DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 1/20 12311 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 193
  1. #1
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts

    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 531 đến quyển 540

    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 531
    __________________________________________________ ______________________________________


    Quyển 531

    PHẨM DIỆU TƯỚNG 04


    Bấy giờ, Thiện Hiện bạch Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát cũng có thể chứng được trí Nhất thiết tướng sao?

    Phật dạy:

    - Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Các Đại Bồ-tát cũng có thể chứng được trí Nhất thiết tướng.

    Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Nếu các Đại Bồ-tát cũng có thể chứng được trí Nhất thiết tướng, như vậy thì cùng với các Như Lai có khác nhau không?

    Phật dạy:

    - Này Thiện Hiện! Cũng có khác nhau.

    Tướng đó thế nào, nghĩa là các Đại Bồ-tát gọi là sẽ tùy đắc trí nhất thiết tướng, còn chư Như Lai gọi là đã hoàn toàn được trí Nhất thiết tướng.

    Vì sao? Vì chẳng phải tâm của các Đại Bồ-tát cùng với định của chư Như Lai có khác nhau. Do chúng Đại Bồ-tát cùng chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đồng trụ vào tánh sai biệt của các pháp, đối với các pháp tướng cầu Chánh Biến Tri, nên gọi là Bồ-tát; nếu đạt đến cứu cánh thì gọi là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Đối với tất cả pháp tự tướng, cộng tướng sáng soi, thanh tịnh hoàn toàn, khi trụ nhân vị gọi là Bồ-tát, còn đạt đến quả vị gọi là Như Lai. Vì vậy, nên Bồ-tát cùng chư Như Lai tuy đồng gọi là chứng được trí Nhất thiết tướng mà có khác nhau.

    Này Thiện Hiện! Đây gọi là pháp thí thế gian của các Đại Bồ-tát.

    Các Đại Bồ-tát nương vào pháp thí thế gian như thế để được tu hành pháp thí xuất thế gian. Nghĩa là các Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, trước dùng phương tiện thiện xảo, bố thí thiện pháp thế gian cho hữu tình, sau làm cho họ nhàm chán xa lìa thiện pháp thế gian, an trụ vào Thánh pháp vô lậu xuất thế gian, cho đến làm cho họ chứng được trí nhất thiết trí.

    Vì sao gọi là Thánh pháp xuất thế gian? Các Đại Bồ-tát vì các hữu tình mà giảng thuyết, khai thị, phân biệt rõ ràng, nên gọi là pháp thí.

    Thiện Hiện nên biết! Các thiện pháp bất cộng của phàm phu, Bồ-tát nào tu học đúng đắn, làm cho các hữu tình ra khỏi thế gian, được an ổn thì gọi là xuất thế gian. Nghĩa là ba mươi bảy pháp Bồ-đề phần, ba pháp môn giải thoát, tám pháp giải thoát, chính định thứ đệ, bốn trí Thánh đế, trí Ba-la-mật-đa, các Đẳng trí Không, mười bậc Bồ-tát, ngũ nhãn, sáu thần thông, mười lực của Như Lai, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả, ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp, pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa. Các thiện pháp vô lậu như thế, tất cả đều gọi là Thánh pháp xuất thế gian. Đại Bồ-tát nào vì các hữu tình mà giảng thuyết, khai thị, phân biệt rõ ràng các pháp như thế thì gọi là pháp thí xuất thế gian của Bồ-tát.

    Này Thiện Hiện! Ba mươi bảy pháp Bồ-đề phần là như thế nào? Nghĩa là bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Như vậy gọi là ba mươi bảy pháp Bồ-đề phần.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  2. The Following User Says Thank You to chimvacgoidan For This Useful Post:

    Gia Bảo (08-12-2017)

  3. Chủ đề tương tự

    1. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 281 đến quyển 290
      Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
      Trả lời: 183
      Bài cuối: 11-11-2016, 10:26 AM
    2. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 161 đến quyển 170
      Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
      Trả lời: 164
      Bài cuối: 07-09-2016, 09:57 AM
    3. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 151 đến quyển 160
      Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
      Trả lời: 160
      Bài cuối: 06-29-2016, 10:34 AM
    4. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 131 đến quyển 140
      Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
      Trả lời: 113
      Bài cuối: 06-09-2016, 10:09 AM
    5. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 121 đến quyển 130
      Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
      Trả lời: 166
      Bài cuối: 05-30-2016, 08:28 AM
  4. #2
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 531
    __________________________________________________ ______________________________________


    Này Thiện Hiện! Bốn niệm trụ là như thế nào? nghĩa là Đại Bồ-tát ở trong thân hoặc ngoài thân, hoặc trong ngoài thân, quán sát toàn thân trên thân, đầy đủ chánh cần, chánh tri, chánh niệm, đoạn trừ tham ưu ở đời, quán sát các nhóm trong thân, quán sự đoạn diệt trong thân. Nhờ vị ấy quán sát toàn thân, quán sát các nhóm trong thân, quán sự đoạn diệt trong thân, không chỗ nương tựa, đối với các pháp thế gian không bị chấp thủ. Đây gọi là pháp thứ nhất. Đối với thọ, tâm, pháp cũng vậy. Đây gọi là bốn niệm trụ.

    Này Thiện Hiện! Bốn chánh đoạn là như thế nào? Nghĩa là Đại Bồ-tát đối với pháp ác bất thiện chưa phát sanh làm cho không sanh, còn pháp ác bất thiện đã sanh rồi làm cho đoạn diệt. Đối với pháp thiện chưa phát sanh làm cho sanh, còn pháp thiện đã sanh rồi làm cho bền chắc, chẳng lãng quên, tu hành viên mãn, càng tăng trưởng thêm, mở mang trí tuệ, sanh tâm ưa thích, siêng năng tinh tấn, giữ tâm vững bền. Đây gọi là bốn chánh đoạn.

    Này Thiện Hiện! Bốn thần túc là như thế nào? Nghĩa là Dục Tam-ma-địa của Đại Bồ-tát được đoạn trừ, thành tựu sự tu tập về thần túc; Cần Tam-ma-địa được đoạn trừ, thành tựu sự tu tập về thần túc; Tâm Tam-ma-địa được đoạn trừ, thành tựu sự tu tập về thần túc; Quán Tam-ma-địa được đoạn trừ, thành tựu sự tu tập về thần túc. Đây gọi là bốn thần túc.

    Này Thiện Hiện! Năm căn là như thế nào? Nghĩa là Đại Bồ-tát thực hành tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn… Đây gọi là năm căn.

    Này Thiện Hiện! Năm lực là như thế nào? Nghĩa là Đại Bồ-tát thực hành tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực… Đây gọi là năm lực.

    Này Thiện Hiện! Bảy giác chi là như thế nào? Nghĩa là Đại Bồ-tát quán niệm giác tri, trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi, khinh an giác chi, định giác chi, xả giác chi. Như vậy gọi là bảy giác chi.

    Này Thiện Hiện! Tám chi thánh đạo là như thế nào? Nghĩa là Đại Bồ-tát quán chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Như vậy gọi là tám chi thánh đạo.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  5. #3
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 531
    __________________________________________________ ______________________________________


    Này Thiện Hiện! Ba pháp môn giải thoát là như thế nào? Nghĩa là Đại Bồ-tát quán pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện. Như vậy gọi là ba pháp môn giải thoát.

    Này Thiện Hiện! Pháp môn giải thoát không là như thế nào? Nghĩa là Đại Bồ-tát đem hành tướng không phi ngã nhiếp tâm chánh niệm. Đây gọi là pháp môn giải thoát không.

    Này Thiện Hiện! Pháp môn giải thoát vô tướng là như thế nào? Nghĩa là Đại Bồ-tát đem hành tướng tịch diệt chánh niệm. Đây gọi là pháp môn giải thoát vô tướng.

    Này Thiện Hiện! Pháp môn giải thoát vô nguyện là như thế nào? Nghĩa là Đại Bồ-tát đem hành tướng khổ, vô thường, chánh niệm. Đây gọi là pháp môn giải thoát vô nguyện.

    Này Thiện Hiện! Tám giải thoát là như thế nào? Nghĩa là Đại Bồ-tát đối với có sắc mà quán có sắc, gọi là giải thoát thứ nhất. Trong không tưởng sắc mà quán các sắc bên ngoài, gọi là giải thoát thứ hai. Tịnh thắng giải, thân tác chứng, gọi là giải thoát thứ ba. An trụ hoàn toàn vào định Không vô biên xứ gọi là giải thoát thứ tư. An trụ hoàn toàn vào định Thức vô biên xứ gọi là giải thoát thứ năm. An trụ hoàn toàn vào định Vô sở hữu xứ gọi là giải thoát thứ sáu. An trụ hoàn toàn vào định Phi tưởng phi phi tưởng xứ gọi là giải thoát thứ bảy. An trụ hoàn toàn vào định Diệt tưởng thọ gọi là giải thoát thứ tám. Đây gọi là tám giải thoát.

    Này Thiện Hiện! Chín định thứ đệ là như thế nào? Nghĩa là Đại Bồ-tát xa lìa pháp dục ác bất thiện, có tầm, có tứ, ly sanh hỷ lạc, nhập vào sơ thiền, an trụ hoàn toàn, gọi là định thứ đệ thứ nhất. Tuần tự cho đến vượt tất cả Phi tưởng phi phi tưởng xứ, nhập vào định Diệt tưởng thọ, an trụ hoàn toàn, gọi là định thứ đệ thứ chín. Đây gọi là chín định thứ đệ.

    Này Thiện Hiện! Bốn trí Thánh đế là như thế nào? Nghĩa là Đại Bồ-tát quán trí khổ, trí tập, trí diệt, trí đạo. Đây gọi là bốn trí Thánh đế.

    Này Thiện Hiện! Trí Ba-la-mật-đa là như thế nào? Nghĩa là Đại Bồ-tát bố thí cho đến trí Ba-la-mật-đa. Như vậy gọi là Ba-la-mật-đa.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  6. #4
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 531
    __________________________________________________ ______________________________________


    Này Thiện Hiện! Trí của các Không là như thế nào? Nghĩa là Đại Bồ-tát quán trí nội Không cho đến trí vô tính tự tính Không và trí chơn như cho đến trí cảnh giới bất tư nghì. Như vậy gọi là các Đẳng trí Không.

    Này Thiện Hiện! Mười địa của Bồ-tát là như thế nào? Nghĩa là Đại Bồ-tát quán Cực hỉ địa cho đến Pháp vân địa. Như vậy gọi là mười địa của Bồ-tát.

    Này Thiện Hiện! Năm loại mắt là như thế nào? Nghĩa là Đại Bồ-tát đạt được sự mong cầu nhục nhãn, thiên nhãn, tuệ nhãn, pháp nhãn, Phật nhãn. Đây gọi là năm loại mắt.

    Này Thiện Hiện! Sáu phép thần thông là như thế nào? Nghĩa là Đại Bồ-tát phải học những thần thông chứng trí thần cảnh thông, trí thiên nhĩ thông, trí tha tâm thông, trí túc trụ tùy niệm thông, trí thiên nhãn thông, trí lậu tận thông. Đây gọi là sáu phép thần thông.

    Này Thiện Hiện! Mười lực của Như Lai là như thế nào? Một là chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với thị xứ như thật biết thị xứ, đối với phi xứ như thật biết phi xứ. Hai là chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với các nghiệp của các hữu tình ở quá khứ, hiện tại, vị lai và các pháp chỗ nhận lấy ấy do nhân dị thục đều như thật biết. Ba là chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với các thế giới chẳng phải là một, mà có nhiều thế giới khác nhau đều như thật biết. Bốn là chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với các hữu tình chẳng phải một mà có nhiều thắng giải khác nhau đều như thật biết. Năm là chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với các căn hơn kém của các hữu tình đều như thật biết. Sáu là chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với nghiệp hướng đến các cảnh giới của loài hữu tình đều như thật biết. Bảy là chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với tất cả tịnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí, tạp nhiễm, thanh tịnh, với những sự thành lập khác nhau về hữu tình đều như thật biết. Tám là chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với một đời, mười đời, trăm đời, ngàn đời, vô lượng đời, hoặc một kiếp, mười kiếp, trăm kiếp, ngàn kiếp, vô lượng kiếp và vô lượng các túc nghiệp ở đời quá khứ của loài hữu tình, có bao nhiêu các hành, các thuyết, các tướng đều như thật biết. Chín là chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác vận dụng thiên nhãn thanh tịnh vượt hơn con người thấy các loài hữu tình với các việc thiện, ác khi sanh, khi tử của chúng, nói rộng cho đến do thế lực của nghiệp sanh vào cõi thiện ác của các loài hữu tình đều như thật biết. Mười là chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với các pháp lậu tận, vô lậu tâm giải thoát, vô lậu tuệ giải thoát đều như thật biết; đối với pháp tự lậu tận, chơn giải thoát, tự chứng thông tuệ được an trụ hoàn toàn; nói rộng cho đến không thọ đời sau. Như vậy gọi là mười lực của Như Lai.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  7. #5
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 531
    __________________________________________________ ______________________________________


    Này Thiện Hiện! Bốn điều không sợ là như thế nào? Một là chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tự xưng Ta là bậc Chánh Đẳng Giác. Giả sử có Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Ma phạm, các thế gian nào dựa vào giáo pháp để vấn nạn, hoặc làm cho phải suy nghĩ rằng, Phật không phải là bậc Chánh đẳng giác. Ta đối với sự vấn nạn kia thấy bằng chánh kiến, do thấy nạn ấy bằng chánh kiến, nên Ta được an ổn trụ, không lo sợ. Tự nói rằng Ta ở ngôi vị Đại tiên tôn quí, ở trong đại chúng rống tiếng rống Sư tử, chuyển pháp luân của Đại phạm thiên mà tất cả Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Ma phạm, các thế gian hoàn toàn không thể chuyển như vậy được.

    Hai là chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tự xưng Ta đã đoạn hết các lậu. Giả sử có Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Ma phạm, các thế gian nào dựa vào giáo pháp để vấn nạn, hoặc làm cho phải suy nghĩ ở đây Phật chưa đoạn hết các lậu, Ta đối với sự vấn nạn kia thấy bằng chánh kiến, do thấy nạn ấy bằng chánh kiến nên Ta được an ổn trụ, không lo sợ. Tự nói Ta ở ngôi vị Đại tiên tôn quí, ở trong đại chúng rống tiếng rống Sư tử, chuyển pháp luân của Đại phạm thiên mà tất cả Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Ma phạm, các thế gian hoàn toàn không thể chuyển như vậy được.

    Ba là chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tự xưng Ta vì các hàng đệ tử mà nói pháp làm chướng ngại thì nhiễm ô, chính là chướng ngại. Giả sử có Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Ma phạm, các thế gian nào dựa vào giáo pháp để vấn nạn, hoặc làm cho phải suy nghĩ cho rằng nhiễm ô chính là pháp không thể làm chướng ngại, Ta đối với sự vấn nạn kia thấy bằng chánh kiến, do thấy nạn ấy bằng chánh kiến nên Ta được an ổn trụ, không lo sợ. Tự nói Ta ở ngôi vị Đại tiên tôn quí, ở trong đại chúng rống tiếng rống Sư tử, chuyển pháp luân của Đại phạm thiên mà tất cả Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Ma phạm, các thế gian hoàn toàn không thể chuyển được.

    Bốn là chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tự xưng Ta vì các hàng đệ tử mà nói đạo xuất thế. Các bậc Thánh tu tập nhất định được xuất ly, nhất định thông suốt, đoạn hết các khổ, không còn khổ nữa. Giả sử có Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Ma phạm, các thế gian nào dựa vào giáo pháp để vấn nạn, hoặc làm cho phải suy nghĩ tu theo đạo này chẳng được xuất ly, chẳng được thông suốt, chẳng đoạn hết khổ, không còn khổ nữa. Ta đối với sự vấn nạn kia thấy bằng chánh kiến, do thấy nạn ấy bằng chánh kiến nên Ta được an ổn trụ, không lo sợ. Tự nói Ta ở ngôi vị Đại tiên tôn quí, ở trong đại chúng rống tiếng rống Sư tử, chuyển pháp luân của Đại phạm thiên mà tất cả Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Ma phạm, các thế gian hoàn toàn không thể chuyển như vậy được. Như vậy gọi là bốn điều không sợ.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  8. #6
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 531
    __________________________________________________ ______________________________________


    Này Thiện Hiện! Bốn sự hiểu biết thông suốt là như thế nào? Nghĩa là hiểu nghĩa vô ngại, hiểu pháp vô ngại, hiểu ngôn từ vô ngại, hiểu biện tài vô ngại. Như vậy gọi là bốn sự hiểu biết thông suốt.

    Thế nào là hiểu nghĩa vô ngại? Là trí tuệ duyên với ý nghĩa vô ngại.

    Thế nào là hiểu pháp vô ngại? Là trí tuệ duyên với pháp vô ngại.

    Thế nào là hiểu ngôn từ vô ngại? Là trí tuệ duyên với lời nói vô ngại.

    Thế nào là hiểu biện tài vô ngại? Là trí tuệ duyên với biện tài vô ngại.

    Này Thiện Hiện! Mười tám pháp Phật bất cộng là như thế nào? Nghĩa là chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thường không nói lời lầm lỗi, không nói lời gấp gáp, không quên chánh niệm, luôn định tâm, không có các vọng tưởng, biết chọn bỏ, chí muốn không lui, tinh tấn không lui, nhớ nghĩ không lui, trí tuệ không lui, giải thoát không lui, giải thoát tri kiến không lui; tất cả thân nghiệp trí làm tiền đạo, theo trí chuyển đổi; tất cả ngữ nghiệp trí làm tiền đạo, theo trí chuyển đổi; tất cả ý nghiệp trí làm tiền đạo, theo trí chuyển đổi; hoặc trí hoặc kiến ở đời quá khư không dính mắc, không ngăn ngại; hoặc trí hoặc kiến ở đời vị lai không dính mắc, không ngăn ngại; hoặc trí hoặc kiến ở đời hiện tại không dính mắc, không ngăn ngại. Đây gọi là mười tám pháp Phật bất cộng.

    Này Thiện Hiện! Ba mươi hai tướng là như thế nào?

    Một là dưới chân của chư Phật có tướng bằng phẳng, đầy đặn, hoàn toàn đầy đủ giống như đáy hộp. Tuy đất có chỗ cao thấp, nhưng tùy theo chân chư Phật đạp đến đều được bằng phẳng.

    Hai là dưới chân của chư Phật có các vành bánh xe ngàn căm đều tròn đầy.

    Ba là tay chân của chư Phật đều mềm mại như bông vải, không gì sánh bằng.

    Bốn là các ngón tay và chân của chư Phật đều thon dài, tròn đẹp hơn người, tiêu biểu cho sự trường thọ.

    Năm là giữa kẻ mỗi ngón tay của chư Phật như chim nhạn chúa, đều có màn lưới, lẫn lộn sắc vàng, giống như thêu vẽ.

    Sáu là gót chân của chư Phật rộng dài tròn đầy, cùng với lòng chân cân đối, hơn các hữu tình.

    Bảy là lòng chân của chư Phật dài, cao đầy đặn, mềm mại, đẹp đẽ, cùng với gót chân cân đối.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  9. #7
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 531
    __________________________________________________ ______________________________________


    Tám là đôi vế của chư Phật thon dài, tròn như đùi Nai tiên chúa Y-nê-da.

    Chín là hai cánh tay của chư Phật dài, thẳng, tròn đầy như vòi voi chúa, thẳng dài rờ tới đầu gối.

    Mười là âm tướng của chư Phật kín đáo không hiện, giống như long mã, cũng như voi chúa.

    Mười một là lỗ chân lông của chư Phật, mỗi lỗ là một sợi, mềm mại, xanh biếc xoay quanh bên hữu.

    Mười hai là tóc lông của chư Phật ngay đều, mọc thẳng, xoay quanh bên hữu, mềm mại, xanh biếc sắc vàng nghiêm thân, rất đáng ưa thích.

    Mười ba là da của chư Phật nhỏ mõng, mịn trơn, bụi đất, nước đều không dính được.

    Mười bốn là da của chư Phật màu vàng kim lóng lánh trắng sạch như đài Diệu Kim, các báu trang nghiêm, mọi người thấy đều ưa thích.

    Mười lăm là hai tay và chân của chư Phật sau ót và hai vai, bảy chỗ đầy đặn trắng sạch mềm mại, đáng ưa thích.

    Mười sáu là vai, cổ của chư Phật đầy đặn, đặc biệt.

    Mười bảy là hông, nách của chư Phật đầy đặn, chắc chắn.

    Mười tám là dung nghi của chư Phật ngay thẳng, khôi ngô.

    Mười chín là thân tướng của chư Phật cao rộng đoan nghiêm.

    Hai mươi là thân tướng của chư Phật cao lớn, cân đối, tròn đầy như cây Nặc-cù-đà.

    Hai mươi mốt là cằm ngực và phần thân trên của chư Phật oai dung nở nang như Sư tử chúa.

    Hai mươi hai là ánh quang trên thân của chư Phật chiếu ra mỗi mặt một tầm.

    Hai mươi ba là tướng răng của chư Phật, bốn mươi chiếc đều đầy đặn, bằng phẳng, sạch khít, chân sau, trắng hơn ngọc tuyết kha.

    Hai mươi bốn là răng cửa của chư Phật trắng đẹp nhọn bén.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  10. #8
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 531
    __________________________________________________ ______________________________________


    Hai mươi lăm là trong vị (nước bọt) của chư Phật thường thơm, vì mạch yết hầu thẳng, nên có thể đưa đến vị ngon từ ngàn mạch trong thân thể.

    Hai mươi sáu là tướng lưỡi của chư Phật mỏng sạch rộng dài, có thể che cả mặt, trên mé tóc bên tai.

    Hai mươi bảy là phạm âm của chư Phật từ vận phát ra thanh nhã, tùy theo người nghe nhiều hay ít đều nghe được. Tiếng vang rền như tiếng trống trời, nói ra lời êm đẹp thanh tao như tiếng chim Tần-già.

    Hai mươi tám là lông mi của chư Phật giống như trâu chúa, xanh biếc bằng thẳng, không xen tạp nhau.

    Hai mươi chín là tròng mắt của chư Phật xanh biếc trong sáng, ở giữa có vòng màu hồng, tròng trắng, đen, rõ ràng.

    Ba mươi là diện mạo của chư Phật tròn đầy như trăng rằm, tướng mày như vòng cung Thiên đế.

    Ba mươi mốt là giữa chặn mày của chư Phật có tướng lông trắng mềm mại, xoay bên hữu như bông vải, trắng sáng hơn ngọc tuyết kha.

    Ba mươi hai là nhục kế trên đỉnh của chư Phật cao rõ ràng, tròn trịa như lông trời.

    Đây gọi là ba mươi hai tướng của chư Phật.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  11. #9
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 531
    __________________________________________________ ______________________________________


    Này Thiện Hiện! Tám mươi vẻ đẹp là như thế nào?

    Một là móng tay của chư Phật thon dài, mỏng mướt, trắng sạch màu như hoa đồng đỏ.

    Hai là chân tay của chư Phật, các ngón đều tròn, thon, dài, ngay thẳng, mềm mại.

    Ba là tay chân của chư Phật ngay bằng, không so le, ở giữa đều đầy đủ.

    Bốn là chân tay của Phật viên mãn như ý, mềm sạch sáng láng, màu như hoa sen.

    Năm là mạch gân của chư Phật, chằn chịt, bền chắc, ẩn sâu, chẳng lộ.

    Sáu là hai mắt cá chân của chư Phật đều ẩn, chẳng lộ.

    Bảy là bước đi của chư Phật thẳng tới, thong thả như voi chúa.

    Tám là bước đi của chư Phật oai nghi, ngay thẳng tề chỉnh như Sư tử chúa.

    Chín là bước đi của chư Phật vững bằng, thong thả chẳng nhanh chẳng chậm, giống như trâu chúa.

    Mười là khi chư Phật đi hoặc đứng, oai nghi nhàn nhã, bước đi như chim nhạn chúa.

    Mười một là khi chư Phật ngó lui liền xoay bên hữu, cả thân chuyển theo, như rồng, voi chúa.

    Mười hai là lóng xương của chư Phật tròn thẳng, ngay theo thứ lớp, đẹp đẽ hoàn toàn.

    Mười ba là lóng xương của chư Phật liên kết không hở, giống như rồng cuộn.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  12. #10
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 531
    __________________________________________________ ______________________________________


    Mười bốn là đầu gối của chư Phật ngay thẳng, đẹp đẽ, vững chắc tròn đầy.

    Mười lăm là chỗ kín của chư Phật văn vẻ đẹp đẽ, oai thế đầy đủ, viên mãn thanh tịnh.

    Mười sáu là trên thân của chư Phật mướt trơn, sáng đẹp sạch sẽ, bụi đất không dính.

    Mười bảy là dung mạo của chư Phật uy nghiêm không sợ, không khiếp nhược.

    Mười tám là thân của chư Phật bền chắc, dày kín, liên kết với nhau.

    Mười chín là phần thân của chư Phật an định, dày nặng, thường không lay động, viên mãn, không hư hoại.

    Hai mươi là thân tướng của chư Phật vững như núi chúa, chung quanh đoan nghiêm, sáng sạch không có bụi nhơ.

    Hai mươi mốt là chung quanh thân của chư Phật có ánh sáng, khi bước đi thường tự soi sáng.

    Hai mươi hai là hình bụng của chư Phật vuông thẳng, không lõm, mềm mại chẳng lộ, các tướng trang nghiêm.

    Hai mươi ba là rốn của chư Phật sâu đẹp, xoay tròn bên hữu, trong sạch.

    Hai mươi bốn là rốn của chư Phật dày chẳng lõm, chẳng lồi, chung quanh đẹp đẽ.

    Hai mươi lăm là da của chư Phật không có ghẻ lở, cũng không có chấm đem, hay các vết sẹo.

    Hai mươi sáu là lông tay của chư Phật đầy đặn, mềm mại, dưới chân bằng phẳng.

    Hai mươi bảy là chỉ tay của chư Phật sâu dày, rõ thẳng, mướt trơn, không đứt đoạn.

    Hai mươi tám là môi của chư Phật tươi sáng hồng hào như trái Tần-bà, trên dưới cân đối.

    Hai mươi chín là gương mặt của chư Phật không dài, không ngắn, không lớn, không nhỏ, cân xứng tốt đẹp.

    Ba mươi là tướng lưỡi của chư Phật mềm mỏng, rộng, dài, màu như đồng đỏ.

    Ba mươi mốt là tiếng nói của chư Phật phát ra vang vọng sâu xa như voi chúa rống, rõ ràng thanh thót.

    Ba mươi hai là âm vận của chư Phật hay tốt hoàn toàn như tiếng vang nơi hang sâu.

    Ba mươi ba là mũi của chư Phật cao dài ngay thẳng, không hở trống.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •