DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 5/5 ĐầuĐầu ... 345
Hiện kết quả từ 41 tới 46 của 46
  1. #41
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts


    Bài 61.

    II
    .3. Thiền sư Nguyên Khuê núi Tung Nhạc.



    Người Y Khuyết, họ Lý. Xuất gia hồi nhỏ. Năm Đường Vĩnh Thuần thứ hai (683), Sư thọ giới cụ túc thuộc chùa Nhàn Cư, thực tập luật (Tỳ-ni) không biết mệt.

    Sau yết kiến Quốc sư An ấn chứng đốn ngộ huyền chỉ đối với chơn tông, rồi chọn dinh lớn trong núi Tung Nhạc cất am tranh ở. Một hôm có dị nhân đến, đội mũ cao quần cụt áo kép với người tùy tùng rất đông, y nhẹ bước thong thả tuyên bố đến yết kiến đại sư.

    Sư thấy y hình mạo kỳ vĩ phi thường, bèn bảo:

    - Hãy lại đây, nhân giả! Cớ sao mà đến đây?

    Kia đáp:

    - Sư lẽ nào lại biết tôi ư?

    Sư nói:

    - Ta xem Phật với chúng sanh bình đẳng, ta thấy qua nào có phân biệt đâu.

    Ngô quan Phật dữ chúng sinh đẳng, ngô nhất mục chi khởi phân biệt da.

    吾觀佛與眾生等, 吾一目之豈分別耶.

    Kia nói:

    - Tôi là thần nhân ở núi nầy, có quyền sanh sát với người. Sư làm sao nhìn qua mà biết tôi được?

    Ngã thử nhạc thần dã năng sinh tử ư nhân, sư an đắc nhất mục ngã tai ?

    我此嶽神也, 能生死於人, 師安得一目我哉 ?

    Sư đáp:

    - Ta vốn chẳng sanh, ông làm sao chết được? Ta thấy thân ta với hư không như thế nào, thì ta cũng thấy ta với ông như thế ấy. Ông có thể làm hoại hư không và ông được chăng mà mong làm hoại hư không và làm hoại ông được? Ta thì bất sanh bất diệt, ông còn chưa thể như thế thì làm sao đoạt quyền sanh tử nơi ta ư?

    Ngô bản bất sinh, nhữ yên năng tử? Ngô thị thân dữ không đẳng thị ngô dữ nhữ đẳng, nhữ năng hoại không dữ nhữ hồ cẩu năng hoại không cập hoại nhữ. Ngô tắc bất sinh bất diệt dã, nhữ thượng bất năng như thị hựu yên năng sinh tử ngô da ?

    吾本不生汝焉能死. 吾視身與空等, 視吾與汝等, 汝能壞空與 汝乎, 苟能壞空及壞汝. 吾則不生不滅也, 汝 尚不能如是, 又焉能生死吾耶 ?.


    Thần cúi lạy nói:

    - Tôi đây thông minh chính trực hơn những thần khác, há biết Sư có trí tuệ biện tài quảng đại đâu? Xin đem chánh giới trao cho, giúp tôi độ đời.

    Sư nói:

    - Ông đã xin giới thì đã thọ giới rồi. Tại sao vậy? Ngoài giới không có giới, còn ai truyền giới đâu?!

    Nhữ kí khí giới tức kí giới dã, sở dĩ giả hà ? giới ngoại vô giới hựu hà giới tai !

    汝既乞戒即既戒也, 所以者何 ? 戒外無戒又何戒哉.


    Thần nói:

    - Lý nầy, nghe qua tôi mờ mịt. Chỉ xin Sư truyền giới để thân tôi làm môn nhân đệ tử.

    Sư vì thần liền cho xếp đặt chỗ ngồi, đem lò hương và cái bàn con đặt ở giữa, rồi nói:

    - Truyền cho ông năm giới. Nếu hay phụng trì thì đáp là “được” (năng), không giữ được thì đáp là “không” (phủ).

    Thần thưa:

    - Kính xin vâng lời.

    Sư hỏi:

    - Ông không dâm được chăng?

    Nhữ năng bất dâm hồ ?

    汝能不婬乎 ?

    Đáp:

    - Cũng có vợ rồi.

    Sư bảo:

    - Đừng nói vậy, mà nói là không bị ái dục ràng buộc.

    Phi vị thử dã, vị vô la dục dã.

    非謂此也, 謂無羅欲也.

    Đáp:

    - Được.

    Sư hỏi:

    - Ông không trộm cắp được chăng?

    Đáp:

    - Tôi đây có thiếu cái gì? Sao có thể trộm cắp được ?!

    Sư bảo:

    - Đừng nói vậy, mà nói là phước lộc và hưởng thụ xa xỉ lãng phí quá, không nghĩ tới cung dưỡng người khác mà điều lành thành tai vạ.

    Phi vị thử dã vị hưởng nhi phúc dâm bất cung nhi hoạ thiện dã

    非謂此也, 謂饗而福淫, 不供而禍善也.

    Đáp:

    - Được.

    Sư hỏi:

    - Ông không sát sanh được chăng?

    Đáp:

    - Thật tôi đang nắm quyền đó, sao nói không sát được ?

    Sư bảo:

    - Đừng nói vậy, mà nói là có lạm sát, ngộ sát, nghi sát và hỗn sát.

    Phi vị thử dã, vị hữu hạm ngộ nghi hồn dã.

    非謂此也, 謂有濫 誤疑混也.

    Đáp:

    - Được.

    Sư hỏi:

    - Ông không nói láo được chăng?

    Đáp:

    - Tôi chánh trực làm sao có nói láo đây?

    Sư bảo:

    - Đừng nói vậy, mà nói là trước sau chẳng hợp lòng trời

    Phi vị thử dã vị tiên hậu bất hợp thiên tâm dã

    非謂此也, 謂先後不合天心也.

    Đáp:

    - Được.

    Sư hỏi:

    - Ông không uống rượu say sưa được chăng?

    Đáp:

    - Được.

    Sư nói:

    - Như trên đây là giới của Phật.


    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  2. #42
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts
    Sư lại nói:

    - Với tấm lòng phụng trì giới mà không có tâm cố chấp, với tấm lòng vì sự vật mà không có tâm nghĩ cho mình. Hay như thế thì sống trước trời đất mà chẳng phải là linh hồn, chết sau trời đất mà chẳng phải là già; suốt ngày biến hóa mà chẳng là động, hoàn toàn vắng lặng chẳng phải là nghỉ.
    Ngộ được cái đó dù lấy vợ mà chẳng có vợ, dù hưởng thụ mà chẳng có thụ, dù nắm quyền mà chẳng phải quyền, dù làm mà chẳng cố ý, dù say mà chẳng hôn mê. Nếu hay vô tâm với muôn vật thì dục bủa vây chẳng phải là dâm; phước thừa (phước dâm) lành mắc nạn (họa thiện) chẳng phải là trộm cắp; sát không lý do, lầm lỡ, còn nghi ngờ, loạn lạc mà chẳng phải là sát; trước sau nói trái thiên lý mà chẳng phải là vọng; mê loạn điên đảo mà chẳng phải say. Đó gọi là vô tâm. Vô tâm thì không có giới, không có giới chính là vô tâm, không Phật không chúng sanh, không có ông cũng không có ta. Không có ông thì cái gì là giới đây?!

    Dĩ hữu tâm phụng trì nhi vô tâm, câu chấp dĩ hữu tâm vi vật nhi vô tâm tưởng, thân năng như thị tắc tiên thiên địa sinh bất vi tinh, hậu thiên địa tử bất vi lão, chung nhật biến hoá nhi bất vi động, tất tận tịch mặc nhi bất vi hưu. Ngộ thử tắc tuy thú phi thê dã, tuy hưởng phi thủ dã, tuy bính phi quyền dã, tuy tác phi cố dã, tuy tuý phi hôn dã, nhược năng vô tâm ư vạn vật tắc la dục bất vi dâm, phúc dâm hoạ thiện bất vi đạo, hạm ngộ nghi hồn bất vi sát, tiên hậu vi thiên bất vi vọng, hôn hoang điên đảo bất vi tuý, thị vị vô tâm dã. Vô tâm tắc vô giới, vô giới tắc vô tâm, vô Phật vô chúng sinh, vô nhữ cập vô ngã, vô nhữ thục vi giới tai ?

    以有心奉持, 而無心拘執, 以有心為物, 而無心想身, 能如是則先天地生不為精, 後天地死不為老, 終日變化而不為動, 畢盡寂默而不為休. 悟此則雖娶非妻也, 雖饗非取也,雖柄非權也, 雖作非故也, 雖醉非惛也,若能無心於萬物, 則羅欲不為婬福淫禍善不為盜, 濫誤疑混不為殺, 先後違天不為妄, 惛荒顛倒不為醉, 是謂無心也. 無心則無戒, 無戒則無心, 無佛無眾生, 無汝及無我, 無汝孰為戒哉.

    Thần nói:

    - Thần thông của tôi dưới Phật một bực.

    Sư nói:

    - Thần thông của ông, năm phần được năm phần chưa được. Phật thì bảy phần được ba phần chưa được.

    Thần sợ hãi rời chỗ ngồi, quỳ thưa:

    - Có thể cho nghe được chăng?

    Sư nói:

    - Ông có thể đến thượng đế, hành sự ở Trời Đông mà vận dụng bảy vì sao (Thất diệu: Bảy thiên thể: Nhật, nguyệt, kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) ban phước giáng họa cho thiên hạ ở Trời Tây được chăng?

    Đáp:

    - Không được.

    Sư hỏi:

    - Ông có thể đoạt quyền Địa thần, làm chảy tan năm ngọn núi lớn, rồi kết thành bốn bể chăng?

    Đáp:

    - Không được.

    Sư nói:

    - Đó là năm điều ông không làm được. Phật có khả năng rỗng không hóa tất cả tướng, chuyển thành trí nơi muôn pháp, nhưng không thể diệt liền định nghiệp. Phật có khả năng biết sự việc suốt ức kiếp và tánh khí chúng sanh mà không thể hóa đạo người không có duyên. Phật độ được vô lượng hữu tình mà không thể độ hết chúng sanh giới. Đó là ba điều Phật không làm được.
    Định nghiệp cũng chẳng bền vững, vô duyên cũng nghĩa là một thời kỳ, chúng sanh giới vốn không tăng giảm. Không có ai làm chủ tể pháp hữu vi, pháp hữu vi không có chủ tể gọi đó là vô pháp, vô pháp vô chủ tể gọi đó là vô tâm. Theo chỗ ta hiểu thì Phật cũng không thần thông, chỉ hay dụng pháp vô tâm thông đạt tất cả pháp mà thôi !.

    Thị vị ngũ bất năng dã, Phật năng không nhất thiết tướng thành vạn pháp trí, nhi bất năng tức diệt định nghiệp, Phật năng tri quần hữu tính cùng ức kiếp sự nhi bất năng hoá đạo vô duyên, Phật năng độ vô lượng hữu tình nhi bất năng tận chúng sinh giới; thị vị tam bất năng dã. Định nghiệp diệc bất lao cửu, vô duyên diệc vị nhất kì, chúng sinh giới bản vô tăng giảm, canh vô nhất nhân năng chủ hữu pháp, hữu pháp vô chủ thị vị vô pháp, vô pháp vô chủ thị vị vô tâm. Như ngã giải Phật diệc vô thần thông dã, đãn năng dĩ vô tâm thông đạt nhất thiết pháp nhĩ !.

    是謂五不能也 : 佛能空一切相成萬法智, 而不能即滅定業, 佛能知群有性窮億劫事, 而不能化導無緣, 佛能度無量有情, 而不能盡眾生界, 是謂三不能也. 定業亦不牢久,無緣亦謂一期, 眾生界本無增減, 更無一人能主有法, 有法無主是謂無法無法無主是謂無心. 如我解佛亦無神通也, 但能以無心通達一切法爾.

    Thần nói:

    - Tôi quả thật thiển cận mê muội, chưa nghe về nghĩa không. Giới thầy truyền cho, tôi phải phụng hành, nay đem hết sức mình làm theo, nguyện báo đáp từ đức.

    Sư nói:

    - Ta quán thân không là vật gì, quán các pháp vô thường, trơ trọi một mình còn có gì để ham muốn?

    Thần nói:

    - Thầy phải sai bảo tôi làm việc thế gian, thi triển công năng tiểu Thần của tôi, khiến cho năm hạng người đã phát tâm, sơ phát tâm, chưa phát tâm, bất tín tâm ắt đều được tín tâm. Thế gian dõi theo vết chân Thần tôi mà biết có Phật, có thần, có cái làm nổi, có cái không làm nổi, có cái tự nhiên, có cái không tự nhiên.

    Sư nói:

    - Vô vi đó, vô vi đó.

    Thần nói:

    - Phật cũng bảo Thần hộ pháp, lẽ nào thầy lại làm trái Phật ư ? Xin thầy tùy ý dạy cho.

    Sư bất đắc dĩ mới nói:

    - Bờ đê Chùa Đông Lãnh không có cây lớn, cỏ hoang rậm rạp. Hang Bắc có cây lớn, nhưng đều chẳng có công dụng che chắn. Ông có thể dời cây ở hang Bắc đến đê chùa Đông Lãnh chăng ?

    Thần đáp:

    - Xin nghe lời dạy, nhưng giữa đêm tối ắt có ồn náo, mong thầy đừng sợ.

    Nói xong liền làm lễ từ giã. Sư tiễn đưa tới cổng mà còn trông theo, thấy nghi vệ uốn dài như bậc vương giả, khí mây khói ráng quấn quít nhau thỉnh thoảng tách ra rồi nhập vào, tràng phan vòng ngọc nhô lên rồi chìm mất trong không trung.

    Đêm ấy quả nhiên có cuồng phong nổi dậy, tiếng sấm vang dội, mây cuốn theo ánh chớp rung chuyển, phòng ốc rung động, loài chim đang ngủ rối rít kêu vang.

    Sư bảo chúng:

    - Đừng sợ, đừng sợ! Thần với chúng ta hợp nhau thôi.

    Sáng hôm sau trời yên tĩnh, những cây tùng cây quát nơi hang Bắc dời hết đến núi Đông, thành hàng
    ngay thẳng vẫn xanh tươi rậm rạp.

    Sư nói với đồ chúng:

    - Sau khi ta chết rồi các ông không được để người bên ngoài biết việc này, làm cho người ta có cớ ngỡ ta là yêu quái.

    Vào năm Khai Nguyên thứ tư, năm bính thìn 716.

    Sư dặn dò môn nhân:

    - Lúc đầu ta ở chùa Đông Lãnh, ta mất rồi các ông phải an trí hài cốt ta ở đó.

    Nói xong bỏ xác. Tuổi đời 73. Môn nhân xây tháp tại chỗ đó.
    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  3. #43
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Nhược năng vô tâm.





    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  4. #44
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Định nghiệp diệc như huyễn.





    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  5. #45
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts


    Bài 62.

    PHÁP TỰ BÀNG XUẤT ĐỜI THỨ BA

    PHÁP TỰ CỦA THIỀN SƯ PHỔ TỊCH 普寂 TUNG SƠN (dòng THẦN TÚ).

    THIỀN SƯ DUY CHÁNH 惟政 NÚI CHUNG NAM 終南.



    Người Bình Nguyên (tỉnh Sơn Đông), họ Châu. Thọ nghiệp tại châu nhà với pháp sư Thuyên Trừng, chùa Duyên Hòa. Đắc pháp nơi thiền sư Phổ Tịch ở Tung Sơn, đã quả quyết liễu ngộ chơn thuyên Sư bèn vào ở trong núi Thái Nhất. Học giả đầy thất.

    Nhà Đường trong năm Thái Hòa (827 – 835), vua Văn Tông thích ăn sò. Quan lại miền duyên hải lần
    lượt phải dâng nạp sò trước mùa, người dân cũng tỏ vẻ mệt mỏi.Một hôm trong ban ngự soạn có người dùng ngón tay cái tách con sò không ra. Vua lấy làm lạ, thắp hương cầu xin, giây lát con sò đó biến thành hình Bồ tát đầy đủ phạm tướng. Vua sai đem tiền gạo trầm hương bày biện, lấy gấm đẹp trùm lên, ban hiệu là chùa Hưng Thiện. Lệnh chúng tăng đến chiêm lễ, nhân đó hỏi quần thần:

    - Thế ấy có điềm lành nào?

    Có người đáp:

    - Có thiền sư Duy Chánh ở núi Thái Nhất thâm minh Phật pháp, học rộng biết nhiều.

    Vua liền sai sứ mời Sư đến kinh thành để hỏi việc ấy. Sư nói:

    - Thần nghe sự vật ứng hiện đâu phải không duyên cớ, đây là điềm khai mở tín tâm cho bệ hạ vậy. Thế nên khế kinh nói: “Ưng dùng thân ấy để độ, liền hiện thân ấy mà nói pháp cho nghe”.

    Ưng dĩ thử thân đắc độ giả, tức hiện thử thân nhi vi thuyết pháp

    應以此身得度者。即現此身而為說法.


    Vua hỏi:

    - Thân Bồ tát đã hiện, vẫn chưa nghe nói pháp?

    Sư hỏi:

    - Bệ hạ thấy như thế là thường hay phi thường, tin hay chẳng tin ư?

    Vua đáp:

    - Việc lạ hiếm có trẫm rất tin cậy.

    Sư nói:

    - Như thế bệ hạ đã nghe thuyết pháp rồi.

    Bấy giờ lòng vua hân hoan chưa từng có, ban chiếu cho các tự viện trong dân gian, mỗi nơi lập tượng Bồ tát Quan Âm để đáp đền sự đặc biệt tốt lành đó. Nhân đó vua lưu Sư ở lại đạo tràng trong cung. Sư nhiều phen cáo từ xin về núi, vua lại ban chiếu cho trụ trì chùa Thánh Thọ. Đến khi vua Võ Tông tức vị, Sư vội vào núi Chung Nam ẩn cư, có người hỏi duyên cớ, Sư đáp:

    - Ta đi lánh kẻ thù.

    Về sau Sư tịch ở sơn xá, thọ 87 tuổi, thiêu xác thu xá lợi được 49 hạt, đem nhập tháp vào ngày mùng 4 tháng 9 năm Hội Xương thứ ba 843.

    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  6. #46
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts


    Bài 63.


    PHÁP TỰ BÀNG XUẤT ĐỜI THỨ TƯ

    PHÁP TỰ CỦA THIỀN SƯ VÔ TƯỚNG 無相 ÍCH CHÂU (DÒNG TRÍ SĂN).

    THIỀN SƯ VÔ TRỤ 無住 CHÙA BẢO ĐƯỜNG ÍCH CHÂU.



    Ban đầu Sư đắc pháp nơi Đại sư Vô Tướng, rồi đến ở núi Bạch Nhai, Nam Dương (Hà Nam). Sư chuyên về tu định trải qua nhiều năm, học giả dần dần đến siêng năng thưa hỏi không ngớt. Từ đó Sư bắt đầu dạy, tuy Sư nói rộng về ngôn giáo nhưng chỉ lấy vô niệm làm tông.

    Tướng quốc nhà Đường Đỗ Hồng Tiệm xuất quân phủ dụ một vùng trọng yếu, nghe danh Sư muốn đến chiêm lễ một lần. Tháng 9 năm Đại Lịch nguyên niên 766, Đỗ công sai sứ đến núi thỉnh mời Sư, bấy giờ tiết độ sứ Thôi Ninh cũng lệnh cho tăng đồ các chùa từ xa đi đón rước. Ngày mồng một tháng 10 Sư đến chùa Không Tuệ, bấy giờ Đỗ công và nhung soái triệu tập hạng thạc đức về tam học câu hội trong chùa.

    Làm lễ xong, Đỗ công hỏi:

    - Vừa nghe thầy dừng trụ ở đây, rồi còn đi đâu nữa chăng?

    Sư đáp:

    - Tánh vô trụ thích quê mùa thường ghé trong núi. Dạo khắp các thắng cảnh từ Hạ Lan đến Ngũ Đài; nghe ở chỗ tiên sư, chùa Đại Từ Quý Phong có thuyết pháp tối thượng thừa, bèn từ xa vội vã đến lạm dự ngồi ghế giảng; sau đó nương thân ở Bạch Nhai trải qua nhiều năm. Nay được mời, may gặp tướng công, sao dám không nghe mệnh.

    Công hỏi:

    - Đệ tử nghe Hòa thượng Kim thuyết “không nhớ, không nghĩ, đừng vọng”, là pháp môn tam cú phải không?

    Đáp:

    - Phải.

    Công hỏi:

    - Tam cú đó là một hay là ba?

    Đáp:

    - Không nhớ gọi là giới, không nghĩ gọi là định, đừng theo vọng gọi là huệ. Nhất tâm bất sanh gồm đủ giới định huệ, không là một không là ba.

    Vô ức danh giới, vô niệm danh định, mạc vọng danh tuệ, nhất tâm bất sinh cụ giới định tuệ, phi nhất phi tam dã.

    無 憶名戒, 無念名定, 莫妄名慧, 一心不生具戒 定慧, 非一非三也


    Công hỏi:

    - Chữ vọng ở cú sau có lẽ là quên chúng từ tâm khởi chăng?

    Đáp:

    - Đó là vọng từ tâm ông khởi.

    Công hỏi:

    - Có chứng cứ chăng?

    Đáp:

    - Kinh Pháp Cú nói: “Nếu khởi tâm tinh tấn, đó là vọng chẳng phải tinh tấn. Nếu tâm không vọng thì
    tinh tấn không có bờ bến”.

    Nhược khởi tinh tấn tâm thị vọng phi tinh tấn, nhược năng tâm bất vọng tinh tấn vô hữu nhai.

    若起精進心是妄非精進, 若能心不妄 精進無有涯.


    Công nghe qua nghi tình hết sạch. Lại hỏi:

    - Thầy có dùng tam cú dạy người không?

    Đáp:

    - Đối với học nhân sơ tâm, dạy họ dừng niệm lắng đọng sóng thức, nước trong ảnh hiện, ngộ niệm không tự thể thì tịch diệt hiện tiền. Vô niệm cũng là không thành lập vậy.

    Đối sơ tâm học nhân hoàn linh tức niệm, trừng đình thức lang, thuỷ thanh ảnh hiện, ngộ vô thể niệm tịch diệt hiện tiền, vô niệm diệc bất lập dã.

    對初心學人還令息念, 澄停識 浪, 水清影現, 悟無體念, 寂滅現前, 無念亦不立也.

    Khi ấy quạ khoang cất tiếng kêu trên cây trước sân.

    Công hỏi:

    - Thầy nghe chăng?

    Đáp:

    - Nghe

    Quạ bay đi rồi, Công lại hỏi:

    - Thầy nghe chăng?

    Đáp:

    - Nghe

    Công hỏi:

    - Quạ khoang bay đi không có tiếng, sao bảo là nghe?

    Sư bèn bảo tất cả đại chúng:

    - Phật ra đời khó gặp, chánh pháp khó nghe. Mỗi người hãy lắng nghe! Nghe mà không có cái để nghe, cái để nghe (tiếng) không dính dáng với tánh nghe, tánh nghe xưa nay chẳng sanh chưa từng có diệt. Lúc có tiếng đó là thanh trần tự sanh, lúc không có tiếng đó là thanh trần
    tự diệt, nhưng tánh nghe ấy không theo tiếng mà sanh cũng không theo tiếng mà diệt. Ngộ tánh nghe ấy thì thoát khỏi sự ràng buộc của thanh trần, nên biết (tánh) nghe không sanh diệt, (tánh) nghe không khứ lai.

    Phật thế nan trực, chính pháp nan văn. Các các đế thính, văn vô hữu văn, phi quan văn tính, bản lai bất sinh hà tằng hữu diệt, hữu thanh chi thời thị thanh trần tự sinh, vô thanh chi thời thị thanh trần tự diệt, nhi thử văn tính bất tùy thanh sinh bất tùy thanh diệt, ngộ thử văn tính tắc miễn thanh trần chi sở chuyển, đương tri văn vô sinh diệt, văn vô khứ lai.

    佛世難值正法難聞. 各各諦聽, 聞無有聞非關聞性. 本來不生何 曾有滅, 有聲之時是聲塵自生, 無聲之時是 聲塵自滅, 而此聞性不隨聲生不隨聲滅, 悟 此聞性則免聲塵之所轉, 當知聞無生滅, 聞 無去來.


    Công cùng liêu thuộc đại chúng kính lạy. Công lại hỏi:

    - Sao gọi là đệ nhất nghĩa, theo thứ lớp nào nhập được đệ nhất nghĩa?

    Sư đáp:

    - Đệ nhất nghĩa không có thứ lớp cũng không có xuất nhập. Thế đế có tất cả, đệ nhất nghĩa không tất cả. Tánh vô tự tánh của các pháp (tánh không) gọi là đệ nhất nghĩa. Phật dạy: “Pháp có gọi là tục đế, vô tự tánh gọi là đệ nhất nghĩa”.

    Đệ nhất nghĩa giả vô hữu thứ đệ, diệc vô xuất nhập, thế đế nhất thiết hữu, đệ nhất nghĩa tức vô, chư pháp vô tính tính thuyết danh đệ nhất nghĩa. Phật ngôn hữu pháp danh tục đế vô tính đệ nhất nghĩa.

    第一義者 無有次第, 亦無出入, 世諦一切有, 第一義即 無, 諸法無性性說名第一義, 佛言: 有法名俗 諦, 無性第一義.


    Công nói:

    - Khai thị như thầy quả thật bất khả tư nghì !

    Công lại nói:

    - Đệ tử tánh thức thiển cận. Trước đây nhân việc công rỗi rảnh, có soạn được hai quyển “Khởi Tín Luận Chương Sớ”, gọi là Phật pháp được chăng?

    Sư đáp:

    - Phàm tạo chương sớ đều dùng tâm thức, suy nghĩ phân biệt hữu vi hữu tác, khởi tâm động niệm đúng là tạo thành tâm thức. Cứ theo Luận văn nói:
    “Nên biết tất cả pháp từ xưa đến nay lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng danh tự, lìa tướng tâm duyên, rốt ráo bình đẳng không có biến dị, chỉ có nhất tâm thế nên gọi là chơn như”.
    Nay tướng công mắc tướng ngôn thuyết, mắc tướng danh tự, mắc tướng tâm duyên. Đã mắc nhiều tướng sao gọi là Phật pháp?!

    Phu tạo chương sớ giai dụng thức tâm, tư lượng phân biệt hữu vi hữu tác, khởi tâm động niệm nhiên khả tạo thành. Cứ luận văn vân : đương tri nhất thiết pháp tùng bản dĩ lai, li ngôn thuyết tướng, li danh tự tướng, li tâm duyên tướng, tất cánh bình đẳng vô hữu biến dị, duy hữu nhất tâm cố danh chân như. Kim tướng công trước ngôn thuyết tướng, trước danh tự tướng, trước tâm duyên tướng, kí trước chủng chủng tướng, vân hà thị Phật pháp ?!

    夫造章疏 皆用識心, 思量分別有為有作, 起心動念然 可造成. 據論文云: 當知一切法從本以來, 離 言說相, 離名字相, 離心緣相, 畢竟平等無有 變異, 唯有一心故名真如. 今相公著言說相, 著名字相, 著心緣相, 既著種種相, 云何是佛法.

    Công đứng dậy làm lễ, thưa:

    - Đệ tử cũng từng hỏi chư đại đức quan cung phụng, họ đều khen đệ tử là bất khả tư nghì. Nên biết họ chỉ thuận theo nhân tình, nay thầy theo lý giảng giải phù hợp với pháp môn tâm địa, đúng là chơn lý bất khả tư nghì.

    Công lại hỏi:

    - Thế nào là bất sanh, thế nào là bất diệt? Làm sao được giải thoát?

    Sư đáp:

    - Thấy cảnh “Cái tâm chẳng khởi” gọi là bất sanh, bất sanh tức là bất diệt. Đã không sanh diệt thì không bị tiền trần trói buộc, ngay đó giải thoát.Bất sanh gọi là vô niệm, vô niệm tức là vô diệt, vô niệm tức là vô phược (không trói buộc), vô niệm tức là vô thoát (không có giải thoát).
    Nói tóm lại: Tâm thức tức là ly niệm, kiến tánh tức là giải thoát, lìa tâm thức cách xa kiến tánh. Há có cái gọi là pháp môn chứng vô thượng bồ đề ư ? Không có chuyện đó !.

    Kiến cảnh tâm bất khởi danh bất sinh, bất sinh tức bất diệt. Kí vô sinh diệt tức bất bí tiền trần sở phọc, đương xứ giải thoát. Bất sinh danh vô niệm, vô niệm tức vô diệt, vô niệm tức vô phọc, vô niệm tức vô thoát. Cử yếu nhi ngôn : thức tâm tức li niệm, kiến tính tức giải thoát, li thức tâm kiến tính ngoại, canh hữu pháp môn chứng vô thượng bồ đề giả, vô hữu thị xứ.

    見境心不起名不生, 不生即不滅. 既無生滅即不被前塵所縛, 當處解脫. 不生名無念, 無念即無滅, 無念即無縛, 無念即無脫. 舉要而言, 識心即離念, 見性即解脫, 離識心見性外, 更有法門證無上菩提者, 無有是處.


    Công hỏi:

    - Sao gọi là kiến tánh nơi tâm thức?

    Sư đáp:

    - Tất cả người học đạo tùy theo niệm mà trôi giạt là vì chẳng biết chơn tâm. Chơn tâm đó, niệm sanh nó chẳng sanh theo, niệm diệt cũng chẳng theo đó mà diệt, không đến không đi, không định không loạn, không chấp không bỏ, không chìm không nổi, vô vi vô tướng, hoạt bát bình thường tự tại. Tâm thể ấy rốt ráo bất khả đắc, không thể tri giác được, chạm mắt đều như, đều là kiến tánh.

    Nhất thiết học đạo nhân tùy niệm lưu lang, cái vi bất thức chân tâm. Chân tâm giả, niệm sinh diệc bất thuận sinh, niệm diệt diệc bất y tịch, bất lai bất khứ, bất định bất loạn, bất thủ bất xả, bất trầm bất phù, vô vi vô tướng, hoạt bát bát bình thường tự tại. Thử tâm thể tất cánh bất khả đắc, vô khả tri giác, xúc mục giai như vô phi kiến tính dã.

    一切學道人隨念流浪, 蓋為不識真心. 真心者, 念生亦不順生, 念滅亦不依寂, 不來不去, 不定不亂, 不取不捨, 不 沈不浮, 無為無相, 活鱍鱍平常自在. 此心體 畢竟不可得, 無可知覺, 觸目皆如無非見性也.


    Công và đại chúng làm lễ, xưng tán vui mừng rồi lui.

    Về sau Sư ở chùa Bảo Đường và tịch tại đó.




    HẾT QUYỂN IV

    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Trích đăng Truỳên Đăng Lục _ quyển 3
    Gửi bởi lavinhcuong trong mục THIỀN TÔNG
    Trả lời: 15
    Bài cuối: 06-21-2015, 09:22 AM
  2. Trích đăng Truỳên Đăng Lục _ quyển 2
    Gửi bởi lavinhcuong trong mục THIỀN TÔNG
    Trả lời: 25
    Bài cuối: 06-20-2015, 08:33 AM
  3. Trích đăng Truỳên Đăng Lục
    Gửi bởi lavinhcuong trong mục THIỀN TÔNG
    Trả lời: 42
    Bài cuối: 06-18-2015, 09:49 AM
  4. Truyền đăng lục ~ Hoạt hình Phật giáo
    Gửi bởi minhquang trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 06-17-2015, 10:03 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •