DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 1/22 12311 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 216
  1. #1
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts

    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 511 đến quyển 520

    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 511
    __________________________________________________ ______________________________________


    Quyển 511: Phẩm Bất Tư Nghì Đẳng + Phẩm Thí Dụ

    PHẨM BẤT TƯ NGHÌ ĐẲNG


    Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu vì việc trọng đại nên xuất hiện ở thế gian. Vì việc không thể nghĩ bàn nên xuất hiện ở thế gian. Vì việc không thể cân lường nên xuất hiện ở thế gian. Vì việc không số lượng nên xuất hiện ở thế gian. Vì việc không gì sánh bằng nên xuất hiện ở thế gian?

    Phật dạy:

    - Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Thiện Hiện! Thế nào là Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu vì việc trọng đại nên xuất hiện ở thế gian? Nghĩa là chư Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đều vì cứu vớt tất cả hữu tình nên không lúc nào lìa bỏ việc trọng đại. Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu vì việc này nên xuất hiện ở thế gian.

    Thiện Hiện! Thế nào là Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu vì việc không thể nghĩ bàn nên xuất hiện ở thế gian? Nghĩa là Phật tánh, Như Lai tánh, tự nhiên giác tánh, Trí nhất thiết tánh của chư Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đều không thể nghĩ bàn. Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu vì việc này nên xuất hiện ở thế gian.

    Thiện Hiện! Thế nào là Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu vì việc không thể cân lường nên xuất hiện ở thế gian? Nghĩa là Phật tánh, Như Lai tánh, tự nhiên giác tánh, Trí nhất thiết tánh, của chư Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác không có loài hữu tình nào có thể cân lường nổi. Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu vì việc này nên xuất hiện ở thế gian.

    Thiện Hiện! Thế nào là Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu vì việc không số lượng nên xuất hiện ở thế gian? Nghĩa là Phật tánh, Như Lai tánh, tự nhiên giác tánh, Trí nhất thiết tánh của chư Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác không có người nào có thể thật biết được số lượng. Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu vì việc này nên xuất hiện ở thế gian.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  2. Chủ đề tương tự

    1. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 381 đến quyển 390
      Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
      Trả lời: 163
      Bài cuối: 02-24-2017, 10:31 AM
    2. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 331 đến quyển 340
      Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
      Trả lời: 177
      Bài cuối: 01-01-2017, 11:12 AM
    3. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 321 đến quyển 330
      Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
      Trả lời: 189
      Bài cuối: 12-22-2016, 07:21 PM
    4. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 221 đến quyển 230
      Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
      Trả lời: 143
      Bài cuối: 09-08-2016, 09:52 AM
    5. Trả lời: 11
      Bài cuối: 01-20-2016, 09:47 AM
  3. #2
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 511
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thiện Hiện! Thế nào là Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu vì việc không gì sánh bằng nên xuất hiện ở thế gian? Nghĩa là Phật tánh, Như Lai tánh, tự nhiên giác tánh, trí nhất thiết tánh của chư Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác không có người nào có thể ngang hàng, huống hồ có người hơn được. Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu vì việc này nên xuất hiện ở thế gian.

    Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

    - Chỉ Phật tánh, Như Lai tánh, tự nhiên giác tánh, trí nhất thiết tánh của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không có số lượng, không gì sánh bằng, ngoài ra còn có pháp nào khác nữa không?

    Phật dạy:

    - Thiện Hiện! Chẳng những Phật tánh, Như Lai tánh, tự nhiên giác tánh, trí nhất thiết tánh của Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng mà còn có pháp khác cũng không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng. Pháp đó là sắc, thọ, tưởng, hành, thức, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng cũng không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng. Như vậy, tất cả pháp đều không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng. Ðối với tất cả pháp trong tánh chơn thật, tâm và tâm sở đều bất khả đắc. Vì sao? Vì sắc cho đến thức không thể thiết lập nên không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng. Cho đến trí nhất thiết tướng không thể thiết lập, nên không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng.

    Cụ thọ Thiện Hiện liền bạch Phật:

    - Do nguyên nhân nào mà sắc cho đến thức, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng đều không thể thiết lập, nên không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng?

    Phật dạy:

    - Thiện Hiện! Sắc cho đến thức, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng vì không có tự tánh nên không thể thiết lập. Do không thể thiết lập nên không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  4. #3
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 511
    __________________________________________________ ______________________________________


    Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

    - Do nhân duyên nào mà sắc cho đến thức, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng đều là không có tự tánh?

    Phật dạy:

    - Thiện Hiện! Vì đối với sắc cho đến thức, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng mà suy nghĩ, cân lường, đếm số lượng, hoặc so sánh tánh bình đẳng hay không bình đẳng đều bất khả đắc.

    Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

    - Do nhân duyên nào mà sắc cho đến thức, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng nếu nghĩ bàn, cân lường, số lượng, tánh bình đẳng hoặc không bình đẳng đều bất khả đắc?

    Phật dạy:

    - Thiện Hiện! Tự tánh sắc cho đến thức, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng, vì tự tánh Không.

    Lại nữa, Thiện Hiện! Vì sắc cho đến thức, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng đều bất khả đắc, nên không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng.

    Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

    - Nhân duyên nào sắc cho đến thức, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng đều bất khả đắc, nên không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng?

    Phật dạy:

    - Thiện Hiện! Sắc cho đến thức, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng vì không hạn lượng nên bất khả đắc. Vì bất khả đắc nên không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  5. #4
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 511
    __________________________________________________ ______________________________________


    Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

    - Do nguyên nhân nào sắc cho đến thức, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng đều là không hạn lượng nên bất khả đắc?

    Phật dạy:

    - Thiện Hiện! Vì sắc cho đến thức, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng đều không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng nên không hạn lượng, vì không hạn lượng nên đều bất khả đắc.

    Lại nữa, Thiện Hiện! Ý ông thế nào? Trong sắc cho đến thức, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng, thì sắc cho đến thức nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng là khả đắc chăng?

    Thiện Hiện bạch Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Chẳng khả đắc.

    Phật dạy:

    - Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Do nhân duyên này nên tất cả pháp đều không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng.

    Thiện Hiện nên biết! Vì tất cả pháp đều không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng, nên Phật pháp, Như Lai pháp, tự nhiên giác pháp, trí nhất thiết pháp của tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác cũng không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng.

    Thiện Hiện nên biết! Phật pháp, Như Lai pháp, tự nhiên giác pháp, trí nhất thiết pháp của tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đều không thể nghĩ bàn vì diệt nghĩ bàn, không thể cân lường vì diệt cân lường, không số lượng vì diệt số lượng, không gì sánh bằng vì diệt sánh bằng. Do đó nên tất cả pháp không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  6. #5
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 511
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thiện Hiện nên biết! Phật pháp, Như Lai pháp, tự nhiên giác pháp, trí nhất thiết pháp của tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đều không thể nghĩ bàn vì vượt qua nghĩ bàn, không thể cân lường vì vượt qua cân lường, không số lượng vì vượt qua số lượng, không gì sánh bằng vì vượt qua sánh bằng. Do đó nên tất cả pháp cũng không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng.

    Thiện Hiện nên biết! Không thể nghĩ bàn là chỉ có khái niệm không thể nghĩ bàn. Không thể cân lường chỉ là khái niệm không thể cân lường. Không số lượng chỉ là khái niệm không số lượng. Không sánh bằng chỉ là khái niệm không sánh bằng. Do nhân duyên này nên Phật pháp, Như Lai pháp, tự nhiên giác pháp, trí nhất thiết pháp của tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đều không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng.

    Thiện Hiện nên biết! Không thể nghĩ bàn ấy như hư không không thể nghĩ bàn. Nói rộng cho đến không sánh bằng như hư không không gì sánh bằng. Do nhân duyên này nên Phật pháp, Như Lai pháp, tự nhiên giác pháp, trí nhất thiết pháp của tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đều không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng.

    Thiện Hiện nên biết! Phật pháp, Như Lai pháp, tự nhiên giác pháp, trí nhất thiết pháp, Thanh văn, Ðộc giác, thế gian, trời, người, A-tu-la v.v... của tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đều không thể nghĩ bàn, cân lường, số lượng, sánh bằng. Do nhân duyên này nên nói Phật pháp, Như Lai pháp, tự nhiên giác pháp, trí nhất thiết pháp của Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đều không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng.

    Khi Phật thuyết phẩm không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng này, trong chúng có năm trăm Bí-sô không còn lậu hoặc, tâm được giải thoát. Lại có hai ngàn Bí-sô-ni cũng không còn các lậu hoặc, tâm được giải thoát. Lại có sáu vạn Cư sĩ nam ở trong các pháp xa lìa trần cấu, đạt được pháp nhãn tịnh. Lại có ba vạn Cư sĩ nữ cũng ở trong các pháp xa lìa trần cấu, đạt được pháp nhãn tịnh. Lại có hai ngàn Đại Bồ-tát được Vô sanh pháp nhẫn, được thọ ký làm Phật trong Hiền kiếp.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  7. #6
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 511
    __________________________________________________ ______________________________________


    PHẨM THÍ DỤ


    Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu vì việc trọng đại nên xuất hiện ở thế gian, vì việc không thể nghĩ bàn nên xuất hiện ở thế gian, vì việc không thể cân lường nên xuất hiện ở thế gian, vì việc không số lượng nên xuất hiện ở thế gian, vì việc không gì sánh bằng nên xuất hiện ở thế gian?

    Phật dạy:

    - Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu hay thành tựu sáu pháp Ba-la-mật-đa. Thường thành tựu pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không. Thường thành tựu chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì. Thường thành tựu Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Thường thành tựu bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Thường thành tựu bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo. Thường thành tựu tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Thường thành tựu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện. Thường thành tựu Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa. Thường thành tựu Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa. Thường thành tựu tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa. Thường thành tựu năm loại mắt, sáu phép thần thông. Thường thành tựu mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Thường thành tựu đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả. Thường thành tựu ba mươi hai tướng Ðại sĩ, tám mươi vẻ đẹp. Thường thành tựu pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Thường thành tựu quả Dự lưu cho đến Ðộc giác Bồ-đề. Thường thành tựu tất cả hạnh Đại Bồ-tát, quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật. Thường thành tựu trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

    Thiện Hiện nên biết! Như vị đại vương đã được quán đỉnh thuộc dòng Sát-đế-lợi có oai đức tự tại, chinh phục tất cả rồi giao phó việc nước cho các đại thần, khoanh tay ngồi nghĩ, an ổn hưởng lạc. Như Lai cũng vậy, là đấng đại Pháp vương oai đức tự tại, chinh phục tất cả. Ngài đem pháp Thanh văn, hoặc pháp Độc giác, hoặc pháp Bồ-tát, hoặc pháp Như Lai giao phó tất cả cho Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu đủ khả năng thành tựu tất cả sự nghiệp. Thế nên, Thiện Hiện! Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu vì việc trọng đại nên xuất hiện ở thế gian. Nói rộng cho đến vì việc không gì sánh bằng nên xuất hiện ở thế gian.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  8. #7
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 511
    __________________________________________________ ______________________________________


    Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu không chấp, không thủ đối với sắc nên xuất hiện ở thế gian để thành tựu mọi việc; không chấp, không thủ đối với thọ, tưởng, hành, thức nên xuất hiện ở thế gian để thành tựu mọi việc. Nói rộng cho đến không chấp, không thủ đối với trí nhất thiết nên xuất hiện ở thế gian để thành tựu mọi việc; không chấp, không thủ đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng nên xuất hiện ở thế gian để thành tựu mọi việc. Không chấp, không thủ đối với quả Dự lưu nên xuất hiện ở thế gian để thành tựu mọi việc. Nói rộng cho đến không chấp, không thủ đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật nên xuất hiện ở thế gian để thành tựu mọi việc.

    Cụ thọ Thiện Hiện liền bạch Phật:

    - Vì sao Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này không chấp, thủ sắc cho đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật nên xuất hiện ở thế gian để thành tựu mọi việc?

    Phật dạy:

    - Thiện Hiện! Ý ông thế nào? Theo ông thấy sắc cho đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thể chấp thủ không?

    Thiện Hiện bạch Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

    Phật dạy:

    - Thiện Hiện! Lành thay! Lành thay! Ta cũng không thấy sắc cho đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật để chấp thủ. Do không thấy nên không thủ. Do không thủ nên không chấp. Do nhân duyên này nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu không chấp, không thủ sắc cho đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật.

    Thiện Hiện nên biết! Ta cũng không thấy Phật tánh, Như Lai tánh, tự nhiên giác tánh, trí nhất thiết tánh của tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác có thể chấp thủ. Do không thấy nên không thủ. Do không thủ nên không chấp. Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu cũng lại như vậy chẳng thấy có Phật tánh, Như Lai tánh, tự nhiên giác tánh, trí nhất thiết tánh của tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác để chấp thủ. Do nhân duyên chẳng chấp thủ này nên, Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, không chấp thủ sắc, thọ, tưởng, hành, thức, nói rộng cho đến Phật tánh, Như Lai tánh, tự nhiên giác tánh, trí nhất thiết tánh của tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  9. #8
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 511
    __________________________________________________ ______________________________________


    Bấy giờ, các Thiên tử ở cõi Dục, cõi Sắc đồng bạch Phật:

    - Bát-nhã ba-la-mật-đa này rất là thậm thâm, khó thấy, khó hiểu, không thể suy nghĩ, vượt khỏi cảnh giới suy nghĩ, bậc tịch tĩnh, bậc vi diệu, bậc biết đúng, bậc sâu xa, bậc cực kỳ thông minh trí tuệ mới có thể hiểu nổi. Những hữu tình nào tin hiểu sâu xa đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này, phải biết kẻ ấy đã từng cúng dường hàng trăm ngàn chư Phật trong quá khứ, ở chỗ chư Phật phát thệ nguyện rộng lớn, gieo trồng nhiều căn lành, thân cận bạn lành, đã được vô lượng bạn lành hộ trì, mới có thể tin hiểu Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy. Nếu được nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa như như vậy hết lòng tin hiểu, phải biết vị ấy là Đại Bồ-tát, chắc chắn sẽ chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Giả như các loại hữu tình ba ngàn đại thiên thế giới, tất cả sẽ đạt được tùy tín hành, tùy pháp hành, Ðệ bát, Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Ðộc giác. Tất cả họ đều thành tựu hoặc trí, hoặc đoạn, nhưng chẳng bằng có người một ngày chấp nhận vui vẻ tư duy, đắn đo, quán sát Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Người đó đã thành tựu pháp nhẫn đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này, hơn hẳn bậc trí, đoạn kia vô lượng, vô biên. Vì sao? Vì những bậc đạt tùy tín hành v.v... hay trí hay đoạn đều đạt được Vô sanh pháp nhẫn nhưng chỉ là phần nhỏ so với pháp nhẫn của Đại Bồ-tát.

    Phật dạy các Thiên tử:

    - Lành thay! Lành thay! Như các ông đã nói. Thiên tử nên biết! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… lắng nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa trong chốc lát, nghe rồi tin hiểu, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, giảng nói. Các thiện nam, thiện nữ v.v… ấy sẽ mau ra khỏi sanh tử, sớm chứng Niết-bàn, hơn hẳn hạng người vì cầu Thanh văn, Ðộc giác thừa mà xa lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa, học các kinh điển khác, hoặc trải qua một kiếp, hoặc hơn một kiếp. Vì sao? Vì trong kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này bao quát tất cả những pháp vi diệu tối thắng. Những bậc tùy tín hành, tùy pháp hành v.v… đều nên phải tinh tấn tu tập kinh này, để sự nghiệp đã tạo mau được rốt ráo theo chỗ nguyện cầu. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đều dựa vào sự học này đã, đang, sẽ chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  10. #9
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 511
    __________________________________________________ ______________________________________


    Khi ấy, các Thiên tử đồng thanh bạch Phật:

    - Bát-nhã ba-la-mật-đa này là đại Ba-la-mật-đa, là Ba-la-mật-đa không thể nghĩ bàn, là Ba-la-mật-đa không thể cân lường, là Ba-la-mật-đa không số lượng, là Ba-la-mật-đa không gì sánh bằng. Bậc tùy tín hành cho đến bậc Ðộc giác đều tinh tấn tu học pháp này mà mau chứng Niết-bàn. Tất cả chúng Đại Bồ-tát đều tinh tấn tu tập trong đây mà mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Tuy các Thanh văn, Ðộc giác, Bồ-tát đều nương vào pháp học này và mỗi mỗi đều đạt đến cứu cánh nhưng Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu vẫn không tăng, không giảm.

    Sau khi nói lời này rồi, các Thiên tử vui mừng hớn hở, đảnh lễ chân Phật, đi nhiễu bên phải đức Phật ba vòng rồi lui về cung. Ði cách hội chưa bao xa, thảy đều biến mất, mỗi vị đều trở về bổn cung.

    Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Những Đại Bồ-tát nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa mà tin hiểu sâu xa là từ đâu sanh về đây?

    Phật dạy:

    - Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa mà tin hiểu sâu xa, chẳng chìm, chẳng đắm, chẳng mê, chẳng hoảng hốt, không phân vân, không e sợ, chẳng chấp thủ, vui mừng lãnh thọ, cúng dường, cung kính, thường theo Pháp sư thưa hỏi nghĩa lý, khi đi đứng, lúc ngồi nằm, không lúc nào rời bỏ. Như bê con mới sanh không lìa mẹ. Cho đến chưa đạt được nghĩa lý tinh tường rốt ráo của Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, thường giảng thuyết cho người, quyết không lìa Kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm và vị Pháp sư thuyết pháp.

    Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ-tát này vốn từ loài người, sau khi qua đời sanh đến cõi này. Vì sao? Vì đời trước Đại Bồ-tát này đã nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Nghe rồi thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn thuyết, biên chép, trang nghiêm, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen. Do thiện căn này được xa lìa tám nạn, qua đời từ cõi người sanh lại trong cõi người, vừa nghe Kinh này liền tin hiểu sâu xa.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  11. #10
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 511
    __________________________________________________ ______________________________________


    Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

    - Nếu có Đại Bồ-tát thành tựu công đức thù thắng như vậy, cúng dường thờ phụng chư Phật ở phương khác rồi, qua đời từ cõi ấy sẽ sanh đến cõi này, được nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu mà tin hiểu sâu xa, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, giảng nói, cúng dường, cung kính không lười mỏi chăng?

    Phật dạy:

    - Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát thành tựu công đức thù thắng như vậy, cúng dường phụng thờ chư Phật ở phương khác, qua đời từ phương khác được sanh về cõi này, được nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu mà tin hiểu sâu xa biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, giảng nói, cúng dường, cung kính tâm không lười mỏi. Vì sao? Vì trước kia Đại Bồ-tát này từ chỗ vô lượng chư Phật ở phương khác, được nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu mà tin hiểu sâu xa, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, giảng nói, cúng dường, cung kính tâm không lười mỏi. Nhờ thiện căn này nên qua đời từ cõi này sẽ được nghe kinh này và tin hiểu sâu xa.

    Lại nữa, Thiện Hiện! Có Đại Bồ-tát thuộc Thiên chúng ở trời Đổ-sử-đa qua đời sanh vào trong loài người. Họ cũng thành tựu công đức như thế. Vì sao? Vì đời trước Đại Bồ-tát này đã ở cõi trời Đổ-sử-đa, chỗ của Từ Thị Đại Bồ-tát, thưa hỏi nghĩa lý sâu xa của Bát-nhã ba-la-mật-đa. Do thiện căn này qua đời ở cõi kia sanh vào loài người, được nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa, tin hiểu sâu xa, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, giảng nói, cúng dường, cung kính tâm không lười mỏi.

    Lại nữa, Thiện Hiện! Có các thiện nam tử v.v… trụ Ðại thừa, đời trước tuy được nghe Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Hoặc nghe pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không. Hoặc nghe chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì. Hoặc nghe Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Hoặc nghe bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Hoặc nghe bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo. Hoặc nghe tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Hoặc nghe pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện. Hoặc nghe Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa. Hoặc nghe Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa. Hoặc nghe tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa. Hoặc nghe năm loại mắt, sáu phép thần thông. Hoặc nghe mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Hoặc nghe đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả. Hoặc nghe ba mươi hai tướng Ðại sĩ, tám mươi vẻ đẹp. Hoặc nghe pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Hoặc nghe tất cả hạnh Đại Bồ-tát và quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật. Hoặc nghe trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa. Nay được sanh trong loài người, tuy được nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu nhưng tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc hiểu khác đi, khó khai ngộ được.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 4 người đọc bài này. (0 thành viên và 4 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •