DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 29/59 ĐầuĐầu ... 19272829303139 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 281 tới 290 của 588
  1. #281
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts


    Kinh :

    “Cái Thấy tuy rỗng suốt

    “Rõ trước chẳng rõ sau

    “Bốn bề thiếu một nửa

    “Làm sao được Viên Thông?


    Thông rằng:

    Cái Thấy của con mắt, rõ trước chẳng rõ sau. Cái Thấy của Tâm chẳng phải là mắt, gọi là thấy trong thấy. Vì sao cũng thiếu nửa phần? Chỉ vì lọt vào Kiến Phần, bèn mất Viên Thường. Cho nên căn mắt không được chọn.

    Tổ Nam Tuyền tham kiến Trung Quốc Sư.

    Quốc sư hỏi: “Chốn nào lại?”

    Đáp rằng: “Giang Tây lại”.

    Hỏi: “Lại đem được chơn Mã Tổ đến chăng?”

    Đáp rằng: “Chỉ cái ấy là phải”.

    Quốc sư nói: “Cái phù trừ quỷ sau lưng!”

    Tổ Tuyền liền im luôn.

    Tổ Trường Khánh Lăng nói: “Thật giống như chẳng biết”.

    Tổ Bửu Phước nói thêm rằng: “Xét chẳng đến cái yên ổn này của Hòa Thượng”.

    Tổ Vân Cư Tích nói: “Hai vị tôn túc đây đều nâng đỡ cái sau lưng. Chỉ như Nam Tuyền im luôn là vì nâng đỡ cái trước mặt hay nâng đỡ cái sau lưng?”

    Tổ Huyền Sa chỉ vị tăng qua đời nói: “Trước mặt chạm mắt là Bồ Đề, thần quang muôn dặm: Tướng sau đảnh”.

    Nhân có kệ rằng:

    “Vạn dặm thần quang tướng đảnh sau

    Khi mà không đảnh ngóng về đâu?

    Sự đã thành, ý đã thôi

    Tin tức trong kia trọn khắp nơi

    Người trí trong liêu bèn nắm lấy

    Chẳng thoáng so đo bị mất rồi”.


    Hai tắc này hỗ tương bày tỏ, chỗ thấy đồng nhau, chẳng quý sao?



  2. #282
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts


    Kinh :

    “Mũi thở ra vào thông

    “Giữa, khí không chỗ giao

    “Chia phân chẳng dung nhập

    “Làm sao được Viên Thông?

    Thông rằng:

    Khoảng vũ trụ là một đại hô hấp vậy. Xuân, Hạ thở ra; Thu, Đông thở vào. Trăng sáng thở ra; trăng tối thở vào. Trước giờ Tý thở ra; sau giờ Ngọ thở vào. Con người do thở ra thở vào mà thông cùng trời đất, giống như con cá trong nước vậy. Điều hòa hơi thở ra vào đến chỗ hiện tiền không có khí giao nhau. Các đạo gia dưỡng sanh cho là hợp với tự nhiên, chẳng hiểu cái khí mịt mờ mênh mông đó, cho là Chân Tánh, xem cái tinh thuần ấy, cái vật thể ấy cho là Thức Thần. Cái chia phân tản mạn này đối với Tự Tánh có giao thiệp gì.

    Có người hỏi Tổ Đại Châu rằng : “Thế gian có pháp vượt Tự Nhiên chăng?”

    Tổ Châu đáp: “Có”.

    Hỏi: “Pháp nào vượt được?”

    Tổ Châu nói : “Kẻ rõ biết cái Tự Nhiên”.

    Hỏi: “Cái Nguyên Khí là Đạo chăng?”

    Đáp : “Nguyên Khí tự là Nguyên Khí; Đạo tự là Đạo”.

    Hỏi: “Nếu như thế, ắt phải có hai thứ vậy”.

    Tổ Châu nói : “Biết thì chẳng có hai”.

    Lại hỏi : “Thế nào là tà, thế nào là chánh?”

    Tổ Châu nói : “Tâm chạy theo vật là tà, vật theo tâm là chánh”.

    Do đây mà xét, cái thuyết điều hòa hơi thở là tâm chạy theo vật. Chia phân quá chừng, huống là được Viên Thông!



  3. #283
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts


    Kinh :

    “Lưỡi, không nhập (thì) không mối

    “Nhờ Vị, sanh có biết

    “Vị mất rồi chẳng có

    “Làm sao được Viên Thông?


    Thông rằng :

    Cái Nếm chẳng có Căn thì không biết Vị. Không có Căn mà biết Vị, thật là không căn cứ. Đã có Căn, bởi có Vị nhập vào mà sanh cái Biết. Vị mất thì Biết cũng mất. Căn ấy do Vị mà thành có thành không, sao được là Viên?

    Ngài Giáp Sơn ở Tổ Quy Sơn làm Điển Tòa.

    Tổ Quy hỏi rằng: “Hôm nay ăn món gì?”

    Ngài Giáp nói: “Hai năm cùng một xuân”.

    Tổ Quy nói: “Lo việc tốt lắm!”

    Ngài Giáp nói: “Rồng ở ổ phụng”.

    Tổ Đầu Tử tụng rằng:

    “Gặp nhau cậy hỏi cháo chúng sanh

    Chẳng sánh cơm thơm am Tịnh Danh

    Khí đêm chuyển theo màu phụng đỏ

    Rồng vàng sáng quấn nhánh trong trăng”.


    Lại Tổ Thê Hiền Thực thượng đường, im lặng chặp lâu, nói: “Hân hạnh có một mâm cơm, chẳng thể trộn tiêu, gừng. Tuy nhiên như thế, thử ăn xem nào!”

    Bèn xuống pháp tòa.

    Hai tắc này cũng cùng một Xuân. Ăn được rồi, mới cho là khác lưỡi biết Mùi.



  4. #284
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts


    Kinh :

    “Thân cùng chỗ chạm đồng

    “Đều chẳng biết tròn suốt

    “Hữu hạn, không thấu suốt

    “Làm sao được Viên Thông?


    Thông rằng:

    Bày rõ cái Diệu Xúc, chỉ cái thân hiển ra cái Biết. Thuần Biết mà còn sót cái thân, cũng chẳng phải là cái Biết toàn vẹn. Phải biết là cái Biết tròn đầy thấu suốt muôn pháp, chẳng nhờ thân biết. Nay thân có chạm xúc, là có giới hạn bến bờ, chẳng được Viên Thông vậy.

    Thái sử Huỳnh Sơn Cốc ra mắt thiền sư Tử Tâm Tân, theo chúng nhập thất.

    Tổ Tân trợn mắt hỏi rằng: “Lão già Tân chết, quan học sĩ chết, thiêu thành hai đống tro, hướng chốn nào gặp nhau?”

    Ông Cốc không có lời đáp.

    Tổ Tân bắt phải ra thất, nói rằng: “Chỗ hối đường dành cho người tham được, quan chưa ở trong đó”.

    Sau ông làm Tả Quan ở Kiềm Nam, đạo lực càng mạnh. Trong chỗ không nghĩ niệm, liền rõ chỗ hỏi của Tổ Tử Tâm. Trả lời thơ rằng: “Năm xưa nhờ ơn khó nhọc nhắc nhở, mà vẫn say trong mộng, phảng phất ở trong bóng sáng. Ấy là nghi tình chẳng dứt, mạng căn chẳng đoạn, nên trông về bờ mà thối lui. Gần đây bị đổi đi làm tại Kiềm Nam, ngày nằm tỉnh giấc, bỗng nhiên nghĩ ra. Quả là bị Lão Hòa Thượng trong thiên hạ lừa dối ít nhiều vậy. Chỉ có đạo nhân Tử Tâm không chịu, mới là giúp nhau đệ nhất, vạn hạnh đệ nhất vậy”.

    Cho nên rõ suốt như Ông Sơn Cốc thì cái Chính Mình còn bất khả đắc, còn nói gì chỗ gặp nhau? Chẳng đoạn dứt mạng căn, không thể có lời này.


  5. #285
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts


    Kinh :

    “Ý căn xen loạn tưởng

    “(Tánh) Lặng Nhiên rốt chẳng thấy

    “Tưởng niệm chẳng thể thoát

    “Làm sao được Viên Thông?


    Thông rằng:

    Ý căn đã thuộc về hiểu biết. Hiểu biết ắt tư tưởng tạp loạn nổi lên, như biển nổi sóng đào, nơi Tánh Lặng Nhiên rốt chẳng thể thấy. Dù khiến cái hiểu biết trở về chỗ không hiểu biết, tư tưởng về chỗ không tư tưởng cũng thuộc về tưởng niệm, chưa dễ giải thoát, nên chẳng thể được Viên Thông.

    Có nhà sư hỏi Thiều Quốc Sư : “Như sao là chẳng chứng một pháp?”

    Tổ đáp : “Mắc trong ngôn ngữ”.

    Hỏi : “Như sao là chứng các pháp?”

    Đáp : “Say đắm làm chi?”

    Rồi bèn nói: “Chỉ như sơn tăng này, đối đáp kia như vậy, các vị Thượng Tọa hiểu ra làm sao? Chẳng phải tướng chân thật là thế ư ? Chẳng phải ngay lúc này không có một pháp nào để chứng đấy ư ? Chẳng phải rõ biết chỗ đi đến của y đấy ư? Chẳng phải là toàn thể hiển lộ đấy ư? Chớ am hiểu lầm! Kiến giải thế này, gọi là nương cỏ bám cây, cùng Phật Pháp cách xa trời đất! Giả như vấn đáp biện luận như nước chảy sông trôi cũng chỉ thành được cái tri kiến điên đảo. Nếu chỉ quý lời đáp biện luận, có gì khó đâu? Chỉ e vô ích cho người, trở thành dối gạt. Như các Thượng Tọa, chỗ học, biện luận, vấn đáp trước kia, nói đạo lý cho lắm, vì sao mà tâm nghi chẳng dừng? Nghe phương tiện của Thánh xưa một mực chẳng hội, chỉ vì nhiều hư ít thật. Chẳng bằng các Thượng Tọa ở dưới gót chân một phen nhìn ra, xem đó là đạo lý gì, có bao nhiêu pháp môn để cho các vị tự nghi tự giải. Mới biết việc học trước kia chỉ là căn nguyên sanh tử, kế sống trong Ấm Giới. Do đó, cổ nhân nói “Chẳng thoát kiến văn, như trăng chìm trong nước”. Vô sự, trân trọng”.

    Kiến văn còn chẳng thể thoát, huống là tưởng niệm ư? Trên đây là theo năm Căn mà nhập, chẳng hợp với người Sơ Tâm.



  6. #286
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts


    Kinh :

    “Nhãn thức bởi Căn, Trần

    “Gạn cùng, không có tướng

    “Cả tự thể không định

    “Làm sao được Viên Thông?


    Thông rằng:

    Cảnh thuộc Tướng Phần, Thức thuộc Kiến Phần. Cái Thấy của Nhãn Thức là Căn và Cảnh hợp, Thức sanh ở giữa, ba thứ hòa hợp mà thành. Gạn đến gốc rễ thì cái Thấy này vốn không tự thể, không có tướng gì nắm bắt được. Hòa hợp thì có, chẳng hòa hợp thì không nên nói là chẳng định. Vốn là vô định thể, sao có thể chứng Viên Thông?

    Thần Hội, tuổi mới mười ba, từ Ngọc Tuyền đến tham hỏi Lục Tổ.

    Tổ nói: “Bậc trí thức gian khổ ở xa đến, lại đem được gốc đến chăng? Như có gốc thì hẳn biết chủ, thử nói ra xem”.

    Thần Hội nói: “Lấy vô trụ làm gốc, thấy tức là chủ”.

    Tổ nói: “Sa Di này! Sao hợp được lời nói ấy”.

    Thần Hội mới hỏi rằng: “Hòa Thượng ngồi thiền là thấy hay chẳng thấy?”

    Tổ lấy gậy đánh ba cái, nói: “Ta đánh ông là đau hay chẳng đau?”

    Đáp rằng : “Cũng đau cũng chẳng đau”.

    Tổ nói : “Ta cũng thấy cũng chẳng thấy”.

    Thần Hội hỏi : “Sao là cũng thấy cũng chẳng thấy?”

    Tổ nói: “Chỗ thấy của ta là thường thấy lỗi lầm nơi tự tâm; chẳng thấy sự đúng sai tốt xấu của người, đó là cũng thấy cũng chẳng thấy. Ông nói cũng đau cũng chẳng đau là sao? Ông nếu chẳng đau, thì đồng với gỗ đá, nếu đau thì đồng với phàm phu, liền nổi hờn giận. Trước, ông hỏi thấy hay chẳng thấy, đó là hai bên; đau hay chẳng đau, đó là sanh diệt. Tự Tánh ông còn chẳng thấy, sao dám giỡn người?”

    Thần Hội lễ bái tạ tội.

    Tổ nói : “Ông bằng tâm mê chẳng thấy, thì hỏi thiện tri thức chỉ đường. Ông bằng tâm ngộ, tức tự thấy Tánh, đúng pháp tu hành. Ông tự mê chẳng thấy lại đi hỏi Ta thấy với chẳng thấy. Ta tự biết thấy, đâu đợi cái mê của ông. Ông bằng tự thấy, cũng chẳng đợi chuyện Ta mê. Sao không tự biết tự thấy, mà hỏi Ta thấy với chẳng thấy?”

    Thần Hội lại lạy hơn trăm lạy, xin tạ lỗi lầm, hầu hạ một bên.

    Một hôm, Tổ nói với chúng rằng: “Ta có một vật, không đầu không đuôi, không danh không tự, không lưng, không mặt, các ngươi có biết chăng?”

    Thần Hội bước ra, nói: “Đó là cội nguồn của Chư Phật, Phật Tánh của Thần Hội”.

    Tổ nói: “Đã nói là không danh không tự, ông liền gọi là cội nguồn, Phật Tánh. Ông đi mà có mái tranh che đầu, rốt chỉ thành một tông đồ tri giải”.

    Nếu lúc ấy mà như Nhị Tổ: xá bái rồi y chỗ mà đứng, thì có lỗi gì?



  7. #287
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts


    Kinh:

    “Tâm nghe suốt mười phương

    “Do nhân lớn nguyện lực

    “Sơ Tâm khó thể đến

    “Làm sao được Viên Thông?

    Thông rằng:

    Chẳng dùng Tai nghe, chẳng dùng Thức nghe nên nói là Tâm nghe, là đã chứng quả vị, cùng Đức Quan Thế Âm nghe suốt mười phương tròn sáng không khác. Chỗ này cũng là nói “Ta cũng theo trong ấy chứng, chẳng phải chỉ duy nhất Đức Phổ Hiền”. Tâm nghe rỗng suốt mười phương, việc ngoài hằng sa thế giới không gì chẳng biết. Do nơi Nhân Địa phát tâm, Hạnh Nguyện cực đại, khắp cõi hư không không đâu chẳng suốt đến. Có cái Nhân lớn này nên chứng đại Quả ấy. Cái ấy chẳng phải đại căn đại khí thì không thể tiếp nhận đảm đương, chẳng như xoay lại cái Nghe, huân tu tánh Nghe, lần hồi nhập vào. Điều này người Sơ Tâm chưa dễ khế hợp, khó được Viên Thông, với các chỗ nói khác có chút khác biệt.

    Thiền sư Động Sơn Lẫm, ngày chỉ ngồi tịnh. Một bữa, kêu thị giả hãy xuống pháp đường, bảo kẻ kéo cây đừng làm hư thềm bực.

    Thị giả ra xem, thấy chẳng có ai, trở lại thưa: “Vắng vẻ, không có bóng người nào”.

    Tổ Lẫm lại khiến kiếm tìm. Thị giả đến thềm cúi xem, thì ra bầy kiến kéo cái cánh con chuồn chuồn, theo bực thềm đi lên.

    Đây là cực tịnh nên phát ra cái linh tri vậy, nên nghe tiếng con kiến như tiếng sấm. Huống gì cái Tâm nghe của Đức Phổ Hiền, tột cùng rộng lớn hơn ở đây biết bao?



  8. The Following User Says Thank You to Thiện Tâm For This Useful Post:

    lamebay (10-16-2015)

  9. #288
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts


    Kinh :

    “Quán chót mũi vốn quyền cơ

    “Chỉ để nhiếp tâm trụ

    “Trụ, tâm thành có trụ

    “Làm sao được Viên Thông?

    Thông rằng :

    Nhiếp tâm thật là khó khăn vậy. Ban đầu thì tán loạn, chỉ sợ chẳng trụ được. Mà đã được lặng yên, lại thành có chỗ trụ. Trụ và chẳng trụ đều chẳng phải là cái bản thể của vô trụ, nên chẳng được Viên Thông.

    Thầy Thạch Củng một ngày kia đang làm việc trong bếp.

    Ngài Mã Tổ thấy, hỏi rằng: “Làm gì thế?”

    Thầy Củng đáp: “Chăn trâu”.

    Ngài hỏi: “Chăn làm sao?”

    Thầy Củng nói: “Một khi vào đám cỏ, nắm mũi dắt trở lại”.

    Ngài nói: “Ông thật đúng chăn trâu”.

    Tổ Nam Tuyền dạy lời rằng: “Vương Lão Sư này chăn có một con trâu nước đực, định hướng khe Đông đi thì chẳng khỏi lúa mạ nhà vua; định hướng khe Tây đi cũng chẳng khỏi lúa mạ nhà vua. Sao bằng tùy phận đớp chơi chơi (ít ít), đời nào thấy được!”

    Tổ Thiên Đồng nêu rằng: “Nam Tuyền chăn trâu khá là kỳ đặc! Dầu cho chốn chốn canh giữ cũng chẳng xong. Vì sao như thế ? Vì kia tùy phận đớp chơi chơi!”

    Tổ Vân Môn nói: “Hãy nói trong trâu đớp hay ngoài trâu đớp? Ngay dù ông nói được chỗ ăn rành rẽ, tôi lại hỏi ông tìm trâu ở đâu ?”

    Tổ Đại Quy gạn hỏi rằng: “Vân Môn chỉ biết tìm trâu, chẳng biết xỏ mũi!”

    Đưa cây gậy lên, nói: “Ba đời Chư Phật cùng lỗ mũi của Lão Hòa Thượng trong thiên hạ bị cây gậy của sơn tăng nhất thời xuyên suốt! Hãy nói lỗ mũi sơn tăng ở đâu?”

    Chặp lâu, nói: “Phao tội cho người, dùng toàn tội buộc!”

    Nếu nơi tất cả quyền cơ này mà xuyên suốt, thì rõ ràng tìm ra lỗ mũi, quyết định được vô thượng Viên Thông!



  10. #289
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts


    Kinh :

    “Thuyết pháp, phát tiếng, câu

    “Trước khai ngộ mới thành

    “Câu, chữ chẳng vô lậu

    “Làm sao được Viên Thông?

    Thông rằng:

    Căn Lưỡi chỉ có thể phân biệt mùi vị, Thức Lưỡi mới sử dụng âm thanh, thuyết pháp thế gian và xuất thế gian để khai ngộ cho người. Nhưng việc khai ngộ chỉ dành cho người đã thành tựu trước, khi ấy cảm hóa như mưa, chẳng phải chỉ có lời nói cho ra thôi vậy. Huống gì thể chữ thể câu, chẳng lìa văn tự, chẳng phải là pháp vô lậu. Như ngón tay chỉ mặt trăng, ngón tay chẳng phải là mặt trăng, sao có thể được Viên Thông?

    Tổ Pháp Nhãn thượng đường; đại chúng đứng đã lâu, mới nói rằng: “Chỉ như vậy đó mà giải tán đi! Liệu có đạo lý Phật Pháp hay không? Thử nói xem! Nếu không, lại đến trong ấy làm gì? Nếu có thì trong chợ búa, chốn đông người cũng có. Nào phải đến trong kia! Các ông mỗi người từng đọc bộ Hoàn Nguyên Quán, Bá Môn Nghĩa Hải, Hoa Nghiêm Luận, Niết Bàn Kinh, lắm thứ văn sách, cuốn nào trong giáo điển có cái thời tiết ấy? Nếu có, thử đưa ra xem. Nếu trong kinh ấy có cái lời nói ấy, thì đó là thời tiết gì, làm sao giao thiệp? Bởi thế mà nói “Có chút xíu lời vướng nơi tâm tánh, thường làm cái trường duyên ra lo nghĩ”. Cái thật tế ở ngay trước mắt đổi thành cái cảnh của danh tướng. Lại làm sao đổi được đây? Nếu đã đổi đi, lại làm sao chánh được đây? Có am hiểu chăng? Chỉ ghi nhớ lời sách, có chỗ nào dùng được!”

    Đáng tin thay, câu chữ chẳng phải là cái Vô Lậu, chẳng có thể được Viên Thông.



  11. #290
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts
    Kinh :

    “Giữ Giới chỉ buộc thân

    “Không thân, không chỗ buộc

    “Vốn chẳng khắp tất cả

    “Làm sao được Viên Thông?

    Thông rằng:

    Pháp Thân vô lượng, chẳng mượn ở tu hành làm ra. Cái Ứng Thân có hạn, dễ dàng tạo nghiệp, phải mượn nhờ Giới Luật mà kềm buộc nó. Sự kềm buộc này chỉ thi hành cho Ứng Thân, nhưng không thể dùng thông cho lý Pháp Thân, nên chẳng phải khắp tất cả. Chẳng khắp tức chẳng thể được Viên Thông.

    Thiền sư Hoàng Bách Huệ, tuổi nhỏ xuất gia, theo nghiệp Kinh Luận. Nhân thọ thêm Bồ Tát Giới mà than rằng: “Nhiếp giữ Luật Nghi Giới của bậc đại sĩ với gốc thọ Thanh Văn Giới của ta đều “Chỉ, Trì, Tác, Phạm”. Nhưng trong Thiên Tụ thêm bớt, cành gốc chung riêng, ý chế định lại nhiều, đều vi tế khó ngăn ngừa. Lại nữa, theo chỗ nhiếp điều thiện, chưa từng làm được ít phần. Huống làm được lợi ích cho chúng sanh ư? Vả chăng cái thân mạng bọt huyễn thế gian, đâu khá lưu luyến!”

    Do đấy dẹp khóa giảng, muốn đem thân nhảy vào nước nuôi loài tôm cá.

    Nghĩ xong, sắp bỏ đi, bỗng có hai vị thiền giả lưu lại nói chuyện, bảo rằng : “Phương Nam cũng nhiều thiện tri thức, sao vướng đọng chi nơi một góc”.

    Từ đó hồi lại ý định.

    Bèn đến Tổ Sớ Sơn, bạch hỏi: “Sát na tiện đi” thì thế nào?”

    Tổ Sơn nói: “Che lấp hư không, ông làm sao đi?”

    Đáp rằng: “Che lấp hư không, chẳng bằng không đi”.

    Tổ Sơn bèn thôi.

    Sau đó, xuống nhà giảng tham kiến Đệ Nhất Tòa.

    Ngài Đệ Nhất Tòa nói: “Vừa rồi lời đáp rất kỳ đặc (lạ lùng)”.

    Đáp rằng: “Đấy còn là nông nổi, dám mong lòng từ bi, khai thị cho kẻ ngu muội”.

    Ngài Chủ Tòa nói: “Trong một sát na lại có nghĩ định ư?”

    Ngay lời nói xong, tức thời đốn ngộ.

    Thiền sư Nguyên Am Từ, lúc nhỏ theo Tổ Thành Đô Chánh Pháp xuất gia. Thọ Giới Luật rồi, đi đây đó giảng Luật. Nghe giảng kinh Viên Giác, đến chỗ “Bốn Đại mỗi lìa rã, nay đây vọng thân đương ở chỗ nào? Rốt ráo không thể, thật đồng huyễn hóa”.

    Nhờ đó tỉnh ngộ, làm bài tụng rằng:

    “Một hạt minh châu

    Giá lý trong ta

    Xoay được động được

    Phóng quang động địa”.


    Hai vị tôn túc đây, chẳng lìa ngoài huyễn thân mà chứng Pháp Thân, có “Chẳng Khắp” gì đâu?



Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 3 người đọc bài này. (0 thành viên và 3 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •