DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 1/6 123 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 59
  1. #1
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts

    Trích đăng Truyền Đăng Lục Quyển 5



    Trích đăng Truyền Đăng Lục Quyển 5

    Bài 64.

    Kính Quý Đạo Hữu !

    Bài viết về đức Lục Tổ Huệ Năng tuy đã từng đăng ở cuối quyển 3 (vì mục đích muốn cho liền mạng mạch 33 vị Tổ), nay vì muốn thuận theo nguyên bản Truyền Đăng Lục nên Cường đăng lại (nhưng nội dung không lặp lại).

    Kính báo !


    _____________



    33. TỔ HUỆ NĂNG ĐẠI SƯ 慧能大師

    Họ ngoài đời là Lư. Gốc người Phạm Dương, cha là Hành Thao năm Võ Đức (618 – 626 – Đường Cao Tổ) làm quan bị giáng chức, đày đi Nam Hải, đến Tân Châu rồi làm dân ở đó.
    Ba tuổi cha mất, mẹ Ngài thủ tiết nuôi con. Đến lớn gia cảnh càng nghèo khó, Ngài kiếm củi bán
    nuôi sống qua ngày. Một hôm gánh củi vào chợ, nghe khách tụng kinh Kim Cang, giật mình hỏi khách:

    - Đó là pháp gì? Được từ thầy nào?

    Khách đáp:

    - Pháp đó tên Kinh Kim Cang, được từ Nhẫn Đại sư ở Hoàng Mai.

    Sư bèn thưa với mẹ, bày tỏ ý tìm thầy để cầu pháp. Thẳng đến Thiều Châu, gặp kẻ sĩ cao hạnh Lưu Chí Lược, kết bạn giao hữu. Ni Vô Tận Tạng là cô của Chí Lược, thường tụng kinh Niết Bàn, Sư nghe qua liền giải nghĩa kinh cho nghe. Ni cầm quyển kinh lên hỏi về chữ, Sư nói:

    - Chữ thì không biết, nghĩa thì cứ hỏi.

    Ni nói:

    - Chữ còn không biết, làm sao hiểu nghĩa được?

    Sư đáp:

    - Diệu lý chư Phật chẳng quan hệ gì đến văn tự.

    Ni nghe hết sức ngạc nhiên, thông báo các cụ lớn tuổi trong thôn xóm rằng "Năng là người hữu đạo, nên thỉnh cúng dường". Từ đó người địa phương đua nhau đến chiêm lễ. Gần đó có nền đất cũ chùa Bảo Lâm, chúng bàn bạc sửa chữa xây cất thêm, mời Sư đến ở. Bốn chúng tụ tập đông đúc, chẳng bao lâu chùa trở thành ngôi bảo phường. Một hôm Sư chợt nghĩ:

    - Ta cầu đại pháp đâu được dừng lại giữa đường.

    Hôm sau liền đến trong thạch thất, núi Tây Sơn huyện Xương Lạc, gặp thiền sư Trí Viễn. Sư bèn thỉnh ích, Viễn nói:

    - Xem ông thần tư sáng sủa hơn hết, có lẽ là người phi thường. Ta nghe Bồ đề Đạt ma từ Tây vực đến đây, truyền tâm ấn ở Hoàng Mai, ông nên đến đó tham quyết.

    Sư từ giã, đến thẳng chùa Đông Thiền huyện Hoàng Mai, nhằm năm Đường Hàm Hanh thứ hai (năm 671). Hoằng Nhẫn Đại sư gặp một lần thầm lặng mà biết Sư, sau truyền y pháp và dạy Sư ẩn trong vùng Hoài Tập, Tứ Hội.

    Đến ngày mùng 8 tháng giêng năm Nghi Phụng nguyên niên, năm bính tý (676 - Đường Cao Tông), Sư tới Nam Hải gặp pháp sư Ấn Tông giảng kinh Niết Bàn ở chùa Pháp Tánh. Sư tạm ngụ dưới chái chùa, chiều tối gió tốc thổi lá phướn chùa, nghe hai ông tăng tranh luận, người thì nói phướn động người thì nói gió động, đối đáp qua lại mãi mà chưa chịu ngã ngũ. Sư nói:

    - Cho kẻ dung tục này tham dự cao luận ngay được không ạ? Thật ra gió phướn chẳng động, tâm mình động thôi!

    Ấn Tông tình cờ nghe lời nói đó rất ngạc nhiên mà kính sợ, hôm sau mời Sư vào thất hỏi về nghĩa gió phướn. Sư viện lý giảng giải đầy đủ, Ấn Tông bất giác đứng dậy hỏi:

    - Nhất định hành giả là người phi thường, thầy của hành giả là ai?

    Sư kể lại tự sự nhân do đắc pháp. Từ đó Ấn Tông giữ lễ đệ tử, xin được thọ nhận thiền yếu và báo tứ chúng:

    - Ấn Tông thật đáng là phàm phu, nay may gặp được nhục thân Bồ tát.

    Liền chỉ Lư cư sĩ đang dưới toà, bảo:

    - Chính là người đó.

    Nhân mời Sư xuất trình tín y được Ngũ Tổ truyền để mọi người chiêm lễ.

    Đến ngày rằm tháng giêng, Ấn Tông hội các bậc danh đức xuống tóc Sư. Ngày mùng 8 tháng hai, Sư
    thọ giới cụ túc ở chùa Pháp Tánh với luật sư Trí Quang. Giới đàn ấy do Ngài Tam tạng Cầu na Bạt đà la dựng nên vào triều Tiền Tống (420 – 479), Ngài Tam tạng huyền ký:

    - Sau sẽ có nhục thân Bồ tát thọ giới tại giới đàn này.

    Lại cuối triều Lương (502-556), Ngài Tam tạng Chơn Đế tự tay trồng hai cây bồ đề ở gần bên giới đàn, bảo chúng:

    - Một trăm hai mươi năm sau, có đại sĩ diễn thuyết vô thượng thừa dưới hai cây này, độ vô lượng chúng.

    Sư thọ giới cụ túc rồi, khai diễn pháp môn Đông Sơn dưới hai cây đó, đúng như lời huyền ký.

    Năm sau 677, ngày mùng 8 tháng hai, bỗng nhiên Sư báo chúng:

    - Ta không muốn ở đây, cần trở lại chỗ ẩn trước.

    Bấy giờ Ấn Tông cùng tăng chúng và tại gia cư sĩ hơn nghìn người, tiễn Sư về chùa Bảo Lâm.

    Thứ sử Thiều Châu là Vi Cừ thỉnh Sư đến chùa Đại Phạm trong thành, chuyển diệu pháp luân và thọ Vô tướng tâm địa giới. Môn nhân ghi chép các điều mục thành Đàn Kinh lưu truyền thạnh hành ở thế gian. Nhưng Sư lại trở về Tào Khê, ở chùa Bảo Lâm thuyết đại pháp vũ, học giả không dưới số nghìn.

    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  2. Chủ đề tương tự

    1. Trích đăng Truyền Đăng Lục Quyển 4
      Gửi bởi lavinhcuong trong mục THIỀN TÔNG
      Trả lời: 45
      Bài cuối: 06-23-2015, 09:22 AM
    2. Trích đăng Truỳên Đăng Lục _ quyển 3
      Gửi bởi lavinhcuong trong mục THIỀN TÔNG
      Trả lời: 15
      Bài cuối: 06-21-2015, 09:22 AM
    3. Trích đăng Truỳên Đăng Lục _ quyển 2
      Gửi bởi lavinhcuong trong mục THIỀN TÔNG
      Trả lời: 25
      Bài cuối: 06-20-2015, 08:33 AM
    4. Trích đăng Truỳên Đăng Lục
      Gửi bởi lavinhcuong trong mục THIỀN TÔNG
      Trả lời: 42
      Bài cuối: 06-18-2015, 09:49 AM
    5. Truyền đăng lục ~ Hoạt hình Phật giáo
      Gửi bởi minhquang trong mục Video liên quan Phật giáo
      Trả lời: 0
      Bài cuối: 06-17-2015, 10:03 PM
  3. #2
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts


    Năm Thần Long nguyên niên 705, vua Trung Tông ban chiếu:

    “Trẫm đã thỉnh hai thầy An và Tú vào trong cung cúng dường, mỗi khi rỗi rảnh trong muôn một mà tham cứu Nhất thừa".

    Hai thầy đều khiêm tốn từ nhượng:

    “Phương Nam có thiền sư Huệ Năng mật thọ y pháp từ Nhẫn Đại sư, bệ hạ nên mời người đó đến thưa hỏi”.

    Vua sai nội thị Tiết Giản đem chiếu nghênh thỉnh : "Mong Sư thương nghĩ mau phó thượng kinh.”

    Sư dâng biểu thác bệnh để từ chối, nguyện được hết đời ở chốn núi rừng.

    Tiết Giản thưa:

    - Các vị thiền đức ở kinh thành đều nói: “Muốn hội được đạo ắt phải tọa thiền tập định, nếu không nhờ thiền định mà được giải thoát thì chưa có chuyện đó”. Chưa biết Sư nói pháp như thế nào?

    Sư nói:

    - Đạo do ngộ tâm, há do ngồi đâu? Kinh nói: “Nếu thấy Như Lai hoặc ngồi hoặc nằm, người đó hành tà đạo"(nhược kiến như lai nhược toạ nhược ngoạ thị hành tà đạo). Tại sao vậy? "Như Lai không từ đâu đến cũng không đi đâu” (vô sở tùng lai diệc vô sở khứ). Thế thì, không sanh diệt là Như Lai thanh tịnh thiền, chư pháp không tịch là Như Lai thanh tịnh tọa, rốt ráo không có chứng đắc, huống chi là ngồi ư?

    Giản thưa:

    - Đệ tử trở về chúa thượng ắt hỏi, xin hòa thượng từ bi chỉ dạy tâm yếu.

    Sư nói:

    - Đạo không có sáng tối, sáng tối là nghĩa đắp đổi nhau. Sáng, sáng hoài cũng có lúc hết.

    Giản nói:

    - Sáng dụ cho trí tuệ, tối dụ cho phiền não. Người tu đạo nếu không đem trí tuệ chiếu phá phiền não thì sanh tử từ vô thủy nhờ đâu mà xuất ly được?

    Sư nói:

    - Nếu đem trí tuệ chiếu phá phiền não thì đó là căn cơ nhỏ của hàng nhị thừa, xe dê nai … Hàng đại căn thượng trí đều không như thế.

    Giản hỏi:

    - Thế nào là kiến giải đại thừa?

    Sư nói:

    - Minh và vô minh tánh chúng không hai, tánh không hai tức là thật tánh. Tánh thật đó nơi phàm ngu mà không giảm, ở thánh hiền mà không tăng, ở phiền não mà không loạn, trong thiền định mà không lặng. Không đoạn không thường, không đến không đi, không ở trung gian cùng với trong ngoài, chẳng sanh chẳng diệt tánh tướng như như, thường trụ không đổi đời. Đó gọi là đạo.

    Giản nói:

    - Sư nói chẳng sanh chẳng diệt có khác gì ngoại đạo?

    Sư dạy:

    - Cái mà ngoại đạo nói chẳng sanh chẳng diệt, là đem cái diệt ngăn cái sanh, lấy cái sanh làm rõ cái diệt; diệt cũng như chẳng diệt, (cũng như) sanh nói là không sanh. Cái mà ta nói chẳng sanh chẳng diệt, là xưa vốn không sanh nay cũng không diệt, vì thế chẳng đồng ngoại đạo.Ông muốn biết tâm yếu, chỉ cần tất cả việc thiện ác đều chớ nghĩ suy, tự nhiên được vào tâm thể thanh tịnh, trạm nhiên (trong trẻo) thường tịch mà diệu dụng như hằng sa.

    Giản nhờ chỉ dạy hoát nhiên (thông suốt) đại ngộ.

    Lễ từ trở về cửa khuyết, dâng biểu tâu lên lời Sư nói. Vua ban chiếu cảm tạ Sư và ban tặng Y ca sa ma nạp, 500 xấp lụa và một bảo bát. Ngày 19 tháng chạp ban sắc đổi tên Bảo Lâm cổ tự thành chùa Trung Hưng.

    Ngày 18 tháng 11 năm Thần Long thứ ba 707, vua lệnh thứ sử Thiều Châu (Vi Cừ) sửa sang xây cất và trang trí thêm chùa Trung Hưng, ban biển ngạch là Pháp Tuyền Tự. Và chùa tại quê nhà Sư ở Tân Châu là Quốc Ân Tự.

    Một hôm Sư dạy chúng:

    - Này các thiện tri thức, mỗi người các ông hãy tịnh tâm lắng nghe ta thuyết pháp. Tự tâm mỗi người các ông là Phật, chớ nên hồ nghi, ngoài tự tâm không một vật nào có thể kiến lập, muôn thứ pháp đều do bổn tâm sanh. Thế nên Kinh nói: “Tâm sanh các thứ pháp sanh, tâm diệt các thứ pháp diệt”. Nếu muốn thành tựu chủng trí, phải đạt nhất tướng tam muội và nhất hạnh tam muội. Nếu đối với tất cả chỗ mà không trụ tướng, nơi tướng ấy chẳng sanh ưa ghét cũng không lấy bỏ, không nghĩ đến các việc lợi ích thành hoại … mà an nhàn điềm tĩnh hư dung đạm bạc, đó gọi là nhất tướng tam muội. Nếu ở mọi nơi đi đứng nằm ngồi, hành trực tâm thuần nhất thì chỗ nào cũng là đạo tràng bất động, mới thành chơn tịnh độ, đó gọi là nhất hạnh tam muội.Nếu người gồm đủ hai thứ tam muội này, tợ như đất có sẵn hạt giống, chỉ hay gìn giữ trưởng dưỡng sẽ thành tựu cái thật kia, nhất tướng và nhất hạnh cũng giống như vậy. Nay ta thuyết pháp như trời mưa thấm nhuần khắp cả đại địa, Phật tánh các ông dụ như những hạt giống, gặp mưa thấm ướt đều được phát sanh. Ai theo ý chỉ ta quyết định được bồ đề, y theo ta dạy mà hành nhất định chứng diệu quả.

    Năm Tiên Thiên nguyên niên (cuối năm 712 – Đường Huyền Tông), Sư báo đồ chúng:

    - Ta luống thẹn thọ y pháp Nhẫn Đại sư, nay thuyết pháp cho các ông mà không truyền y. Bởi vì tín căn các ông đã thuần thục, nhất định không nghi, kham nhận đại sự. Hãy nghe ta nói kệ:

    心地含諸種  
    普雨悉皆生

    頓悟華情已  
    菩提果自成


    Tâm địa hàm chư chủng,
    Phổ vũ tất giai sanh.
    Đốn ngộ hoa tình dĩ,
    Bồ đề quả tự thành.


    (Tâm địa chứa các giống,
    Gặp mưa ắt nảy mầm.
    Đốn ngộ hoa tình rồi,
    Quả Bồ đề tự thành).


    Sư thuyết kệ xong, lại nói:

    - Pháp ấy không hai, tâm ấy cũng vậy. Đạo ấy thanh tịnh cũng không có các tướng, các ông cẩn thận đừng quán tâm ấy là tịnh và không ngơ. Tâm vốn tịnh đó không thể lấy hay bỏ được. Mỗi người hãy tự nỗ lực tùy duyên đi nhé.





    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  4. #3
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts


    Bài 65.


    (Tiếp theo)

    Sư thuyết pháp lợi sanh trải qua bốn mươi năm. Ngày mùng 6 tháng bảy năm đó 712, Sư bảo các đệ tử đến chùa Quốc Ân ở Tân Châu, lo xây tháp Báo Ân và lại sai gia công đôn đốc.
    Lại có vị tăng xứ Thục tên Phương Biện, đến yết kiến Sư, thưa:

    - Chuyên đắp tượng.

    Sư nghiêm sắc mặt, bảo:

    - Đắp thử xem!

    Phương Biện không lãnh hội yếu chỉ. Rồi đắp chơn tướng Sư, cao khoảng 7 tấc, đường nét rất tinh xảo. Sư nhìn Biện, nói:

    - Ông khéo đắp tính chất, không khéo đắp tính Phật.

    Sư lấy y vật đền đáp cho, tăng lễ tạ rồi đi.

    Năm Tiên Thiên thứ hai 713, ngày mùng một tháng bảy, Sư báo môn nhân:

    - Ta muốn về Tân Châu, các ông mau chuẩn bị thuyền chèo phương tiện.

    Lúc đó, đại chúng thương mến xin Sư tạm ở lại. Sư nói:

    - Chư Phật ra đời còn thị hiện niết bàn, có đến tất phải đi, lý ấy cũng thường nhiên. Hình hài ta đây về tất phải có chỗ.

    Chúng thưa:

    - Từ đây thầy đi, sớm muộn gì xin thầy cũng trở về.

    Sư nói:

    - Lá rụng về cội, không hẹn ngày về.
    (Diệp lạc quy căn, lai thời vô nhật)

    Lại hỏi:

    - Chánh pháp nhãn tạng thầy truyền trao cho ai?

    Sư đáp:

    - Người có đạo thì được, người vô tâm thì thông.

    Lại hỏi:

    - Ngày sau có tai nạn gì chăng?

    Sư đáp:

    - Năm sáu năm sau khi ta nhập diệt, sẽ có một người đến lấy đầu ta. Hãy nghe ta nói sấm ký:

    Đầu thượng dưỡng thân,
    Khẩu lý tu xan.
    Ngộ Mãn chi nạn,
    Dương Liễu vi quan.

    頭上養親
    口裏須餐

    遇滿之難
    楊柳為官.

    (Dốc lòng nuôi thân,
    Miệng cần phải ăn.
    Gặp nạn tên Mãn,
    Dương, Liễu làm quan).

    Sư lại nói:

    - Ta tịch rồi, bảy mươi năm sau có hai vị Bồ tát từ phương Đông đến, một người tại gia một người xuất gia, đồng thời kiến lập tông ta giáo hóa hưng thạnh, sáng lập già lam, pháp tự đông đúc.

    Nói xong Sư đi đến chùa Quốc Ân ở Tân Châu, tắm gội xong ngồi kiết già mà hóa. Khi ấy có mùi thơm xông người, cầu vồng trắng liên giao giáp đất, nhằm ngày mùng 3 tháng tám năm đó 713.
    Bấy giờ hai quận Thiều Châu và Tân Châu đều tu tạo tháp linh, người đạo kẻ tục hai quận không quyết định được sẽ rước chơn thân Sư đi đâu. Thứ sử hai quận cùng thắp hương khấn vái:

    - Khói nhang bay đi đâu thì ý Sư muốn về đó.

    Khi đó hương trong lò bốc lên cao, bay thẳng đến Tào Khê. Chúng chọn ngày 13 tháng 11 rước chơn thân về Tào Khê nhập tháp. Sư thọ 76 tuổi. Bấy giờ Vi Cừ là thứ sử Thiều Châu soạn văn bia. Môn nhân nhớ lại lời sấm ký, có kẻ lấy đầu Sư, mới lấy lá sắt bọc vải sơn quấn chặt cổ Sư.

    Trong tháp có tín y do Đạt ma truyền (loại vải co giãn sáng nhấp nháy, may từ bông cứng thêu hoa ở giữa mỗi phần, người sau dùng lụa bích lót trong), áo ma nạp bảo bát vua Trung Tông ban, chơn thân do Phương Biện đắp, đạo cụ … do thị giả chủ tháp chủ quản.

    Năm Khai Nguyên thứ 10, ngày mùng 3 tháng tám năm nhâm tuất 722, nửa đêm bỗng nghe trong tháp như có tiếng kéo sắt. Tăng chúng sợ hãi thức dậy, thấy một người mặc đồ tang từ trong tháp chạy ra, rồi thấy cổ Sư có vết thương. Đem việc trộm tường trình đầy đủ lên châu huyện, huyện lệnh Dương Khản và thứ sử Liễu Vô Thiểm được đơn tố giác, cấp bách truy nã kẻ trộm.
    Ngày mùng 5 tìm bắt được kẻ trộm ở thôn Thạch Giác, giải đến Thiều Châu tra hỏi. Khai rằng: Họ Trương tên Tịnh Mãn, người huyện Lương, Nhữ Châu, ở chùa Khai Nguyên Hồng Châu, y nhận 20.000 đồng của vị tăng nước Tân La tên Kim Đại Bi, mướn y lấy đầu Lục Tổ Đại sư đem về Hải Đông để cúng dường.

    Liễu thái thú nghe lấy lời khai, chưa vội gia hình, bèn thân đến Tào Khê hỏi ý Linh Thao, cao đệ của
    Sư, xem nên xử đoán thế nào? Thao nói: “Nếu luận theo phép nước mà nói thì đáng lý phải tru di. Nhưng Phật giáo từ bi, kẻ thù người thân đều bình đẳng, huống nữa kẻ kia cầu mong để cúng dường, nên tha tội vậy”. Liễu thái thú vui lòng, khen: “Thế mới hay cửa Phật thật rộng lớn”, rồi tha kẻ trộm.


    Năm Thượng Nguyên nguyên niên 760, Đường Túc Tông sai sứ đến thỉnh y bát Sư về nội cung cúng dường. Đến năm Vĩnh Thái nguyên niên 765, ngày mùng 5 tháng 5 vua Đại Tông mộng thấy Lục Tổ Đại sư đến đòi y bát. Ngày mùng 7 vua lệnh thứ sử Dương Giam rằng:

    “Trẫm mộng thấy thiền sư Huệ Năng đến, bảo đưa ca sa truyền pháp trở về Tào Khê. Nay trẫm nhờ Trấn quốc Đại tướng quân Lưu Sùng Cảnh kính cẩn đưa đi, trẫm xem đó là quốc bảo, các khanh nên an trí tại bổn tự đúng pháp tắc, đặc biệt lệnh tăng chúng có nhiệm vụ giữ gìn tông chỉ Sư phải bảo hộ nghiêm túc, chớ để cho thất lạc hư hỏng”.

    Thế mà về sau có người lấy trộm y bát, nhưng mang đi không xa rồi cũng được lấy lại, bị mất như vậy đến bốn lần.
    Vua Đường Hiến Tông ban thụy hiệu Đại Giám Thiền Sư, tháp tên Nguyên Hòa Linh Chiếu.

    Những năm đầu Khai Bảo (968 – 975 – Tống Thái Tổ), quân triều đình (Bắc Tống) bình định vùng Nam Hải, nơi tàn binh của họ Lưu (Nhà Nam Hán) chống lại vào năm 971, tháp miếu thờ Sư nhiều lần bị nạn binh lửa tàn phá, nhưng chơn thân được tăng giữ tháp bảo hộ không hề hư hao, về sau có người sửa chữa lại mà chưa xong. Gặp lúc Tống Thái Tông tức vị, lưu tâm đến thiền môn, tháp có phần tráng lệ hơn.

    Đại sư từ năm Đường Tiên Thiên thứ hai, nhằm năm Quý Sửu 713, nhập diệt đến nay, Cảnh Đức nguyên niên năm Giáp Thìn 1004, gồm khoảng 292 năm. Trừ phái Ấn Tông, số người đắc pháp là 33, mỗi vị giáo hóa một nơi, tiêu biểu cho việc kế thừa chánh thức, ngoài ra số người mai danh ẩn tích không thể ghi hết.


    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  5. The Following User Says Thank You to lavinhcuong For This Useful Post:

    hoatihon (06-24-2015)

  6. #4
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts

    Bài 67.


    2. THIỀN SƯ PHÁP HẢI 法海 Ở THIỀU CHÂU.


    Người Khúc Giang. Ban đầu tham kiến Lục Tổ, hỏi:

    - Tức tâm là Phật, xin thầy rủ lòng chỉ dạy.

    Tổ nói:

    - Trước niệm không sanh là tâm, sau niệm không diệt là Phật. Tạo thành tất cả tướng là tâm, lìa tất cả tướng là Phật. Nếu ta nói đầy đủ cùng kiếp không hết. Hãy nghe ta nói kệ:

    Tức Tâm danh huệ,
    Tức Phật nãi định.
    Định huệ đẳng trì,
    Ý trung thanh tịnh.
    Ngộ thử pháp môn,
    Do nhữ tập tánh.
    Dụng bổn vô sanh,
    Song tu thị chánh.


    即心名慧  
    即佛乃定  
    定慧等持
    意中清淨  
    悟此法門  
    由汝習性
    用本無生  
    雙修是正



    Tâm là huệ đó,
    Phật là định đó.
    Định huệ đồng tu,
    Thanh tịnh trong ý.
    Ngộ pháp môn này,
    Do ông tập quen.
    Dụng vốn không sanh,
    Song tu mới đúng.


    Pháp Hải tin nhận, dùng kệ tán thán:

    Tức Tâm nguyên thị Phật,
    Bất ngộ nhi tự khuất.
    Ngã tri định huệ nhân,
    Song tu ly chư vật.


    即心元是佛  
    不悟而自屈
    我知定慧因  
    雙修離諸物


    Tâm vốn là Phật,
    Chẳng biết nên tự mê.
    Tôi nay biết cái gốc của định huệ,
    Song tu hết dính mắc.


    (Đàn Kinh ghi “Môn nhân Pháp Hải”, đó là thiền sư vậy)

    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  7. #5
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts

    Bài 68.


    3. THIỀN SƯ CHÍ THÀNH 志誠 Ở KIẾT CHÂU.


    Người Thái Hòa, Kiết Châu. Lúc còn nhỏ theo phụng sự thiền sư Thần Tú ở chùa Ngọc Tuyền, núi Đương Dương, Kinh Nam. Sau nhân hai Tông giáo hóa thạnh hành, đồ chúng của Thần Tú thường hay chê Nam Tông:

    - Đại sư Huệ Năng không biết một chữ, có tài năng đặc biệt nào?

    Tú nói:

    - Người đó được trí vô sư, thâm ngộ thượng thừa, ta chẳng bằng. Vả thầy ta Ngũ Tổ đích thân truyền y pháp, há phải hồ đồ đâu? Ta hận không thể đi xa được thân cận, ở đây luống thọ quốc ân. Những người các ông không nên trì trệ nơi đây, nên đi Tào Khê hỏi lại những chỗ còn nghi ngờ, ngày kia trở về nói lại cho ta nghe.

    Sư nghe thầy mình nói như vậy, lễ từ đi đến Thiều Dương, theo chúng tham thỉnh mà không nói từ đâu đến. Bấy giờ Lục Tổ bảo chúng:

    - Bữa nay có người trộm pháp, trà trộn trong pháp hội này.

    Sư bước ra lễ bái trình đầy đủ sự việc. Tổ hỏi:

    - Thầy ông dạy chúng như thế nào?

    Đáp:

    - Thường chỉ bảo đại chúng trụ tâm quán tịnh, ngồi hoài không nằm.

    Tổ nói:

    - Trụ tâm quán tịnh là bệnh đâu phải thiền. Ngồi hoài câu thúc thân, với lý thiền có ích gì? Hãy nghe ta nói kệ:

    Sanh lai tọa bất ngọa,
    Tử khứ ngọa bất tọa.
    Nguyên thị xú cốt đầu,
    Hà vi lập công quá?


    生來坐不臥  
    死去臥不坐
    元是臭骨頭  
    何為立功過


    Khi sống ngồi không nằm,
    Chết rồi nằm không ngồi.
    Vốn là khúc xương hôi,
    Làm sao lập công quá ?


    Sư hỏi:

    - Chưa biết Đại sư dùng pháp gì dạy người?

    Tổ đáp:

    - Nếu ta nói có pháp cho người tức là dối gạt ông. Chỉ tạm tùy phương tiện cởi trói, tạm gọi là Tam muội. Hãy nghe ta nói kệ:

    Nhất thiết vô tâm tự tánh giới,
    Nhất thiết vô ngại tự tánh huệ.
    Bất tăng bất thoái tự Kim cang,
    Thân khứ thân lai bổn Tam muội.


    一切無心自性戒  
    一切無礙自性慧
    不增不退自金剛  
    身去身來本三昧


    Vô tâm tất cả, tự tánh giới,
    Vô ngại tất cả, tự tánh huệ.
    Không tăng không giảm, tự Kim cang,
    Thân đến thân đi, vốn Tam muội.

    Sư nghe kệ bèn sám hối tạ lỗi, xin được trở về nương theo. Rồi trình một bài kệ:

    Ngũ uẩn huyễn thân,
    Huyễn hà cứu cánh?
    Hồi thú chơn như,
    Pháp hoàn bất tịnh.


    五蘊幻身  
    幻何究竟  
    迴趣真如
    法還不淨


    Thân huyễn ngũ uẩn,
    Huyễn đâu cứu cánh?
    Hướng tới chơn như,
    Pháp còn bất tịnh.

    Tổ thừa nhận, sau đó Sư trở về Ngọc Tuyền.


    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  8. #6
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts

    Bài 69.


    4. THIỀN SƯ HIỂU LIỄU 曉了 NÚI BIỂN THIỀM.


    Truyện ký không ghi, chỉ có môn nhân Bắc Tông là Hốt Lôi Trừng viết văn bia ở tháp Sư, được truyền thạnh hành ngoài đời.

    Tóm lược:

    Sư trụ núi Biển Thiềm, pháp hiệu Hiểu Liễu, là đích tự (pháp tự chánh truyền) của Lục Tổ.

    Sư được cái tâm vô tâm,
    Thấy rõ cái không tướng nơi các tướng;
    Không tướng đó là tất cả sum la vạn tượng này,
    Vô tâm là phân biệt rõ ràng,
    mà không hề một lời vang vọng.
    Cái vang không thể truyền, cái để lại cho hậu thế là gương sống (thân giáo) của sư.
    Không thể dùng lời ca tụng hết về sư, nếu nói cạn được là chẳng đúng rồi !
    Sư tự được Không, Không là không tất cả;
    Ta nay đang Có, Có là có tất cả.
    Thiệt chẳng có mà Có, nên dầu Sư đến, thế gian chẳng tăng.
    Thiệt chẳng không mà Không, nên dầu Sư có nhập Niết bàn, thế gian này chẳng giảm.

    Sư đắc vô tâm chi tâm,
    Liễu vô tướng chi tướng,
    Vô tướng giả sâm la huyễn mục,
    Vô tâm giả phân biệt sí nhiên,
    Tuyệt nhất ngôn nhất hưởng.
    Hưởng mạc khả truyền, truyền chi hành hĩ,
    Ngôn mạc khả cùng, cùng chi phi hĩ .
    Sư tự đắc vô, vô chi vô bất vô ư vô dã .
    Ngô kim dĩ hữu hữu chi hữu bất hữu ư hữu dã
    Bất hữu chi hữu khứ lai phi tăng.
    Bất vô chi vô Niết bàn phi giảm .

    師得無心之心,
    了無相之相,
    無相者森羅眩目,
    無心者分別熾 然.
    絕一言一響
    響莫可傳傳之行矣,
    言莫可窮窮之非矣.
    師自得無無之無不無於無也
    吾今以有有之有不有於有也
    不有之有去 來非增
    不無之無涅槃非減.

    Than ôi!
    Sư trụ thế chừ Tào Khê tỏ,
    Sư tịch diệt chừ thuyền pháp nghiêng.
    Sư nói hay nín chừ hoàn vũ đầy,
    Sư dạy chúng mê chừ thừa liễu nghĩa.
    Màu núi Biển Thiềm phô sắc thắm,
    Hang không còn mãi Hiểu Liễu danh.

    嗚呼 !
    師住世兮曹谿明,
    師寂滅兮法舟傾.
    師譚無說兮寰宇盈,
    師示迷徒兮了義乘.
    匾擔山色垂茲色,
    空谷猶留曉了名.


    Ô hô !
    Sư trụ thế hề Tào Khê minh,
    Sư tịch diệt hề pháp chu khuynh.
    Sư đàm vô thuyết hề hoàn vũ doanh,
    Sư kì mê đồ hề liễu nghĩa thừa.
    Biển đam sơn sắc thùy tư sắc,
    Không cốc do lưu Hiểu Liễu danh.


    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  9. #7
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts

    Bài 70.

    5. THIỀN SƯ TRÍ HOÀNG 智隍 Ở HÀ BẮC.


    Ban đầu tham học nơi pháp tịch Ngũ Tổ, tuy thường thưa hỏi nhờ quyết nghi nhưng lại thuận theo đường tiệm. Về sau đến Hà Bắc kết am chuyên tọa thiền, trên hai mươi năm không hề biếng nhác.

    Khi gặp môn nhân Lục Tổ là Thiền sư Huyền Sách du phương đến đó, khích lệ Sư phải đi cầu pháp yếu. Sư bèn bỏ am đi tham vấn Lục Tổ.

    Tổ thương ông từ phương xa đến mà rủ lòng khai mở. Qua lời Tổ dạy Sư hốt nhiên khế ngộ, tâm sở đắc 20 năm trước không còn ảnh hưởng. Đêm ấy ở Hà Bắc, đàn việt sĩ thứ bỗng nghe có tiếng nói trong không trung: “Thiền sư Hoàng hôm nay đắc đạo”.

    Sau Sư về Hà Bắc khai hóa tứ chúng.

    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  10. #8
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts

    Bài 71.


    6. THIỀN SƯ PHÁP ĐẠT 法達 Ở HỒNG CHÂU.



    Người ở Phong Thành, Hồng Châu. Bảy tuổi xuất gia tụng kinh Pháp Hoa. Sau khi thọ giới cụ túc, đến lễ Tổ Sư mà đầu không chấm đất, Tổ quở:

    - Lễ mà đầu không sát đất chi bằng đừng lễ. Trong tâm ông ắt có một vật tích chứa đã lâu, việc gì vậy?

    Sư đáp:

    - Tôi tụng Kinh Pháp Hoa đã tới 3.000 bộ.

    Tổ nói:

    - Ông nếu tụng đến muôn bộ, liễu đạt ý kinh mà không cho là hơn, thì cùng ta đồng hành. Nay ông mang sự nghiệp đó, "u u minh minh" không biết lỗi. Hãy nghe ta nói kệ:

    Lễ bổn chiết mạn tràng,
    Đầu hề bất chí địa ?
    Hữu ngã tội tức sanh,
    Vong công phước vô tỉ.


    禮本折慢幢,  
    頭奚不至地.
    有我罪即生,  
    亡功福無比


    Bày ra Lễ để đốn gẫy cờ mạn (lòng kiêu mạn)
    Cớ sao đầu không chấm đất?
    Chấp Ta tội liền sanh,
    Làm mà không thấy mình có công, phước vô cùng.

    Tổ lại hỏi:

    - Ông tên gì?

    Đáp:

    - Dạ ! Con tên Pháp Đạt.

    Tổ nói:

    - Ông tên Pháp Đạt, đâu từng đạt pháp?

    Tổ lại nói kệ:

    Nhữ kim danh Pháp Đạt,
    Cần tụng vị hưu hiết,
    Không tụng đãn tuần thanh,
    Minh tâm hiệu Bồ tát.
    Nhữ kim hữu duyên cố,
    Ngô kim vị nhữ thuyết.
    Đãn tín Phật vô ngôn,
    Liên hoa tòng khẩu phát.


    汝今名法達  
    勤誦未休歇
    空誦但循聲  
    明心號菩薩
    汝今有緣故  
    吾今為汝說
    但信佛無言  
    蓮華從口發


    Ông nay tên Pháp Đạt,
    Siêng tụng chưa bỏ sót.
    Nhưng chỉ tụng suông theo tiếng mà thôi,
    Nếu do đây mà nhận ra ý Phật nói thì gọi là Bồ tát.
    Ông nay có duyên đó,
    Cho nên ta sẽ vì ông mà nói :
    Hãy tin rằng : xưa nay Phật không nói một lời,
    thì mỗi lời ta nói ra, sẽ là một hoa sen.


    Sư nghe kệ hối lỗi, thưa:

    - Dạ ! Từ nay về sau con sẽ khiêm cung tất cả. Chỉ mong Hòa thượng đại từ lược nói nghĩa lý trong kinh.

    Tổ hỏi:

    - Ông tụng kinh này lấy gì làm tông?

    Sư đáp:

    - Học nhân ngu độn, từ nào đến giờ chỉ y theo văn tụng niệm, đâu biết tông thú.

    Tổ nói:

    - Ông thử tụng một biến cho ta nghe, ta sẽ giải thuyết cho ông.

    Sư liền cất tiếng tụng kinh đến phẩm Phương Tiện. Tổ bảo dừng:

    - Kinh này hóa ra lấy nhân duyên xuất thế làm tông, dù cho có nói nhiều thứ thí dụ cũng không ngoài ý này: Cái gì là nhân duyên? – Chỉ có một đại sự thôi, một đại sự đó tức là tri kiến Phật.
    Ông thận trọng chớ hiểu sai ý kinh. Thấy kinh nói khai thị ngộ nhập tri kiến Phật, thì hiểu tất nhiên là tri kiến của Phật, chúng ta lại vô phần. Nếu hiểu như thế lại là báng kinh hủy Phật, kia đã là Phật đã đầy đủ tri kiến, cần gì khai nữa? Ông nay phải tin tri kiến Phật chỉ là tự tâm ông, không còn cái thể nào khác nữa.
    Bởi vì tất cả chúng sanh tự che đậy quang minh, tham ái trần cảnh duyên bên ngoài, rối loạn bên trong, đành chịu rong ruổi. Làm nhọc đến Phật kia, phải rời tam muội, mỏi miệng lắm mà đinh ninh khuyên bảo “Hãy thôi nghỉ đi, đừng hướng ngoại tìm cầu nữa thì cùng Phật không hai”. Thế nên nói khai tri kiến Phật. Ông chỉ khư khư chấp tụng, gọi đó là công khóa, có khác gì con trâu ly mến cái đuôi của nó?

    祖曰止 : 此經元 來以因緣出世為宗, 縱說多種譬喻. 亦無越於此, 何者因緣, 唯一大事, 一大事即佛知見也. 汝慎勿錯解經意, 見他道。開示悟入自是佛之知見. 我輩無分, 若作此解乃是謗經毀佛也. 彼既是佛已具知見. 何用更開, 汝今當信. 佛知見者, 只汝自心更無別體, 蓋為一切眾生自蔽光明. 貪愛塵境外緣內擾甘受驅馳, 便勞他從三昧起, 種種苦口勸令寢息, 莫向外求與佛無二. 故云開佛知見, 汝但勞勞執念謂為功課者, 何異犛牛愛尾也.

    Sư thưa:

    - Như vậy chỉ cần hiểu được nghĩa, khỏi phiền tụng kinh ư ?

    Tổ nói:

    - Kinh có lỗi gì, đâu không cho ông tụng? Chỉ là mê ngộ bởi người, lợi hại do ông. Hãy nghe ta nói kệ:

    Tâm mê Pháp Hoa chuyển,
    Tâm ngộ chuyển Pháp Hoa.
    Tụng cửu bất minh kỷ,
    Dữ nghĩa tác thù gia.
    Vô niệm niệm tức chánh,
    Hữu niệm niệm thành tà.
    Hữu vô câu bất kế,
    Trường ngự bạch ngưu xa.


    心迷法華轉  
    心悟轉法華
    誦久不明己  
    與義作讎家
    無念念即正  
    有念念成邪
    有無俱不計  
    長御白牛車


    Tâm mê bị Pháp Hoa chuyển,
    Tâm ngộ chuyển Pháp Hoa.
    Tụng lâu không rõ mình,
    Với nghĩa thành oan gia.
    Vô niệm thì nghĩ gì cũng được,
    Có Niệm thì dầu không nghĩ gì cũng sai.
    Có Không đều chẳng kể,
    Ngồi mãi xe trâu trắng.


    Sư nghe kệ xong, lại thưa:

    - Kinh nói: “Chư đại thanh văn cho đến bồ tát đều cùng nhau hết sức nghĩ lường, còn không thể lường nổi trí Phật”. Nay muốn cho phàm phu chỉ cần ngộ tự tâm thì gọi là tri kiến Phật, tự họ chẳng phải hạng thượng căn ắt khó tránh nghi báng. Hơn nữa kinh nói ba xe: xe dê, nai, trâu với xe trâu trắng khác nhau như thế nào? Xin Hòa thượng rủ lòng tuyên thuyết lại.

    Tổ nói:

    - Ý kinh rõ ràng, tự ông mê thành trái. Các người tam thừa không thể đo lường trí Phật, lỗi họ tại đo lường, dù cho họ hết sức cùng nhau nghĩ suy thì trái lại họ càng cách xa. Phật vốn thuyết cho phàm phu nghe, chẳng thuyết cho Phật, vì không tin nhận lý này nên họ thối tịch theo kia mà mơ mơ hồ hồ không biết mình đã ngồi xe trâu trắng rồi, còn tìm ba xe ở ngoài cửa. Huống nữa kinh văn nói rõ ràng với ông rằng không có hai cũng không có ba, sao ông không xét rõ ?
    Ba xe là giả lập vì việc trước, nhất thừa là thật vì việc bây giờ, chỉ cần dạy ông bỏ giả về thật, sau khi về thật rồi thì thật cũng không tên. Nên biết tài sản quý báu sở hữu đều thuộc về ông, do ông thọ dụng, lại không khởi nghĩ đến cha, cũng không khởi nghĩ đến con, tất cả không cần nghĩ.
    Như thế gọi là trì kinh Pháp Hoa từ kiếp này đến kiếp kế, tay không rời quyển kinh, suốt ngày lẫn đêm không lúc nào không tụng.

    經意分明, 汝自迷背. 諸三乘人不能測佛智者, 患在度量也, 饒伊盡思共推轉加懸遠. 佛本為凡夫說不為佛說, 此理若不肯信者從他退席, 殊不知坐却白牛車, 更於門外覓三車, 況經文明向汝道, 無二亦無三, 汝何不省. 三車是假為昔時故, 一乘是實為今時故, 只教汝去假歸實, 歸實之後實亦無名. 應知所有珍財盡屬於汝由汝受用, 更不作父想, 亦不作子想, 亦無用想. 是名持法華經, 從劫至劫手不釋卷, 從晝至夜無不念時也


    Sư đã nhờ khai mở, lòng hớn hở vui mừng, làm kệ tán thán:

    Kinh tụng tam thiên bộ,
    Tào Khê nhất cú vong.
    Vị minh xuất thế chỉ,
    Ninh hiết lũy sanh cuồng.
    Dương lộc ngưu quyền thiết,
    Sơ trung hậu thiện dương.
    Thùy tri hỏa trạch nội,
    Nguyên thị pháp trung vương !

    經誦三千部  
    曹谿一句亡
    未明出世旨  
    寧歇累生狂
    羊鹿牛權設  
    初中後善揚
    誰知火宅內  
    元是法中王


    Kinh tụng ba ngàn bộ,
    Đến Tào Khê, nghe một câu là xong tất cả.
    Nếu chưa rõ lối xuất thế,
    Đâu hết cuồng nhiều đời.
    Dê nai trâu chỉ là phương tiện quyền lập,
    Trước giữa sau khéo bày.
    Ai hay trong nhà lửa,
    Vốn là đấng Pháp Vương !


    Tổ nói:

    - Từ nay về sau ông mới đáng được gọi là “Tăng tụng kinh”.

    Từ lúc Sư lãnh hội huyền chỉ rồi, cũng chẳng bỏ việc tụng kinh.

    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  11. #9
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts

    Bài 72.


    7. THIỀN SƯ TRÍ THÔNG 智通 Ở THỌ CHÂU.


    Người An Phong, Thọ Châu. Lúc đầu xem kinh Lăng Già đến hơn ngàn lần mà không hiểu Tam thân, Tứ trí. Đến lễ Đại sư (Lục Tổ Huệ Năng) cầu giải nghĩa này. [/COLOR]

    Tổ nói:

    - Tam thân là: Thanh tịnh Pháp thân, là tánh của ông; Viên mãn Báo thân, là trí tuệ của ông; Thiên bá ức Hóa thân, là hạnh của ông.
    Nếu lìa bổn tánh, riêng nói Ba thân thì gọi là có thân mà không có trí. Nếu ngộ Ba thân không có tự tánh thì gọi là Tứ trí Bồ đề. Hãy nghe ta nói kệ:

    Tự tánh cụ Tam thân,
    Phát minh thành Tứ trí,
    Bất ly kiến văn duyên,
    Siêu nhiên đăng Phật địa.
    Ngô kim vị nhữ thuyết,
    Đế tín vĩnh vô mê,
    Mạc học trì cầu giả,
    Chung nhật thuyết Bồ đề.


    自性具三身  
    發明成四智
    不離見聞緣  
    超然登佛地
    吾今為汝說  
    諦信永無迷
    莫學馳求者  
    終日說菩提



    Tự tánh đủ Ba thân,
    Phát minh thành Tứ trí,
    Chẳng lìa duyên thấy nghe,
    Siêu nhiên lên Phật địa.
    Nay tôi vì ông nói,
    Tin chắc hằng không mê,
    Chớ học kẻ tìm cầu,
    Suốt ngày nói Bồ Đề.


    Sư hỏi:

    - Nghĩa về Tứ trí có thể nghe được chăng?


    Tổ nói: Đã hiểu Ba thân thì rõ Tứ trí, sao còn hỏi nữa? Nếu lìa Tam thân mà riêng bàn Tứ trí, đó gọi là có trí mà không thân, theo đó có trí lại thành không trí.

    既會三身便明四智,何更問邪.若離三身 別譚四智, 此名有智無身也, 即此有智還成無智.


    Kí hội tam thân tiện minh tứ trí, hà canh vấn tà. Nhược li tam thân biệt đàm tứ trí, thử danh hữu trí vô thân dã, tức thử hữu trí hoàn thành vô trí.

    Tổ lại nói kệ:


    Đại viên cảnh trí, tánh thanh tịnh,
    Bình đẳng tánh trí, tâm vô bệnh,
    Diệu quan sát trí, kiến phi công,
    Thành sở tác trí, đồng viên cảnh,
    Ngũ bát lục thất quả nhân chuyển.
    Chỉ dùng danh ngôn không thật tánh,
    Nếu ngay chỗ chuyển chẳng lưu tình,
    Chỗ luôn ồn náo Na già định.


    Đại viên kính trí tính thanh tịnh   
    Bình đẳng tính trí tâm vô bệnh
    Diệu quan sát trí kiến phi công  
    Thành sở tác trí đồng viên kính
    Ngũ bát lục thất quả nhân chuyển  
    Đãn dụng danh giả vô thật tính
    Nhược ư chuyển xứ bất lưu tình  
    Phồn hưng vĩnh xứ Na già định


    大圓鏡智性清淨 
    平等性智心無病
    妙觀察智見非功  
    成所作智同圓鏡
    五八六七果因轉  
    但用名者無實性
    若於轉處不留情  
    繁興永處那伽定


    Sư lễ tạ, dùng kệ tán thán:


    Tam thân nguyên ngã thể,
    Tứ trí bổn tâm minh.
    Thân trí dung vô ngại,
    Ứng vật nhậm tùy hình.
    Khởi tu giai vọng động,
    Thủ trụ phỉ chơn tinh.
    Diệu ngôn nhân sư hiểu,
    Chung vong ô nhiễm danh.



    Ba thân vốn thân ta,
    Bốn trí vốn tâm sáng.
    Thân trí thông vô ngại,
    Ứng vật mặc tùy hình.
    Nghĩ tu đều vọng động,
    Giữ trụ trái chơn tinh.
    Lời diệu nhờ Tổ rõ,
    Quên hết danh nhiễm ô.

    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  12. #10
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts

    Bài 74


    9. THIỀN SƯ TRÍ THƯỜNG 智常Ở TÍN CHÂU.



    Người Quý Khê, bổn châu. Tuổi nhỏ xuất gia, chí cầu kiến tánh. Một hôm tham kiến Lục Tổ, Tổ hỏi:

    - Ông từ đâu đến, muốn cầu việc gì?

    Sư đáp:

    - Gần đây học nhân đến núi Bạch Phong, huyện Kiến Xương, Hồng Châu, lễ Hòa thượng Đại Thông, nhờ dạy cho nghĩa kiến tánh thành Phật. Lòng còn hồ nghi chưa quyết định, đến Kiết Châu gặp người mách bảo, khuyên đến yết kiến Hòa thượng. Cúi xin Hòa thượng từ bi thu nhận.

    Tổ hỏi:

    - Hòa thượng kia có lời nói nào? Ông thử thuật lại, ta sẽ chứng minh cho ông.

    Sư nói:

    - Từ khi mới đến đó, tới ba tháng chưa được Hòa thượng kia khai thị. Vì tâm cầu pháp tha thiết, nên nửa đêm một mình vào phương trượng lễ bái khẩn cầu. Đại Thông mới hỏi: “Ông thấy hư không chăng?” Đáp “Thấy”. Kia hỏi “Ông thấy hư không có tướng mạo không?” Đáp “Hư không vô hình, có tướng mạo nào?”. Kia nói “Bổn tánh ông giống như hư không. Phản quan tự tánh thì hồn tồn không có một vật nào để thấy, đó gọi là chánh kiến; không có một vật nào để biết, đó gọi là chơn tri; không có xanh vàng dài ngắn, chỉ thấy bản nguyên thanh tịnh, thể giác tròn sáng, đó gọi là kiến tánh thành Phật, cũng gọi là thế giới cực lạc, cũng gọi là tri kiến Như Lai”.
    Học nhân tuy nghe được lời đó, còn chưa hết nghi. Xin Hòa thượng chỉ dạy khiến cho không còn ngưng trệ.

    Tổ nói:

    - Lời thầy kia dạy còn có thấy biết cho nên ông chưa liễu. Nay ta dạy ông một bài kệ:

    Bất kiến nhất pháp tồn vô kiến,
    Đại tợ phù vân già nhật diện.
    Bất tri nhất pháp thủ không tri,
    Hồn như thái hư sanh thiểm điện.
    Thử chi tri kiến miết nhiên hưng,
    Thác nhận hà tằng giải phương tiện?
    Nhữ đương nhất niệm tự tri phi,
    Tự kỷ linh quang thường hiển kiến.

    不見一法存無見  
    大似浮雲遮日面
    不知一法守空知  
    還如太虛生閃電
    此之知見瞥然興  
    錯認何曾解方便
    汝當一念自知非  
    自己靈光常顯見


    Chẳng thấy pháp nào, còn thấy không,
    Y như mây nổi che mặt trời.
    Chẳng biết một pháp, chấp biết không,
    Lại như thái hư sanh ánh chớp.
    Thấy, biết đó bỗng nhiên sanh khởi,
    Lầm nhận bao giờ hiểu phương tiện?
    Ông nên một niệm tự biết lỗi,
    Tự kỷ linh quang thường hiển hiện.


    Sư nghe kệ xong tâm ý thông suốt, bèn thuật một bài kệ:

    Vô đoan khởi tri giải
    Trước tướng cầu Bồ đề.
    Tình tồn nhất niệm ngộ,
    Ninh việt tích thời mê ?
    Tự tánh giác nguyên thể,
    Tùy chiếu uổng thiên lưu.
    Bất nhập Tổ sư thất,
    Mang nhiên thú lưỡng đầu.

    無端起知解  
    著相求菩提
    情存一念悟  
    寧越昔時迷
    自性覺源體  
    隨照枉遷流
    不入祖師室  
    茫然趣兩頭


    Vô cớ sanh hiểu biết,
    Chấp tướng cầu Bồ đề.
    Tình còn một niệm ngộ,
    Sao vượt mê thuở trước?
    Tự tánh nguồn giác thể,
    Theo chiếu uổng đổi dời.
    Chẳng vào thất Tổ sư,
    Mờ mịt hướng hai đầu.

    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 2 người đọc bài này. (0 thành viên và 2 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •