Chào bạn votichsu ! Bài kệ này :
nhằm nói "Các pháp đều hư huyễn", chớ không phải nói "Các pháp đều vô thường".
Giáo lý Vô Thường chỉ nhìn hiện tướng bên ngoài của sự vật, Giáo lý Hư Huyễn chỉ rõ bản chất KHÔNG THẬT CÓ bên trong mọi sự vật.
Người sơ cơ đến với đạo Phật thì được dạy lý VÔ THƯỜNG, bởi Giáo lý này dễ thấy, dễ chấp nhận.
Khi Tăng đoàn đã lớn mạnh, trong Chư Thánh Tăng có nhiều vị đã đắc Quả A La Hán, đức Phật mới đem Giáo Lý Bát Nhã ra dạy, Giáo lý này nhằm chỉ rõ bản chất thực của vạn pháp là KHÔNG, là HƯ HUYỄN; điều này là đặc trưng của Giáo lý Đại Thừa.
Còn Giáo Lý "Các pháp đều vô thường" là Giáo lý Tiểu Thừa và Nhân Thiên Thừa.
Mến !