kính thưa quý đạo hữu, tâm trì không hiểu câu Phật nói:"ta đều khiến vào vô dư Niết-bàn mà được diệt độ đó" nghĩa là sao.
kính thưa quý đạo hữu, tâm trì không hiểu câu Phật nói:"ta đều khiến vào vô dư Niết-bàn mà được diệt độ đó" nghĩa là sao.
Chào quý đạo hữu ! chào bạn tâm trì !
"Kẻ không nhà" này xin phép được góp lời. Đoạn này Phật nói :
Phật bảo Tu-bồ-đề : Các vị Bồ-tát lớn nên như thế mà hàng phục tâm kia. Có tất cả các loài chúng sanh hoặc loài sanh bằng trứng, hoặc loài sanh bằng thai, hoặc sanh chỗ ẩm ướt, hoặc hóa sanh, hoặc có hình sắc, hoặc không hình sắc, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc chẳng có tưởng chẳng không tưởng, ta đều khiến vào vô dư Niết-bàn mà được diệt độ đó. Diệt độ như thế vô lượng, vô số, vô biên chúng sanh mà thật không có chúng sanh được diệt độ. Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả tức chẳng phải là Bồ-tát.
Theo "kẻ không nhà" này hiểu :
_ Các Bồ tát phát tâm Bồ Đề thì phải Độ Sinh. Không phải chỉ độ một nhóm hoặc 5 người, hoặc 10 người (như Tiên đạo) mà là độ TẤT CẢ CHÚNG SINH (bao gồm cả 6 loại chúng sinh và các Tinh linh nữa). Không phải chỉ cứu mạng sống cho họ, mà quan trọng là cứu cái tâm của họ, làm đủ cách (từ cỏng, đội, mang vác, ...) miễn làm sao họ được tiến bộ tâm linh. Không phải chỉ giúp họ đến đắc quả A La Hán, mà phải cỏng đội họ cho đến TOÀN GIÁC.
Một chúng sinh đến TOÀN GIÁC, đồng nghĩa là chúng sinh ấy đã được DIỆT TẬN ĐỘ.
Hi....Hi...! "Kẻ vô gia cư" này nghĩ như vậy, quý vị có đồng ý không ?
Kính góp lời.
Admin (08-04-2017),chimvacgoidan (08-04-2017),gaiden (08-05-2017),hoamacco (10-13-2017),hoangtri (08-05-2017),honglien (08-22-2017),hungcom (10-04-2017),lamebay (09-25-2017),muabuon (08-04-2017),Phúc Hạnh (08-08-2017),socnho (08-04-2017),Thanh Mai (08-04-2017),Thanh Trúc (08-09-2017),Tuấn Kiệt (08-04-2017),votam (08-14-2017)
ĐOẠN 4
ÂM:
DIỆU HẠNH VÔ TRỤ.
Phục thứ Tu-bồ-đề, Bồ-tát ư pháp ưng vô sở trụ hành ư bố thí, sở vị bất trụ sắc bố thí, bất trụ thanh hương vị xúc pháp bố thí. Tu-bồ-đề, Bồ-tát ưng như thị bố thí, bất trụ ư tướng. Hà dĩ cố? Nhược Bồ-tát bất trụ tướng bố thí, kỳ phước đức bất khả tư lương. Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Đông phương hư không khả tư lương phủ? Phất dã Thế Tôn! Tu-bồ-đề, Nam Tây Bắc phương tứ duy thượng hạ hư không, khả tư lương phủ? Phất dã Thế Tôn! Tu-bồ-đề, Bồ-tát vô trụ tướng bố thí, phước đức diệc phục như thị bất khả tư lương. Tu-bồ-đề, Bồ-tát đản ưng như sở giáo trụ.
DỊCH:
DIỆU HẠNH KHÔNG CHỖ TRỤ.
Lại nữa Tu-bồ-đề, Bồ-tát đối với pháp nên không có chỗ trụ mà làm việc bố thí, gọi là chẳng trụ nơi sắc để bố thí, chẳng trụ thanh hương vị xúc pháp để bố thí. Này Tu-bồ-đề, Bồ-tát nên như thế mà bố thí, chẳng trụ nơi tướng. Vì cớ sao? Nếu Bồ-tát bố thí chẳng trụ tướng thì phước đức không thể nghĩ lường.
- Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Hư không ở phương Đông có thể nghĩ lường được chăng?
- Bạch Thế Tôn, không vậy.
- Này Tu-bồ-đề, hư không phương Nam, phương Tây, phương Bắc, bốn phía trên dưới có thể nghĩ lường được chăng?
- Bạch Thế Tôn, không vậy.
- Này Tu-bồ-đề, Bồ-tát không trụ tướng mà bố thí, phước đức cũng lại như thế, không thể nghĩ lường. Này Tu-bồ-đề, Bồ-tát chỉ nên như lời dạy mà trụ.
Chào Quý đạo hữu và Tuấn Kiệt !
Trước đó, đức Phật đã dạy chung là quý Phật tử phải tu học và hành Lục Độ, đó là Bố thí, Trì giới, Tinh Tấn, Nhẫn nhục, Thiền định, Trí Tuệ :
Bố thí tức là cho để trừ lòng tham lam, bỏn xẻn.
Trì giới tức là giữ giới để trừ ô nhiễm, không tạo thêm nghiệp ác.
Nhẫn nhục tức là nhường nhịn để trừ sân giận, và cũng để bớt phiền toái rắc rối trong cuộc sống.
Tinh tấn tức là lúc nào cũng cố gắng để trừ thói hư lười biếng, giải đãi.
Thiền định để trừ loạn tâm, tạo điều kiện cho trí tuệ phát sinh.
Trí tuệ tức là học hỏi suy tư Kinh sách để trừ si mê, để dễ tiếp cận Chân Lý Phật pháp.
Đến giai đoạn 2 này, Phật dạy "nâng cao", Lục độ phải được thực hành trên một cấp độ khó khăn hơn. Đó là LỤC ĐỘ BA LA MẬT (LDBLM).
Hành giả hành (LDBLM) thì khi Bố thí, phải hồn nhiên Bố thí, không để tâm đối tượng là ai (trước đây có ân oán gì với chúng ta không ?), không nghĩ rằng đối tượng nhận thí: xứng đáng hay không xứng đáng; vật thí cũng không quan tâm lớn nhỏ, quan trọng hay không quan trọng với ta, hể người cần thì ta liền cho không đắn đo gì hết.
Đây gọi là "bất ưng trụ sắc sinh tâm" (gọi là chẳng trụ nơi sắc để bố thí). Khó quá phải không các bạn ?! Điều này Phật không dạy cho hàng Phật tử sơ cơ như chúng ta, mà dạy cho chư Bồ tát đã phát Bồ Đề Tâm (tức là muốn Giác Ngộ hoàn toàn Chân Lý Tuyệt Đối).
Đó là chưa nói đến điều kiện thứ ba khi Bố thí Ba La Mật, đó là Không thấy Mình đang dang tay Bố thí. Cái Tâm tích lũy công phu, những cố gắng đã thi hành trong Phật sự, chính là chướng ngại, chính là Mê Lầm.
Ngày xưa, một vị Tăng pháp danh là Pháp Đạt đến cầu học nơi đức Lục tổ Huệ Năng, Tổ hỏi "đã làm được những gì ?" (mà sao cống cao Ngã mạn như vậy ?) Đạt thưa : "Đã tụng Kinh Pháp Hoa trên 2 ngàn lượt" Tổ quở ! (N/Q chỉ còn nhớ có một câu : "Không công _ phước vô tỉ !"
Ấy đó ! Trong pháp tu LDBLM không hề có Ngã, Ngã sở : không tích lủy công trạng mà mình đã làm được, như giếng sâu không đáy, làm được gì cũng rơi biệt tăm, không có âm vang phản hồi, không bao giờ bị "đầy giếng". Đây là bí quyết để thành tựu, nếu hành giả làm Phật sự mà thấy có Mình Làm, có những công trạng của mình; thì hành giả sẽ không vượt qua Chính Mình, sẽ không đến được "Bờ Bên Kia".
Mến !
NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH
chào homeless
tâm trì muốn hỏi độ chúng sinh vào vô dư niết bàn là sao. sao không độ vào hữu dư mà độ vào vô dư. ôi khó hiểu quá!
Chào con trai !
Mục đích của Kinh Kim Cang là Phật muốn xóa bỏ cái hiểu biết "nửa vời", Hữu dư y Niết Bàn là quả vị chứng đắc chưa trọn vẹn. Cả những quả vị Bồ tát mà còn thấy có mình làm Phật sự, có chúng sinh là đối tượng của Phật sự, cũng hãy còn là Mê lầm. Xin lỗi, vị Bồ tát này hãy còn phải học thêm.
Mến !
Xin cáo lỗi cùng bạn tâm trì vì đã chậm trả lời !
Với Phật Giáo Nguyên Thủy thì : Vị A La Hán là "sanh đã tận, lậu đã hết" cho nên các Ngài nhập Niết Bàn.
Tuy rằng "lậu đã hết" nhưng khi chưa nhập Niết Bàn, các Ngài không ai có thể tự tại với phiền não nhiễm ô hết, các Ngài luôn "lánh động cầu tịnh". Đây là VI TẾ HOẶC, là sự chưa thông suốt thật tướng của vạn pháp. Cho nên với Đại Thừa, cái Niết Bàn mà những vị A La Hán nhập vào chỉ là Hữu Dư Y Niết Bàn _ nghĩa là Cái Niết Bàn mà còn sót Phàm, còn điều chưa thông suốt. (Phật Giáo Nguyên Thủy không chấp nhận điều này).
Vô dư Niết Bàn là sao ? Nói ngắn gọn của cụm từ Vô Dư Y Niết Nàn, Vô Dư Niết Bàn là trạng thái Toàn Giác, không còn một chút xíu lờ mờ, không thông suốt gì nữa. Thiệt ra Trạng thái Toàn Giác này không đợi tu chứng, nhưng "chúng sinh tâm" không chịu chết, nó luôn bám víu cái sống vô minh của mình, không chấp nhận "ánh sáng chói lòa của Trí Toàn Giác", nên kéo dài "đêm đen".
Đó là lý do Kinh Kim Cang nói "Chư Bồ tát phải độ cho tất cả chúng sinh vào Vô dư Niết Bàn", chớ nếu độ cho vào Hữu dư Niết bàn, nghĩa là tuồng Mê hãy chưa kết thúc, thì không phải dụng ý của Kinh này.
Mến !
chimvacgoidan (09-26-2017),colaihi (09-28-2017),lamebay (09-27-2017),muabuon (10-01-2017),Ngọc Quế (09-30-2017),nguoi ao lam (10-03-2017),Phúc Hạnh (10-05-2017),socnho (11-05-2017),tâm trì (09-27-2017),Thanh Trúc (09-26-2017),vivi (09-28-2017)
Xin quý đạo hữu cho phép "già" góp lời chỗ này, trước đây Ngài Tuyên Hóa có nói :Nguyên văn bởi Gia Bảo
khiến cho Kequaduong có ý kiến :Nguyên văn bởi Tuyên Hóa
Xin mời đọc lại :
http://www.phatphapthuchanh.com/show...ll=1#post15842
Kính chia sẻ !Nguyên văn bởi kequaduong
Kính bà bà colaihi ! Sao bà không chép luôn phát biểu này của kequaduong :
Nguyên văn bởi kequaduong
Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)