KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐAQuyển 510__________________________________________________ ______________________________________
Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu nên biết rõ như thật sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu nên biết rõ như thật sắc, thọ, tưởng, hành, thức?
- Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu nên biết rõ như thật sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều giống chơn như, không biến đổi, không phân biệt, không tướng trạng, không cảnh giác, không hý luận, không sở đắc. Như vậy, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu nên biết rõ như thật sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Đồng thời cũng như thật biết tâm và tâm sở pháp của các loài hữu tình kia xuất hiện, mất đi, co, duỗi, đều giống chơn như, không biến đổi, không phân biệt, không tướng trạng, không cảnh giác, không hý luận, không sở đắc.
Thiện Hiện nên biết! Chơn như của tâm và tâm sở pháp của các loài hữu tình hiện, mất, co, duỗi tức là chơn như của năm uẩn. Chơn như của năm uẩn tức là chơn như mười hai xứ. Chơn như mười hai xứ tức là chơn như của mười tám giới. Chơn như của mười tám giới tức là chơn như của tất cả pháp. Chơn như của tất cả pháp tức là chơn như của sáu pháp Ba-la-mật-đa. Chơn như của sáu pháp Ba-la-mật-đa tức là chơn như của ba mươi bảy pháp Bồ-đề phần. Chơn như của ba mươi bảy pháp Bồ-đề phần tức là chơn như của mười sáu Không. Chơn như của mười sáu Không tức là chơn như của tám giải thoát. Chơn như của tám giải thoát tức là chơn như của chín định thứ đệ. Chơn như của chín định thứ đệ tức là chơn như của ba môn giải thoát. Chơn như của ba môn giải thoát tức là chơn như của mười lực Như Lai. Chơn như của mười lực Như Lai tức là chơn như của bốn điều không sợ. Chơn như của bốn điều không sợ tức là chơn như của bốn sự hiểu biết thông suốt. Chơn như của bốn sự hiểu biết thông suốt tức là chơn như của đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả. Chơn như của đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả tức là chơn như của mười tám pháp Phật bất cộng. Chơn như của mười tám pháp Phật bất cộng tức là chơn như của trí nhất thiết. Chơn như của trí nhất thiết tức là chơn như của trí đạo tướng. Chơn như của trí đạo tướng tức là chơn như của trí nhất thiết tướng. Chơn như của trí nhất thiết tướng tức là chơn như của pháp thiện, bất thiện, vô ký. Chơn như của pháp thiện, bất thiện, vô ký tức là chơn như của pháp thế gian và xuất thế gian.