DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 1/59 1231151 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 588
  1. #1
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts

    Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông



    KINH THỦ LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG

    Nhẫn Tế Thiền Sư dịch

    -o0o-

    Mục Lục


    Lời Nói Đầu

    Tiểu sử Ngài Thubten Osall Lama (Nhẫn Tế Thiền Sư)

    PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN TỰA

    Duyên khởi của Kinh Lăng Nghiêm Tông Thông

    Quyển I

    1.2. Đại Phật Đảnh, Như Lai Mật Nhân, Tu Chứng Liễu Nghĩa, Chư Bồ Tát Vạn Hạnh, Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông.
    1.3. Tựa chung
    1.4. Duyên khởi của kinh

    PHẦN THỨ HAI: PHẦN CHÁNH TÔNG

    CHƯƠNG I: CHỈ BÀY CHÂN TÂM


    1.5. Mục Một: Gạn Hỏi Cái Tâm
    1.5.1 Nguyên do của thường trụ và lưu chuyển
    1.5.2. Chấp tâm ở trong thân
    1.5.3. Chấp tâm ở ngoài thân
    1.5.4. Chấp tâm núp sau con mắt
    1.5.5. Chấp nhắm mắt thấy tối là thấy bên trong thân
    1.5.6. Chấp tâm hợp với chỗ nào thì liền có ở chỗ ấy
    1.5.7. Chấp tâm ở chặng giữa
    1.5.8. Chấp tâm không dính dáng vào đâu tất cả

    1.6. Mục Hai: Chỉ Rõ Tánh Thấy
    1.6.1. Cầu đi đến chỗ chân thật
    1.6.2. Phóng quang nêu ra tánh thấy viên mãn sáng suốt
    1.6.3. Hai thứ căn bản
    1.6.4. Nương cái thấy, gạn hỏi cái tâm
    1.6.5. Chỉ rõ tính thấy không phải là con mắt
    1.6.6. Ý nghĩa chủ và khách


  2. The Following 2 Users Say Thank You to Thiện Tâm For This Useful Post:

    cunconmocoi (06-28-2015),hoangtri (08-01-2015)

  3. #2
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts


    Quyển II


    2.6.7. Chỉ tánh thấy không sanh diệt
    2.6.8. Chỉ chỗ điên đảo
    2.6.9. Lựa bỏ tâm phan duyên để chỉ tánh thấy không thể trả về đâu
    2.6.10. Lựa riêng trần cảnh để nêu ra tánh thấy
    2.7. Mục Ba: Phật Nêu Ra Tánh Thấy Ngoài Các Nghĩa Phải Và Chẳng Phải
    2.7.1. Nghi tánh thấy hiện ở trước mắt
    2.7.2. Chỉ ra không có cái gì tức là cái thấy
    2.7.3. Chỉ ra không có cái gì ra ngoài tánh thấy
    2.7.4. Ngài Văn Thù kính xin Phật phát minh hai thứ
    2.7.5. Tánh thấy không có phải hay chẳng phải

    2.8. Mục Bốn: Phá Những Thuyết Nhân Duyên, Tự Nhiên
    2.8.1. Ghi Tâm Tính Tự Nhiên Như Thần Ngã
    2.8.2. Chỉ ra không phải là tự nhiên
    2.8.3. Nghi là nhân duyên
    2.8.4. Tánh thấy không phải là nhân duyên, Rời các danh, tướng
    2.8.5. Bác nhân duyên, tự nhiên
    2.8.6. Chỉ thẳng tánh thấy

    2.9. Mục Năm: Chỉ Ra Cái Vọng Thấy
    2.9.1. Xin chỉ dạy tánh thấy chẳng do thấy
    2.9.2. Chỉ ra hai thứ vọng thấy

    2.10. Mục Sáu: Chỉ Rõ Ý Nghĩa Tánh Thấy Không Phải Là Cái Thấy, Viên Mãn Bồ Đề.
    2.11. Mục Bảy: Tóm Thu Về Như Lai Tạng
    2.I. Tóm Thu
    2.A. Thu sắc ấm
    2.B. Thu thọ ấm
    2.C. Thu tưởng ấm
    2.D. Thu hành ấm
    2.E. Thu thức ấm


  4. The Following 2 Users Say Thank You to Thiện Tâm For This Useful Post:

    cunconmocoi (06-28-2015),hoangtri (08-01-2015)

  5. #3
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts


    Quyển III


    3.F. Thu sáu nhập
    3.G. Thu mười hai xứ
    3.H. Thu mười tám giới
    3.I. Thu bảy đại
    3.II. Đốn ngộ Pháp thân và phát nguyện

    Quyển IV

    4.12. Mục Tám: Chỉ Rõ Căn Nguyên Hư Vọng Và Tánh Giác Toàn Vẹn
    4.12.1. Ông Mãn Từ trình bày chỗ nghi
    4.12.2. Vô minh đầu tiên
    4.12.3. Nguyên nhân vọng thấy có thế giới
    4.12.4. Chỉ rõ giác chẳng sanh mê
    4.12.5. Chỉ các đại có thể tương dung
    4.12.6. Chỉ tánh Diệu Minh là Như Lai Tạng, Rời cả hai nghĩa "Phi" và "Tức"
    4.12.7. Chỉ mê vọng không có nhân, hết mê là bồ đề
    4.12.8. Lại phá xích nhân duyên, tự nhiên
    4.A. Xưa nay không vọng
    4.B. Đưa vào bồ đề
    4.13. Mục Chín: Chỉ Nghĩa Quyết Định
    4.13.1. Các phép tu hành sau khi đốn ngộ, phát bồ đề tâm
    4.13.2. Tâm nhân địa
    4.A. Xét rõ gốc rễ phiền não
    4.B. Đánh chuông để thể hiện tính thường
    4.13.B.1. Nghi căn tánh không có tự thể
    4.13.B.2. Chỉ bày tánh nghe là thường trụ


  6. The Following 2 Users Say Thank You to Thiện Tâm For This Useful Post:

    cunconmocoi (06-28-2015),hoangtri (08-01-2015)

  7. #4
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts
    Quyển V

    CHƯƠNG II: NƯƠNG CHỖ NGỘ MÀ TU


    5.14. Mục Một: Nêu Ra Cái Căn Để Chỉ Chỗ Mê
    5.14.1. Xin khai thị cách cởi nút
    5.14.2. Mười phương Như Lai đồng một lời chỉ thị: Sáu căn là đầu nút sanh tử và niết bàn
    5.14.3. Thấy rõ tánh của mối nút để tức thời giải thoát
    5.14.4. Kệ tụng

    5.15. Mục Hai: Cột Khăn Để Chỉ Mối Nút Và Cách Mở Nút
    5.15.1. Cột nút
    5.15.2. Cách mở nút
    5.16. Mục Ba: Hỏi Đại Chúng Về Viên Thông
    5.16.01. Viên thông về thanh trần
    5.16.02. Viên thông về sắc trần
    5.16.03. Viên thông về hương trần
    5.16.04. Viên thông về vị trần
    5.16.05. Viên thông về xúc trần
    5.16.06. Viên thông về pháp trần
    5.16.07. Viên thông về nhãn căn
    5.16.08. Viên thông về tỷ căn
    5.16.09. Viên thông về thiệt căn
    5.16.10. Viên thông về thân căn
    5.16.11. Viên thông về ý căn
    5.16.12. Viên thông về nhãn thức
    5.16.13. Viên thông về nhĩ thức
    5.16.14. Viên thông về tỷ thức
    5.16.15. Viên thông về thiệt thức
    5.16.16. Viên thông về thân thức
    5.16.17. Viên thông về ý thức
    5.16.18. Viên thông về hỏa đại
    5.16.19. Viên thông về địa đại
    5.16.20. Viên thông về thủy đại
    5.16.21. Viên thông về phong đại
    5.16.22. Viên thông về không đại
    5.16.23. Viên thông về thức đại
    5.16.24. Viên thông về kiến đại

    Quyển VI

    6.17. Mục Bốn: Viên thông về nhĩ căn
    6.17.1 Diệu lực vô tác thành tựu ba mươi hai ứng thân
    6.17.2 Bốn công đức vô uý
    6.18. Mục Năm: Chỉ Pháp Viên Tu
    6.18.1. Phóng hào quang, hiện điềm lành
    6.18.2. Phật bảo Ngài Văn Thù chọn căn viên thông
    6.18.3. Lựa ra những căn không viên
    6.18.4. Nhĩ căn viên thông hơn hết
    6.18.5. Phụ Lục


  8. The Following 2 Users Say Thank You to Thiện Tâm For This Useful Post:

    cunconmocoi (06-28-2015),hoangtri (08-01-2015)

  9. #5
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts
    Quyển VII

    CHƯƠNG III: PHẬT KHAI THỊ VỀ MẬT GIÁO


    7.19.1 Khai thị đạo tràng tu chứng
    7.19.2 Khai thị đạo tràng tu chứng
    7.19.3 Tuyên thuyết thần chú
    7.19.4 Khai thị đây là tâm chú của mười phương Như Lai
    7.19.5 Sức của thần chú làm tiêu nghiệp chướng
    7.19.6 Chú là phước đức như ý cho mình Và cho cả nước, bảo hộ cho người sơ học
    7.19.7 Các thần hộ pháp phát nguyện bảo hộ rộng rãi

    CHƯƠNG IV: KHAI THỊ CÁC ĐỊA VỊ TU CHỨNG

    7.20. Mục Một: Khai Thị Hai Cái Nhân Điên Đảo Và Ba Món Tiệm Thứ
    7.20.1 Ông A Nan xin khai thị những danh mục, Thứ bậc tu hành
    7.20.2 Khai thị hai cái nhân điên đảo

    Quyển VIII

    8.20.3 Khai thị ba tiệm thứ tu tập
    8.21 Mục Hai: An Lập Các Thánh Vị Càn tuệ địa
    8.21.1 Thập tín
    8.21.2 Thập trụ
    8.21.3 Thập hạnh
    8.21.4 Thập hồi hướng
    8.21.5 Tứ gia hạnh
    8.21.6 Thập địa
    8.21.7 Đẳng giác và diệu giác

    8.22 Mục Ba: Chỉ Dạy Tên Kinh
    8.22.1 Hỏi về sự sanh khởi và nhân quả của lục đạo
    8.22.2.Khai thị về phận trong, phận ngoài Của chúng sanh
    8.22.3.Chỉ ra mười tập nhân và sáu giao báo
    8.22.4 Không tu theo chánh giác : thành các thứ tiên
    8.22.5 Các cõi trời

    Quyển IX

    9.V Các cõi trời
    9.A Sắc giới
    9.B Vô sắc giới
    9.C Bốn giống A Tu La
    9.VI Phóng hào quang, hiện điềm lành Khai thị sự hư vọng của bảy loài để khuyên tu chân chánh
    9.VII Phân biệt các ấm ma
    9.A Nguyên do khởi các ma sự
    9.B Phạm vi của sắc ấm
    9.C Phạm vi của thọ ấm
    9.D Phạm vi của tưởng ấm

    Quyển X

    10.E Phạm vi của hành ấm
    10.F Phạm vi của thức ấm
    10.VIII Sanh tử là vọng tưởng năm ấm mà có, lý tuy đốn ngộ, sự phải tiệm trừ.

    PHẦN THỨ BA: PHẦN LƯU THÔNG

    10.1 Được phước, tiêu tội hơn cả
    10.2 Trừ ma hơn cả
    10.3 Lưu thông chung


  10. The Following 2 Users Say Thank You to Thiện Tâm For This Useful Post:

    cunconmocoi (06-28-2015),hoangtri (08-01-2015)

  11. #6
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts




    KINH THỦ LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG
    Nhẫn Tế Thiền Sư

    -o0o-

    Lời Nói Đầu

    Bộ kinh Lăng Nghiêm Tông Thông này được Ngài Thubten Osall Lama, tức Nhẫn Tế thiền sư, Đức Sơ Tổ Tây Tạng Tự, dịch và chú thích thêm từ bản Hán văn sang Việt văn vào năm 1944, đến năm 1950 thì hoàn tất.

    Nay, với mong muốn để nhiều người có cơ hội được đọc bộ kinh này, vì muốn được sự liễu ngộ Phật Đạo mà không đọc đến bộ kinh Lăng Nghiêm Tông Thông thì khó bề được mỹ mãn. Nên chúng tôi, chúng đệ tử Tây Tạng Tự đời thứ ba, sau khi được sự chấp thuận của Thầy Bổn Sư, Hòa Thượng Thượng Tịch Hạ Chiếu, Nhị Tổ Tây Tạng Tự, đã biên tập lại bản dịch của Đức Sơ Tổ Thubten Osall Lama theo ngữ văn đương thời.

    Trong công tác biên tập này, chúng tôi xin biết ơn chư tôn đức đã dịch kinh Lăng Nghiêm và các kinh khác sang Việt văn. Nhờ công trình của quí vị mà chúng tôi có được những danh từ chính xác, những chỉ dẫn bổ ích hỗ trợ cho công việc vốn khó khăn và quá sức chúng tôi.

    Chúng tôi xin sám hối với chư Tổ và quí độc giả về những lỗi lầm ắt có trong việc giản lược một số chú thích và biên tập lại bản dịch nguyên được Ngài Thubten Osall Lama trong Định, Huệ viết ra. Ngưỡng mong nhận được những chỉ giáo quí báu của các bậc thiện tri thức.

    Nguyện đem công đức này, hướng về khắp tất cả, đệ tử và chúng sanh đều tròn thành Phật Đạo.

    Chúng đệ tử đời thứ ba Tây Tạng Tự.


    Lần sửa cuối bởi hoangtri; 12-10-2018 lúc 05:07 PM

  12. The Following 2 Users Say Thank You to Thiện Tâm For This Useful Post:

    cunconmocoi (06-28-2015),hoangtri (08-01-2015)

  13. #7
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts

    TIỂU SỬ NGÀI THUBTEN OSALL LAMA

    (NHẪN TẾ THIỀN SƯ)





    Ngài sanh ngày Rằm tháng Bảy năm Kỷ Sửu (1888), tại làng An Thạnh thuộc Búng - Lái Thiêu Tỉnh Bình Dương, trong một gia đình khá giả.

    Từ thơ ấu Ngài đã thọ quy y với Hòa Thượng trụ trì Chùa Sắc Tứ Thiên Tôn Tự (ở Búng), được đặt pháp danh Nhẫn Tế. Sau đó, Ngài thọ giới cụ túc với Hòa Thượng Thiên Thai (ở Bà Rịa) làm chủ Giới Đàn, được đặt pháp hiệu Minh Tịnh.

    Trải qua thời gian, phần lớn là tự tu, thấy không thỏa mãn chí nguyện, Ngài lên đường đi Ấn Độ tầm sư học đạo.

    Tháng Tư năm Ất Hợi (1935), Ngài đến Ấn Độ. Trong thời gian trên đất Ấn, Ngài tùy thuận phong tục, đắp y theo xứ Sri Lan Ka. Ở Ấn Độ, Ngài cũng không thấy thỏa mãn, lại muốn sang Tây Tạng học hỏi.

    Ngài được một vị Lama pháp danh Gava Samden, từ Tây Tạng sang cùng ba đệ tử là Lama Chamba Choundouss, Lama Ise và Lama Isess qua Ấn Độ rước Ngài về Tây Tạng. Do được thông báo, nên qua các trạm dẫn vào Tây Tạng Ngài đều được nghinh tiếp rất niềm nở và trọng đãi.

    Ngài đến Lhasa vào tháng Sáu năm 1936.

    Tại Tây Tạng, Ngài cầu pháp với Lama Quốc Vương và dự cuộc thi tuyển toàn quốc, chỉ có hai người được tuyển chọn ứng thí: một người Tây Tạng và người còn lại là Ngài, người Việt Nam. Khi đoạn dây chỉ bện màu đỏ thắt quanh cổ Ngài xiết lại, Ngài vẫn bình thản nhìn. Chỉ có Ngài qua được cuộc khảo thí.

    Sau một trăm ngày ở Tây Tạng, Ngài được Đại Thượng Tọa Lama Quốc Vương ngự ý ban cho pháp danh THUBTEN OSALL LAMA và ấn chứng sở đắc Pháp Giáo Ngoại Biệt Truyền, Bất Lập Văn Tự, Trực Chỉ Chơn Tâm Kiến Tánh Lập Địa Thành Phật tại triều đình nước Tây Tạng.

    Dòng Tổ Sư Thiền đã dứt vào thời Đức Lục Tổ Huệ Năng nay lại được khơi nối lại ở Việt Nam từ ngày đó.

    Ngài trở về Việt Nam ngày 20 tháng 6 năm 1937.

    Cuộc hành trình cùng các hình ảnh được Ngài ghi chép cẩn thận trong nhật ký còn lưu lại tại Chùa Tây Tạng - Bình Dương.

    Về Việt Nam, Ngài lập Chùa Thiên Chơn (ở Búng - Lái Thiêu). Sau đó, lại xây dựng Chùa Tây Tạng hiện nay tại Bình Dương.

    Ngài thị tịch ngày 17 tháng Năm năm Tân Mão (1951) tại Chùa Tây Tạng, thọ 63 tuổi.

    Vị kế thế Ngài là Hoà Thượng Thượng Tịch Hạ Chiếu hiện trụ trì Chùa Tây Tạng - Bình Dương.


  14. The Following 2 Users Say Thank You to Thiện Tâm For This Useful Post:

    cunconmocoi (06-28-2015),hoangtri (08-01-2015)

  15. #8
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts


    PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN TỰA

    DUYÊN KHỞI CỦA KINH LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG


    Đề tựa: Núi Nam Nhạc, Quan Trương Kim Giản tên là Tăng Phụng Nghi, Thuấn Trưng Phụ.


    Xưa, Ngài Thiên Thai Trí Giả theo học Đạo thiền sư Huệ Tư ở núi Nam Nhạc, đắc Pháp Hoa Tam Muội, thấy được pháp hội Linh Sơn nghiễm nhiên chưa tan. Từ đó xem Kinh, Luật hoát nhiên thông suốt. Đến khi Ngài giải thích ý nghĩa sáu Căn trong sạch trong kinh Pháp Hoa thì trầm ngâm rất lâu. Có một vị tăng người Ấn nói với Ngài: Chỉ có kinh Thủ Lăng Nghiêm là nói rõ ràng công đức của sáu Căn, đủ để y chứng. Từ đó, Ngài Trí Giả khao khát ngưỡng mộ. Suốt mười sáu năm, mỗi sáng tối hướng về phương Tây lễ bái. Ở phía trái chùa Thiên Thai ở núi Nam Nhạc vẫn còn Đài Kinh. Sau Ngài hơn một trăm năm, kinh Lăng Nghiêm mới vào Trung Quốc.

    Kinh do Tể Tướng Phòng Dung ghi chép, văn tự tao nhã, bởi thế các bậc học sĩ đại phu đều tụng kinh này. Tôi từng ba lần đến Bái Kinh Đài, lần nào cũng bồi hồi chẳng muốn về, thầm than:

    - Người xưa ngưỡng mộ kinh này hơn mười mấy năm mà chẳng được thấy. Nay Lăng Nghiêm bày đầy thì người ta lại chẳng hề xem! Tại sao thế?

    Nhơn đó, tôi bèn phát tâm viết bộ Lăng Nghiêm lên đá, thuê thợ chạm rồi xếp thành một tòa thạch thất, khiến người đến viếng Bái Kinh Đài sẽ đọc được mà đều nói: Kinh đã đến đây rồi! Như là vì Ngài Trí Giả mà bổ sung cho một sự thiếu sót. Vừa cầm bút định viết, chợt nghĩ: Chỗ ta viết đây là chữ, chẳng phải là nghĩa vậy!

    Ngài Trí Giả mong bộ Kinh này đến đây là mong người người hiểu nghĩa của Kinh. Như Ngài Huyền Sa Sư Bị, nhân đọc Lăng Nghiêm mà phát minh tâm yếu, đó là thâm nhập vào nghĩa vậy. Cho đến thiền sư Linh Nham An, Trường Thủy Tuyền, Trúc Am Khuê, Hoàng Long Nam, Thiệu Long An Dân... đều do Lăng Nghiêm mà ngộ. Như vậy là các Ngài đã không cô phụ sự truyền sang của bộ kinh này. Nếu theo văn mà giải nghĩa, chú thích câu chữ, đến mấy mươi nhà mà nghĩa kinh càng ngày càng xa, đó là lỗi lầm do chẳng cầu ở tâm mình. Nếu tỏ ngộ tự tâm, thì tuy là kinh này chưa đến, mà chỗ y giáo lập nghĩa của Ngài Trí Giả, mỗi mỗi đều hợp với Lăng Nghiêm. Không ngộ được tự tâm, tuy là có kinh Lăng Nghiêm trước mặt, thì cũng như kinh ở tại Ấn vậy. Tức là kinh điển đầy nhà mà nào có ích! Việc nhà của các thiền sư là quét sạch văn tự kiến giải cho là chẳng đủ để sùng thượng, thật có lý lắm thay! Nhưng khi tiếp dẫn hàng sơ cơ, xuất lời thổ khí, lời lẽ ý tứ thật tợ Lăng Nghiêm. Cho đến sự phát minh hướng thượng, chứng nhập Bồ Đề, thì cùng với hai mươi lăm chỗ chứng viên thông, cơ duyên không khác. Tức là chẳng tụng Lăng Nghiêm, mà Lăng Nghiêm đã sẵn đủ hiện giờ. Tức là Lăng Nghiêm chưa đến cõi này, mà cõi này chẳng phải là chưa có Lăng Nghiêm.

    Tôi chẳng biết tự lượng sức, góp khắp lời của Tông Môn, phối hợp vào kinh văn. Hoặc để thầm hợp, hoặc để cùng thấy, hoặc suy rộng ý kinh, hoặc bày tỏ chỗ chưa bày tỏ. Tôi cũng không ngờ mình làm nổi. Trong khoảng trời đất làm sao có được thứ nghị luận này. Âu cũng do túc nguyện nhiều đời vậy.

    Đây là tôi nhờ các vị Lão Túc để làm rõ nghĩa kinh chứ chẳng phải tự do tôi, và lấy Thiền Tông để soi sáng kinh chớ chẳng phải lấy văn tự kiến giải mà giảng. Bèn đặt tên là Tông Thông. Tông Thông cùng với Thuyết Thông. Phải tự đắc Bản Tâm thì mới cùng với các bậc Lão Túc mặc áo gặp nhau. Chẳng những một hội Lăng Nghiêm nghiễm nhiên chưa tan, mà Ngài Trí Giả đến nay cũng vẫn còn đó.

    Bài văn tán ngợi rằng:

    Sáu vạn ba ngàn lời mười trang,
    Giáo, Hạnh, Lý, Không, Giả, Trung quán.
    Viên thông hoa tạng Tín Hạnh Giải,
    Chứng rồi Định Huệ xứ Niết Bàn.
    Phá Vọng hiển Chân, Chân Nhất thật,
    Phản văn nung Ấm, Ấm tiêu tan.
    Tội lỗi vô minh mười phương ngục,
    Tội ấy băng tiêu, tọa Phật tràng.


    Nam mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Chư Phật, Chư Đại Bồ Tát, Chư Thánh HiềnTăng


  16. The Following 2 Users Say Thank You to Thiện Tâm For This Useful Post:

    cunconmocoi (06-28-2015),hoangtri (08-01-2015)

  17. #9
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts


    QUYỂN I

    ĐẠI PHẬT ĐẢNH, NHƯ LAI MẬT NHÂN, TU CHỨNG LIỄU NGHĨA,
    CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH, KINH THỦ LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG



    Đời Đường, Ngài Bát Lạt Mật Đế, sa môn xứ Thiên Trúc, dịch; Ngài Di Già Thích Ca, Sa môn xứ Ô Trường, dịch ngữ. Trần Chánh Nghị Đại Phu Phòng Dung, Bồ Tát Giới đệ tử chép.

    Đời Minh, Bồ Tát Giới đệ tử Tiền Phụng Huấn Đại Phu, Lễ Bộ Từ Tế Thanh Sử Tư Viên Ngoại Lang, Nam Nhạc Tăng Phụng Nghi, Tông Thông.

    Thông rằng: Kinh này tại sao lại đặt tên là Đại Phật Đảnh, Như Lai Mật Nhân, Tu Chứng Liễu Nghĩa, Chư Bồ Tát Vạn Hạnh, Thủ Lăng Nghiêm?

    Kinh chép:

    - Khi ấy, Đức Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử từ trong đại chúng, rời khỏi chỗ ngồi, đảnh lễ chân Phật mà thưa rằng:

    - Phải gọi kinh này tên gì? Tôi cùng với chúng sanh làm thế nào phụng trì? Phật dạy Ngài Văn Thù Sư Lợi rằng:

    - Kinh này tên Đại Phật Đảnh, Tát Đát Đa Bát Đát Ra (Bạch Tán Cái), ấn báu vô thượng, Hải Nhãn trong sạch của mười phương Như Lai. Cũng gọi là cứu hộ người thân, độ thoát A Nan, và Tánh Tỳ kheo ni ở trong hội này, đắc tâm Bồ Đề, bước vào biển Biến Trí. Cũng gọi là Như Lai Mật Nhân, Tu Chứng Liễu Nghĩa. Cũng gọi là Đại Phương Quảng, Diệu Liên Hoa Vương, Thập Phương Phật Mẫu Đà La Ni Chú. Cũng gọi là Quán Đảnh Chương Cú, Chư Bồ Tát Vạn Hạnh, Thủ Lăng Nghiêm. Ông nên thọ trì.

    Đoạn kinh trên gồm nhiều nghĩa, chỉ cần ba chữ Đại Phật Đảnh là bao gồm hết. Bởi vì Phật Đảnh thần chú, tức là mười phương Phật Mẫu Đà La Ni Chú, tức là Quán Đảnh Chương Cú, tức là độ thoát A Nan và Tỳ kheo ni Tánh, do đó khỏi lập lại. Chú này là Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra, dịch là Đại Bạch Tán Cái, là cái Lọng Trắng Lớn Che Trùm. Ròng trắng phau trong sạch, trùm che hết thảy, nên gọi là lớn. Đại Phật Đảnh thần chú này, chẳng thể nghĩ bàn, mới gọi là Nhân Địa Bí Mật của Như Lai, cái Liễu Nghĩa của Tu Chứng. Vạn Hạnh của Bồ Tát do đây mà sẵn đủ, nên cả thảy rốt ráo bền chắc vậy. Pháp có thể Tiệm mà không thể Đốn, thì không thể gọi là Đại. Có thể Đốn mà không thể Viên, thì cũng không gọi là Đại (lớn) được. Nay nói là Mật, là Liễu, tức là đã gồm nghĩa Đốn. Nói là Tu Chứng, nói là Vạn Hạnh là ngầm nghĩa Viên. Duy cái pháp môn Viên Đốn nầy, cùng với Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh và Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, không khác. Từ Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng cho đến Diệu Giác là đã bao gồm trong Hoa Nghiêm; còn Nhĩ Căn Viên Thông trọn cùng phẩm Phổ Môn tương ứng. Gồm đủ chỉ thú của hai bộ kinh trên, kinh Lăng Nghiêm thật rộng lớn biết bao!

    Chưa ngộ, thì chuyển: Cái chẳng có Sanh Diệt thành ra: Cái Sanh Diệt, tức chẳng phải Liễu Nghĩa. Ngộ rồi, thì chuyển: Cái Sanh Diệt thành ra: Cái Chẳng Có Sanh Diệt, tức là: Hết Thảy Rốt Ráo Kiên Cố. Cho nên, một đường đi lên , không ngộ thì không được. Thế thì Chú và Ngộ liên quan thế nào, Ngộ và Chú quan hệ với nhau ra sao, mà đều cũng gọi là Đại Phật Đảnh? Chú không thể nghĩ bàn, Ngộ cũng không thể nghĩ bàn. Chú tức là cảnh giới của Ngộ, Ngộ tức là cảnh giới của Chú. Đây là chỗ: Ngôn Ngữ Đạo Đoạn, Tâm Hành Xứ Tuyệt, thấy do lìa cái Thấy, thì cái Thấy là siêu việt. Cho nên giữ cái Phật Đảnh, lìa cái Tướng Thấy của mình là vậy. Các dòng giống của Phật Đảnh, một phen vượt lên nhập thẳng vào, đó là pháp môn cực tôn cực quý vậy. Hiệp Luận đặt tên là Tôn Đảnh vì lẽ này.

    Có vị tăng hỏi Ngài Hoàng Bá rằng:

    - Vô Biên Thân Bồ Tát vì sao chẳng thấy Đảnh Tướng của Như Lai? Ngài Bá đáp:

    - Thật không thể thấy. Vì sao thế? Vô Biên Thân Bồ Tát tức là Như Lai, không thể trở lại thấy. Chỉ cần ông không tạo ra cái Phật Kiến thì không rơi vào Phật Biên. Không tạo ra cái Thấy Chúng Sanh thì không lạc vào giới hạn chúng sanh. Không gây ra cái Thấy Có thì không lạc vào giới hạn của cái Có. Không tạo ra cái Thấy Không thì không rơi vào giới hạn của cái Không. Không tạo ra cái Thấy của phàm phu thì không rơi vào giới hạn của phàm phu. Không tạo ra cái Thấy của Thánh thì không rơi vào giới hạn của Thánh. Chỉ "Không" tất cả mọi cái Thấy, tức là Vô Biên Thân. Nếu có chỗ Thấy, tức là ngoại đạo. Ngoại đạo thì ham các cái Thấy. Bồ Tát nơi mọi cái Thấy mà chẳng động. Như Lai là nghĩa Như của tất cả các Pháp, nên nói: Di Lặc cũng là Như. Như tức là không có Sanh ra, Như tức là không có Diệt mất. Như tức là không có Thấy, Như tức là không có Nghe. "Đảnh" tức là Viên (tròn), cũng không có cái thấy Viên, nên chẳng rơi vào biên giới của Viên. Bởi thế, thân Phật là "Vô Vi", không rơi vào giới hạn. Tạm lấy Hư Không làm thí dụ. Tròn đầy như Hư Không rộng lớn, không thiếu không dư. Hãy nhàn nhã vô sự, chớ gắng gượng biện biệt cảnh giới giác ngộ, biện biệt thì thành Thức.

    Lại có vị tăng hỏi Tổ Bá Trượng:

    - Bồ Tát Vô Biên Thân không thấy Đảnh Tướng của Như Lai là vì sao? Tổ Trượng rằng:

    - Vì gây ra cái Thấy Hữu Biên, cái Thấy Vô Biên, nên chẳng thấy được Đảnh Tướng Như Lai. Chỉ như bây giờ đây trọn không có cả thảy cái Thấy Hữu Vô, cũng không phải là không có cái Thấy, thì đó là thấy Đảnh Tướng.

    Xem hai vị tôn túc nói ra nghĩa Phật Đảnh, thật như viên ngọc tròn lăn trên bàn. Nếu biết chỗ ấy mới cho là trên cửa Đảnh, có được: Con Mắt Lẻ. Đã nói là Như Lai Mật Nhân, tức chẳng cậy mượn sự Tu Chứng. Lại nói:

    - Tu Chứng Liễu Nghĩa là để phân biệt với Chẳng Có Liễu Nghĩa, vậy. Như Lai, ấy là nói về quả vậy. Kinh Kim Cang:

    - Nếu có người nói: Như Lai có đến, có đi, có ngồi, có nằm, thì người ấy chẳng hiểu nghĩa chỗ ta nói. Vì sao thế? Như Lai là: Không Từ Chỗ Nào Đến, Cũng Không Đi Về Đâu, nên gọi là Như Lai.

    - Đến không từ chỗ nào, đi không về đâu, quả là vật gì? Thế mới gọi là Mật vậy. Phật Đảnh Thần Chú là Mật Ngữ của Như Lai, thì hai cái Mật (Mật Ngữ và Như Lai) đó không phải là hai. Lấy cái Mật này làm Nhân, tức lấy cái Mật ấy đắc quả. Như đóa bông sen, nhân quả đồng thời sẵn đủ. Dùng cái này mà tu, thì tu mà không tu. Dùng cái này để chứng, thì chứng mà không chứng. Kinh nói:

    - Nào mượn sự cực nhọc tu chứng. Đây tức là ý chỉ của Liễu Nghĩa. Nếu không được như thế là vì chưa liễu ngộ vậy.

    Xưa, Huệ Minh đuổi kịp Đức Lục Tổ để giành lấy y bát. Tổ dạy:

    - Ông đã vì Pháp mà đến, hãy an dừng các duyên, không sanh một niệm, ta sẽ vì ông mà nói.

    Ông Huệ Minh im lặng hồi lâu, Tổ nói:

    - Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, ngay khi ấy, là Bản Lai Diện Mục của Minh Thượng Tọa.

    Ông Huệ Minh nghe xong, đại ngộ.

    Lại hỏi:

    - Ngoài lời mật, ý mật ấy, còn cái ý mật nào không?

    Tổ đáp:

    - Đã nói cùng ông, tức chẳng phải Mật. Nếu ông soi trở lại, thì Mật ở tại bên ông. Thầy Minh thưa:

    - Tôi mặc dầu ở Huỳnh Mai, mà thật chưa tỏ ngộ được mặt mũi của mình. Nay nhờ ơn chỉ bày, như người uống nước, lạnh nóng tự biết. Nay hành giả tức là thầy của tôi vậy. Tổ dạy:

    - Ông đã như vậy, thì nay tôi và ông cùng một thầy Huỳnh Mai. Hãy khéo tự hộ trì.


  18. The Following 2 Users Say Thank You to Thiện Tâm For This Useful Post:

    cunconmocoi (06-28-2015),hoangtri (08-01-2015)

  19. #10
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts


    Ngài Hoài Nhượng ban đầu ra mắt Đức Trung Sơn An thiền sư, hỏi:

    - Thế nào là ý Tổ Sư từ phương Tây đến? Tổ An nói:

    - Sao không hỏi cái ý của chính ông? Ngài bèn hỏi:

    - Thế nào là ý của chính mình? Tổ Sơn đáp:

    - Cần quán xét cái Mật Nhiệm tạo nên cái Dụng. Hỏi:

    - Như thế nào là cái Mật Nhiệm tạo nên cái Dụng? Tổ Sơn dùng mắt mở, nhắm chỉ bày đó. Sư Nhượng không lãnh hội được. Tổ Sơn bèn bảo Ngài ra mắt Đức Lục Tổ. Tổ hỏi:

    - Từ đâu đến?

    Sư Nhượng đáp:

    - Tung Sơn.

    Tổ hỏi:

    - Vật gì đó? Đến thế nào?

    Sư chẳng đáp dược. Trải qua tám năm, mới bạch với Tổ rằng:

    - Tôi đã có chỗ am hiểu. Tổ hỏi:

    - Như thế nào?

    Ngài đáp:

    - Nói giống như một vật là chẳng trúng! Tổ hỏi:

    - Lại có thể tu chứng chăng?

    Đáp rằng:

    - Tu chứng thì chẳng phải là không, mà ô nhiễm thì chẳng thể được. Tổ rằng:

    - Hay lắm! Cái chẳng có ô nhiễm ấy, là chỗ hộ niệm của chư Phật. Ông đã y vậy, ta cũng y vậy.

    Như hai vị tôn túc ấy, khế hợp sâu xa cái Mật Ý, được Tu Chứng Liễu Nghĩa vậy.

    Sau, có vị sư hỏi Tổ Bá Trượng:

    - Trước đến giờ, chư Tổ đều có Mật Ngữ trao truyền cho nhau là thế nào? Tổ đáp:

    - Không có lời Mật. Như Lai không có Bí Mật Tạng. Chỉ như bây giờ soi tỏ ý nghĩa cho rõ ràng, tìm kiếm hình tướng, rõ là bất khả đắc, đó là Mật Ngữ. Từ bậc Tu Đà Hoàn (Nhập Lưu) trở lên cho đến Thập Địa, bất quá chỉ có Chữ và Lời (Ngữ Cú), còn là thuộc về pháp Trần Cấu hết thảy. Chỉ có lời nói, còn trọn cả đều nằm trong phiền não. Chỉ có lời nói, còn trọn cả đều thuộc về Bất Liễu Nghĩa. Chỉ có lời nói, tức chẳng được chấp nhận vậy. Liễu Nghĩa Giáo đều chẳng phải là gì hết thảy (Phi), thì còn tìm kiếm Mật Ngữ nào?

    Theo chỗ thấy của Tổ Bá Trượng, thì một chữ Mật cũng phải mửa ra luôn, Liễu Nghĩa Giáo cũng chẳng lập, mới có thể gọi là hướng lên ngàn Phật Đảnh mà đi.

    Các vị Bồ Tát muôn Hạnh chưa lìa tu chứng thì sao lại gọi là Hết Thảy Rốt Ráo Kiên Cố? Sở dĩ như vậy vì các Bồ Tát chưa tới địa vị Quán Đảnh, phải có tu, có chứng. Đến địa vị Quán Đảnh rồi, tức là siêu nhập đồng đẳng bậc Diệu Giác, thì có cái gì tu chứng? Các Hành tuy vô thường, nhưng từ trong Diệu Giác lưu xuất ra tất cả sự pháp, đương xứ tịch diệt, nên gọi là Rốt Ráo Kiên Cố.

    Kinh nói:

    - Có cái Tam Ma Địa (Chánh Định), gọi là Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Vương, sẵn đủ muôn Hạnh. Mười phương Như Lai do một cửa này mà siêu xuất, đây là con đường Diệu Trang Nghiêm.

    Tam Ma Đề này là Đại Định Thủ Lăng Nghiêm, lối Diệu Trang Nghiêm sẵn đủ muôn Hạnh, chẳng phải rời lìa muôn Hạnh mà riêng có cái gọi là Định. Tất cả đều Định, nên gọi là tất cả sự Rốt Ráo Kiên Cố.

    Đức Phó Đại Sĩ, ngày thì kinh doanh gây tạo, đêm thì hành Đạo. Thấy Đức Thích Ca, Đức Kim Túc, Đức Định Quang ba vị Phật phóng quang phủ lên mình Ngài Đại Sĩ mới nói: Ta được Định Thủ Lăng Nghiêm. Thuở đó, kinh này chưa đến mà tên Định đã nêu, lạ lùng thay.

    Tứ Tổ Đạo Tín dạy Ngài Lại Dung ở núi Ngưu Đầu rằng:

    - Trăm ngàn pháp môn đều quy về Tâm, hằng sa Diệu Đức gồm tại nguồn Tâm. Tất cả Giới Môn, Định Môn, Huệ Môn, thần thông biến hóa đều tự sẵn đủ, chẳng rời tâm ông. Hết thảy Phiền Não, Nghiệp Chướng xưa nay rỗng rang vắng lặng. Hết thảy Nhân Quả đều như mộng huyễn. Chẳng có ba cõi để lìa, không có Bồ Đề nào để tìm cầu. Người cùng chẳng phải người, Tánh Tướng bình đẳng. Đại Đạo rỗng suốt, tuyệt nghĩ, tuyệt lo. Cái Pháp như thế, ông nay đã được, tuyệt không thiếu hụt, cùng Phật không khác, nào có Pháp nào khác nữa. Ông chỉ mặc dùng tự tại, chớ khởi Quán Hạnh, cũng chẳng lóng Tâm, chẳng khởi Tham Sân, chẳng giữ lo buồn, thênh thang vô ngại, mặc ý dọc ngang. Chẳng làm các điều thiện, không gây các điều ác. Đi, đứng, nằm, ngồi, chạm mắt gặp duyên, thảy đều là Diệu Dụng của Phật. Vui sướng không lo nên gọi là Phật.

    Được nghe thế, Ngài Lại Dung mở ra một chi phái, gọi là: Quán Đảnh Chương Cú.

    Ngài Pháp Nhãn dạy:

    - Tu hành trải qua ba đời sáu chục kiếp, bốn đời một trăm kiếp hay tăng kỳ kiếp cho đến thành quả mà cổ nhơn còn nói là chẳng bằng một niệm duyên khởi Vô Sanh, siêu quá hàng Tam Thừa Quyền Học.

    Nên chi nói rằng:

    - Gảy móng tay mà viên thành tám vạn Pháp Môn, trong sát na dứt hết ba a tăng kỳ kiếp. Trong Thiền Tông quả có chuyện kỳ đặc đó, há phải vạn hạnh đầy đủ, rồi sau mới đắc Định Thủ Lăng Nghiêm ư?

    Kinh là Thường Đạo vậy. Cuốn Thuyết Văn Giải Tự viết:

    - Dệt vải có sợi dọc (kinh), sợi ngang (vĩ): sợi dọc thì thường hằng, mà sợi ngang thì thay đổi. Kinh này do Ngài Long Thọ ở dưới Long Cung mặc tụng đem lên. Vua Ngũ Thiên trân trọng giữ kín chẳng có truyền ra. Há chẳng biết rằng quyển kinh này người người sẵn có, đâu có ai không! Thế mới là Thường Đạo, nào phải là bí mật.

    Có vị tăng hỏi Ngài Thủ Sơn:

    - Tất cả Chư Phật đều do kinh này mà có ra. Thế nào là kinh này? Tổ Sơn đáp:

    - Nói nhỏ! Nói nhỏ! Vị tăng hỏi:

    - Thọ trì thế nào? Tổ Sơn rằng:

    - Chẳng nhiễm ô.

    Ngài Đầu Tử tụng rằng:

    Nước chảy Côn Luân, núi nổi mây,
    Người đến, tiều ngư chẳng có hay.
    Nếu biết núi cao, sông tràn nước,
    Ắt chẳng quăng rìu với bỏ dây.

    Dịch:

    Thủy xuất Côn Luân, sơn khởi vân,
    Điếu nhân, tiều phụ muội lai nhân.
    Chỉ tri hồng lãng, nham loan khoát,
    Bất khẳng phao ty khí phụ cân.

    Tổ Dược Sơn bình thường không cho người ta xem kinh. Có lần tự Ngài xem kinh. Một vị tăng hỏi:

    - Hòa Thượng bình thường không cho người xem kinh, sao Hòa Thượng lại xem?

    Tổ Sơn rằng:

    - Ta chỉ cần che mắt. Vị tăng hỏi:

    - Tôi bắt chước Hòa Thượng được không? Tổ Sơn nói:

    - Ông muốn xem thì phải suốt qua tấm da trâu đã. Cho nên, rõ được chỗ che mắt này, thì mới được cái Diệu của sự Thọ Trì. Mà có xuyên thủng mới chẳng nhiễm ô vậy.


  20. The Following 2 Users Say Thank You to Thiện Tâm For This Useful Post:

    cunconmocoi (06-28-2015),hoangtri (08-01-2015)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 4 người đọc bài này. (0 thành viên và 4 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •