DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 1/5 123 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 46
  1. #1
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts

    Trích đăng Truyền Đăng Lục Quyển 4

    Trích đăng Truyền Đăng Lục Quyển 4



    Bài 41.

    Thiền sư Pháp Dung 法融 (594-657 Tây lịch).


    Ngài là môn đệ của Tứ tổ Đạo Tín, Sơ Tổ Thiền phái Ngưu Đầu.

    Gốc người Duyên Lăng, Nhuận Châu, họ Vi; năm 19 tuổi đã học thông Kinh sử, nhơn xem bộ Kinh Đại Bát Nhã, Ngài thâm nhập Giáo lý Tánh Không. Một hôm than thở :

    _ Tứ Thư Ngũ Kinh chẳng có gì hay, Đạo Đức Kinh, Nam Hoa Kinh cũng chẳng giúp ta giác ngộ Chân Lý Phật Pháp, chỉ có giáo lý Bát nhã là cứu cánh giải thoát phàm trần.

    Sư bèn vào ở ẩn núi Mao theo thầy xuất gia học đạo. Sau, Sư đến núi Ngưu-Đầu ở trong thất đá trên ngọn núi phía bắc chùa U-Thê. Lúc đó, có các loài chim tha bông đến cúng dường. Các loài thú dữ quanh quẩn bên Sư không ngớt.

    Đời Đường niên hiệu Trịnh-Quán thứ tư (630 T.L.) Tứ Tổ Đạo Tín đang ở trên núi Phá-Đầu nhìn xem khí tượng, biết trên núi Ngưu-Đầu có bậc dị nhơn. Sư đích thân tìm đến núi nầy, vào Chùa U-Thê hỏi thăm những vị tăng rằng:

    _ Ở đây có đạo nhơn chăng ?

    Có vị tăng đáp: -Phàm là người xuất gia ai chẳng phải đạo nhơn ?

    Sư hỏi: -Cái gì là đạo nhơn ?

    Tăng im lặng không đáp được. Có vị tăng khác thưa:

    _ Cách đây chừng mười dặm bên kia núi, có một vị sư tên Pháp-Dung, lười biếng đến thấy người chẳng đứng dậy chào, cũng không chấp tay, phải là đạo nhơn chăng ?

    Tứ Tổ liền trèo núi đi tìm, thấy Pháp-Dung đang ngồi thiền trên tảng đá, dường như chẳng để ý đến ai.

    Sư hỏi: -Ở đây làm gì ?

    Pháp-Dung đáp: -Quán tâm.

    _ Quán là AI quán ?, Tâm là cái gì ?

    Pháp-Dung không đáp được, bèn đứng dậy làm lễ thưa: -Đại đức an trụ nơi nào?

    Sư đáp: -Bần tăng không có chỗ ở nhất định, hoặc Đông hoặc Tây.

    _ Ngài biết thiền sư Đạo-Tín chăng ?

    _ Vì sao hỏi ông ấy ?

    _ Vì nghe danh đức đã lâu, khao khát muốn đến lễ yết.

    _ Không dám, Đạo-Tín là bần đạo đây.

    _ Vì sao Ngài quan lâm đến đây ?

    _ Vì tìm đến thăm hỏi ngươi, ở đây có chỗ nào nghỉ ngơi chăng ?

    Pháp-Dung chỉ phía sau, thưa: -Riêng có cái am nhỏ.

    Pháp-Dung liền dẫn Sư về am. Chung quanh am toàn loài cọp sói nằm đứng lăng xăng, Tứ Tổ giơ hai tay lên làm như sợ hãi, Pháp-Dung hỏi:

    _ Ngài vẫn còn cái đó sao ?

    Sư hỏi: -Cái đó là cái gì ?

    Pháp-Dung không đáp được. Giây lát, Sư lại tấm đá của Pháp-Dung ngồi vẽ một chữ PHẬT (), Pháp-Dung nhìn thấy giật mình, không dám ngồi. Sư bảo:

    _ Vẫn còn cái đó sao ?

    Pháp-Dung không hiểu, bèn đảnh lễ cầu xin Sư chỉ dạy chỗ chân yếu. Sư bảo:

    _ Phàm trăm ngàn pháp môn đồng về một tất vuông. Diệu đức như hà-sa thảy ở nơi nguồn tâm. Tất cả môn giới, định, huệ, thần thông biến hóa, thảy đều đầy đủ nơi tâm ngươi. Tất cả phiền não xưa nay đều không lặng. Tất cả nhơn quả đều như mộng huyễn, không có tam giới có thể ra, không có bồ-đề có thể cầu. Người cùng phi nhơn tánh tướng bình đẳng. Đại đạo thênh thang rộng lớn bặt suy dứt nghĩ. Pháp như thế, nay ngươi đã được không thiếu khuyết, cùng Phật không khác, lại không có pháp gì lạ. Chỉ tâm ngươi tự tại, chớ khởi quán hạnh, cũng chớ lóng tâm, chớ khởi tham sân, chớ ôm lòng lo buồn, rỗng rang không ngại, mặc tình tung hoành, chẳng làm các việc thiện, chẳng làm các việc ác, đi đứng ngồi nằm, mắt thấy gặp duyên thảy đều là diệu dụng của Phật. Vì vui vẻ không lo buồn nên gọi là Phật.


    Pháp-Dung thưa: -Tâm đã đầy đủ, cái gì là Phật ? cái gì là tâm ?

    Tứ Tổ đáp: -Chẳng phải tâm thì không hỏi Phật, hỏi Phật thì chính là tâm.

    Pháp-Dung thưa: -Đã không khởi quán hạnh, khi gặp cảnh khởi tâm làm sao đối trị ?

    Tứ Tổ đáp:
    -Cảnh duyên không có tốt xấu, tốt xấu khởi nơi tâm, nếu tâm chẳng theo danh (tên),vọng tình từ đâu khởi ? Vọng tình đã chẳng khởi, chơn tâm mặc tình biết khắp. Ngươi chỉ tùy tâm tự tại, chẳng cầu đối trị, tức gọi là pháp thân thường trụ, không có đổi thay.

    Ta thọ pháp môn đốn giáo của Tổ Tăng-Xán, nay trao lại cho ngươi. Nay ngươi nhận kỹ lời ta, chỉ ở núi nầy sau có năm vị đạt nhơn đến nối tiếp giáo hóa.


    Từ khi đắc pháp về sau, nơi pháp tịch của Sư Pháp Dung đại thạnh. Khoảng niên hiệu Vĩnh-Huy đời Đường (650-656 T.L) đồ chúng thiếu lương thực, Sư phải sang Đơn-Dương hóa duyên. Đơn-Dương cách núi Ngưu-Đầu đến tám mươi dặm, Sư đích thân mang một thạch (tạ) tám đấu, sáng đi chiều về để cúng dường ba trăm tăng. Như vậy, mà ngót ba năm, Sư cung cấp không thiếu. Quan Ấp Tể tên Tiêu-Nguyên-Thiện thỉnh Sư giảng Kinh Bát-Nhã tại chùa Kiến-Sơ. Thính giả vân tập. Sư giảng đến phẩm Diệt-Tĩnh, đất chấn động.

    Bác-Lăng-Vương hỏi Sư: -Khi cảnh duyên sắc phát, không nói duyên sắc khởi; làm sao biết được duyên, muốn dứt cái khởi ấy ?

    Sư Pháp Dung đáp: -Cảnh sắc khi mới khởi, Sắc cảnh tánh vẫn không, Vốn không người biết duyên, Tâm lượng cùng tri đồng, Soi gốc phát chẳng phát, Khi ấy khởi tự dứt, Ôm tối sanh hiểu duyên, Khi duyên, tâm chẳng theo, Chí như trước khi sanh, Sắc tâm không nuôi dưỡng, Từ không vốn vô niệm, Tưởng thọ ngôn niệm sanh, Khởi pháp chưa từng khởi, Đâu cầu Phật chỉ dạy.

    Hỏi: -Nhắm mắt không thấy sắc, Cảnh lự lại thêm phiền, Sắc đã chẳng quan tâm, Cảnh từ chỗ nào phát ?

    Sư đáp: -Nhắm mắt không thấy sắc, Trong tâm động lự nhiều, Huyễn thức giả thành dụng, Há gọi trọn không lỗi, Biết sắc chẳng quan tâm, Tâm cũng chẳng quan người, Tùy đi có tướng chuyển, Chim bay trông không thật.


    Hỏi: -Cảnh phát không chỗ nơi, Duyên đó hiểu biết sanh, Cảnh mất hiểu lại chuyển, Hiểu bèn biến làm cảnh, Nếu dùng tâm kéo tâm, Lại thành biết bị biết, Theo đó cùng nhau đi, Chẳng lìa mé sanh diệt ?

    Sư đáp:-Tâm sắc, trước, sau, giữa; Thật không cảnh duyên khởi, Một niệm tự ngừng mất, Ai hay tính động tịnh, Đây biết tự không biết, Biết, biết duyên chẳng hợp, Nên tự kiểm bản hình, Đâu cầu tìm ngoại cảnh, Cảnh trước không biến mất, Niệm sau chẳng hiện ra, Tìm trăng chấp bóng huyền, Bàn dấu đuổi chim bay, Muốn biết tâm bản tánh, Lại như xem trong mộng, Ví đó băng tháng sáu, Nơi nơi đều giống nhau, Trốn không trọn chẳng khỏi, Tìm không lại chẳng thành, Thử hỏi bóng trong gương, Tâm từ chỗ nào sanh ?!

    Hỏi: -Khi đều đặn dụng tâm, Nếu là an ổn tốt ?

    Sư đáp :-Khi đều đặn dụng tâm, Đều đặn không tâm dụng, Bàn quanh danh tướng nhọc, Nói thẳng không mệt phiền, Không tâm đều đặn dụng, Thường dụng đều đặn không, Nay nói chỗ không tâm, Chẳng cùng có tâm khác.

    Hỏi: -Người trí dẫn lời diệu, Cùng tâm phù hợp nhau, Lời cùng tâm đường khác, Hiệp thì trái vô cùng ?

    Sư đáp:-Phương tiện nói lời diệu, Phá bệnh đạo đại thừa, Bàn chẳng quan bản tánh, Lại từ không hóa tạo, Vô niệm là chơn thường, Trọn phải bặt đường tâm, Lìa niệm tánh chẳng động, Sanh diệt chẳng trái lầm, Cốc hưởng đã có tiếng, Bóng gương hay ngó lại.

    Niên hiệu Hiển-Khánh năm đầu (656 T.L) nhà đường, Ấp Tể Tiêu Nguyên Thiện thỉnh Sư xuống núi trụ trì chùa Kiến Sơ. Sư hết lời từ chối mà không được. Bất đắc dĩ, Sư gọi đệ tử thượng thủ là Trí-Nham truyền trao pháp ấn và dặn dò tiếp nối truyền dạy tại núi nầy.

    Sư sắp xuống núi bảo chúng: -Ta không còn bước chơn lại núi nầy. Lúc đó chim thú kêu buồn gần suốt tháng không dừng. Trước am có bốn cây ngô đồng, giữa tháng hè bỗng nhiên rụng lá.

    Năm sau (657 T.L) ngày 23 tháng giêng, Sư thị tịch tại chùa Kiến-Sơ, thọ 64 tuổi, tuổi hạ được 41. Ngày 27 đưa quan tài lên núi Kê-Long an táng, số người tiển đưa hơn vạn.

    Phái thiền của Sư truyền, sau nầy gọi là Ngưu-Đầu-Thiền, vì lấy tên núi mà đặt tên. Số môn đồ khá đông, lưu truyền thạnh hành đến sáu đời mới dứt.

    (Khả nghi tác phẩm Tuyệt Quán Luận là do sư Pháp Dung trước tác).
    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  2. The Following User Says Thank You to lavinhcuong For This Useful Post:

    hoatihon (06-22-2015)

  3. Chủ đề tương tự

    1. Trích đăng Truỳên Đăng Lục _ quyển 3
      Gửi bởi lavinhcuong trong mục THIỀN TÔNG
      Trả lời: 15
      Bài cuối: 06-21-2015, 09:22 AM
    2. Trích đăng Truỳên Đăng Lục _ quyển 2
      Gửi bởi lavinhcuong trong mục THIỀN TÔNG
      Trả lời: 25
      Bài cuối: 06-20-2015, 08:33 AM
    3. Trích đăng Truỳên Đăng Lục
      Gửi bởi lavinhcuong trong mục THIỀN TÔNG
      Trả lời: 42
      Bài cuối: 06-18-2015, 09:49 AM
    4. Truyền đăng lục ~ Hoạt hình Phật giáo
      Gửi bởi minhquang trong mục Video liên quan Phật giáo
      Trả lời: 0
      Bài cuối: 06-17-2015, 10:03 PM
  4. #2
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Vô tam giới khả xuất.






    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  5. The Following User Says Thank You to hoatihon For This Useful Post:

    lavinhcuong (06-22-2015)

  6. #3
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Mạc trừng tâm.






    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  7. The Following User Says Thank You to hoatihon For This Useful Post:

    lavinhcuong (06-22-2015)

  8. #4
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Cảnh duyên không tốt xấu.






    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  9. The Following User Says Thank You to hoatihon For This Useful Post:

    lavinhcuong (06-22-2015)

  10. #5
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Như dấu chim bay (giữa hư không).






    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  11. The Following User Says Thank You to hoatihon For This Useful Post:

    lavinhcuong (06-22-2015)

  12. #6
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Như dấu chim bay 2.






    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  13. The Following User Says Thank You to hoatihon For This Useful Post:

    lavinhcuong (06-22-2015)

  14. #7
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Như vang theo tiếng.






    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  15. The Following User Says Thank You to hoatihon For This Useful Post:

    lavinhcuong (06-22-2015)

  16. #8
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts


    Bài 42

    Trí Nham Thiền sư _ 智巖禪師


    Người Khúc A, họ Hoa, năm 20 tuổi đã cao 7 thước 6 tấc (thước Tàu), xuất thân võ tướng (Lang tướng).

    Bốn mươi tuổi mới xin xuất gia với Thiền sư Bảo Nguyệt, ở núi Hoàn công. Một hôm chợt thấy một dị Tăng thân cao hơn một trượng hiện ra nói : “Khanh đã 80 đời xuất gia, nay nên tinh tấn hơn!”, nói xong liền biến mất.

    Sư thường thiền định trong cốc, có lần nước trên núi đổ xuống như thác, sư vẫn điềm nhiên tĩnh toạ, nước tự rút.

    Có 2 người bạn chiến đấu xưa, nghe danh sư vào núi tìm gặp :

    _ Vì sao Ngài ở đây ? Lang tướng có điên hay không ?

    _ Ta điên sắp tỉnh, còn các ngươi điên đang phát triển. Phàm háo sắc, thanh âm bất chính; tham vinh hoa, cậy sủng ái thì bị sanh tử lưu chuyển, làm sao tự ra khỏi ?

    ngã cuồng dục tỉnh, quân cuồng chính phát. Phu thị sắc dâm, thanh tham vinh mạo sủng, lưu chuyển sinh tử, hà do tự xuất ?

    我狂欲醒, 君狂正發。夫嗜色淫,聲貪榮冒寵。流 生死 何由自出 ?

    Năm Trinh Quán thứ 17 (643 _ Đường Thái Tông), sư trở về Kiến Nghiệp, vào núi Ngưu Đầu tham kiến Thiền sư Pháp Dung. Thiền sư Dung dạy :

    _ Ta nhận bí pháp chơn truyền từ Đạo Tín Đại sư, các sở đắc đều tiêu vong, giả sử có một pháp cao hơn Niết Bàn, ta cũng coi như mộng huyễn. Phàm một mảy trần dấy lên mà trời bị mờ, một hạt cải rơi xuống mà đất bị che. Ông nay đã vượt qua cái thấy này, ta còn nói gì nữa. Việc hoá đạo ở sơn môn nay giao cho ông.

    Ngô thụ Tín đại sư chân quyết sở đắc đô vong, thiết hữu nhất pháp thăng quá Niết bàn, ngô thuyết diệc như mộng ảo. Phu nhất trần phi nhi ế thiên, nhất giới đoạ nhi phú địa. Nhữ kim dĩ quá thử kiến, ngô phục hà vân. Sơn môn hoá đạo đương phó chi ư nhữ.

    吾受信大師真訣所得都亡。設 有一法勝過涅槃,吾說亦如夢幻。夫一 飛 而翳天。一芥墮而覆地。汝今已過此 。吾復
    何云。山門化導當付之於汝.


    Sư vâng mệnh thừa kế đời thứ 2 (tông Ngưu Đầu), sau đem chánh pháp truyền cho Thiền sư Phương. Sư trụ 2 chùa Bạch Mã và Thê Huyền, sau dời chỗ đến thành Thạch Đầu.

    Năm Nghi Phụng thứ 2 (677 _ Đường Cao Tông), ngày 10 tháng giêng thị hiện nhập diệt, nhan sắc không đổi, tứ chi vẫn mềm mại, co duổi như người còn sống, trong thất có mùi hương lạ đến 10 ngày.

    Ngài có di ngôn thuỷ táng, thọ 78 tuổi, 39 hạ lạp.


    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  17. #9
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Sinh Tử & Niết Bàn.






    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  18. #10
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Sinh Tử & Niết Bàn.






    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •