DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 39/59 ĐầuĐầu ... 29373839404149 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 381 tới 390 của 588
  1. #381
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts


    Kinh :

    “Về nguồn, Tánh không hai

    “Phương tiện có nhiều cửa

    “Thánh Tánh, đâu cũng thông

    “Thuận nghịch đều phương tiện

    “Sơ Tâm vào Tam Muội

    “Chậm nhanh bậc chẳng đồng

    Thông rằng:

    Trước nói “Mười phương Như Lai, nơi mười tám giới mỗi mỗi tu hành đều đắc viên mãn Vô Thượng Bồ Đề”, tức ở đây nói “Cái Thánh Tánh này không đâu mà chẳng thông, thuận nghịch đều là phương tiện” vậy. Lại nói “Như ngay đây ngộ căn viên thông liền nghịch lại cái dòng vọng nghiệp thêu dệt từ vô thủy. Được tùy thuận viên thông thì so với cái chẳng viên thông cách nhau như ngày với kiếp”. Tức ở đây nói “Cái Sơ Tâm này vào Tam Muội thì có nhanh chậm chẳng đồng”.

    Tổ Hoàng Bá nói: “Về nguồn Tánh không hai, nghĩa là thật tánh của Vô Minh tức là Tánh Chư Phật. Phương tiện có nhiều cửa, nghĩa là người Thanh Văn thấy Vô Minh diệt, chẳng thấy Vô Minh sanh, niệm niệm chứng tịch diệt, Chư Phật thấy chúng sanh suốt ngày sanh mà không sanh, suốt ngày diệt mà không diệt. Không sanh không diệt tức là quả Đại Thừa. Bởi thế đạo quả mãn, Bồ Đề tròn, hoa nở thế giới sanh”.

    Thiền sư Khô Mộc Thành thượng đường: “Về nguồn Tánh không hai. Phương tiện có nhiều cửa. Chỉ ngộ Tánh-về-nguồn, lo gì cửa phương tiện. Các ông muốn rõ Tánh-về-nguồn ư?

    “Lộ trụ lấy làm chuôi Bắc Đẩu, người đời chẳng nhận theo như thế. Muốn rõ cửa phương tiện ư? Chuôi Bắc Đẩu lấy làm lộ trụ, chống trời đỡ đất cũng vừa nên. Hãy nói một câu chẳng rơi vào cửa phương tiện, nói làm sao ? Ba mươi năm sau chớ có nêu ra lầm lẫn!”

    Hai vị tôn túc đây, mỗi vị đều theo chỗ thấy mà phát huy đối với ý chỉ về nguồn thật là không-hai.



  2. #382
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts


    Kinh :

    “Sắc Tưởng kết thành trần

    “Hay Biết không thể thấu

    “Không thấu suốt như vậy

    “Làm sao được Viên Thông?

    Thông rằng:

    Theo pháp Quán Thập Tưởng mà vào, kết thành nội trần, nên cái tinh minh hay biết thật chẳng thể biết thấu suốt, vì bị pháp buộc vậy.

    Tổ Thạch Đầu hỏi khách mới đến: “Từ đâu tới?”

    Đáp rằng: “Giang Tây”.

    Tổ Đầu nói: “Thấy đại sư Mã Tổ chăng?”

    Đáp: “Có thấy”.

    Tổ Đầu bèn chỉ một khúc củi, nói: “Mã đại sư đâu giống như cái đó?”

    Nhà sư không đáp được. Rồi trở về đem nói lại y vậy với Ngài Mã Tổ.

    Ngài Mã Tổ nói: “Ông thấy khúc củi lớn hay nhỏ?”

    Đáp rằng: “Lớn quá cở”.

    Ngài Tổ nói: “Ông rất có sức!”

    Nhà sư hỏi: “Sao vậy?”

    Ngài Mã Tổ nói: “Ông từ núi Nam Nhạc vác một khúc củi đến đây, há chẳng mạnh sao?”

    Nếu nhà sư này là Kẻ Ấy, bèn bỏ quách là phải ngay



  3. #383
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts


    Kinh:

    “Âm Thanh trộn ngữ ngôn

    “Chỉ là vị danh cú

    “Một chẳng gồm tất cả

    “Làm sao được Viên Thông?

    Thông rằng:

    Ngộ Thanh Trần đối với người nhập theo căn Tai thì chẳng đồng. Thanh là lời của Phật, Căn mới là tự Tâm. Nhận Thanh Trần ắt bám níu danh cú kia. Xoay lại cái Nghe ắt rõ thấu nguồn Tánh mình. Danh cú trệ vướng vào một mối, còn Nguồn Tánh không đâu chẳng bao quát khắp. Cho nên nghe Tiếng ngộ Đạo cũng không chọn được.

    Tổ Vân Cư Ứng thượng đường: “Hết thảy các ông, dầu cho học được chuyện bên Phật, thì cũng đã sớm dụng tâm lầm! Há chẳng thấy người xưa giảng kinh được hoa trời rụng, đá gật đầu. Cũng chẳng nhầm gì chuyện tự kỷ. Những kẻ khác nhàn rỗi làm sao mà định lấy cái thân tâm hữu hạn này hướng vào trong vô hạn mà sử dụng? Như lấy gỗ vuông tra vào lỗ tròn, thế nào cũng sai hở. Nếu không có cái chuyện ấy dầu ông có thêu hoa dệt gấm cũng là vô dụng, chưa lìa khỏi thức tình. Hết thảy mọi sự phải hướng về trong-ấy cùng dứt hết. Nếu còn một mảy lông phủi bỏ chẳng sạch, bèn bị trần trói buộc, huống chi là nhiều? Sai một hào li, lỗi lầm như núi.

    “Há chẳng nghe người xưa nói “Chỗ học chẳng sâu mầu, đều trôi theo thế tục. Sự vật trong chốn lầu son gác tía bỏ chẳng được, đều là rỉ chảy”. Cần thẳng vào trong ấy, nào nắm, nào đến, nào đi đều sạch dứt mọi sự mới là không lỗi. Như người việc việc đều rõ, vật vật đều thông, chỉ gọi là người rõ việc, rốt cuộc chẳng gọi là người tôn quý. Hãy biết rằng tôn quý tự riêng một đường. Há chẳng nghe nói “Theo cửa bước vào chẳng phải là của báu, cây gậy chẳng thành rồng”, ư?”

    Chỗ này có ý vị thay! Danh cú sáng rỡ thấu suốt!



  4. #384
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts


    Kinh :

    “Hương, hợp lại, mới biết

    “Lìa ắt vốn không có

    “Chỗ biết chẳng thường hằng

    “Làm sao được Viên Thông?

    “Tánh Vị chẳng bổn nhiên

    “Cần nếm mùi mới có

    “Sở Giác chẳng hằng nhất

    “Làm sao được Viên Thông?

    Thông rằng:

    Hương, Vị thì sự ly hợp chẳng thường hằng, thể chẳng cùng khắp. Bám níu Hương Vị cho là cửa vào, rốt chẳng tương tự gì với Thể viên dung, cho nên đều không chọn được.

    Nhà sư hỏi Tổ Vân Cư Ứng: “Cơm của Phật Hương Tích người nào được ăn?”

    Tổ Ứng nói: “Phải biết người được ăn, vào miệng rồi cũng nên phải ói ra!”

    Lại có nhà sư hỏi Tổ Thủ Sơn Niệm: “Như sao là đường chánh tu hành?”

    Tổ Sơn nói: “Nghèo mà chẳng ăn tạp”.

    Nhà sư nói: “Buông tay về nhà vậy”.

    Tổ Sơn nói: “Thơm thúi chẳng từng nghe”.

    Tổ Phật Ấn thượng đường : “Ta có một cái rỡ ràng ấy, người người trong miệng nhai, nhai bể được rồi, cần mửa cả ra. Nhai chẳng bể được, chuyển thành thuốc độc”.

    Rồi gọi: “Các vị thiền đức, cái vị ngon bổ ấy là sao, hãy nói ra xem”.

    Im chập lâu, nói:

    “Y Vương đâu chẳng không phương nghĩa

    Ngàn dặm tô hương [Tô hương: hương làm sống lại], tượng [Tượng: voi]chẳng quày”.

    Tổ Phật Ấn cùng hai vị tôn túc trùng trùng chú nghĩa. Nếu nghe Hương này, biết Vị này tức hằng nhất cái Sở Giác.



  5. #385
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts


    Kinh :

    “Xúc, do chỗ chạm, biết

    “Không chỗ, chẳng rõ Xúc

    “Hợp lìa, Tánh chẳng định

    “Làm sao được Viên Thông?

    Thông rằng:

    Xúc tất phải có chỗ, nên chẳng phải là nghĩa Viên. Huống là có hợp mới có Xúc, lìa thì chẳng phải Xúc. Xúc vì lìa cái Biết, tánh nó chẳng định. Tự tánh chẳng định, sao được Viên Thông?

    Hòa Thượng Thủy Lạo ban đầu ra mắt Ngài Mã Tổ, hỏi rằng: “Như thế nào là rõ ràng ý chỉ Tây lai?”[Tây lai: Ý chỉ của Tổ Đạt Ma từ phương Tây lại. ]

    Thầy Lạo liền lễ bái, Ngài bèn tống cho một đạp, thầy đại ngộ, đứng dậy vỗ tay ha hả cười lớn rằng: “Rất lạ lùng, rất lạ lùng! Trăm ngàn Tam Muội, vô lượng diệu nghĩa chỉ hướng trên đầu một mảy lông liền rõ thấu căn nguồn!”

    Về sau, dạy chúng rằng: “Từ lúc lãnh một đạp của Mã đại sư, mãi đến nay cười chẳng dứt!”

    Tuy nhiên, chỗ xúc chạm ngày xưa dường vẫn còn, nào giống như chỗ thoát thẳng của Tổ Lâm Tế.

    Tổ Lâm Tế nói: “Tôi ở với tiên sư Hoàng Bá hai mươi năm, ba lần hỏi đại ý Phật Pháp, ba lần bị Ngài thưởng gậy, như ngọn sào phủi sạch. Như nay lại nhớ được một gậy, có ai vì ta thi hành được?”

    Khi ấy có một vị tăng bước ra khỏi chúng, nói: “Tôi thi hành được”.

    Tổ Tế cầm gậy trao cho.

    Vị tăng định tiếp lấy, Tổ Tế liền đánh.

    Kiếm rớt xa rồi, ông mới khắc nghe!



  6. #386
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts


    Kinh :

    “Pháp gọi là Nội Trần

    “Nương Trần ắt có Sở

    “Năng Sở chẳng dung nhập

    “Làm sao được Viên Thông?

    Thông rằng:

    Pháp Trần chẳng có tướng, tiềm ẩn trong Ý căn; đã sa vào Năng-Sở bèn có phương chỗ nhất định, nên chẳng dung nhập khắp. Tuy là pháp không toàn khắp mười phương, nhưng chẳng thể cùng khắp cái phi không, nên chẳng thể viên thông [Tròn vẹn suốt biết]. Phi nghĩa là Năng chẳng dung nhập Sở, Sở chẳng dung nhập Năng, mà hai bên cùng tồn tại.

    Tổ Lâm Tế nói: “Các pháp thế gian và xuất thế gian, đều không có tự tánh, cũng không có tánh sanh, chỉ có cái danh trống trơn, danh tự cũng không, ông chỉ nhận cái danh trống trơn kia cho là thật, lầm lớn vậy thay. Cho là có, đều là cảnh của Y, Biến [Y Tha Khởi Tánh và Biến Kế Sở Chấp Tánh], mới có Bồ Đề để y theo, Niết Bàn để y theo, Giải Thoát để y theo, Tam Thân để y theo, Trí Cảnh để y theo, Giác để y theo, Phật để y theo. Ông hướng về trong cõi nước Y, Biến ấy tìm vật gì? Cho đến ba Thừa, mười hai phần giáo, đều là giấy cũ chùi đồ dơ.

    “Phật là thân huyễn hoá, Tổ là lão thầy tu, ông lại cho là mẹ sanh mình ư? Ông nếu cầu Phật, liền bị Phật-Ma hớp hồn; ông nếu cầu Tổ, liền bị Tổ trói chặt. Ông mà có cầu đều là khổ, chẳng bằng vô sự”.

    Tin chăng? Nương y cái Trần tất có Sở, chẳng thể được Viên Thông vậy. Trên là chọn sáu Trần để nhập, chẳng thích hợp với người Sơ Tâm.



  7. #387
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts


    Kinh :

    “Cái Thấy tuy rỗng suốt

    “Rõ trước chẳng rõ sau

    “Bốn bề thiếu một nửa

    “Làm sao được Viên Thông?

    Thông rằng:

    Cái Thấy của con mắt, rõ trước chẳng rõ sau. Cái Thấy của Tâm chẳng phải là mắt, gọi là thấy trong thấy. Vì sao cũng thiếu nửa phần? Chỉ vì lọt vào Kiến Phần, bèn mất Viên Thường. Cho nên căn mắt không được chọn.

    Tổ Nam Tuyền tham kiến Trung Quốc Sư.

    Quốc sư hỏi: “Chốn nào lại?”

    Đáp rằng: “Giang Tây lại”.

    Hỏi: “Lại đem được chơn Mã Tổ đến chăng?”

    Đáp rằng: “Chỉ cái ấy là phải”.

    Quốc sư nói: “Cái phù trừ quỷ sau lưng!”

    Tổ Tuyền liền im luôn.

    Tổ Trường Khánh Lăng nói: “Thật giống như chẳng biết”.

    Tổ Bửu Phước nói thêm rằng: “Xét chẳng đến cái yên ổn này của Hòa Thượng”.

    Tổ Vân Cư Tích nói: “Hai vị tôn túc đây đều nâng đỡ cái sau lưng. Chỉ như Nam Tuyền im luôn là vì nâng đỡ cái trước mặt hay nâng đỡ cái sau lưng?”

    Tổ Huyền Sa chỉ vị tăng qua đời nói: “Trước mặt chạm mắt là Bồ Đề, thần quang muôn dặm: Tướng sau đảnh”.

    Nhân có kệ rằng:

    “Vạn dặm thần quang tướng đảnh sau

    Khi mà không đảnh ngóng về đâu?

    Sự đã thành, ý đã thôi

    Tin tức trong kia trọn khắp nơi

    Người trí trong liêu bèn nắm lấy

    Chẳng thoáng so đo bị mất rồi”.


    Hai tắc này hỗ tương bày tỏ, chỗ thấy đồng nhau, chẳng quý sao?



  8. #388
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts


    Kinh :

    “Mũi thở ra vào thông

    “Giữa, khí không chỗ giao

    “Chia phân chẳng dung nhập

    “Làm sao được Viên Thông?

    Thông rằng:

    Khoảng vũ trụ là một đại hô hấp vậy. Xuân, Hạ thở ra; Thu, Đông thở vào. Trăng sáng thở ra; trăng tối thở vào. Trước giờ Tý thở ra; sau giờ Ngọ thở vào. Con người do thở ra thở vào mà thông cùng trời đất, giống như con cá trong nước vậy. Điều hòa hơi thở ra vào đến chỗ hiện tiền không có khí giao nhau. Các đạo gia dưỡng sanh cho là hợp với tự nhiên, chẳng hiểu cái khí mịt mờ mênh mông đó, cho là Chân Tánh, xem cái tinh thuần ấy, cái vật thể ấy cho là Thức Thần. Cái chia phân tản mạn này đối với Tự Tánh có giao thiệp gì.

    Có người hỏi Tổ Đại Châu rằng : “Thế gian có pháp vượt Tự Nhiên chăng?”

    Tổ Châu đáp: “Có”.

    Hỏi: “Pháp nào vượt được?”

    Tổ Châu nói : “Kẻ rõ biết cái Tự Nhiên”.

    Hỏi: “Cái Nguyên Khí là Đạo chăng?”

    Đáp : “Nguyên Khí tự là Nguyên Khí; Đạo tự là Đạo”.

    Hỏi: “Nếu như thế, ắt phải có hai thứ vậy”.

    Tổ Châu nói : “Biết thì chẳng có hai”.

    Lại hỏi : “Thế nào là tà, thế nào là chánh?”

    Tổ Châu nói : “Tâm chạy theo vật là tà, vật theo tâm là chánh”.

    Do đây mà xét, cái thuyết điều hòa hơi thở là tâm chạy theo vật. Chia phân quá chừng, huống là được Viên Thông!



  9. #389
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts


    Kinh :

    “Lưỡi, không nhập (thì) không mối

    “Nhờ Vị, sanh có biết

    “Vị mất rồi chẳng có

    “Làm sao được Viên Thông?

    Thông rằng : Cái Nếm chẳng có Căn thì không biết Vị. Không có Căn mà biết Vị, thật là không căn cứ. Đã có Căn, bởi có Vị nhập vào mà sanh cái Biết. Vị mất thì Biết cũng mất. Căn ấy do Vị mà thành có thành không, sao được là Viên?

    Ngài Giáp Sơn ở Tổ Quy Sơn làm Điển Tòa.

    Tổ Quy hỏi rằng: “Hôm nay ăn món gì?”

    Ngài Giáp nói: “Hai năm cùng một xuân”.

    Tổ Quy nói: “Lo việc tốt lắm!”

    Ngài Giáp nói: “Rồng ở ổ phụng”.

    Tổ Đầu Tử tụng rằng:

    “Gặp nhau cậy hỏi cháo chúng sanh

    Chẳng sánh cơm thơm am Tịnh Danh

    Khí đêm chuyển theo màu phụng đỏ

    Rồng vàng sáng quấn nhánh trong trăng”.

    Lại Tổ Thê Hiền Thực thượng đường, im lặng chặp lâu, nói: “Hân hạnh có một mâm cơm, chẳng thể trộn tiêu, gừng. Tuy nhiên như thế, thử ăn xem nào!”

    Bèn xuống pháp tòa.

    Hai tắc này cũng cùng một Xuân. Ăn được rồi, mới cho là khác lưỡi biết Mùi.



  10. #390
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts


    Kinh :

    “Thân cùng chỗ chạm đồng

    “Đều chẳng biết tròn suốt

    “Hữu hạn, không thấu suốt

    “Làm sao được Viên Thông?

    Thông rằng:

    Bày rõ cái Diệu Xúc, chỉ cái thân hiển ra cái Biết. Thuần Biết mà còn sót cái thân, cũng chẳng phải là cái Biết toàn vẹn. Phải biết là cái Biết tròn đầy thấu suốt muôn pháp, chẳng nhờ thân biết. Nay thân có chạm xúc, là có giới hạn bến bờ, chẳng được Viên Thông vậy.

    Thái sử Huỳnh Sơn Cốc ra mắt thiền sư Tử Tâm Tân, theo chúng nhập thất.

    Tổ Tân trợn mắt hỏi rằng: “Lão già Tân chết, quan học sĩ chết, thiêu thành hai đống tro, hướng chốn nào gặp nhau?”

    Ông Cốc không có lời đáp.

    Tổ Tân bắt phải ra thất, nói rằng: “Chỗ hối đường dành cho người tham được, quan chưa ở trong đó”.

    Sau ông làm Tả Quan ở Kiềm Nam, đạo lực càng mạnh. Trong chỗ không nghĩ niệm, liền rõ chỗ hỏi của Tổ Tử Tâm. Trả lời thơ rằng: “Năm xưa nhờ ơn khó nhọc nhắc nhở, mà vẫn say trong mộng, phảng phất ở trong bóng sáng. Ấy là nghi tình chẳng dứt, mạng căn chẳng đoạn, nên trông về bờ mà thối lui. Gần đây bị đổi đi làm tại Kiềm Nam, ngày nằm tỉnh giấc, bỗng nhiên nghĩ ra. Quả là bị Lão Hòa Thượng trong thiên hạ lừa dối ít nhiều vậy. Chỉ có đạo nhân Tử Tâm không chịu, mới là giúp nhau đệ nhất, vạn hạnh đệ nhất vậy”.

    Cho nên rõ suốt như Ông Sơn Cốc thì cái Chính Mình còn bất khả đắc, còn nói gì chỗ gặp nhau? Chẳng đoạn dứt mạng căn, không thể có lời này.



Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 3 người đọc bài này. (0 thành viên và 3 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •