Chào Quý đạo hữu và Tuấn Kiệt !
Trước đó, đức Phật đã dạy chung là quý Phật tử phải tu học và hành Lục Độ, đó là Bố thí, Trì giới, Tinh Tấn, Nhẫn nhục, Thiền định, Trí Tuệ :
Bố thí tức là cho để trừ lòng tham lam, bỏn xẻn.
Trì giới tức là giữ giới để trừ ô nhiễm, không tạo thêm nghiệp ác.
Nhẫn nhục tức là nhường nhịn để trừ sân giận, và cũng để bớt phiền toái rắc rối trong cuộc sống.
Tinh tấn tức là lúc nào cũng cố gắng để trừ thói hư lười biếng, giải đãi.
Thiền định để trừ loạn tâm, tạo điều kiện cho trí tuệ phát sinh.
Trí tuệ tức là học hỏi suy tư Kinh sách để trừ si mê, để dễ tiếp cận Chân Lý Phật pháp.
Đến giai đoạn 2 này, Phật dạy "nâng cao", Lục độ phải được thực hành trên một cấp độ khó khăn hơn. Đó là LỤC ĐỘ BA LA MẬT (LDBLM).
Hành giả hành (LDBLM) thì khi Bố thí, phải hồn nhiên Bố thí, không để tâm đối tượng là ai (trước đây có ân oán gì với chúng ta không ?), không nghĩ rằng đối tượng nhận thí: xứng đáng hay không xứng đáng; vật thí cũng không quan tâm lớn nhỏ, quan trọng hay không quan trọng với ta, hể người cần thì ta liền cho không đắn đo gì hết.
Đây gọi là "bất ưng trụ sắc sinh tâm" (gọi là chẳng trụ nơi sắc để bố thí). Khó quá phải không các bạn ?! Điều này Phật không dạy cho hàng Phật tử sơ cơ như chúng ta, mà dạy cho chư Bồ tát đã phát Bồ Đề Tâm (tức là muốn Giác Ngộ hoàn toàn Chân Lý Tuyệt Đối).
Đó là chưa nói đến điều kiện thứ ba khi Bố thí Ba La Mật, đó là Không thấy Mình đang dang tay Bố thí. Cái Tâm tích lũy công phu, những cố gắng đã thi hành trong Phật sự, chính là chướng ngại, chính là Mê Lầm.
Ngày xưa, một vị Tăng pháp danh là Pháp Đạt đến cầu học nơi đức Lục tổ Huệ Năng, Tổ hỏi "đã làm được những gì ?" (mà sao cống cao Ngã mạn như vậy ?) Đạt thưa : "Đã tụng Kinh Pháp Hoa trên 2 ngàn lượt" Tổ quở ! (N/Q chỉ còn nhớ có một câu : "Không công _ phước vô tỉ !"
Ấy đó ! Trong pháp tu LDBLM không hề có Ngã, Ngã sở : không tích lủy công trạng mà mình đã làm được, như giếng sâu không đáy, làm được gì cũng rơi biệt tăm, không có âm vang phản hồi, không bao giờ bị "đầy giếng". Đây là bí quyết để thành tựu, nếu hành giả làm Phật sự mà thấy có Mình Làm, có những công trạng của mình; thì hành giả sẽ không vượt qua Chính Mình, sẽ không đến được "Bờ Bên Kia".
Mến !