lavinhcuong (06-27-2015)
lavinhcuong (06-27-2015)
lavinhcuong (06-27-2015)
lavinhcuong (06-27-2015),Thanh Trúc (06-27-2015)
Bài 82.
16. THIỀN SƯ HUYỀN SÁCH 玄策 Ở VỤ CHÂU.
Người ở Kim Hoa, Vụ Châu. Xuất gia du phương, khi đến Hà Sóc nghe có thiền sư Trí Hoàng 智隍. Hoàng từng tham kiến Ngũ Tổ Hoàng Mai, ở am hai mươi năm tự cho mình đạt chánh thọ.
Sư biết sở đắc Trí Hoàng chưa phải chơn, đến gặp và hỏi:
- Ông ngồi ở đây làm gì?
Hoàng đáp:
- Nhập định.
Sư hỏi:
- Ông nói nhập định mà hữu tâm hay vô tâm ư? Nếu là hữu tâm (nhập định) thì tất cả loài xuẩn động đều phải đắc định, nếu là vô tâm (nhập định) thì tất cả loài thảo mộc cũng nên đắc định.
Nhữ ngôn nhập định,hữu tâm da vô tâm da ? Nhược hữu tâm giả nhất thiết xuẩn động chi loại giai ưng đắc định, nhược vô tâm giả nhất thiết thảo mộc chi lưu diệc hợp đắc định.
汝言入定,有心耶無心耶.若有心者一切 蠢動之類皆應得定,若無心者一切草木 流亦合得定.
Đáp:
- Đang lúc tôi nhập định, chẳng thấy có tâm hữu vô.
Sư nói:
- Đã chẳng thấy có tâm hữu vô tức là thường định, có gì xuất nhập? Nếu có xuất nhập thì chẳng phải đại định.
Hoàng không nói, hồi lâu mới hỏi Sư nối pháp ai.
Sư đáp:
- Thầy tôi là Lục Tổ ở Tào Khê.
Hỏi:
- Lục Tổ lấy gì làm thiền định?
Sư đáp:
- Thầy tôi nói “Diệu trạm viên tịch thể dụng như như, ngũ ấm vốn rỗng không sáu trần chẳng phải có, không xuất không nhập không định không loạn, tánh thiền vô trụ lìa trụ thiền tịch, tánh thiền vô sanh lìa sanh thiền tưởng. Tâm như hư không cũng không có cái biết về hư không".
Ngã sư vân : Phù diệu trạm viên tịch thể dụng như như, ngũ âm bản không lục trần phi hữu, bất xuất bất nhập bất định bất loạn, thiền tính vô trụ li trụ thiền tịch, thiền tính vô sinh li sinh thiền tưởng. Tâm như hư không diệc vô hư không chi lượng.
我師云:夫妙湛圓寂體用如如,五陰本空 六塵非有,不出不入不定不亂,禪性無住 離住禪寂,禪性無生離生禪想.心如虛空 亦無虛空之量.
Trí Hoàng nghe lời nói này, bèn bắt đầu đến Tào Khê xin giải quyết lớp nghi. Nhưng ý Tổ và ý Sư rất phù hợp, Hoàng mới khai ngộ.
Về sau, Sư lại trở về Kim Hoa, mở rộng pháp tịch.
NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT
socnho (06-28-2015),Thanh Trúc (06-27-2015)
Bài 83
17. THIỀN SƯ LINH THAO 令韜 Ở TÀO KHÊ.
Người ở Kiết Châu, họ Trương. Theo Lục Tổ xuất gia, ở bên Tổ chưa từng gián đoạn, khi Tổ quy tịch mới làm tháp chủ trông coi y bát.
Năm Đường Khai Nguyên thứ tư 716, vua Đường Huyền Tông nghe đồn đức hạnh, ban chiếu mời Sư đến cửa khuyết, Sư cáo bệnh đi không nổi.
Năm Thượng Nguyên nguyên niên 760, vua Đường Túc Tông sai sứ rước y truyền pháp vào cung cúng dường, vì thế sắc ban Sư đi theo y vào triều. Sư cũng lấy cớ bệnh để từ chối.
Sư tịch ở bổn sơn (chùa Nam Hoa Thiều Châu), thọ 95 tuổi.
Sắc ban thụy hiệu là Đại Hiểu Thiền Sư.
NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT
socnho (06-28-2015),Thanh Trúc (06-27-2015)
Bài 84.
18. QUỐC SƯ HUỆ TRUNG 慧忠 CHÙA QUANG TRẠCH, TÂY KINH.
Người huyện Chư Ký, Việt Châu (Chiết Giang), họ Nhiễm. Từ khi thọ tâm ấn nơi Lục Tổ, Sư ở cốc Đảng Tử, núi Bạch Nhai, huyện Nam Dương (Hà Nam) trên 40 năm không xuống núi. Đạo hạnh được đồn xa đến tai vua.
Năm Thượng Nguyên thứ hai 761, vua Đường Túc Tông sắc lệnh quan trung sứ Tôn Triều Tấn mang chiếu đi mời Sư đến kinh đô. Vua đãi Sư theo lễ thầy trò. Ban đầu Sư ở viện Tây Thiền chùa Thiên Phước, đến triều vua Đại Tông cai trị lại đón Sư đến ở chùa Quang Trạch. Mười sáu năm, Sư tùy cơ duyên thuyết pháp.
Bấy giờ có Đại Nhĩ Tam Tạng ở Tây Thiên, đến kinh đô nói rằng ông được tha tâm thông và huệ nhãn. Vua ban lệnh cho quốc sư xét nghiệm; Tam Tạng vừa gặp Sư liền lễ bái rồi đứng bên hữu Sư. Sư hỏi:
- Ông được tha tâm thông chăng?
Đáp:
- Chẳng dám.
Sư hỏi:
- Ông nói xem, hiện giờ lão tăng đang ở đâu?
Đáp:
- Hòa thượng là thầy cả nước, sao được đến Tây Xuyên xem đua thuyền bơi?
Sư lại hỏi:
- Ông nói xem, hiện giờ lão tăng đang ở đâu?
Đáp:
- Hòa thượng là thầy cả nước, sao được ở trên cầu Thiên Tân xem khỉ làm trò?
Lần thứ ba, Sư cũng hỏi y như trước, Tam Tạng yên lặng một hồi lâu mà không biết chỗ đi.
Sư nạt:
- Dã hồ tinh này! Tha tâm thông ở đâu?
Tam Tạng lặng thinh.
* Có vị Tăng hỏi Ngưỡng Sơn:
- Lần thứ ba tại sao Đại Nhĩ Tam Tạng không thấy Quốc sư?
Ngưỡng Sơn đáp:
- Hai lần đầu tâm (Quốc sư) có quan hệ với cảnh, lần cuối (tâm Quốc sư) nhập tam muội tự thọ dụng cho nên (Tam Tạng) không thấy.
* Lại có tăng nêu tiền ngữ hỏi Huyền Sa. Huyền Sa đáp:
- Ông nói xem, hai lần đầu (Tam Tạng) có thấy (Quốc sư) không?
* Huyền Giác hỏi:
- Hai lần đầu (Tam Tạng) thấy như thế, sau đó tại sao không thấy? Hãy nói xem, lợi hại ở chỗ nào?
* Có vị Tăng hỏi Triệu Châu:
- Lần thứ ba Đại Nhĩ Tam Tạng không thấy Quốc sư, chưa biết Quốc sư ở đâu?
Triệu Châu đáp:
- Ở trên cái lỗ mũi của Tam Tạng.
* Tăng hỏi Huyền Sa:
- Đã ở trên cái lỗ mũi, tại sao (Tam Tạng) không thấy?
Huyền Sa đáp:
- Chỉ vì quá gần.
------------
Một hôm Sư gọi thị giả, thị giả ứng dạ. Gọi như thế ba lần thị giả đều dạ ba lần. Sư nói:
- Tưởng là ta cô phụ ngươi, chính là ngươi cô phụ ta.
* Tăng hỏi Huyền Sa:
- Quốc sư gọi thị giả, ý đó thế nào?
Huyền Sa đáp:
- Chính là thị giả hội.
* Ngài Vân Cư Tích nói:
- Hãy nói xem thị giả hội hay chẳng hội? Nếu nói hội thì sao Quốc sư nói “Ngươi cô phụ ta”, nếu nói không hội thì sao Huyền Sa nói “Chính thị giả hội”. Vả làm sao thương lượng?
* Huyền Giác đem hỏi vị Tăng:
- Đâu là chỗ thị giả hội?
Tăng đáp:
- Nếu không hội đâu biết dạ như thế.
Huyền Giác nói:
- Ông hội chút đấy!
Giác lại nói:
- Nếu trong đây thương lượng được thì thấy Huyền Sa.
* Tăng hỏi Pháp Nhãn:
- Quốc sư gọi thị giả, ý thế nào?
Pháp Nhãn bảo:
- Hãy đi, khi khác đến.
* Vân Cư Tích hỏi:
- Pháp Nhãn nói như thế, làm rõ ý Quốc sư hay không làm rõ ý Quốc sư?
* Tăng hỏi Triệu Châu:
- Quốc sư gọi thị giả, ý thế nào?
Triệu Châu đáp:
- Như người viết chữ ở trong chỗ tối, tuy chữ không thành mà văn thái đã rõ ràng.
NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT
socnho (06-28-2015),Thanh Trúc (06-27-2015)
Nam Tuyền đến tham vấn. Sư hỏi:
- Từ đâu đến?
Đáp:
- Từ Giang Tây đến.
Sư hỏi:
- Có đem được cái chơn tướng của Mã Đại sư đến không?
Đáp:
- Chỉ đây nè.
Sư nói:
- Đằng sau lưng.
Nam Tuyền bèn thôi.
[Trường Khánh Huệ Lăng nói: “Giống hệt như không biết nhau”. Bảo Phước triển khai: “Trong đó, (Nam Tuyền) hầu như không đến Hòa thượng”. Vân Cư Tích nói: “Hai vị tôn giả này hết sức đỡ đằng sau lưng, cũng như Nam Tuyền thôi vì phải đỡ trước mặt và đỡ sau lưng]
------------
Ma Cốc đến tham kiến, đi nhiễu giường thiền ba vòng rồi chống tích trượng mà đứng trước mặt Sư. Sư bảo:
- Đã như thế cần gì đến gặp bần đạo?
Ma Cốc lại chống tích trượng. Sư nạt:
- Dã hồ tinh này! Đi đi.
------------
Sư thượng đường dạy chúng: Người học thiền tông nên tuân lời Phật dạy về Nhất thừa Liễu nghĩa mà khế hợp nguồn tâm mình, lời dạy bất liễu nghĩa chẳng hứa cùng nhau. Như loài trùng trong thân sư tử, khi vì người làm thầy nếu dính mắc lợi danh, riêng bày điều dị đoan thì mình và người có ích lợi gì? Như người thợ mộc giỏi của thế gian, búa rìu không đứt tay họ; sức con hương tượng mang, con lừa không thể kham nổi.
---------
Có vị tăng hỏi:
- Làm sao được thành Phật?
Sư đáp:
- Phật và chúng sanh đồng thời quẳng đi, ngay đó giải thoát.
Hỏi:
- Làm thế nào được tương ưng?
Sư đáp:
- Thiện ác chớ nghĩ tự thấy Phật tánh.
Hỏi:
- Làm sao chứng được Pháp thân?
Sư đáp:
- Vượt cảnh giới Tỳ lô.
Hỏi:
- Làm sao được Pháp thân thanh tịnh?
Sư đáp:
- Không chấp Phật để cầu.
Hỏi:
- Ai là Phật?
Sư đáp:
- Tức tâm là Phật.
Hỏi:
- Tâm có phiền não không?
Sư đáp:
- Tánh, phiền não tự lìa.
Hỏi:
- Đâu chẳng đoạn trừ ư?
Sư đáp:
- Đoạn trừ phiền não gọi là Nhị thừa. Phiền não không sanh gọi là Đại Niết bàn.
Hỏi:
- Ngồi thiền quán tịnh, việc đó như thế nào?
Sư đáp:
- Chẳng dơ chẳng sạch, đâu cần khởi tâm mà quán tướng tịnh?
Lại hỏi:
- Thiền sư thấy mười phương hư không là pháp thân chăng?
Sư đáp:
- Dùng cái tâm tưởng mà nhận, đó là cái thấy điên đảo.
Hỏi:
- Tức tâm là Phật, nên tu thêm vạn hạnh chăng?
Sư đáp:
- Chư Thánh đều đủ hai thứ trang nghiêm (phước huệ), đâu có phế bỏ "không nhân quả" ư?
Sư lại nói:
- Nay tôi đáp những câu hỏi của ông đến cùng kiếp không hết, nói nhiều cách đạo càng xa. Thế nên nói “Thuyết pháp có sở đắc, đó là dã can kêu; thuyết pháp không sở đắc, đó gọi là sư tử rống”.
-----------
Có hành giả tên Trương Phần ở Nam Dương, đến hỏi:
- Được nghe Hòa thượng nói “Vô tình thuyết pháp”, con chưa hiểu rõ việc đó. Xin Hòa thượng từ bi chỉ dạy;
Sư nói:
- Nếu ông hỏi vô tình thuyết pháp, ông hiểu cái vô tình kia mới được nghe tôi thuyết pháp. Ông chỉ cần nghe được vô tình thuyết pháp đi.
Phần thưa:
- Chỉ tóm tắt ngay bây giờ, trong phương tiện hữu tình. Thế nào là nhân duyên của vô tình?
Sư đáp:
- Ngay bây giờ trong tất cả động dụng chỉ cần hai dòng phàm thánh đều không có chút phần khởi diệt, đó là ra khỏi thức chẳng thuộc về có không. Rõ ràng thấy giác, chỉ có nghe, không có tình thức kia ràng buộc. Thế nên Lục Tổ nói “Sáu căn đối cảnh, phân biệt mà không phải thức”.
-------------
Có vị tăng đến tham lễ. Sư hỏi:
- Ông chứa đựng sự nghiệp gì?
Đáp:
- Giảng Kinh Kim Cang.
Sư hỏi:
- Hai chữ trước nhất là gì?
Đáp:
- Như thị.
Sư hỏi:
- Là gì?
Tăng không đáp được.
---------
Có người hỏi:
- Thế nào là giải thoát?
Sư đáp:
- Các pháp không đến với nhau, ngay đó giải thoát.
Hỏi:
- Làm sao đoạn được?
Sư nói:
- Đã nói với ông các pháp không đến với nhau, đoạn cái gì?
-------------
Sư thấy vị tăng đến, dùng tay vẽ một tướng tròn O , viết chữ “nhật” 日 trong tướng đó.
Tăng không đáp được.
----------
Sư hỏi thiền sư Bổn Tịnh:
- Ông về sau hiện ra lời nói kỳ đặc biết bao!
Tịnh đáp:
- Không có một niệm tâm ái.
Sư nói:
- Đó là việc trong nhà ông.
-------------
Vua Túc Tông hỏi:
- Thầy được pháp gì?
Sư hỏi:
- Bệ hạ thấy một mảnh mây trong không trung chăng?
Vua đáp:
- Thấy.
Sư hỏi:
- Do đóng đinh mắc hay cột dây mắc?
Vua lại hỏi:
- Thế nào là mười thân điều ngự?
Sư bèn đứng dậy, rồi hỏi:
- Hội chăng?
Đáp:
- Chẳng hội.
Sư bảo:
- Mang cái tịnh bình đến cho lão tăng.
Lại hỏi:
- Thế nào là Vô tránh Tam muội?
Sư đáp:
- Đàn việt đạp trên đỉnh Tỳ lô mà đi.
Hỏi:
- Ý đó thế nào?
Sư đáp:
- Thanh tịnh Pháp thân, chớ nhận thân này.
Vua lại hỏi Sư nữa, Sư đều không nhìn vua. Vua nói:
- Trẫm là thiên tử nước Đại Đường, tại sao thầy tuyệt nhiên không nhìn tới?
Sư hỏi:
- Bệ hạ thấy hư không chăng?
Đáp:
- Thấy.
Sư hỏi:
- Đó có chớp mắt nhìn bệ hạ không?
-------------
Ngư Quân Dung hỏi:
- Lúc ở núi Bạch Nhai, trong 12 giờ (suốt ngày) thầy tu đạo thế nào?
Sư gọi một đồng tử đến, vò đầu nó, bảo:
- Tỉnh tỉnh ngay đó tỉnh tỉnh, rõ ràng ngay đó rõ ràng. Về sau chớ bị người lừa.
------------
Sư cùng với Cung phụng Tử Lân luận nghĩa. Sư thăng tòa rồi, Cung phụng nói:
- Mời thầy lập nghĩa, con phá.
Sư bảo:
- Lập nghĩa rồi.
Cung phụng hỏi:
- Đó là nghĩa gì?
Sư nói:
- Đúng là không thấy, chẳng phải cảnh giới ông.
Liền hạ tòa.
Một hôm Sư hỏi Cung phụng Tử Lân:
- Phật là nghĩa gì?
Đáp:
- Là nghĩa Giác.
Hỏi:
- Phật có từng mê không?
Đáp:
- Chưa từng mê.
Sư nói:
- Dùng Giác làm gì?
Cung phụng không đáp được, lại hỏi:
- Thế nào là thật tướng?
Sư bảo:
- Đem cái hư không đến đây.
Đáp:
- Hư không không thể nắm bắt được (bất khả đắc).
Sư nói:
-Hư không còn không thể nắm bắt được, hỏi thật tướng làm gì?
------------
Tăng hỏi:
- Thế nào là đại ý Phật pháp?
Sư đáp:
- Hàng vạn Bồ tát ở trong điện Văn Thù.
Tăng nói:
- Học nhân chẳng hội.
Sư nói:
- Đại bi ngàn tay mắt.
-----------
Đam Nguyên hỏi:
- Trăm năm sau có người hỏi việc cực tắc, phải làm sao?
Sư đáp:
- Mong mạng sống mình đáng yêu, cần cái lá bùa hộ thân để làm gì?
-----------
Vì duyên giáo hóa sắp mãn, giờ Niết bàn sắp đến. Sư bèn từ giã vua Đại Tông trở về núi. Đại Tông hỏi:
- Sau khi thầy diệt độ, đệ tử sẽ làm gì để ghi nhớ?
Sư đáp:
- Bảo đàn việt tạo nên một ngôi tháp vô phùng.
Vua thưa:
- Xin chọn lấy kiểu tháp theo ý thầy.
Sư yên lặng hồi lâu, hỏi:
- Hội chăng?
Đáp:
- Không hội.
Sư nói:
- Bần đạo đi rồi, có thị giả Ứng Chơn lại biết việc này.
Năm Đại Lịch thứ mười 775, ngày mùng chín tháng chạp, Sư nằm nghiêng bên hữu thị tịch. Đệ tử kính đưa linh nghi đến cốc Đảng Tử xây tháp thờ.
Vua ban thụy hiệu là Đại Chứng Thiền Sư.
Về sau, vua Đại Tông ban chiếu mời Ứng Chơn nhập nội, nêu hỏi tiền ngữ. Ứng Chơn yên lặng hồi lâu, hỏi:
- Thánh thượng hội chăng?
Đáp:
- Không hội.
Chơn làm bài kệ:
Tương chi Nam đàm chi Bắc,
Trung hữu hồng kim sung nhất quốc,
Vô ảnh thọ hạ hợp đồng thuyền,
Lưu ly điện thượng vô tri thức.
(Phía Nam sông Tương, phía Bắc đầm,
Trong có vàng ròng đầy cả nước,
Dưới cây vô ảnh thuyền hợp đồng,
Trên điện lưu ly không tri thức).
Về sau Ứng Chơn trụ ở núi Đam Nguyên.
NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT
hoatihon (06-27-2015),socnho (06-28-2015),Thanh Trúc (06-27-2015)
Bài 85.
19. THIỀN SƯ THẦN HỘI 神會 CHÙA HÀ TRẠCH, TÂY KINH.
Người Tương Dương, họ Cao. Năm 14 tuổi làm sa di, đến yết kiến Lục Tổ. Tổ hỏi:
- Tri thức từ phương xa quá vất vả đến đây, có gốc không? Nếu có gốc thì phải biết chủ. Thử nói xem?
知識遠來大艱辛將本來否? 若有本則合識主, 試說看?
Sư đáp:
- Lấy vô trụ làm gốc, thấy tức là chủ.
以無住為本, 見即是主
Tổ nói:
- Sa di này, đâu nên dùng lời cũ lặp lại.
Rồi Tổ lấy gậy đánh. Lúc ăn gậy, Sư suy nghĩ “Đại thiện tri thức trải qua nhiều kiếp khó gặp. Nay đã được gặp, há tiếc thân mạng này”. Từ đó Sư làm thị giả.
Một hôm Tổ bảo chúng:
- Ta có một vật không đầu không đuôi, không tên không tự, không lưng không mặt. Các người biết chăng?
Sư bước ra thưa:
- Đó là bổn nguyên của chư Phật, là Phật tánh của Thần Hội.
Tổ nói:
- Đã nói với ông là không tên không tự, ông còn gọi là bổn nguyên là Phật tánh.
Sư lễ bái rồi lui. Chẳng bao lâu Sư đi Tây Kinh thọ cụ túc giới. Trong những năm Đường Cảnh Long (707 – 710, vua Trung Tông), Sư lại về Tào Khê. Khoảng 20 năm sau khi Tổ nhập diệt, ý chỉ đốn ngộ của Tào Khê bị lãng quên ở Kinh, Ngô; tiệm môn của Tung Nhạc thạnh hành ở Tần, Lạc. Sư vào kinh (Đông Kinh, Lạc Dương).
Năm Thiên Bảo thứ tư (745 –Đường Huyền Tông), còn phân định hai tông (Nam Năng tông đốn, Bắc Tú giáo tiệm), Sư trước tác Hiển Tông Ký thạnh hành ở đời.
Một hôm có tin từ quê nhà đến báo hai thân mất. Sư vào chánh điện bạch chùy, báo chúng:
- Cha mẹ đều mất, mời đại chúng tụng Ma ha Bát nhã.
Chúng vừa tụ tập, Sư đả chùy bảo:
- Phiền nhọc đại chúng.
Vào năm Đường Thượng Nguyên nguyên niên (760 – Đường Túc Tông), ngày 13 tháng 5 vào nửa đêm Sư lặng lẽ mà hóa. Tuổi thọ 75 (Có chỗ ghi năm sanh của Sư là 668, năm tịch 760. Sư thọ 93 tuổi.). Năm thứ hai 761, xây tháp thờ ở Long Môn, Lạc Kinh. Ở tháp Sư vua Túc Tông sắc ban xây chùa Bảo Ứng.
Năm Đường Đại Lịch thứ năm (770 – Đường Đại Tông), vua ban hiệu Chơn Tông Bát Nhã Truyền Pháp Chi Đường. Năm thứ bảy 772, lại ban hiệu Bát Nhã Đại Sư Chi Tháp.
*
* *
Có vị tăng nêu bài kệ của thiền sư NGỌA LUÂN. Kệ rằng:
Ngọa Luân hữu kỹ lưỡng,
Năng đoạn bách tư tưởng.
Đối cảnh tâm bất khởi,
Bồ đề nhật nhật trưởng.
臥輪有伎倆
能斷百思想
對境心不起
菩提日日長
Ngọa Luân có tài khéo,
Hay dứt hết tư tưởng.
Gặp chuyện tâm không sanh,
Bồ đề lớn mỗi ngày.
Lục Tổ Đại sư nghe qua, nói:
- Bài kệ đó chưa sáng tâm địa. Nếu y theo đó tu hành, chỉ tăng thêm sự ràng buộc.
Nhân đó, Đại sư dạy một bài kệ:
Huệ Năng một kỹ lưỡng,
Bất đoạn bách tư tưởng.
Đối cảnh tâm sác khởi,
Bồ đề tác ma trưởng?
慧能沒伎倆
不斷百思想
對境心數起
菩提作麼長
Huệ Năng không tài khéo,
Chẳng đoạn hết tư tưởng.
Gặp chuyện tâm cứ khởi,
Bồ đề làm sao lớn ?
(Hai bài kệ trên được các nơi nêu nhiều nên phụ lục vào cuối quyển. Ngọa Luân đây chẳng phải tên người mà là địa danh _ chỗ ở).
HẾT QUYỂN V
NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT
hoatihon (06-27-2015),socnho (06-28-2015),Thanh Trúc (06-27-2015)
Ngọc Quế (06-27-2015),socnho (06-28-2015),Thanh Trúc (06-27-2015)
Hiện có 5 người đọc bài này. (0 thành viên và 5 khách)