đạt đến đại Bồ-đề thù thắng hơn cảnh giới khác. Vì vậy, trong các tác ý của Bồ-tát này, chỉ trừ tác ý tương ưng với Nhị thừa, còn các tác ý khác đều không chán bỏ. Vì đối với sự chứng đắc trí nhất thiết trí đều có sức hộ trì này.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  3. #173
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 580
    __________________________________________________ ______________________________________


    Khi ấy, Mãn Từ Tử liền hỏi cụ thọ Xá-lợi Tử:

    - Chẳng lẽ Nhị thừa đối với trí nhất thiết không có sức hộ trì sao? Nghĩa là các Thanh văn cũng có thể dạy dỗ, giáo huấn Bồ-tát, giúp cho họ siêng năng tu học bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và vô lượng, vô biên Phật pháp khác. Hoặc các Ðộc giác cũng làm ruộng phước, cúng dường y phục, thức ăn cho các Bồ-tát, mau chóng chứng đắc Trí Nhất thiết trí. Vậy tại sao nói tác ý tương ưng với Thanh văn, Ðộc giác là không có sức hộ trì trí Nhất thiết và tư lương này?

    Xá-lợi Tử liền trả lời cụ thọ Mãn Từ Tử:

    - Đúng vậy! Đúng vậy! Thanh văn, Ðộc giác đều có sức hộ trì trí nhất thiết và tư lương này. Nghĩa là các Thanh văn cũng có thể dạy dỗ, giáo huấn Bồ-tát, giúp họ siêng năng tu học bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

    Cũng có thể dạy dỗ, giáo huấn Bồ-tát, giúp họ siêng năng tu học pháp nội Không, ngoại Không, nội ngoại Không, Không Không, đại Không, thắng nghĩa Không, hữu vi Không, vô vi Không, tất cánh (rốt ráo) Không, vô tế Không, tán Không, vô biến dị Không, bản tính Không, tự tướng Không, cộng tướng Không, nhất thiết pháp Không, bất khả đắc Không, vô tính Không, tự tính Không, vô tính tự tính Không.

    Cũng có thể dạy dỗ, giáo huấn Bồ-tát, giúp họ siêng năng tu học bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

    Cũng có thể dạy dỗ, giáo huấn Bồ-tát, giúp họ siêng năng tu học bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

    Cũng có thể dạy dỗ, giáo huấn Bồ-tát, giúp họ siêng năng tu học tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ lớp, mười biến xứ.

    Cũng có thể dạy dỗ, giáo huấn Bồ-tát, giúp họ siêng năng tu học pháp môn giải thoát Không, vô tướng, vô nguyện.

    Cũng có thể dạy dỗ, giáo huấn Bồ-tát, giúp họ siêng năng tu học Cực hỷ địa, Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm tuệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện hiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện tuệ địa, Pháp vân địa.

    Cũng có thể dạy dỗ, giáo huấn Bồ-tát, giúp họ siêng năng tu học Tịnh quán địa, Chủng tánh địa, Ðệ bát địa, Cụ kiến địa, Bạc địa, Ly dục địa, Dĩ biện địa, Ðộc giác địa, Bồ-tát địa, Như Lai địa.

    Cũng có thể dạy dỗ, giáo huấn Bồ-tát, giúp họ siêng năng tu học pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  4. #174
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 580
    __________________________________________________ ______________________________________


    Cũng có thể dạy dỗ, giáo huấn Bồ-tát, giúp họ siêng năng tu học năm loại mắt, sáu phép thần thông.

    Cũng có thể dạy dỗ, giáo huấn Bồ-tát, giúp họ siêng năng tu học mười lực Như Lai, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

    Cũng có thể dạy dỗ, giáo huấn Bồ-tát, giúp họ siêng năng tu học ba mươi hai tướng Ðại sĩ, tám mươi vẻ đẹp.

    Cũng có thể dạy dỗ, giáo huấn Bồ-tát, giúp họ siêng năng tu học pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

    Cũng có thể dạy dỗ, giáo huấn Bồ-tát, giúp họ siêng năng tu học trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

    Cũng có thể dạy dỗ, giáo huấn Bồ-tát, giúp họ siêng năng tu học tất cả hạnh Đại Bồ-tát.

    Cũng có thể dạy dỗ, giáo huấn Bồ-tát, giúp họ siêng năng tu học quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật.

    Vì vậy, Thanh văn cũng có sức hộ trì trí nhất thiết và tư lương này. Hoặc các Ðộc giác cũng muốn làm ruộng phước, cúng dường cho Bồ-tát, nghĩa là các Bồ-tát nhờ ruộng phước cúng dường đầy đủ vật dụng cho mình, hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Do đó, Ðộc giác cũng có sức hộ trì trí nhất thiết và tư lương này.

    Nhưng tác ý Thanh văn, Ðộc giác hoàn toàn không có sức hộ trì trí nhất thiết và tư lương này. Vì sao? Vì tác ý tương ưng với Thanh văn, Ðộc giác, đối với bậc Nhị thừa này có sức hộ trì thù thắng, nhưng không tùy thuận cho các Bồ-tát cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề và tư lương này. Nghĩa là nhàm chán sanh tử, ưa thích nhập Niết-bàn, bỏ đại Bồ-đề và các loài hữu tình.

    Vì vậy, chế định Bồ-tát không nên khởi tác ý tương ưng với Thanh văn, Ðộc giác. Do tác ý đó hoàn toàn không tùy thuận cho các Bồ-tát cầu Phật quả và làm lợi ích hữu tình.

    Lại nữa, này Mãn Từ Tử! Các Thanh văn thừa có ơn đức lớn đối với sự cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của Đại Bồ-tát. Nghĩa là chúng Đại Bồ-tát tuyên thuyết tất cả Ba-la-mật-đa và thắng hạnh khác là tương ưng với giáo pháp, dạy dỗ, giáo huấn, khiến siêng năng tu học mau chóng được viên mãn. Cũng cùng Bồ-tát làm ruộng phước thanh tịnh, thọ sự bố thí của Bồ-tát, làm cho các Bồ-tát mau chóng được viên mãn tư lương Bồ-đề. Do đó Thanh văn đối với các Bồ-tát có ơn đức lớn. Vì vậy, Bồ-tát dùng phương tiện thiện xảo quán các hữu tình và tất cả pháp, đối với trí nhất thiết và tư lương này đều có ơn đức tùy thuận. Tâm trí của các A-la-hán đối với Bồ-tát thừa cũng có ơn đức. Nghĩa là nếu không có điều kia thì không có sự ngăn ngại.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  5. #175
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 580
    __________________________________________________ ______________________________________


    Vì sao nói các Bồ-tát không nên phát khởi tâm A-la-hán, cũng không nên tu trí A-la-hán. Vì do điều kia ngăn ngại nên đưa Bồ-tát phát khởi tư lương Bồ-đề mau được viên mãn, nhanh chóng chứng đắc trí nhất thiết trí. Cho nên, tâm hoặc trí của A-la-hán đối với Bồ-tát thừa cũng có ơn đức, nghĩa là làm cho Bồ-tát đắc trí nhất thiết, làm lợi ích an vui cho hữu tình đến tận đời vị lai.

    Tâm hoặc trí của tất cả Ðộc giác đối với Bồ-tát thừa cũng có ơn đức. Nghĩa là nếu không có điều kia thì không có sự ngăn ngại. Tại sao nói chúng Bồ-tát không nên phát khởi tâm Ðộc giác thừa, cũng không nên tu trí Ðộc giác thừa. Bởi kia ngăn ngại cho nên đưa Bồ-tát phát khởi tư lương Bồ-đề, mau được viên mãn, nhanh chóng chứng đắc trí nhất thiết trí. Cho nên, tâm hoặc trí của các Ðộc giác đối với Bồ-tát thừa cũng có ơn đức, nghĩa là làm cho Bồ-tát đắc trí nhất thiết, làm lợi ích an vui cho hữu tình đến tận đời vị lai.

    Lại quán tâm trí Nhị thừa thấp kém, Bồ-tát tu học tâm trí tăng thượng. Nếu không có tâm trí Nhị thừa thấp kém, thì Bồ-tát không nên tu học tâm trí tăng thượng. Như vậy là tâm trí các Bồ-tát hữu lậu, vô lậu, chỉ trừ tâm trí Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đối với tất cả pháp khác là tối, là thắng, là tôn, là cao, là diệu, là vi diệu, là thượng, là vô thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng. Cho nên tâm hoặc trí của tất cả Thanh văn, Ðộc giác đối với trí nhất thiết cũng có phần tùy thuận thế lực.

    Bồ-tát dùng phương tiện thiện xảo như vậy, quán các hữu tình và tất cả pháp, đều tùy thuận theo thế lực trí nhất thiết và tư lương này, cho nên không chán bỏ tất cả tâm.

    Lại nữa, này Mãn Từ Tử! Các Đại Bồ-tát tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, tuy có xả bỏ tiền tài, châu báu v.v…, nhưng đối với sự việc kia không nhớ nghĩ chấp tướng. Nghĩa là nếu xả bỏ tất cả tướng, tất cả pháp, hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, muốn làm lợi ích lớn cho hữu tình, có thể chứng đắc trí nhất thiết trí.

    Nếu không bỏ tướng, hồi hướng Bồ-đề, mà muốn làm lợi ích lớn cho hữu tình thì hoàn toàn không đắc trí nhất thiết trí.

    Nếu các Bồ-tát được nhiều loại châu báu như vàng, bạc v.v…, tuy gọi là được lợi nhưng chưa gọi là được lợi lớn. Nếu các Bồ-tát bỏ tất cả châu báu như vàng, bạc v.v... thì mới gọi là được lợi lớn.

    Nếu các Bồ-tát xả bỏ các tướng, hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, làm lợi ích lớn cho các hữu tình, mới gọi là thiện lợi Vô thượng. Nếu Bồ-tát làm Chuyển luân vương, thống lãnh thế giới bốn châu, được tự tại lớn, tuy gọi là được lợi nhưng chưa gọi là được lợi lớn.

    Nếu các Bồ-tát xả bỏ ngôi vị Chuyển luân vương chủ thế giới bốn châu, mới đáng gọi là được lợi lớn. Nếu các Bồ-tát xả bỏ các tướng, hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, muốn làm lợi ích lớn cho các hữu tình, mới được gọi là thiện lợi Vô thượng.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  6. #176
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 580
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nếu các Bồ-tát muốn làm vua cõi Dục, thống lãnh cõi Dục, được tự tại lớn, tuy nói được lợi nhưng chưa đáng gọi là được tự tại lớn. Nếu các Bồ-tát xả bỏ ngôi vua tự tại cõi Dục, thì mới đáng gọi là được tự tại lớn.

    Nếu các Bồ-tát xả bỏ các tướng, hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, muốn làm lợi ích lớn cho hữu tình, thì mới đáng gọi được thiện lợi Vô thượng.

    Nếu các hữu tình xả bỏ các tướng đắc quả Dự lưu, hoặc Nhất lai, hoặc Bất-hoàn, hoặc A-la-hán, hoặc Ðộc giác Bồ-đề, tuy gọi là được lợi nhưng chưa gọi là được lợi lớn. Nếu các hữu tình xả bỏ các tướng, hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, muốn làm lợi ích lớn cho các hữu tình, thì mới đáng gọi là được thiện lợi Vô thượng.

    Nếu đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, đối với trong các lợi kia thì là tối thượng, tối thắng, không gì sánh bằng. Vì sao? Vì các Bồ-tát cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, có thể làm lợi ích lớn cho hữu tình. Còn Thanh văn, Ðộc giác và các phàm phu không làm việc này.

    Nếu các Bồ-tát duyên tưởng tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác và các đệ tử ở khắp mười phương, làm các đồ ăn thức uống thượng diệu, y phục, ngọa cụ, thuốc men trị bệnh, phòng xá, tài sản, hương hoa v.v..., đều dâng lên cúng dường, tuy gọi là được lợi nhưng chưa gọi là được lợi Vô thượng. Nếu các Bồ-tát xả bỏ các tướng, hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, muốn làm lợi ích lớn cho hữu tình, thì mới đáng gọi là được thiện lợi Vô thượng. Vì sao ? Vì các vật thức ăn, nước uống v.v... đều có nhiều tướng. Pháp tướng ở các cõi đều có số lượng. Pháp có số lượng là có phân hạn. Duyên vào điều kia nên không thể chứng đắc trí nhất thiết trí không phân hạn.

    Nếu các Bồ-tát dùng phương tiện thiện xảo duyên tưởng tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và chúng đệ tử đầy đủ vô lượng công đức hi hữu, nhưng không chấp lấy tướng. Tuy nhớ nghĩ thức thức ăn, nước uống vô biên thượng diệu, y phục, ngọa cụ, thuốc men trị bệnh, phòng xá, tài sản, hương hoa v.v…, đều dâng cúng dường nhưng không chấp lấy tướng. Tuy hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, làm lợi ích lớn cho hữu tình nhưng không chấp lấy tướng. Do chứng đắc trí nhất thiết trí này, nên làm lợi ích cho hữu tình đến tận đời vị lai. Nên biết, đây mới đáng gọi là được lợi Vô thượng, và đối với tất cả lợi thì đây là lợi đệ nhất.

    Nếu các Bồ-tát làm được phương tiện thiện xảo như vậy, tu hành bố thí, thì mới đáng gọi là Bồ-tát ở trên cao, nhất định sẽ đắc trí nhất thiết trí. Vì sao? Vì trí nhất thiết trí rất khó có thể chứng đắc. Như vậy, Bồ-tát có thể xả bỏ tất cả các tướng trong ngoài, tâm không dính mắc, cầu chứng trí nhất thiết trí như vậy, đối với các Bồ-tát giỏi là thượng thủ, nên đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề tối tôn.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  7. #177
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 580
    __________________________________________________ ______________________________________


    Bồ-tát ở quá khứ, vị lai, hiện tại đã, sẽ và đang chứng đắc trí nhất thiết trí, đều do sự phát khởi phương tiện thiện xảo như vậy mà chứng đắc.

    Bấy giờ, Mãn Từ Tử liền hỏi cụ thọ Xá-lợi Tử:

    - Làm sao Bồ-tát được nhập vào số Bồ-tát ở trên cao?

    Xá-lợi Tử đáp:

    - Nếu các Bồ-tát dùng phương tiện thiện xảo, không chấp lấy pháp tướng, thì các Bồ-tát này nhập vào số Bồ-tát ở trên cao.

    Mãn Từ Tử hỏi:

    - Các Bồ-tát này đối với những pháp gì không chấp lấy tướng nào?

    Xá-lợi Tử đáp:

    - Các Bồ-tát này đối với sắc uẩn không chấp lấy tướng thường, vô thường; đối với thọ, tưởng, hành, thức uẩn cũng không chấp lấy tướng thường, vô thường.

    Ðối với sắc uẩn không chấp lấy tướng vui (lạc), không vui; đối với thọ, tưởng, hành, thức uẩn cũng không chấp lấy tướng vui, không vui.

    Ðối với sắc uẩn không chấp lấy tướng ngã, vô ngã; đối với thọ, tưởng, hành, thức uẩn cũng không chấp lấy tướng ngã, vô ngã.

    Ðối với sắc uẩn không chấp tướng tịnh, bất tịnh; đối với thọ, tưởng, hành, thức uẩn cũng không chấp lấy tướng tịnh, bất tịnh.

    Ðối với sắc uẩn không chấp lấy tướng viễn ly, không viễn ly; đối với thọ, tưởng, hành, thức uẩn cũng không chấp lấy tướng viễn ly, không viễn ly.

    Ðối với sắc uẩn không chấp lấy tướng tịch tĩnh, không tịch tĩnh; đối với thọ, tưởng, hành, thức uẩn cũng không chấp lấy tướng tịch tĩnh, không tịch tĩnh.

    Các Bồ-tát này đối với nhãn xứ không chấp lấy tướng thường, vô thường; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng không chấp lấy tướng thường, vô thường.

    Ðối với nhãn xứ không chấp lấy tướng vui, không vui; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng không chấp lấy tướng vui, không vui.

    Ðối với nhãn xứ không chấp lấy tướng ngã, vô ngã; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng không chấp lấy tướng ngã, vô ngã.

    Ðối với nhãn xứ không chấp lấy tướng tịnh, bất tịnh; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng không chấp lấy tướng tịnh, bất tịnh.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  8. #178
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 580
    __________________________________________________ ______________________________________


    Ðối với nhãn xứ không chấp lấy tướng viễn ly, không viễn ly; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng không chấp lấy tướng viễn ly, không viễn ly.

    Ðối với nhãn xứ không chấp lấy tướng tịch tĩnh, không tịch tĩnh; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng không chấp lấy tướng tịch tĩnh, không tịch tĩnh.

    Các Bồ-tát này đối với sắc xứ không chấp lấy tướng thường, vô thường; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng không chấp lấy tướng thường, vô thường.

    Ðối với sắc xứ không chấp lấy tướng vui, không vui; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng không chấp lấy tướng vui, không vui.

    Ðối với sắc xứ không chấp lấy tướng ngã, vô ngã; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng không chấp lấy tướng ngã, vô ngã.

    Ðối với sắc xứ không chấp lấy tướng tịnh, bất tịnh; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng không chấp lấy tướng tịnh, bất tịnh.

    Ðối với sắc xứ không chấp lấy tướng viễn ly, không viễn ly; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng không chấp lấy tướng viễn ly, không viễn ly.

    Ðối với sắc xứ không chấp lấy tướng tịch tĩnh, không tịch tĩnh; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng không chấp lấy tướng tịch tĩnh, không tịch tĩnh.

    Các Bồ-tát này đối với nhãn giới không chấp lấy tướng thường, vô thường; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng không chấp lấy tướng thường, vô thường.

    Ðối với nhãn giới không chấp lấy tướng vui, không vui; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng không chấp lấy tướng vui, không vui.

    Ðối với nhãn giới không chấp lấy tướng ngã, vô ngã; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng không chấp lấy tướng ngã, vô ngã.

    Ðối với nhãn giới không chấp lấy tướng tịnh, bất tịnh; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng không chấp lấy tướng tịnh, bất tịnh.

    Ðối với nhãn giới không chấp lấy tướng viễn ly, không viễn ly; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng không chấp lấy tướng viễn ly, không viễn ly.

    Ðối với nhãn giới không chấp lấy tướng tịch tĩnh, không tịch tĩnh; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng không chấp lấy tướng tịch tĩnh, không tịch tĩnh.

    Các Bồ-tát này đối với sắc giới không chấp lấy tướng thường, vô thường; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng không chấp lấy tướng thường, vô thường.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  9. #179
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 580
    __________________________________________________ ______________________________________


    Ðối với sắc giới không chấp lấy tướng vui, không vui; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng không chấp lấy tướng vui, không vui.

    Ðối với sắc giới không chấp lấy tướng ngã, vô ngã; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng không chấp lấy tướng ngã, vô ngã.

    Ðối với sắc giới không chấp lấy tướng tịnh, bất tịnh; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng không chấp lấy tướng tịnh, bất tịnh.

    Ðối với sắc giới không chấp lấy tướng viễn ly, không viễn ly; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng không chấp lấy tướng viễn ly, không viễn ly.

    Ðối với sắc giới không chấp lấy tuớng tịch tĩnh, không tịch tĩnh; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng không chấp lấy tướng tịch tĩnh, không tịch tĩnh.

    Các Bồ-tát này đối với nhãn thức giới không chấp lấy tướng thường, vô thường; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng không chấp lấy tướng thường, vô thường.

    Ðối với nhãn thức giới không chấp lấy tướng vui, không vui; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng không chấp lấy tướng vui, không vui.

    Ðối với nhãn thức giới không chấp lấy tướng ngã, vô ngã; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng không chấp lấy tướng ngã, vô ngã.

    Ðối với nhãn thức giới không chấp lấy tướng tịnh, bất tịnh; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng không chấp lấy tướng tịnh, bất tịnh.

    Ðối với nhãn thức giới không chấp lấy tướng viễn ly, không viễn ly; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng không chấp lấy tướng viễn ly, không viễn ly.

    Ðối với nhãn thức giới không chấp lấy tướng tịch tĩnh, không tịch tĩnh; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng không chấp lấy tướng tịch tĩnh, không tịch tĩnh.

    Các Bồ-tát này đối với nhãn xúc không chấp lấy tướng thường, vô thường; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng không chấp lấy tướng thường, vô thường.

    Ðối với nhãn xúc không chấp lấy tướng vui, không vui; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng không chấp lấy tướng vui, không vui.

    Ðối với nhãn xúc không chấp lấy tướng ngã, vô ngã; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng không chấp lấy tướng ngã, vô ngã.

    Ðối với nhãn xúc không chấp lấy tướng tịnh, bất tịnh; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng không chấp lấy tướng tịnh, bất tịnh.

    Ðối với nhãn xúc không chấp lấy tướng viễn ly, không viễn ly; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng không chấp lấy tướng viễn ly, không viễn ly.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  10. #180
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 580
    __________________________________________________ ______________________________________


    Ðối với nhãn xúc không chấp lấy tướng tịch tĩnh, không tịnh tĩnh; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng không chấp lấy tướng tịch tĩnh, không tịch tĩnh.

    Các Bồ-tát này đối với các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không chấp lấy tướng thường, vô thường; đối với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra cũng không chấp lấy tướng thường, vô thường.

    Ðối với các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không chấp lấy tướng vui, không vui; đối với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra cũng không chấp lấy tướng vui, không vui.

    Ðối với các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không chấp lấy tướng ngã, vô ngã; đối với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra cũng không chấp lấy tướng ngã, vô ngã.

    Ðối với các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không chấp lấy tướng tịnh, bất tịnh; đối với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra cũng không chấp lấy tướng tịnh, bất tịnh.

    Ðối với các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không chấp lấy tướng viễn ly, không viễn ly; đối với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra cũng không chấp lấy tướng viễn ly, không viễn ly.

    Ðối với các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không chấp lấy tướng tịch tĩnh, không tịch tĩnh; đối với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra cũng không chấp lấy tướng tịch tĩnh, không tịch tĩnh.

    Các Bồ-tát này đối với địa giới không chấp lấy tướng thường, vô thường; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng không chấp lấy tướng thường, vô thường.

    Ðối với địa giới không chấp lấy tướng vui, không vui; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng không chấp lấy tướng vui, không vui.

    Ðối với địa giới không chấp lấy tướng ngã, vô ngã; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng không chấp lấy tướng ngã, vô ngã.

    Ðối với địa giới không chấp lấy tướng tịnh, bất tịnh; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng không chấp lấy tướng tịnh, bất tịnh.

    Ðối với địa giới không chấp lấy tướng viễn ly, không viễn ly; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng không chấp lấy tướng viễn ly, không viễn ly.

    Ðối với địa giới không chấp lấy tướng tịch tĩnh, không tịch tĩnh; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng không chấp lấy tướng tịch tĩnh, không tịch tĩnh.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 291 đến quyển 300
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 179
    Bài cuối: 11-21-2016, 04:19 PM
  2. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 221 đến quyển 230
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 143
    Bài cuối: 09-08-2016, 09:52 AM
  3. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 61 đến quyển 70
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 112
    Bài cuối: 03-31-2016, 10:03 AM
  4. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 51 đến quyển 60
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 135
    Bài cuối: 03-20-2016, 08:05 PM
  5. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 41 đến quyển 50
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 146
    Bài cuối: 03-07-2016, 05:01 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •