chimvacgoidan (08-26-2017),colaihi (08-26-2017),Gia Bảo (08-26-2017),hoangtri (12-04-2021),muabuon (09-02-2017),Ngọc Quế (08-30-2017),nguoi ao lam (08-25-2017),socnho (09-10-2017),Thanh Mai (08-25-2017),Tuấn Kiệt (08-26-2017)
trong đoạn này thấy khó hiểu nên tt xin chép nguyên bài giảng của thầy Thanh từ để quý vị tham khảo:
GIẢNG:
Trong đoạn này trước tiên đức Phật hỏi ngài Tu-bồ-đề: Thuở xưa, ở chỗ đức Phật Nhiên Đăng, đức Phật có pháp để được chăng? Nếu chúng ta đọc tiền thân Phật thì thấy trong đó Phật kể thuở xưa khi Ngài còn tu Bồ-tát hạnh nơi đức Phật Nhiên Đăng (Dipamkara-buddha), do Ngài cúng dường, bố thí nên được đức Phật Nhiên Đăng thọ ký sau sẽ thành Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni (Sàkyamuni). Như vậy ở nơi đức Phật Nhiên Đăng, đức Phật Thích-ca đã được thọ ký thành Phật. Nhưng ngài Tu-bồ-đề thưa: Không, ở chỗ đức Phật Nhiên Đăng, đức Phật thật không có pháp để được. Quí vị thấy như là phủ nhận việc đức Phật đã nói trước kia, phải không? Nhưng không phải. Như đoạn trước nói nếu A-la-hán thấy được đạo A-la-hán là còn tướng ngã, tướng nhân v.v. Như vậy nếu Phật còn thấy có pháp để được thì cũng còn tướng ngã, tướng nhân. mà còn tướng ngã, tướng nhân thì làm sao được thọ ký thành Phật? Thế nên ngài Tu-bồ-đề xác định rằng đức Phật ở chỗ Phật Nhiên Đăng thật không có pháp để được.
Tiếp theo đức Phật hỏi ngài Tu-bồ-đề: Ý ông nghĩ sao, Bồ-tát có trang nghiêm cõi Phật không? Ngài Tu-bồ-đề thưa: Không. Vì cớ sao? Trang nghiêm cõi Phật, tức không phải trang nghiêm, ấy gọi là trang nghiêm. Tại sao không phải trang nghiêm ấy gọi là trang nghiêm? Thường trong các kinh Đại thừa hay nói rằng: Người tu Bồ-tát hạnh nên trang nghiêm cõi Phật hay là trang nghiêm Tịnh độ. Muốn trang nghiêm Tịnh độ thì cõi đó ở đâu và chúng ta làm sao trang nghiêm? Về công hạnh đó, trong kinh nói: Mỗi đức Phật đều có hạnh nguyện. Ví dụ đức Phật Di-đà (Amita) có hạnh nguyện Di-đà, đức Phật Thích-ca có hạnh nguyện Thích-ca, hạnh nguyện đó gọi là để trang nghiêm cõi Phật. Vị nào nguyện làm hạnh nhẫn nhục viên mãn thì khi tu hạnh nhẫn nhục trong thế gian này là tạo nhân trang nghiêm cõi Phật của vị ấy, hoặc tu hạnh bố thíở cõi này, cũng là nhân trang nghiêm cõi Phật của vị ấy về sau. Thế nên những hạnh đó được viên mãn thì cõi Phật trang nghiêm đẹp đẽ phi thường. Chúng ta tu cái nhân ở đây tốt đẹp bao nhiêu thì cõi Phật của mình cũng sang cả tốt đẹp bấy nhiêu. Vậy ngay hiện tại chúng ta hành những hạnh hợp đạo lý, đó là chúng ta trang nghiêm cõi Phật. Chúng ta thử lấy ví dụtrong thế gian: Như có người dự trù năm năm nữa sẽ cất một cái nhà đẹp. Khi họ dự định như thế thì từ đó về sau họ phải tích lũy tiền, dự trữ sắt, đá v.v. Họ chuẩn bị những vật liệu tốt đầy đủ cho đến ngày xây nhà, đến lúc ấy họ mới thực hiện được một cái nhà đẹp. Như vậy khi chúng ta chuẩn bị những vật liệu hoặc tiền bạc tức là chúng ta trang nghiêm cho cái nhà mai sau phải không? Trái lại nếu hiện tại chúng ta không dự trữ cái gì hết, đến khi muốn cất nhà đẹp thì có cất được không?
Trong Phật pháp cũng vậy, khi chư Phật thành Phật rồi, cõi nước các Ngài đầy đủ công đức vô lượng vô biên là vì khi tu Bồ-tát hạnh các Ngài đã hành những công hạnh, những phước đức để trang nghiêm cõi nước của các Ngài mai sau, đến khi thành Phật thì tất cả đều viên mãn. Như quí vị đọc kinh Di-đà thấy trong kinh diễn tả nơi cõi Cực lạc, cái gì cũng sung mãn, cái gì cũng tốt đẹp, đó là do khi tu hạnh Bồ-tát, đức Di-đà đã nguyện như thế; cho nên mỗi công hạnh của Ngài đều hướng về cõi nước của Ngài sau này, đế�n khi viên mãn công hạnh thì được cõi nước trang nghiêm. Đức Phật muốn khi thành Phật được cõi nước trang nghiêm thì hiện tại Ngài cũng tập những công hạnh như thế. Vậy Bồ-tát có trang nghiêm cõi Phật không? Những công hạnh lục độ là trang nghiêm chớ gì? Song ở đây ngài Tu-bồ-đề thưa: Bạch Thế Tôn không, vì cớ sao? Trang nghiêm cõi Phật tức không phải trang nghiêm, ấy gọi là trang nghiêm. Bởi vì tất cả công hạnh của mình đều là tướng hữu vi, mà tướng hữu vi là tướng duyên hợp; đã là tướng duyên hợp thì đâu phải là cố định, là chân thật nên không phải là trang nghiêm, nhưng theo thế tục gọi đó là trang nghiêm. Trên bản chất không phải là trang nghiêm vì là tướng duyên hợp, nhưng trên giả danh đó là trang nghiêm. Nếu thấy có trang nghiêm tức là chấp hành động đó thật, tức phi trí tuệ Bát-nhã. Không có trí tuệ Bát-nhã sao được gọi là Bồ-tát? Vì vậy chúng ta phải thấy rõ thâm ý của từng lời kinh, nói trang nghiêm tức không phải trang nghiêm, nếu chúng ta thấy thật có trang nghiêm thì cõi Phật của mình là cõi giả dối rồi!
Tiếp đến đức Phật liền nhắc lại một ý, tôi gọi là điệp khúc, tức là nhắc lại ý khi Ngài giảng về nghĩa an trụ tâm ở đoạn trước: An trụ tâm là không nên trụ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Đức Phật bảo: Các Bồ-tát lớn nên như thế mà sanh tâm thanh tịnh. Như thế là sao? Chẳng nên trụ nơi sắc, chẳng nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, nên không chỗ trụ mà sanh tâm kia, tức là đừng kẹt vào sáu trần, đó mới thật là trang nghiêm cõi Phật, mới thật là cứu kính của hàng Bồ-tát. Nếu vừa khởi niệm mình làm việc này là trang nghiêm cõi Phật, mình làm việc kia để dành mai sau chẳng hạn thì còn trụ vào sắc, thanh, hương v.v., tức là chưa phải trang nghiêm cõi Phật, chưa phải là Bồ-tát. Thế nên câu không nên kẹt nơi sắc,không kẹt nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp, nên không chỗ kẹt mà sanh tâm kia, tức là không có chỗ trụ mới đúng là cái tâm thanh tịnh chân thật, bất sanh bất diệt.
Phật dạy tiếp: Này Tu-bồ-đề, như có người thân như núi chúa Tu-di, thân ấy lớn chăng? Quí vị thấy chỉ cần nói về kích thước của một cây cột hay là của một vật gì tương đối hơi lớn như cái nhà chẳng hạn thì thân mình có bằng một cây cột không? Chưa bằng. Thân mình có bằng cái nhà không? Cũng không bằng. Thường trong kinh nói núi Tu-di là ngọn núi lớn nhất có bốn châu thiên hạ ở chung quanh như Nam Thiệm bộ châu (Jambudvipa) - chỗ chúng ta ở - Bắc Câu Lô châu (Uttara-kuru) v.v. Vậy núi Tu-di khoảng bao lớn? Có người thân lớn bằng núi chúa Tu-di chớ không phải núi Tu-di thường. Giả sử có người thân bằng Núi Lớn Vũng Tàu này thì quí vị tưởng tượng người đó như thế nào? Họ nặng nề, họ đi tới đâu thì chết thiên hạ tới đó, không có đường sá nào họ đi được phải không? Nếu bằng núi chúa Tu di thì quá sức to không thể tưởng tượng. Khi Phật hỏi: Ý ông nghĩ sao, thân đó lớn chăng, ngài Tu-bồ-đề liền thưa: Bạch Thế Tôn rất lớn. Khi nói rất lớn rồi Ngài liền chuyển trở lại: Phật nói không phải thân, ấy mới gọi là thân lớn. Tại sao? Bởi vì nói thân lớn thì e chúng ta tưởng lầm tướng lớn tướng nhỏ là thật, thế nên Ngài liền nói "Không phải thân, ấy gọi là thân lớn". Không phải thân nghĩa là thân đó là tướng duyên hợp không thật, do nhiều duyên, nhiều yếu tố hợp thành thì nói là lớn, chớ sự thật nó không thật có, nếu chúng ta thấy có thân thật thì nó không phải lớn. Điều đó để cho chúng ta thấy rằng tất cả những tướng ở thế gian dù tướng thân to lớn cũng là tướng duyên hợp hư giả, mà đã là duyên hợp thì không phải thật lớn, chẳng qua nói lớn nói nhỏ là tùy theo giả danh mà nói thôi.
chimvacgoidan (08-26-2017),colaihi (08-26-2017),Gia Bảo (08-26-2017),homeless (08-27-2017),muabuon (09-02-2017),Ngọc Quế (08-30-2017),nguoi ao lam (08-26-2017),phuctoan (08-27-2017),socnho (09-10-2017),Thanh Mai (08-25-2017)
Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông.
Chào Gia Bảo ! Cái "tinh anh" của Gia Bảo có thể trở thành Thần Tiên không ? Có chứ gì !
Cái "tinh anh" của Gia Bảo có thể trở thành Ma Quỷ không ? Có chứ gì !
Như vậy NÓ đâu đã thật có ! Nếu thật là Ma Quỷ thì không thể trở thành Thần Tiên. Nếu thật là Thần Tiên thì không thể trở thành Ma Quỷ. Nó thay đổi được bởi nó do duyên mà có, một cái có theo duyên mà thay đổi thì nó đâu có thật.
Quả vị A La Hán là gì ? Là vị đã không còn lầm "cái tinh anh" là Mình nữa. Có thể nói chỉ là rủ bỏ được "cái tinh anh" mà thôi, chứ đâu có "nạm vàng nạm bạc" cho "cái tinh anh" mà gọi là chứng đắc. Đạo Phật khác với Thần Tiên Ngoại đạo ở điểm này.
Con trai suy nghĩ lại đi, nếu còn quan điểm như vầy thì rất dễ bị sa vào Ngoại Đạo.
Mến !
Cái này Thầy Thanh Từ có giải thích rồi, tuy nhiên Thầy nói dài dòng quá nên phuctoan không nắm được ý chính.
Với Kinh Kim Cang này Phật phá CHẤP NGÃ và CHẤP PHÁP, chỉ cho ta cái CHÂN THẬT TƯỚNG là tất cả các pháp _ dù là pháp thế gian hay xuất thế gian _ cũng vốn là KHÔNG mà ta lầm thấy là CÓ.
Nói "Như Lai ở nơi đức Phật Nhiên Đăng(1), đối với pháp thật không có sở đắc.(2)" Vế đầu không quan trọng, mà quan trọng ở vế thứ (2).
Thật nghĩa của Phật pháp là "dù ở đâu, dù thời nào; không có pháp (môn) hữu vi nào là THẬT" Cho nên thời Phật Nhiên Đăng cũng GIẢ CÓ PHÁP MÔN, Pháp Môn Giả Có thì đắc cái gì ? Mà bất luận hiện tại hay vị lai cũng thế, NHƯ LAI CHẲNG CÓ SỞ ĐẮC PHÁP NÀO CẢ !
Bởi Như Lai là tất cả, mà không là gì cả !
Dạ kính bác homeless !
Dạ, lịch sử có ghi lại rằng Sa môn Cồ Đàm sau một thời gian tự tu đã đắc quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, có đủ Tam Minh Lục Thông. Dạ, rõ ràng trước khi thành Phật dưới cội Bồ Đề, thì Sa Môn Cồ Đàm không có gì hết (ngoài một chiếc bác đựng thức ăn).
Sao lại nói không có sở đắc pháp nào?
Kính !
Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông.
Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)