chimvacgoidan (09-03-2017),muabuon (09-06-2017),Ngọc Quế (09-07-2017),nguoi ao lam (09-04-2017),Phúc Hạnh (09-07-2017),socnho (09-10-2017)
Chào Tuấn Kiệt !
Trong bản Hán Việt có từ SỞ, câu "hữu sở thuyết pháp phủ?" nghĩa là "Có pháp để nói chăng ?". Dịch giả Giảng sư vì ngại chúng ta nghe nói KHÔNG PHÁP thì sẽ sinh hư hỏng, cho nên cố tình dịch sai Ý nghĩa lời Phật nói.
Trong Kinh Kim Cang này, Phật nhắc đi nhắc lại rằng PHẬT PHÁP CŨNG VỐN KHÔNG, nhưng Giảng sư giảng Kinh Phật mà run, cho nên sâu trong tâm chưa chấp nhận ý này, thì làm sao khiến cho hậu học "thâm nhập Kinh tạng" được.
Mến !
chimvacgoidan (09-04-2017),colaihi (09-05-2017),muabuon (09-06-2017),Ngọc Quế (09-07-2017),nguoi ao lam (09-04-2017),nguoidien (09-09-2017),Phúc Hạnh (09-07-2017),socnho (09-10-2017),tâm trì (09-05-2017),Thanh Mai (09-04-2017),Thanh Trúc (09-05-2017),thubuon (09-08-2017),Tuấn Kiệt (09-04-2017)
Kính các bác ! Con thấy đoạn này có rất nhiều thị danh như :
_ Phật thuyết Bát-nhã ba-la-mật tức phi Bát-nhã ba-la-mật, thị danh Bát-nhã ba-la-mật.
_ Chư vi trần, Như Lai thuyết phi vi trần thị danh vi trần.
_ Như Lai thuyết thế giới phi thế giới thị danh thế giới.
_ Như Lai thuyết tam thập nhị tướng, tức thị phi tướng, thị danh tam thập nhị tướng.
Đã được Dịch giả dịch ra "ấy gọi là" con chưa hiểu. Kính xin các bác nói lại cho chúng con nghe.
Kính cám ơn !
chimvacgoidan (09-05-2017),homeless (09-11-2017),muabuon (09-06-2017),Ngọc Quế (09-07-2017),nguoi ao lam (09-06-2017),nguoidien (09-09-2017),Phúc Hạnh (09-07-2017),socnho (09-10-2017),Thanh Trúc (09-05-2017)
Chào Phúc Toàn ! Nếu ngày xưa khi sinh bạn ra mà cha mẹ không đặt tên cho bạn là Phúc Toàn, mà đặt là Gia Bảo chẳng hạn, thì nay bạn là Gia Bảo chứ không phải là Phúc Toàn. Vậy cụm từ Phúc Toàn CHỈ LÀ TÊN GỌI được tạm đặt ra để kêu bạn, chứ Phúc Toàn không phải là bạn, Phúc Toàn chỉ là một danh từ rỗng.
Trong Kinh Kim Cang này, Phật nhắc đi nhắc lại : CÁC PHÁP VỐN KHÔNG THỰC THỂ, cho nên đã dùng từ "thị danh" có nghĩa "chỉ là tên gọi".
Ví dụ như :
"_ Chư vi trần, Như Lai thuyết phi vi trần thị danh vi trần." Có nghĩa là :
"_ Các vi trần, Như Lai nói không phải (thực sự) là vi trần, mà chỉ là một hợp thể tạm đặt tên là vi trần."
Các pháp khác cũng thế, thậm chí đến pháp Bát Nhã Ba La Mật Đa cũng không ngoại lệ.
Phật nói thế để làm chi ?
Hệ Bát Nhã này Phật phủ định (xóa) tất cả Thế gian hay Xuất Thế gian pháp; cái còn lại ĐÓ LÀ CHÂN NHƯ.
Mến !
Lần sửa cuối bởi Thanh Mai; 09-05-2017 lúc 08:03 PM
chimvacgoidan (09-05-2017),homeless (09-11-2017),muabuon (09-06-2017),Ngọc Quế (09-07-2017),nguoi ao lam (09-06-2017),nguoidien (09-09-2017),Phúc Hạnh (09-07-2017),phuctoan (10-28-2017),socnho (09-10-2017),Thanh Mai (09-05-2017),Thanh Trúc (09-06-2017),thubuon (09-08-2017)
ĐOẠN 14 :
LY TƯỚNG TỊCH DIỆT
Nhĩ thời Tu-bồ-đề văn thuyết thị Kinh, thâm giải nghĩa thú, thế lệ bi khấp, nhi bạch Phật ngôn: Hy hữu Thế Tôn! Phật thuyết như thị thậm thâm Kinh điển, ngã tùng tích lai sở đắc tuệ nhãn, vị tằng đắc văn như thị chi Kinh. Thế Tôn! Nhược phục hữu nhân đắc văn thị Kinh, tín tâm thanh tịnh tắc sanh thật tướng, đương tri thị nhân thành tựu đệ nhất hy hữu công đức. Thế Tôn! Thị thật tướng giả tức thị phi tướng, thị cố Như Lai thuyết danh thật tướng. Thế Tôn! Ngã kim đắc văn như thị Kinh điển, tín giải thọ trì, bất túc vi nan. Nhược đương lai thế, hậu ngũ bách tuế, kỳ hữu chúng sanh đắc văn thị Kinh, tín giải thọ trì, thị nhân tắc vi đệ nhất hy hữu. Hà dĩ cố? Thử nhân vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng,vô thọ giả tướng. Sở dĩ giả hà? Ngã tướng tức thị phi tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng tức thị phi tướng. Hà dĩ cố? Ly nhất thiết chư tướng tức danh chư Phật.
Phật cáo Tu-bồ-đề: Như thị, như thị! Nhược phục hữu nhân đắc văn thị Kinh bất kinh, bất bố, bất úy, đương tri thị nhân, thậm vi hy hữu! Hà dĩ cố? Tu-bồ-đề! Như Lai thuyết Đệ nhất Ba-la-mật, tức phi Đệ nhất Ba-la-mật, thị danh Đệ nhất Ba-la-mật. Tu-bồ-đề! Nhẫn nhục Ba-la-mật, Như Lai thuyết phi Nhẫn nhục Ba-la-mật thị danh Nhẫn nhục Ba-la-mật. Hà dĩ cố? Tu-bồ-đề! Như ngã tích vi Ca-lợi vương cát tiệt thân thể, ngã ư nhĩ thời vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng. Hà dĩ cố? Ngã ư vãng tích tiết tiết chi giải thời, nhược hữu ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, ưng sanh sân hận. Tu-bồ-đề! Hựu niệm quá khứ, ư ngũ bách thế tác Nhẫn nhục Tiên nhân, ư nhĩ sở thế vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng. Thị cố, Tu-bồ-đề! Bồ-tát ưng ly nhất thiết tướng phát A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề tâm, bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh hương vị xúc pháp sanh tâm, ưng sanh vô sở trụ tâm. Nhược tâm hữu trụ, tắc vi phi trụ. Thị cố Phật thuyết Bồ-tát tâm bất ưng trụ sắc bố thí. Tu-bồ-đề! Bồ-tát vị lợi ích nhất thiết chúng sanh, ưng như thị bố thí. Như Lai thuyết nhất thiết chư tướng tức thị phi tướng hựu thuyết nhất thiết chúng sanh tức phi chúng sanh. Tu-bồ-đề! Như Lai thị chân ngữ giả, thật ngữ giả, như ngữ giả, bất cuống ngữ giả, bất dị ngữ giả. Tu-bồ-đề! Như Lai sở đắc pháp, thử pháp vô thật vô hư. Tu-bồ-đề! Nhược Bồ-tát tâm trụ ư pháp nhi hành bố thí như nhân nhập ám tắc vô sở kiến. Nhược Bồ-tát tâm bất trụ pháp nhi hành bố thí như nhân hữu mục, nhật quang minh chiếu, kiến chủng chủng sắc. Tu-bồ-đề! Đương lai chi thế, nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân năng ư thử Kinh thọ trì độc tụng tức vi Như Lai dĩ Phật trí tuệ, tất tri thị nhân, tất kiến thị nhân giai đắc thành tựu vô lượng vô biên công đức.
DỊCH:
LÌA TƯỚNG TỊCH DIỆT.
Khi ấy ngài Tu-bồ-đề nghe Phật nói Kinh này, hiểu sâu được nghĩa thú, rơi lệ dầm dề bạch Phật rằng: Đức Thế Tôn! Rất ít có. Phật nói Kinh điển sâu xa như thế, con từ trước đến giờ đã được Tuệ nhãn mà chưa từng được nghe Kinh như thế. Bạch Thế Tôn! Nếu lại có người được nghe Kinh này, lòng tin thanh tịnh ắt sanh thật tướng, nên biết người ấy thành tựu được công đức ít có bậc nhất. Bạch Thế Tôn! Thật tướng ấy tức không phải tướng, thế nên Như Lai nói tên là thật tướng.
Bạch Thế Tôn! Nay con được nghe Kinh điển như thế, tin hiểu thọ trì không đủ làm khó. Nếu đời sau, khoảng năm trăm năm về sau, lúc đó có những chúng sanh được nghe Kinh này, tin hiểu thọ trì, người ấy ắt là ít có bậc nhất. Vì cớ sao? Vì người này không tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả. Vì cớ sao? Vì tướng ngã tức không phải tướng, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả tức không phải tướng. Vì sao? Vì lìa tất cả tướng tức gọi là chư Phật.
Phật bảo Tu-bồ-đề: Đúng thế, đúng thế! Nếu lại có người được nghe Kinh này, không kinh, không hãi, không sợ, nên biết người ấy rất là ít có. Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề! Như Lai nói Đệ nhất Ba-la-mật tức không phải Đệ nhất Ba-la-mật ấy gọi là Đệ nhất Ba-la-mật. Tu-bồ-đề! Nhẫn nhục Ba-la-mật, Như Lai nói không phải Nhẫn nhục Ba-la-mật ấy gọi là Nhẫn nhục Ba-la-mật. Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề như thuở xưa ta bị vua Ca-lợi (Kali) cắt đứt thân thể, ta khi ấy không có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả. Vì cớ sao? Ta thuở xưa khi thân thể bị cắt ra từng phần nếu còn tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, lẽ nên sanh sân hận. Tu-bồ-đề! Lại nhớ thuở quá khứ năm trăm đời, ta làm Tiên nhân nhẫn nhục, vào thuở ấy không có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả. Thế nên, Tu-bồ-đề! Bồ-tát nên lìa tất cả tướng mà phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, chẳng nên trụ sắc sanh tâm, chẳng nên trụ thanh hương vị xúc pháp sanh tâm, nên sanh tâm không chỗ trụ. Nếu tâm có trụ ắt là không phải trụ. Thế nên Phật nói tâm Bồ-tát không nên trụ sắc mà bố thí. Tu-bồ-đề! Bồ-tát vì lợi ích tất cả chúng sanh nên như thế mà bố thí. Như Lai nói tất cả các tướng tức là không phải tướng, lại nói tất cả chúng sanh tức không phải chúng sanh.
Này Tu-bồ-đề! Như Lai nói lời chân, lời thật, lời như, lời không dối, lời chẳng khác. Này Tu-bồ-đề! Như Lai được pháp, pháp này không thật, không hư. Tu-bồ-đề! Nếu Bồ-tát tâm trụ nơi pháp mà làm việc bố thí thì như người vào trong tối ắt không thể thấy. Nếu Bồ-tát tâm không trụ pháp mà hành bố thí thì như người có mắt lại thêm ánh sáng mặt trời chiếu soi, thấy các thứ hình sắc. Này Tu-bồ-đề! Ở đời sau nếu có người thiện nam, thiện nữ hay ở trong kinh này thọ trì đọc tụng ắt là Như Lai dùng trí tuệ Phật ắt biết người ấy, ắt thấy người ấy đều được thành tựu vô lượng vô biên công đức.
chimvacgoidan (09-06-2017),colaihi (09-09-2017),homeless (09-11-2017),nguoi ao lam (09-06-2017),nguoidien (09-09-2017),phuctoan (10-28-2017),socnho (09-10-2017),tâm trì (09-08-2017),Thanh Mai (09-06-2017),Thanh Trúc (09-08-2017),Tuấn Kiệt (09-06-2017)
Kính các bác ! Con lấy làm lạ :
_ Nếu nói : người có thể tin hiểu thọ trì Kinh Kim Cang này phải là vị đại học giả, thì con hiểu.
_ Nếu nói : người có thể tin hiểu thọ trì Kinh Kim Cang này là người đã nhiều đời nhiều kiếp tu theo con đường Đại Thừa, thì con hiểu.
_ Nếu nói : người có thể tin hiểu thọ trì Kinh Kim Cang này là người sẵn có trí tuệ, thì con hiểu.
_ Nếu nói : người có thể tin hiểu thọ trì Kinh Kim Cang này là người có đại phước đức, thì con hiểu.
Còn nói :
_ Người có thể tin hiểu thọ trì Kinh Kim Cang này là người "không tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả", thì con chẳng hiểu vì sao lại như thế ?
Kính xin các bác chỉ điểm cho chúng con.
Hạnh phúc là gì ?
Chào Phúc Hạnh !
"Đại Học giả" là gì ? Thường là người "Thế Trí Biện Thông" (MỘT TRONG 8 NẠN). Người này có thể giảng Kinh, nhưng thực chất không thông cảm được ý Kinh, cho nên không thể gọi là người tin hiểu thọ trì.
Người thông minh là gì ? Là người có Ý Thức nhạy bén. Ý Thức nhạy bén thì cũng chỉ suy tư trên nền tảng hiểu biết cũ, cũng không thể thông cảm được ý Kinh, cho nên không thể gọi là người tin hiểu thọ trì.
Người có đại phước đức thì được chiêu cảm quả báo Nhân Thiên, dễ sinh kiêu hảnh, lại càng khó thông cảm được ý Kinh, cho nên không thể gọi là người tin hiểu thọ trì.
Người đã nhiều đời nhiều kiếp tu theo con đường Đại Thừa, vẫn chưa phải là điều kiện đủ để thông cảm được ý Kinh, cho nên không thể gọi là người tin hiểu thọ trì.
Nếu người đã nhiều đời nhiều kiếp tu theo con đường Đại Thừa, mà chưa phá bỏ một phần trong Tứ Tướng thì so với Phật tử sơ cơ vẫn chưa có gì khác biệt.
Cho nên Kinh nói : Người đã "không tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả" thì mới có thể tin hiểu thọ trì.
Người chỉ mới "Phá được Ngã tướng", chứng quả VÔ SANH vẫn chưa thể thâm nhập được Ý nghĩa Kinh Kim Cang này.
Người ngoài chuyện "Phá Ngã Tướng", còn phá luôn Nhân Tướng, Chúng sanh tướng, Thọ Giả tướng (tức là đã hóa giải luôn phần VI TẾ HOẶC). Người đó phải là Đại Bồ tát mới đúng nghĩa là TIN, HIỂU, THỌ TRÌ Kinh Kim Cang.
Mến !
NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH
chimvacgoidan (09-09-2017),colaihi (09-09-2017),homeless (09-11-2017),nguoidien (09-09-2017),Phúc Hạnh (10-05-2017),phuctoan (10-28-2017),socnho (09-10-2017),Thanh Trúc (09-09-2017),Tuấn Kiệt (09-09-2017)
Lúc này, nguoidien có vẻ không điên tí nào !
Đúng vậy ! Cái GIẢ TƯỚNG thì nó "khi vầy, khi khác"
Còn cái THẬT TÁNH thì mãi mãi vẫn vậy.
Đối với GIẢ TƯỚNG, chúng ta bỏ hay không bỏ cũng chỉ là "con kiến bám trên trái banh", không thành vấn đề.
Phật kêu "Ly nhất thiết chư tướng tức danh chư Phật". Chữ LY này không có nghĩa là "phải lìa bỏ" cái TƯỚNG nào, mà là đừng chấp vào TƯỚNG nào cả, đừng MÊ LẦM với mọi sắc tướng. Bởi Chân Như thì không bị lệ thuộc hay dính mắc vào bất kỳ hình tướng nào !
Mến !
Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)