DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 5/22 ĐầuĐầu ... 3456715 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 41 tới 50 của 216
  1. #41
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 513
    __________________________________________________ ______________________________________


    Pháp thâm sâu này lấy vô ngại làm tướng. Vì sao? Vì hư không bình đẳng, chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì bình đẳng; vì không, vô tướng, vô nguyện bình đẳng; vì không sanh, không diệt bình đẳng; không tạo, không tác bình đẳng; không nhiễm, không tịnh bình đẳng, nên pháp thâm sâu này lấy vô ngại làm tướng.

    Pháp thâm sâu này vô sanh, vô diệt. Vì sao? Vì sắc không sanh, không diệt; thọ, tưởng, hành, thức không sanh, không diệt, nói rộng cho đến trí nhất thiết không sanh, không diệt; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không sanh, không diệt, nên pháp thâm sâu này không sanh, không diệt.

    Pháp thâm sâu này hoàn toàn không để lại dấu vết. Vì sao? Vì dấu vết của sắc bất khả đắc; dấu vết của thọ, tưởng, hành, thức bất khả đắc. Nói rộng cho đến dấu vết của trí nhất thiết bất khả đắc; dấu vết của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng bất khả đắc, nên pháp thâm sâu này hoàn toàn không có dấu vết.

    Bấy giờ, các Thiên tử cõi Dục giới, cõi Sắc giới lại bạch Phật:

    - Ðại đức Thiện Hiện đúng là con của Phật từ Như Lai sinh ra. Vì sao? Vì những điều mà đại đức Thiện Hiện nói đều tương ưng với tánh Không.

    Cụ thọ Thiện Hiện hỏi các Thiên tử cõi Dục giới, cõi Sắc giới:

    - Các người nói ta chính là con của Phật được sanh ra từ Như Lai. Vậy thế nào là Thiện Hiện được sanh ra từ Như Lai? Nghĩa là từ chơn như Như Lai sanh ra vậy. Vì sao? Vì Chơn như Như Lai không đến, không đi, chơn như Thiện Hiện cũng không đến đi, nên nói Thiện Hiện được sanh từ Như Lai. Chơn như Như Lai tức là chơn như tất cả pháp. Chơn như tất cả pháp tức là Chơn như Như Lai. Như vậy, chơn như không có tánh chơn như, cũng không có tánh chẳng chơn như. Chơn như Thiện Hiện cũng lại như vậy, nên nói Thiện Hiện được sanh từ Như Lai.

    Chơn như Như Lai lấy thường trụ làm tướng. Chơn như Thiện Hiện cũng lại như vậy, nên nói Thiện Hiện được sanh từ Như Lai.

    Chơn như Như Lai không biến đổi, không phân biệt nhưng chuyển biến khắp các pháp. Chơn như Thiện Hiện cũng lại như vậy, nên nói Thiện Hiện được sanh từ Như Lai.

    Chơn như Như Lai không bị ngăn ngại, chơn như tất cả pháp cũng không bị ngăn ngại. Nếu chơn như Như Lai, hoặc chơn như tất cả pháp đồng một chơn như, không hai, không khác, không tạo, không tác, thì chơn như này là tướng thường chơn như, không lúc nào là tướng phi chơn như. Vì tướng thường chơn như không lúc nào là tướng phi chơn như, nên nó không hai, không khác. Chơn như Thiện Hiện cũng lại như vậy, nên nói Thiện Hiện được sanh từ Như Lai.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  2. #42
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 513
    __________________________________________________ ______________________________________


    Đối với tất cả xứ, chơn như Như Lai không nhớ nghĩ, không phân biệt. Chơn như Thiện Hiện cũng lại như vậy, nên nói Thiện Hiện được sanh từ Như Lai.

    Chơn như Như Lai không khác biệt, không thể nắm bắt được. Chơn như Thiện Hiện cũng lại như vậy, nên nói Thiện Hiện được sanh từ Như Lai.

    Chơn như Như Lai chẳng lìa chơn như tất cả pháp. Chơn như tất cả pháp không lìa chơn như Như Lai. Chơn như này là tướng thường chơn như, không lúc nào là tướng phi chơn như. Chơn như Thiện Hiện cũng lại như vậy, nên nói Thiện Hiện được sanh từ Như Lai.

    Tuy nói được sanh từ Như Lai nhưng không có chỗ sanh, vì chơn như Thiện Hiện không khác chơn như Phật.

    Chơn như Như Lai chẳng phải thuộc quá khứ, chẳng phải thuộc hiện tại, chẳng phải thuộc vị lai. Chơn như tất cả pháp cũng chẳng phải thuộc quá khứ, chẳng phải thuộc hiện tại, chẳng phải thuộc vị lai. Chơn như Thiện Hiện cũng lại như vậy, nên nói Thiện Hiện được sanh từ Như Lai. Vì chơn như quá khứ bình đẳng nên chơn như Như Lai bình đẳng. Vì chơn như Như Lai bình đẳng nên chơn như quá khứ bình đẳng. Vì chơn như vị lai bình đẳng nên chơn như Như Lai bình đẳng. Vì chơn như Như Lai bình đẳng nên chơn như vị lai bình đẳng. Vì chơn như hiện tại bình đẳng nên chơn như Như Lai bình đẳng. Vì chơn như Như Lai bình đẳng nên chơn như hiện tại bình đẳng.

    Hoặc chơn như quá khứ, hoặc chơn như vị lai, hoặc chơn như hiện tại bình đẳng, hoặc chơn như Như Lai bình đẳng, đồng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.

    Vì chơn như của sắc bình đẳng nên chơn như Như Lai bình đẳng; chơn như Như Lai bình đẳng nên chơn như sắc bình đẳng. Chơn như thọ, tưởng, hành, thức bình đẳng nên chơn như Như Lai bình đẳng; chơn như Như Lai bình đẳng nên chơn như thọ, tưởng, hành, thức bình đẳng. Hoặc chơn như của sắc, hoặc chơn như của thọ, tưởng, hành, thức bình đẳng, hoặc chơn như Như Lai bình đẳng, đồng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác. Nói rộng cho đến chơn như trí nhất thiết bình đẳng nên chơn như Như Lai bình đẳng; chơn như Như Lai bình đẳng nên chơn như trí nhất thiết bình đẳng. Chơn như trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng bình đẳng nên chơn như Như Lai bình đẳng; chơn như Như Lai bình đẳng nên chơn như trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng bình đẳng. Hoặc chơn như trí nhất thiết, hoặc chơn như trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng bình đẳng, hoặc chơn như Như Lai bình đẳng, đồng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  3. #43
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 513
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thiên tử nên biết! Các Đại Bồ-tát hiện chứng chơn như tất cả pháp bình đẳng như thế nên gọi là Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác. Đối với chơn như các pháp này ta rất tin hiểu, nên nói Thiện Hiện được sanh từ Như Lai.

    Khi đang thuyết tướng chơn như này, khắp ba ngàn đại thiên thế giới rung động sáu cách: Ðông vọt lên Tây lặn xuống, Tây vọt lên Ðông lặn xuống, Nam vọt lên Bắc lặn xuống, Bắc vọt lên Nam lặn xuống, giữa vọt lên chung quanh lặn xuống, chung quanh vọt lên giữa lặn xuống.

    Bấy giờ, các Thiên tử cõi Dục giới, cõi Sắc giới lần lượt đem các loại hương bột vi diệu cõi trời và các hoa trời phụng cúng rải lên Thế Tôn và Thiện Hiện rồi bạch Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Thật kỳ lạ, chưa từng có. Ðại đức Thiện Hiện do chơn như mà được sanh ra từ Như Lai.

    Bấy giờ, Thiện Hiện bảo các Thiên tử cõi Dục giới, cõi Sắc giới:

    - Thiên tử nên biết! Thiện Hiện tôi sanh ra từ Như Lai không do sắc; không do thọ, tưởng, hành, thức mà được sanh ra từ Như Lai. Không do chơn như của sắc mà được sanh ra từ Như Lai; không do chơn như thọ, tưởng, hành, thức mà được sanh ra từ Như Lai. Không lìa sắc mà được sanh ra từ Như Lai; không lìa thọ, tưởng, hành, thức mà được sanh ra từ Như Lai. Không lìa chơn như của sắc mà được sanh ra từ Như Lai; không lìa chơn như thọ, tưởng, hành, thức mà được sanh ra từ Như Lai. Nói rộng cho đến không do trí nhất thiết mà được sanh ra từ Như Lai; không do trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà được sanh ra từ Như Lai. Không do chơn như của trí nhất thiết mà được sanh ra từ Như Lai; không do chơn như trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà được sanh ra từ Như Lai. Không lìa trí nhất thiết mà được sanh ra từ Như Lai; không lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà được sanh ra từ Như Lai. Không lìa chơn như của trí nhất thiết mà được sanh ra từ Như Lai; không lìa chơn như trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà được sanh ra từ Như Lai. Không do hữu vi nên được sanh ra từ Như Lai; không do vô vi nên được sanh ra từ Như Lai. Không do chơn như của hữu vi nên được sanh ra từ Như Lai; không do chơn như vô vi nên được sanh ra từ Như Lai. Không lìa hữu vi nên được sanh ra từ Như Lai; không lìa vô vi nên được sanh ra từ Như Lai. Không lìa chơn như của hữu vi nên được sanh ra từ Như Lai; không lìa chơn như vô vi nên được sanh ra từ Như Lai. Vì sao? Tất cả pháp này đều vô sở hữu. Những người tùy theo pháp này mà sanh, hoặc là sự tùy sanh của pháp này, hoặc do đây mà sanh và chỗ để tùy sanh đều không thể nắm bắt được, vì tất cả pháp tự tánh đều là Không.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  4. #44
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 513
    __________________________________________________ ______________________________________


    Bấy giờ, Xá-lợi Tử bạch Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Chơn như các pháp, nói rộng cho đến cảnh giới bất tư nghì đều rất sâu xa. Nghĩa là trong đó sắc bất khả đắc; thọ, tưởng, hành, thức cũng bất khả đắc. Chơn như của sắc bất khả đắc; chơn như của thọ, tưởng, hành, thức cũng bất khả đắc. Vì sao? Trong đây, sắc cho đến thức còn bất khả đắc, huống chi lại có chơn như sắc cho đến chơn như thức có thể đắc ư. Nói rộng cho đến trong đây, trí nhất thiết bất khả đắc; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng bất khả đắc. Chơn như trí nhất thiết bất khả đắc; chơn như trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng bất khả đắc. Vì sao? Trong đây, trí nhất thiết, đạo tuớng trí, trí nhất thiết tướng còn bất khả đắc, huống chi có chơn như trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể đắc.

    Bấy giờ, Phật bảo Xá-lợi Tử:

    - Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Khi đang nói về tướng chơn như này, hai ngàn Bí-sô chấm dứt các lậu, tâm được giải thoát, thành bậc A-la-hán. Lại có năm trăm Bí-sô-ni xa lìa trần cấu, ở trong các pháp chứng được pháp nhãn tịnh. Năm ngàn Bồ-tát đồng một lúc chứng đắc Vô sanh pháp nhẫn. Sáu ngàn Bồ-tát chấm dứt các lậu, tâm được giải thoát, chứng quả A-la-hán.

    Bấy giờ, Phật bảo Xá-lợi Tử:

    - Nay trong chúng này sáu ngàn Bồ-tát đã ở chỗ năm trăm đức Phật quá khứ, gần gũi cúng dường, chánh tín xuất gia, siêng tu phạm hạnh. Tuy có hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự nhưng chẳng nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, lại khởi lên tưởng khác biệt, hành hạnh khác biệt. Khi tu bố thí, nghĩ như vầy: Ðây là bố thí, đây là người nhận, đây là vật thí, ta năng hành thí. Khi tu tịnh giới, nghĩ như vầy: Ðây là tịnh giới, đây gây ra tội nghiệp, đây là đối tượng phải hộ trì, ta năng trì giới. Khi tu an nhẫn, nghĩ như vầy: Ðây là an nhẫn, đây là chướng ngại của nhẫn, đây là cảnh giới để nhẫn, ta năng an nhẫn. Khi tu tinh tấn, nghĩ như vầy: Ðây là tinh tấn, đây là giải đãi, đây là việc đã làm, ta năng tinh tấn. Khi tu tịnh lự, nghĩ như vầy: Ðây là tịnh lự, đây là tán loạn, đây là đã tu, ta năng tu định. Người ấy chẳng nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, chỉ dựa vào tư tưởng khác biệt mà tu hạnh bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự khác biệt. Do tư tưởng khác biệt, hành khác biệt nên chẳng chứng được Bồ-tát không có tư tưởng khác biệt và mất hạnh của Bồ-tát không khác biệt. Do nhân duyên này nên chẳng được vào ngôi vị Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát. Do không được nhập vào ngôi vị Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát nên được quả Dự lưu, dần dần mới đến quả A-la-hán. Thế nên, Xá-lợi Tử! Đại Bồ-tát nào tuy có đạo của Đại Bồ-tát và có pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện nhưng chẳng nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo liền chứng đắc thật tế thì sẽ rơi vào hàng Thanh văn và bậc Ðộc giác.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  5. #45
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 513
    __________________________________________________ ______________________________________


    Khi ấy, Xá-lợi Tử bạch Phật:

    - Do nhân duyên nào mà các Đại Bồ-tát tu pháp không, vô tướng, vô nguyện, nhưng vì không nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, nên khi chứng thật tế lại rơi vào hàng Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác? Lại có Bồ-tát tu pháp không, vô tướng, vô nguyện, nhưng do nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, nên được nhập vào ngôi Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, lần lượt tu hành các hạnh Đại Bồ-tát và sẽ chứng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

    Bấy giờ, Thế Tôn bảo Xá-lợi Tử:

    - Nếu Bồ-tát xa lìa tâm của Trí Nhất thiết trí, chẳng lấy Đại Bi làm đầu, tu pháp không, vô tướng, vô nguyện, do không nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, liền chứng đắc thật tế nên rơi vào hàng Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác. Nếu các Bồ-tát chẳng lìa tâm của Trí Nhất thiết trí, lại lấy Đại Bi làm đầu, tu pháp không, vô tướng, vô nguyện, lại do nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, liền được nhập vào ngôi Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, lần lượt tu hành các hạnh Bồ-tát thì sẽ chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

    Xá-lợi Tử! Ví như một con chim, thân nó to lớn chiếm khoảng hàng trăm Do-tuần, hoặc hai trăm cho đến năm trăm Do-tuần mà chẳng có cánh. Chim này hoặc từ cung trời Ba mươi ba gieo mình rơi xuống châu Thiệm-bộ. Giữa đường rơi, nó nghĩ như vầy: Ta muốn lên lại trời Ba mươi ba. Ý ông thế nào? Chim này có thể trở lên trời Ba mươi ba được không?

    Xá-lợi Tử bạch Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Không thể! Bạch Thiện Thệ! Không thể!

    Phật bảo:

    - Xá-lợi Tử! Nếu giữa đường rơi, chim này mong: Thân ta khi tới châu Thiệm-bộ sẽ không bị tổn hại. Ý ông thế nào? Ý muốn của chim này có thể toại nguyện không?

    Xá-lợi Tử bạch Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không! Khi đến châu Thiệm-bộ, thân chim này nhất định có tổn hại, hoặc đến mất mạng, hoặc đau đớn gần chết. Vì sao? Vì thân chim này quá to, lại rơi quá xa mà không có cánh.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  6. #46
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 513
    __________________________________________________ ______________________________________


    Phật bảo:

    - Xá-lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói.

    Xá-lợi Tử! Có các Bồ-tát cũng lại như vậy, tuy đã trải qua vô lượng, vô số đại kiếp siêng tu bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, cũng tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện nhưng không nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, liền chứng đắc thật tế nên rơi vào hàng Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác. Vì sao? Vì các Bồ-tát này xa lìa tâm của trí nhất thiết trí, chẳng lấy đại bi làm đầu, tuy đã trải qua vô lượng, vô số đại kiếp siêng tu bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, cũng tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện nhưng không nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, liền rơi vào Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác. Các Đại Bồ-tát này tuy niệm giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát trí kiến uẩn của chư Phật Thế Tôn trong quá khứ, vị lai, hiện tại, cúng dường, cung kính, tùy thuận tu hành nhưng lại chấp thủ tướng trong các pháp ấy, nên không thể hiểu đúng công đức chân thật của giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát trí kiến uẩn của chư Phật Thế Tôn. Vì các Bồ-tát này không thể hiểu đúng công đức của Phật, nên tuy nghe đạo của Đại Bồ-tát và âm thanh của pháp không, vô tướng, vô nguyện rồi dựa vào âm thanh này mà chấp thủ tướng của nó. Chấp thủ tướng rồi, hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Các Đại Bồ-tát này hồi hướng như vậy nên chẳng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, lại rơi vào hàng Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác. Vì sao? Xá-lợi Tử! Vì không nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, nên dù đem các căn lành đã tu được để hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nhưng các Bồ-tát này vẫn rơi vào hàng Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác.

    Lại nữa, Xá-lợi Tử! Có những Bồ-tát từ lúc mới phát tâm chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, thường lấy đại bi làm đầu, siêng tu bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, cũng thường nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, tuy có niệm giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát trí kiến uẩn của chư Phật Thế Tôn trong quá khứ, vị lai, hiện tại nhưng chẳng chấp tướng; dù tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện cũng chẳng chấp tướng; dù nhớ nghĩ các công đức của mình và người cho các hữu tình một cách bình đẳng, cùng nhau hồi hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nhưng cũng chẳng chấp tướng.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  7. #47
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 513
    __________________________________________________ ______________________________________


    Xá-lợi Tử! Nên biết, Đại Bồ-tát này thẳng tới quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chẳng rơi vào hàng Thanh văn và bậc Ðộc giác. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát này từ lúc mới phát tâm cho đến cứu cánh chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, thường lấy đại bi làm đầu, tuy tu hạnh bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự nhưng chẳng chấp tướng; tuy niệm giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát trí kiến uẩn của chư Phật Thế Tôn trong quá khứ, vị lai, hiện tại nhưng cũng chẳng chấp tướng; tuy tu đạo của Đại Bồ-tát và pháp không, vô tướng, vô nguyện cũng chẳng chấp tướng.

    Xá-lợi Tử! Vì Đại Bồ-tát này có phương tiện thiện xảo, dùng tâm ly tướng tu hành bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói rộng cho đến dùng tâm ly tướng tu hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Do đó, nhất định chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề đã mong cầu.

    Khi ấy, Xá-lợi Tử liền bạch Phật:

    - Như con hiểu, lời Phật nói có nghĩa như vầy: Đại Bồ-tát từ lúc mới phát tâm cho đến khi cứu cánh, thường nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, là Đại Bồ-tát này sẽ gần quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát này lúc mới phát tâm cho đến cứu cánh, hoàn toàn không thấy có pháp nhỏ nào có thể nắm bắt được. Nghĩa là hoặc năng chứng, hoặc sở chứng, hoặc chỗ chứng, hoặc thời chứng, hoặc do đây mà chứng hoàn toàn không thể nắm bắt. Nhưng pháp được gọi là sắc, hoặc thọ, tưởng, hành, thức, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng đều không thể nắm bắt.

    Lại nữa, bạch Thế Tôn! Có các thiện nam tử v.v… trụ Bồ-tát thừa không thể nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, mà cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Phải biết quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề mà vị ấy đã cầu đáng nghi hoặc, do dự, hoặc được, hoặc chẳng được. Vì sao? Vì các thiện nam tử v.v… trụ Bồ-tát thừa này không thể nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, đối với các hạnh đã tu hành như bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa đều chấp lấy tướng ấy, nói rộng cho đến đối với các hạnh đã tu hành như trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đều chấp lấy tướng ấy. Do nhân duyên này, các thiện nam tử v.v… trụ Bồ-tát thừa đều nghi ngờ, do dự, hoặc chứng, hoặc chẳng chứng đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  8. #48
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 513
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thế nên, bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát nào muốn đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề quyết định không nên xa lìa phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa. Khi Đại Bồ-tát này an trụ phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đem tâm tương ưng với vô tướng để tu bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói rộng cho đến đem tâm tương ưng với vô tướng để tu trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Khi an trụ phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu Đại Bồ-tát dùng vô sở đắc làm phương tiện, đem tâm tương ưng với vô tướng để tu tất cả Phật pháp như thế chắc chắn chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

    Bấy giờ, các Thiên tử ở cõi Dục giới, cõi Sắc giới đồng bạch Phật:

    - Quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật rất khó tin hiểu, rất khó chứng đắc. Vì sao? Vì các Đại Bồ-tát đều phải chứng tri tự tướng, cộng tướng của tất cả pháp, mới có thể đạt được sự mong cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, mà chỗ biết pháp tướng của các Đại Bồ-tát đều vô sở hữu và bất khả đắc?

    Khi ấy, Phật bảo các Thiên tử:

    - Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như điều các ông nói. Quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật rất khó hiểu, rất khó chứng đắc.

    Thiên tử nên biết! Ta cũng đang chứng trí tất cả pháp tướng để chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề mà hoàn toàn chẳng được thắng nghĩa pháp tướng, có thể nói: Đây là năng chứng, đây là sở chứng, đây là chỗ chứng, đây là thời chứng, và có thể nói do đây mà chứng được. Vì sao? Các Thiên tử! Vì tất cả pháp rốt ráo thanh tịnh nên hữu vi hay vô vi rốt ráo đều là Không. Do đó, quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề rất khó tin hiểu, rất khó chứng đắc.

    Cụ thọ Thiện Hiện liền bạch Phật:

    - Như Thế Tôn nói quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề chư Phật rất khó tin hiểu, rất khó chứng đắc. Theo con suy nghĩ thì lời Phật nói có nghĩa là: Quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật đều rất dễ tin hiểu, rất dễ chứng đắc. Vì sao? Vì nếu có thể tin hiểu được, không pháp năng chứng, không pháp sở chứng, không có chỗ chứng, không có thời chứng, cũng không do đây mà có sở chứng, thì có thể tin hiểu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề chư Phật. Nếu có chứng tri rằng, không pháp năng chứng, không pháp sở chứng, không có chỗ chứng, không có thời chứng, cũng không do đây mà có sở chứng, tức là có thể chứng được sự mong cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì sao? Vì tất cả pháp rốt ráo đều Không. Trong chỗ rốt ráo Không, hoàn toàn không có pháp có thể gọi là năng chứng, có thể gọi là sở chứng, có thể gọi là chỗ chứng, có thể gọi là thời chứng, có thể gọi là do đây mà có sở chứng. Vì sao? Vì tánh và tướng của tất cả pháp đều là Không, nếu tăng hoặc giảm đều vô sở hữu và hoàn toàn bất khả đắc. Do nhân duyên này các Đại Bồ-tát đã tu bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoàn toàn vô sở hữu, đều bất khả đắc. Nói rộng cho đến trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoàn toàn vô sở hữu, đều bất khả đắc. Các Đại Bồ-tát đã quán các pháp hoặc hữu sắc, hoặc vô sắc, hoặc hữu kiến, hoặc vô kiến, hoặc hữu đối, hoặc vô đối, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi đều vô sở hữu và bất khả đắc. Do nhân duyên này, con suy nghĩ nghĩa lý lời Phật đã nói là quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật rất dễ tin hiểu, rất dễ chứng đắc. Ở trong đó, các Đại Bồ-tát không nên bảo rằng khó tin hiểu và khó chứng được. Vì sao? Vì sắc, tự tánh của sắc là Không; thọ, tưởng, hành, thức, tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là Không. Nói rộng cho đến trí nhất thiết, tự tánh của trí nhất thiết là Không; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, tự tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là Không. Đối với nghĩa tự tánh Không như thế, nếu Đại Bồ-tát tin hiểu sâu xa, không trái ngược mà chứng, thì liền đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Do nghĩa này, con nói quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề chẳng khó tin hiểu, chẳng khó chứng được.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  9. #49
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 513
    __________________________________________________ ______________________________________


    Khi ấy, Xá-lợi Tử bảo Thiện Hiện:

    - Cũng do nhân duyên này mà quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề chư Phật rất khó tin hiểu, rất khó chứng đắc. Vì sao? Vì các Đại Bồ-tát quán tất cả pháp hoàn toàn không tự tánh, đều như hư không. Ví như hư không chẳng nghĩ: Ta sẽ tin hiểu, chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Các Đại Bồ-tát cũng như thế, chẳng nghĩ: Ta sẽ tin hiểu, chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì sao? Vì tánh, tướng tất cả pháp đều là Không, bình đẳng như hư không. Các Đại Bồ-tát cần phải tin hiểu các pháp đều là Không, và bình đẳng như hư không, không trái ngược mà chứng, mới đạt được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đại Bồ-tát nào tin hiểu các pháp với hư không bình đẳng thì dễ sanh tin hiểu, dễ chứng đắc đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, thì không có hằng hà sa số Đại Bồ-tát khoát áo giáp đại công đức, hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, mới nửa chừng lại thối lui. Nên biết quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề rất khó tin hiểu, rất khó chứng đắc.

    Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa Xá-lợi Tử:

    - Ý Tôn giả thế nào? Sắc đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?

    Xá-lợi Tử nói:

    - Thiện Hiện! Chẳng có.

    - Ý Tôn giả thế nào? Thọ, tưởng, hành, thức đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?

    Xá-lợi Tử nói:

    - Thiện Hiện! Chẳng có.

    - Ý Tôn giả thế nào? Lìa sắc có pháp đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?

    Xá-lợi Tử nói:

    - Thiện Hiện! Chẳng có.

    - Ý Tôn giả thế nào? Lìa thọ, tưởng, hành, thức có pháp đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?

    Xá-lợi Tử nói:

    - Thiện Hiện! Chẳng có.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  10. #50
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 513
    __________________________________________________ ______________________________________


    - Ý Tôn giả thế nào? Chơn như của sắc có pháp đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?

    Xá-lợi Tử nói:

    - Thiện Hiện! Chẳng có.

    - Ý Tôn giả thế nào? Chơn như thọ, tưởng, hành, thức có pháp đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?

    Xá-lợi Tử nói:

    - Thiện Hiện! Chẳng có.

    - Ý Tôn giả thế nào? Lìa chơn như sắc có pháp đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?

    Xá-lợi Tử nói:

    - Thiện Hiện! Chẳng có.

    - Ý Tôn giả thế nào? Lìa chơn như thọ, tưởng, hành, thức có pháp đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?

    Xá-lợi Tử nói:

    - Thiện Hiện! Chẳng có.

    - Ý Tôn giả thế nào? Nếu nói rộng cho đến trí nhất thiết đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?

    Xá-lợi Tử nói:

    - Thiện Hiện! Chẳng có.

    - Ý Tôn giả thế nào? Trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?

    Xá-lợi Tử nói:

    - Thiện Hiện! Chẳng có.

    - Ý Tôn giả thế nào? Lìa trí nhất thiết có pháp đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?

    Xá-lợi Tử nói:

    - Thiện Hiện! Chẳng có.

    - Ý Tôn giả thế nào? Lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có pháp đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?

    Xá-lợi Tử nói:

    - Thiện Hiện! Chẳng có.

    - Ý Tôn giả thế nào? Chơn như của trí nhất thiết có pháp đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?

    Xá-lợi Tử nói:

    - Thiện Hiện! Chẳng có.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 12 người đọc bài này. (0 thành viên và 12 khách)

Chủ đề tương tự

  1. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 381 đến quyển 390
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 163
    Bài cuối: 02-24-2017, 10:31 AM
  2. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 331 đến quyển 340
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 177
    Bài cuối: 01-01-2017, 11:12 AM
  3. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 321 đến quyển 330
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 189
    Bài cuối: 12-22-2016, 07:21 PM
  4. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 221 đến quyển 230
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 143
    Bài cuối: 09-08-2016, 09:52 AM
  5. Trả lời: 11
    Bài cuối: 01-20-2016, 09:47 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •