chimvacgoidan (12-04-2017),colaihi (12-15-2017),duyngudocton (12-05-2017),gaiden (12-14-2017),homeless (12-09-2017),muabuon (12-06-2017),Phúc Hạnh (12-11-2017),phuctoan (12-13-2017),Thanh Mai (12-08-2017),Thanh Trúc (12-05-2017),Tuấn Kiệt (12-08-2017),votichsu (12-14-2017)
Chào anh bạn nhỏ ! Kinh Kim Cang này đức Phật muốn dạy cho ta "một sự thật vĩ đại", đó là "nhất thiết pháp Không". Với "cây đủa thần" này chúng ta chỉ vào bất cứ một pháp nào (ở đoạn Kinh này là pháp : hạt bụi), thì pháp ấy liền bộc lộ TÁNH KHÔNG _ tức Không Tướng.
Vì thế nên lão phu dùng ví dụ "nhân với số Không", ngoại trừ số Không, nếu ta nhân với bất kỳ số nào khác, thì pháp Không liền trở thành pháp Có. Chúng ta vì thấy vạn pháp là thực có nên mãi theo "cái thấy có" ấy mà đi lòng vòng trong sinh tử. Nếu người nào thực nhận ra "Vạn pháp vôn Không" thì những "sợi mây trời" sẽ không thể trói chân hành giả được !
Mến !
Phóng bút đoạt nhân tâm, cuồng ngôn bình thiên hạ
ĐOẠN 31 :
TRI KIẾN BẤT SANH
- Tu-bồ-đề! Nhược nhân ngôn: Phật thuyết ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến, Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Thị nhân giải ngã sở thuyết nghĩa phủ?
- Phất dã Thế Tôn! Thị nhân bất giải Như Lai sở thuyết nghĩa. Hà dĩ cố, Thế Tôn thuyết ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến tức phi ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến thị danh ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến.
- Tu-bồ-đề! Phát A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề tâm giả, ư nhất thiết pháp ưng như thị tri, như thị kiến, như thị tín giải, bất sanh pháp tướng. Tu-bồ-đề! Sở ngôn pháp tướng giả, Như Lai thuyết tức phi pháp tướng, thị danh pháp tướng.
DỊCH:
TRI KIẾN CHẲNG SANH.
- Này Tu-bồ-đề, nếu có người nói Phật nói ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến, này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Người ấy hiểu nghĩa của ta nói chăng?
- Bạch Thế Tôn, không hiểu vậy. Người ấy không hiểu nghĩa của Như Lai nói. Vì cớ sao? Thế Tôn nói ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến, tức chẳng phải ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến, ấy gọi là ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến.
- Này Tu-bồ-đề, người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đối với tất cả pháp nên như thế mà biết, như thế mà thấy, như thế mà tin hiểu, không sanh pháp tướng. Này Tu-bồ-đề, nói là pháp tướng đó, Như Lai nói tức chẳng phải pháp tướng, ấy gọi là pháp tướng.
Chào Tuấn Kiệt ! Để tui nói thử, bạn trẻ nghe thử, xem có lọt lổ tai hay không nhé !
"Ngã kiến" là thấy CÓ TA. Đơn cử như một người đang mãi nói chuyện, quơ tay trúng vào mặt ta (khi ta đang từ sau lưng trờ tới). Ta liền nổi sùng (nhẹ) hoặc là điên tiết (nặng). Đó do vì thấy CÓ TA, CÓ CÁI MẶT CỦA TA cho nên nổi sùng (nhẹ) hoặc là điên tiết (nặng).
"Nhân kiến" là thấy LOÀI CỦA TA (LOÀI NGƯỜI). Đơn cử như khi bạn vô tình chạm tay vào một con vật nào _ trùng bọ, rắn rít, ..._ ta liền lập tức rụt tay lại ghê sợ gớm ghiết. Vì sao ? Vì từ sâu thẳm trong tâm hồn, ta không xem mình là đồng loại của chúng (ta thấy mình là loài người). Giả sử ta là con rắn đực thì ta sẽ không ngại ngùng gì khi tiếp cận con rắn cái, vì là đồng loại.
"Chúng sinh kiến" là thấy Ta là một chúng sinh (có cảm xúc, biết đau biết buồn, ....) chớ không phải là cây cỏ vô tình.
"Thọ giả kiến" là thấy Ta có sự sống, chớ không phải là đất đá vô tri.
Tất cả 4 cái thấy này đều xoay quanh trục là TA, ngã kiến thì thô, nhân kiến, chúng sinh kiến, thọ giả kiến thì vi tế hơn. 4 cái thấy này nhà Phật gọi là THẤY LẦM. Từ THẤY LẦM mà dệt nên thế giới Vô Minh nhiều màu sắc hổn loạn, đầy bất an.
4 cái thấy này là TỨ KIẾN HOẶC, đồng nghĩa với TỨ TƯỚNG (Ngã Tướng, Nhân Tướng, Chúng sinh Tướng, Thọ Giả Tướng).
Để biểu thị trường hợp không dính mắc với 4 Tướng hay Tứ Kiến Hoặc là một đoạn Kinh trong Kinh Hoa Nghiêm _ CÁI TRỐNG TRỜI GIẢNG THUYẾT PHẬT PHÁP :
http://www.phatphapthuchanh.com/show...ll=1#post25609
Cái trống trời thì không có Ngã kiến, Nhân kiến, Chúng sinh kiến, Thọ giả kiến gì hết phải không các bạn ?!
ĐOẠN 32 :
ỨNG HÓA PHI CHÂN
Tu-bồ-đề! Nhược hữu nhân dĩ mãn vô lượng a-tăng-kỳ thế giới thất bảo, trì dụng bố thí; nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, phát bồ-đề tâm giả, trì ư thử kinh, nãi chí tứ cú kệ đẳng, thọ trì độc tụng, vị nhân diễn thuyết, kỳ phước thắng bỉ. Vân hà vị nhân diễn thuyết? Bất thủ ư tướng, như như bất động. Hà dĩ cố?
Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán.
Phật thuyết thị Kinh dĩ, trưởng lão Tu-bồ-đề cập chư Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, nhất thiết thế gian Thiên, Nhân, A-tu-la văn Phật sở thuyết, giai đại hoan hỷ, tín thọ phụng hành.
DỊCH:
ỨNG HÓA KHÔNG PHẢI THẬT.
Này Tu-bồ-đề, nếu có người đem bảy báu bằng thế giới trải qua số kiếp vô lượng a-tăng-kỳ để bố thí. Nếu có người thiện nam, người thiện nữ phát tâm bồ-đề đem kinh này cho đến bốn câu kệ v.v… thọ trì, đọc tụng, vì người diễn nói thì phước của người này còn hơn phước của người kia. Thế nào là vì người diễn nói? Chẳng thủ nơi tướng, như như bất động. Vì cớ sao?
Tất cả pháp hữu vi,
Như mộng, huyễn, bọt, bóng,
Như sương cũng như điện,
Nên khởi quán như thế.
Phật nói Kinh này rồi, trưởng lão Tu-bồ-đề và chúng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, tất cả thế gian Trời, Người, A-tu-la nghe Phật nói đều rất vui mừng, tin thọ và vâng làm.
Dạ, con xin phép chia sẻ :
http://www.phatphapthuchanh.com/show...ll=1#post24042
chimvacgoidan (12-15-2017),colaihi (12-15-2017),gaiden (12-14-2017),Mục đồng (01-04-2018),Thanh Mai (12-15-2017)
Chào bạn votichsu ! Bài kệ này :
nhằm nói "Các pháp đều hư huyễn", chớ không phải nói "Các pháp đều vô thường".
Giáo lý Vô Thường chỉ nhìn hiện tướng bên ngoài của sự vật, Giáo lý Hư Huyễn chỉ rõ bản chất KHÔNG THẬT CÓ bên trong mọi sự vật.
Người sơ cơ đến với đạo Phật thì được dạy lý VÔ THƯỜNG, bởi Giáo lý này dễ thấy, dễ chấp nhận.
Khi Tăng đoàn đã lớn mạnh, trong Chư Thánh Tăng có nhiều vị đã đắc Quả A La Hán, đức Phật mới đem Giáo Lý Bát Nhã ra dạy, Giáo lý này nhằm chỉ rõ bản chất thực của vạn pháp là KHÔNG, là HƯ HUYỄN; điều này là đặc trưng của Giáo lý Đại Thừa.
Còn Giáo Lý "Các pháp đều vô thường" là Giáo lý Tiểu Thừa và Nhân Thiên Thừa.
Mến !
Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)