Chào con sóc nhỏ !
Bạn cho rằng "những đứa trẻ ngu ngơ" thì không trụ tâm vào đâu cả hay sao ? Bạn thử đưa một vật trước mặt bé xem, nếu thích bé sẽ cười toe toét nắm chặt không buông, nếu không thích bé sẽ ném vào mặt bạn (bất kể bạn là ai).
Kết luận : những đứa trẻ ngu ngơ là kẻ sẵn sàng trụ tâm vào bất cứ gì !
Chào bạn socnho !
Sao bạn không chú ý nguyên câu, bạn đã sơ ý cái tiền đề :
"Bồ-tát ưng ly nhất thiết tướng phát A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề tâm"
nghĩa là :
"Bồ-tát nên lìa tất cả tướng mà phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác"
Phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác là cầu Chân Lý Tuyệt đối. Cầu Chân lý Tuyệt đối thì không nên vì thấy Phật quá đẹp (có 32 tướng tốt, .....) mà khởi lòng ham muốn được đẹp như Phật. Đây gọi là "bất ưng trụ sắc sinh tâm". . Thinh, hương, vị, xúc pháp cũng thế; không nên chạy theo hình tướng, ngoại cảnh; không nên vì những thứ hư giả phù du ấy mà PHÁT TÂM CẦU CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI.
Bởi Chân Lý Tuyệt Đối _ tức là Chân Như Tâm _ không sở hữu, không hệ thuộc với bất kỳ một pháp nào trong Vô Minh này cả.
Mến !
Chào bạn votichsu !
Chân Lý Tuyệt Đối có cứu độ những chúng sinh tội khổ còn trong Vô Minh hay không, thì tui không biết, nhưng ở phần nhập đề Phật đã có nói :
http://www.phatphapthuchanh.com/show...Kim-Cang/page2
http://www.phatphapthuchanh.com/show...ll=1#post23535
http://www.phatphapthuchanh.com/show...ll=1#post23536
http://www.phatphapthuchanh.com/show...%C3%B3a/page10
Mến !
Bậc Toàn Giác là ĐÃ ĐỘ XONG những chúng sinh tội khổ trong Vô Minh.
Bậc Đại Bồ tát và các Hóa thân còn DIỄN TUỒNG ĐỘ SINH.
Thấy CÓ LÀM mà như chẳng làm gì, Chẳng làm gì mà không gì chẳng làm ! Chỉ là chuyện "hoa đốm lăng xăng trong hư không" thôi.
"Lăng xăng" mà chẳng "lăng xăng" gì !
"Diễn tuồng" nào có ai thì, ở đâu ?!.
Mến !
ĐOẠN 15 :
TRÌ KINH CÔNG ĐỨC
Tu-bồ-đề! Nhược hữu thiện nam tử thiện nữ nhân, sơ nhật phần, dĩ Hằng hà sa đẳng thân bố thí, trung nhật phần phục dĩ Hằng hà sa đẳng thân bố thí, hậu nhật phần diệc dĩ Hằng hà sa đẳng thân bố thí. Như thị vô lượng bách thiên vạn ức kiếp dĩ thân bố thí. Nhược phục hữu nhân văn thử Kinh điển, tín tâm bất nghịch, kỳ phước thắng bỉ, hà huống thư tả, thọ trì độc tụng vị nhân giải thuyết. Tu-bồ-đề! Dĩ yếu ngôn chi, thị Kinh hữu bất khả tư nghị, bất khả xứng lượng, vô biên công đức, Như Lai vị phát Đại thừa giả thuyết, vị phát Tối thượng thừa giả thuyết. Nhược hữu nhân năng thọ trì độc tụng, quảng vị nhân thuyết, Như Lai tất tri thị nhân, tất kiến thị nhân, giai đắc thành tựu bất khả lượng, bất khả xứng, vô hữu biên, bất khả tư nghị công đức. Như thị nhân đẳng tắc vi hà đảm Như Lai A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Hà dĩ cố? Tu-bồ-đề! Nhược nhạo tiểu pháp giả, trước ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến, tức ư thử Kinh bất năng thính thọ độc tụng, vị nhân giải thuyết. Tu-bồ-đề! Tại tại xứ xứ, nhược hữu thử Kinh, nhất thiết thế gian Thiên, Nhân, A-tu-la sở ưng cúng dường. Đương tri thử xứ tắc vi thị tháp, giai ưng cung kính tác lễ vi nhiễu, dĩ chư hoa hương nhi tán kỳ xứ.
DỊCH:
CÔNG ĐỨC TRÌ KINH.
Tu-bồ-đề! Nếu có người thiện nam thiện nữ, buổi sáng đem thân mạng bằng số cát sông Hằng ra bố thí, buổi trưa lại đem thân mạng bằng số cát sông Hằng ra bố thí, buổi chiều cũng đem thân mạng bằng số cát sông Hằng ra bố thí, như thế vô lượng trăm ngàn muôn ức kiếp đem thân mạng bố thí. Nếu lại có người nghe Kinh điển này, lòng tin không nghịch, phước của người này hơn phước của người kia, huống là chép viết, thọ trì, đọc tụng, vì người giải nói.
Này Tu-bồ-đề! Tóm tắt mà nói, Kinh này có công đức vô biên không thể nghĩ, không thể lường. Như Lai vì những người phát tâm Đại thừa mà nói, vì những người phát tâm Tối thượng thừa mà nói. Nếu có người hay thọ trì đọc tụng, rộng vì người nói, Như Lai ắt biết người ấy, ắt thấy người ấy đều được thành tựu công đức không thể lường, không thể tính, không có bờ mé, không thể nghĩ bàn. Những người như thế tức là gánh vác pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của Phật. Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề! Nếu người thích pháp nhỏ tức chấp ngã, chấp nhân, chấp chúng sanh, chấp thọ giả tức là đối với Kinh này không thể lắng nghe, thọ trì, đọc tụng vì người giải nói. Này Tu-bồ-đề! Ở nơi nào nếu có Kinh này thì tất cả thế gian Trời, Người, A-tu-la đều nên cúng dường, nên biết chỗ này tức là tháp, đều nên cung kính làm lễ vây quanh, dùng các thứ hương hoa mà rải cúng nơi ấy.
colaihi (09-17-2017),gaiden (09-17-2017),homeless (09-19-2017),Ngọc Quế (09-16-2017),nguoi ao lam (09-15-2017),phuctoan (10-28-2017),socnho (11-05-2017),sonha (09-15-2017),tâm trì (09-16-2017),Thanh Mai (09-15-2017),Thanh Trúc (09-16-2017),thubuon (10-09-2017),Tuấn Kiệt (09-15-2017),votichsu (09-17-2017)
Kính các bác ! Con thật choáng ngợp khi nghe câu này.
Người đem thân mạng ra bố thí, phước vô cùng lớn, bây giờ Phật nói "không phải chỉ một thân mạng, mà là vô lượng thân mạng, vẫn không bằng phước của một người nghe Kinh điển này, lòng tin không nghịch"
Con không hiểu vì sao lại có người "ngồi mát, ăn bát vàng" như thế ?
Kính !
Chào bạn sonha !
Người nghe Kinh Kim Cang _ trong đây Phật phủ nhận tất cả các pháp, không có pháp nào là thực có (kể cả Phật pháp) _ mà có "lòng tin không nghịch", phải là người đã vô số kiếp tu học theo con đường Đại Thừa.
Nghĩa là người này cũng đã vất vả lắm mới có được "lòng tin không nghịch" hôm nay, chớ không phải "ngồi mát" mà được "ăn bát vàng" như bạn nói.
Mến !
NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH
chimvacgoidan (09-17-2017),colaihi (09-17-2017),homeless (09-19-2017),muabuon (09-18-2017),Ngọc Quế (09-24-2017),nguoi ao lam (09-17-2017),Phúc Hạnh (10-05-2017),phuctoan (10-28-2017),socnho (11-05-2017),Thanh Mai (09-17-2017)
Hiện có 2 người đọc bài này. (0 thành viên và 2 khách)