DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 4/5 ĐầuĐầu ... 2345 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 31 tới 40 của 46
  1. #31
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Bất hoại phương tiện.






    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  2. #32
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts


    Bài 54.


    NHỮNG PHÁP TỰ BÀNG XUẤT TỪ TỔ THỨ 32 HOẰNG NHẪN ĐẠI SƯ

    PHÁP TỰ BÀNG XUẤT ĐỜI THỨ NHẤT

    1. THIỀN SƯ THẦN TÚ BẮC TÔNG.



    Người huyện Úy Thị, phủ Khai Phong (Hà Nam), họ Lý. Lúc nhỏ mến nghiệp Nho, học rộng biết nhiều. Chẳng bao lâu bỏ sở thích xuất gia tìm thầy học đạo, đến chùa Đông Sơn núi Song Phong ở Kì Châu, gặp Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn Đại sư. Lấy tọa thiền làm nhiệm vụ, rồi thán phục:

    - Đây đúng là thầy ta.

    Sư nguyện với lòng chịu khổ nhọc để giữ tiết, tự phục dịch bằng cách bửa củi xách nước mà cầu đạo.
    Hoằng Nhẫn thầm biết Sư sâu sắc, hơn nữa xem là nhân tài, nói với Sư:

    - Ta độ nhiều người rồi, riêng những người giải ngộ thì không ai bằng ông.

    Sau khi Hoằng Nhẫn đã thị hiện nhập diệt, Tú mới đến trụ ở núi Đương Dương thuộc Giang Lăng. Đường Vũ hậu nghe tiếng, triệu Sư đến kinh đô, cúng dường ở đạo tràng nội cung đặc biệt tôn kính.
    Vua truyền mệnh Sư về núi cũ, ban cho biển ngạch treo trước chùa Độ Môn để vinh danh đức hạnh. Bấy giờ hàng vương công, nhà quý tộc, kẻ sĩ và thứ dân đều hết mực tôn kính bái phục. Đến vua
    Trung Tông tức vị lại càng kính trọng, đại thần Trương Thuyết thường hỏi về pháp yếu giữ lễ làm đệ tử.

    Sư có bài kệ dạy chúng:

    Nhất thiết Phật pháp,
    Tự tâm bổn hữu.
    Tương tâm ngoại cầu,
    Xả phụ đào tẩu.


    一切佛法  
    自心本有  
    將心外求
    捨父逃走


    (Tất cả Phật pháp,
    Tâm mình vốn có.
    Đem tâm cầu ngoài,
    Chạy trốn bỏ cha).


    Năm Thần Long thứ 2 (706 – Đường Trung Tông), Sư nhập diệt ở chùa Thiên Cung, Đông Đô. Vua ban thụy hiệu là Đại Thông Thiền Sư, Vũ Nghi Pháp Vật (chỗ chứa pháp làm tiêu biểu cho người noi theo). Đưa đi an táng ở Long Môn, vua tiễn đến đầu cầu, vương công sĩ thứ đều đưa đến nơi an táng. Trương Thuyết và Trưng sĩ Lô Hồng mỗi người làm bài văn viếng khắc trên bia. Môn nhân Phổ Tịch, Nghĩa Phước … đều được triều đình và thôn dã kính trọng.
    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  3. #33
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Hạt châu búi tóc.




    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  4. #34
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts


    Bài 55.

    QUỐC SƯ HUỆ AN 慧安 國師 Ở TUNG NHẠC 嵩嶽 .



    Người ở Chi Giang, Kinh Châu, họ Vệ. Năm Khai Hoàng thứ 17 (597), Tùy Văn đế cho khám xét về tư độ tăng ni (tăng ni được chánh quyền đã cấp cho độ điệp xuất gia) khắp trong nước. Khám Sư, Sư nói:

    “Chất phác, không tên tuổi”, rồi lánh vào hang núi.

    Trong năm Đại Nghiệp (605 – 617 – Tùy Dạng đế), tổng phát động đinh phu khai thông kinh vận hà. Phu phen chết đói chồng chất lên nhau, Sư khất thực để cứu họ, số người cứu được rất đông. Dạng đế cho mời, Sư không đi mà lẻn vào núi Thái Hòa.

    Tình hình trong nước nhiễu nhương, Sư bèn chống gậy lên chùa Hành Nhạc tu hạnh đầu đà.
    Trong những năm Trinh Quán (627 – 649 –Đường Thái Tông), Sư đến Hoàng Mai tham yết Tổ Hoằng Nhẫn rồi được tâm yếu. Năm Lân Đức nguyên niên (663 - Đường Cao Tông), nhân du phương đến Thạch Bích núi Chung Nam rồi dừng trụ ở đó. Vua Cao Tông thường cho mời, Sư đều từ chối.
    Sư dạo khắp các danh tích rồi đến chùa Thiếu Lâm ở Tung Sơn, Sư nói: “Đây là nơi ta ở suốt đời”. Từ đó thiền giả tụ họp đông đúc.

    Có hai người là Thản Nhiên và Hoài Nhượng đến tham vấn, hỏi:

    - Thế nào là ý Tổ sư từ Tây đến?
    - 如何是祖師西來意 ?
    - Như hà thị tổ sư Tây lai ý ?


    Sư hỏi:

    - Sao chẳng tự hỏi ý mình ?
    - 何不問自己意 ?
    - hà bất vấn tự kỉ ý ?


    Hỏi:

    - Thế nào là ý tự mình?
    - 如何是自己意 ?
    - như hà thị tự kỉ ý ?


    Sư đáp:

    - Hãy xem cái gì lúc này !
    - 當觀 密作用
    - đương quan mật tác dụng


    Hỏi:

    - Thế nào là "cái gì lúc này" ?
    - 如何是密作用 ?
    - như hà thị mật tác dụng ?


    Sư nhắm mở con mắt để chỉ dạy họ, nhưng cơ duyên Nhượng không hợp cho nên không hiểu gì cả, bèn từ giã Sư, đi Tào Khê.

    Vũ hậu mời Sư đến kinh thành, đãi Sư theo lễ thầy trò. Sư và thiền sư Thần Tú càng được thêm kính trọng. Vũ hậu có lần hỏi tuổi tác Sư. Sư đáp:

    - Chẳng nhớ.

    Hậu hỏi:

    - Sao lại không nhớ ư?

    Sư đáp:

    - Cái thân sanh tử nó tuần hoàn như vậy, luân chuyển không có sự bắt đầu và chấm dứt, cần nhớ làm gì? Huống nữa tâm kia không ngừng làm môi giới tưới tẩm, từ cái thức ban đầu dẫn đến tướng thô động, thấy tâm sanh diệt như hòn bọt chỉ là vọng tưởng thôi. Hết sanh diệt rồi cũng chỉ như thế, có năm tháng nào đáng nhớ đâu !

    生死之身其若循環。環無起盡 焉用記為。況此心流注中間無間。見漚起滅 者乃妄想耳。從初識至動相。滅時亦只如此。 何年月而可記乎。

    Sinh tử chi thân kì nhược tuần hoàn, hoàn vô khởi tận yên dụng kí vi, huống thử tâm lưu chú trung gian vô gian, kiến âu khởi diệt giả nãi vọng tưởng nhĩ, tùng sơ thức chí động tướng, diệt thời diệc chỉ như thử, hà niên nguyệt nhi khả kí hồ.



    Vũ hậu nghe qua cúi đầu lạy tín thọ. Đến năm Thần Long thứ hai (706), vua Đường Trung Tông ban cho Sư ca sa tía. Mười bốn đệ tử đắc độ của Sư, vẫn được mời vào trong cung cấm
    cúng dường ba năm và ban cho mỗi vị một bộ y ma nạp.

    Năm Cảnh Long thứ ba 709, Sư từ giã kinh đô trở về Tung Nhạc ngày 3 tháng 3 năm đó (709), dặn dò môn nhân:

    - Sau khi ta chết, đem thây ta vô rừng, đợi dã hỏa (lửa ma trơi) thiêu.

    Chốc lát thì Vạn Hồi Công đến gặp Sư, nắm tay Sư bàn luận râm ran, thị giả bên cạnh nghiêng tai lắng nghe đều không hiểu gì. Đến ngày mùng 8, Sư cho đóng cửa nằm an nghỉ và tịch.

    Tuổi Sư là 128 (sanh năm Nhâm Dần, năm Tùy Khai Hoàng thứ hai 582; mất năm Kỷ Dậu, năm Đường Cảnh Long thứ ba 709. Đương thời gọi Lão An Quốc Sư).

    Môn nhân tuân theo lời dạy đem thây đặt trong rừng, quả thật dã hỏa thiêu tự nhiên, được 80 viên xá lợi. Trong đó có năm viên màu đỏ tía, được giữ ở trong cung.

    Đến năm Tiên Thiên thứ hai 711, môn nhân xây tháp thờ.

    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  5. #35
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Không có gì thật.





    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  6. #36
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts


    Bài 56.


    1. THIỀN SƯ ĐẠO MINH 道明 禪師 Ở MÔNG SƠN 蒙山, VIÊN CHÂU 袁州.


    Người Bá Dương, là con cháu xa của Trần Tuyên đế, nước Trần (557 – 588), mất dòng dõi vua lưu lạc vào chốn nhân gian. Lấy tư cách là vương tôn nên từng tạm nhận chức vụ, nhân đó có hiệu là Tướng quân.

    Lúc nhỏ xuất gia ở chùa Vĩnh Xương, lòng mộ đạo rất tha thiết. Sau đến nương tựa pháp hội Ngũ Tổ hết lòng nghiên tầm, ban đầu không giải ngộ, đến khi nghe tin Ngũ Tổ mật truyền y pháp cho Lư hành giả (Lục Tổ Huệ Năng), Sư liền đốc suất khoảng mười người đồng ý theo dấu truy đuổi đến Đại Dữu Lãnh. Sư vượt xa về trước thấy bọn còn lại chưa theo kịp. Lư hành giả thấy Sư chạy đến, liền để Y Bát trên tảng đá, nói:

    - Y này là vật làm tin, khá dùng sức mạnh giành được ư? Mặc cho ông ta lấy đi.

    Sư bèn xách Y lên, Y bất động như núi. Sư ngập ngừng lo sợ rồi nói:

    - Tôi đến để cầu pháp chẳng phải vì Y, mong hành giả khai thị giúp tôi.

    Lục Tổ nói:

    - Không nghĩ thiện không nghĩ ác, chính lúc đó cái nào là bản lai diện mục của thượng tọa Minh?

    Bất tư thiện bất tư ác chính nhẫm ma thời, a na cá thị Minh thượng toạ bản lai diện mục ?

    不思善不思惡正恁麼時。阿那箇是 明上坐本來面目 ?


    Ngay lời nói Sư đại ngộ, khắp thân xuất mồ hôi, khóc lạy mấy lần.

    Sư hỏi:

    - Ngoài mật ý mật ngữ vừa rồi, còn có ý chỉ nào khác không ?

    Tổ nói:

    - Cái mà tôi đang nói với ông tức chẳng phải mật, nếu ông phản chiếu diện mục tự mình thì mật lại ở bên ông.

    Ngã kim dữ nhữ thuyết giả, tức phi mật dã, nhữ nhược phản chiếu tự kỉ diện mục, mật khước tại nhữ biên.

    我今與汝說者, 即非密也。汝若返 照自己面目。密却在汝邊.


    Sư nói:

    - Tôi tuy ở Hoàng Mai theo chúng mà thật ra chưa tỉnh biết diện mục tự mình. Nay nhờ chỉ dạy, nhận được chỗ vào như người uống nước nóng lạnh tự biết. Nay hành giả là thầy của tôi.

    Tổ nói:

    - Nếu ông như thế thì tôi và ông cùng thầy Hoàng Mai. Hãy khéo tự giữ gìn.

    Sư lại hỏi:

    - Sắp tới tôi nên đi đâu?

    Tổ đáp:

    - Gặp Viên nên dừng, gặp Mông thì ở.

    (Phùng Viên khả chỉ, ngộ Mông tức cư)

    Sư lễ tạ rồi vội vã xuống chân núi, bảo với chúng nhân:

    - Lên đỉnh cao ngất trông xa hoàn toàn bặt dấu vết, phải qua đường khác tìm.

    Chúng đều tin là vậy. Sau khi trở về, Sư một mình đến Bố Thủy Đài ở Lô Sơn trải ba năm. Sau đó mới đến Mông Sơn thuộc Viên Châu đại xướng việc giáo hóa thiền tông. Ban đầu Sư tên Huệ Minh, vì tránh chữ đầu của tên thầy (Huệ Năng) nên đổi tên là Đạo Minh.

    Các đệ tử Sư đều được sai đi Lãnh Nam tham lễ Lục Tổ.

    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  7. #37
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts


    Bài 57.


    I. PHÁP TỰ CỦA THIỀN SƯ THẦN TÚ BẮC TÔNG

    I.1. Thiền sư Cự Phương Ngũ Đài Sơn


    Người An Lục, họ Tào, hồi nhỏ thọ nghiệp với thiền sư Lãng ở viện Minh Phước, lúc đầu giảng kinh luận sau mới tham thiền. Lúc đến Bắc Tông, sư Tú hỏi:

    - Mây trắng tan, chỗ đó ra sao?

    Sư đáp:

    - Chẳng mê.

    Tú lại hỏi:

    - Đến trong đó rồi thì sao?

    Sư đáp:

    - Thấy đúng một cành sanh năm lá.

    Tú mặc nhiên thừa nhận cho vào thất hầu bên cạnh, hy vọng hết sai lầm. Rồi Sư đến ở Hàn Lãnh, Thượng Đảng, khoảng mấy năm chúng đông đúc hàng ngàn. Sau đó Sư xiển hóa ở Ngũ Đài Sơn hơn 20 năm mới nhập diệt, thọ 81 tuổi. Vào ngày mùng 3 tháng 9 năm Đường Khai Nguyên thứ 15 (727), chúng đem toàn thân Sư nhập tháp.

    ________________________


    I.2. Thiền sư Trí Phong núi Trung Điều phủ Hà Trung.

    Sư họ Ngô. Ban đầu học tập luận Duy thức vướng mắc danh tướng, bị tri thức vấn nạn rồi nổi giận thôi giảng.
    Sư du hành lên núi Vũ Đương, gặp thiền sư Thần Tú tâm nghi liền tiêu tan, muốn nuôi dưỡng thánh thai bèn từ giã ra đi, đến núi An Phong ở Bồ Tân, ăn rau uống nước suối không dưới mười năm. Gặp lúc châu mục Vệ Văn Thăng thỉnh vô nội thành, xây quốc viện Tân An rồi ở đó, tăng tục quy y tới lui không ngớt.

    Sứ quân hỏi:

    - Tôi từ nay về sau ra sao?

    Sư đáp:

    - Mặt trời từ « mông phiếm » mọc. (Mặt trời mọc hướng Tây)
    Chiếu cây hoàn toàn vô ảnh.

    Lúc đầu sứ quân không thể hiểu, chắp tay xá chào rồi lui, chẳng bao lâu mới hiểu ra, từ đó tự được thảnh thơi.

    Sư qua lại núi Trung Điều trên 20 năm, những người thọ giáo với Sư không thể ghi hết.

    Sư nhập diệt rồi, môn nhân xây tháp thờ ở phía bắc châu thành.

    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  8. #38
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts


    Bài 58.


    I.3 . Thiền sư Hàng Ma Tạng ở Duyện Châu.


    Người Triệu Quận, họ Vương, cha làm Hào duyện (chức quan phó). Bảy tuổi Sư xuất gia. Bấy giờ cánh đồng Chúc có nhiều yêu ma quấy nhiễu làm mê hoặc người dân, Sư một mình đến hàng phục chúng chưa từng có một chút sợ sệt, thế nên có tên Hàng Ma.
    Sau lại nương tựa thiền sư Minh Tán viện Quảng Phước xuất gia phục vụ chuyên cần. Thọ pháp rồi gặp lúc Bắc Tông giáo hóa thạnh hành, Sư thệ vén áo đi theo.
    Sư Tú hỏi:

    - Ông tên Hàng Ma, ở đây không có sơn tinh mộc quái. Trái lại ông làm ma chăng?

    Sư đáp:

    - Có Phật thì có ma.

    Tú nói:

    - Nếu ông là ma ắt ở cảnh giới bất tư nghì?

    Sư đáp:

    - Làm Phật cũng rỗng không, có gì là cảnh giới đâu?

    Tú huyền ký Sư, bảo:

    - Ông có duyên với gò Thiếu Hạo.

    Rồi Sư vào Thái Sơn, ít năm học giả quy tụ đông đúc. Một hôm Sư bảo môn nhân:

    - Nay thân ta già mà vô dụng, sự vật đến cùng cực thì trở về.

    Sư nói xong rồi đi, thọ 91 tuổi.

    _________________________


    I.4. Thiền sư Đạo Thọ ở Thọ Châu.

    Người Đường Châu, họ Văn. Lúc nhỏ tìm học kinh sách, tuổi gần năm mươi nhân gặp cao tăng khuyên bảo, rồi thệ nguyện xuất gia.

    Đến lễ ngài Huệ Văn núi Minh Nguyệt ở Bản Bộ làm thầy. Tuổi lớn cầu pháp chậm trễ, Sư tự lấy làm thẹn, gắng chí du phương không đâu không đến. Sau trở lại Đông Lạc gặp thiền sư Thần Tú, qua lời nói Tú biết nhỏ muộn nhưng thành pháp khí.

    Rồi chọn chỗ kết am trên núi Tam Phong, Thọ Châu mà ở đó. Thường có con dã nhân vỏ cây che thân, nói bàn chuyện kỳ dị, ngoài việc nói cười còn biến hóa làm hình Phật và hình Bồ tát, La-hán, Thiên tiên … Có khi phóng thần quang hoặc trình diễn âm nhạc. Học đồ của Sư thấy vậy, đều không đánh giá được, việc như thế trải qua mười năm, sau dã nhân chết không còn hình ảnh nào, Sư dạy chúng:

    - Dã nhân biến hóa ra nhiều sắc tướng, có tài khéo huyễn hoặc người. Chỉ là trò tiêu khiển, lão tăng không thấy không nghe; tài năng y có giới hạn, cái không thấy không nghe của ta là vô tận.

    Năm Đường Bảo Lịch nguyên niên 825, Sư thị hiện có bệnh rồi mất. Thọ 92 tuổi.
    Tháng giêng năm sau xây tháp thờ.

    ____________________________


    I.5. Thiền sư Toàn Thực núi Đô Lương, Hoài Nam.

    Người Quang Châu, họ Nhuế. Ban đầu kết am tạm ở, thái thú Vệ Văn Khanh mời Sư khai pháp, tụ tập đồ chúng ở chùa Trường Thọ tại châu nhà.
    Văn Khanh hỏi:

    - Về sau Phật pháp thạnh suy ra sao?

    Sư đáp:

    - Vật chơn thật thì không xưa không nay cũng không dấu vết. Pháp hữu vi chịu bốn tướng đổi đời, pháp này hẳn phải trở ngại, quân hầu nên biết.

    Sư 93 tuổi mới mất. Năm Hội Xương thứ tư nhà Đường, ngày mùng 7 tháng 9 năm Giáp Tý 844 nhập tháp.


    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  9. #39
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts


    Bài 59.


    II. PHÁP TỰ CỦA QUỐC SƯ HUỆ AN TUNG NHẠC

    II.1. Thiền sư Nhân Kiệm chùa Phước Tiên, Lạc Kinh.


    Từ khi Tung Sơn thôi dạy, Sư phóng khoáng chỗ đông người (hàng quán), người bấy giờ gọi Sư là Hòa thượng Đằng Đằng.

    Vào năm Đường Thiên Sách Vạn Tuế (niên hiệu Đường Vũ hậu) 694, Thiên Hậu mời Sư vào trước điện. Ngước nhìn Thiên Hậu (Vũ hậu) một hồi lâu, Sư hỏi:

    - Hội chăng ?

    Hậu đáp:

    - Không hội.

    Sư nói:

    - Lão tăng giữ giới “không nói”.

    Lão tăng trì bất ngữ giới.

    Nói xong rồi đi ra. Hôm sau dâng lên tập đoản ca gồm 19 bài, Thiên Hậu xem qua khen Sư và ban thưởng hậu hĩ. Sư đều không nhận. Hậu lệnh Sư viết lời ca từ truyền bá trong thiên hạ, lời ca đó phô diễn đầy đủ chơn lý nhằm cảnh tỉnh người thế tục đương thời, riêng bài Liễu Nguyên Ca là thạnh hành ở đời.


    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  10. #40
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts


    Bài 60.


    II.2. Hòa thượng Phá Táo Đọa ở Tung Nhạc.



    Không có danh xưng và họ. Lời nói và việc làm không thể lường, Sư ẩn cư ở núi Tung Nhạc.

    Sơn ổ có cái miếu rất linh, trong điện thờ chỉ đặt một ông táo. Người gần xa đến cúng tế không ngớt, sát hại sanh mạng loài vật rất nhiều.Một hôm Sư dẫn theo tăng thị giả cùng vô miếu. Sư dùng gậy gõ táo ba cái, nói:

    - Thôi đi táo này! Chỉ là đất bùn nắn thành, thánh từ đâu đến, linh từ đâu có? Sát hại sanh mạng loài vật như thế sao?

    Rồi đánh táo ba gậy, táo đổ bể rơi xuống đất (nhân đó An Quốc Sư đặt tên là Phá Táo Đọa), chốc lát có một người mặc áo xanh vận mũ cao bỗng nhiên xuất hiện trước mặt Sư và lạy. Sư hỏi:

    - Đó là ai ?

    Đáp:

    - Tôi vốn là thần táo của miếu này, thọ nghịêp báo lâu rồi. Hôm nay nhờ ân Hoà thượng nói pháp vô sanh, thoát được chốn này sanh vào cõi trời, đặc biệt đến để cảm tạ.

    Sư nói:

    - Đó là tánh vốn có của ông, đâu phải ta nói ép buộc ông.

    Thần lễ Sư lần nữa rồi biến mất. Chốc lát trong những tăng theo Sư, có thị giả hỏi:

    - Chúng con ở lâu bên cạnh Hòa thượng mà chưa được Hòa thượng đinh ninh dạy bảo, đặc biệt vì chúng con. Táo thần được gì mà thầy chỉ thẳng liền được sanh Thiên?

    Sư đáp:

    - Ta chỉ nói với y đó là ngói bùn hợp thành, ngoài ra không có đạo lý nào cho y.

    Các tăng theo Sư đều đứng lên, không nói lời nào.

    Sư hỏi:

    - Hội chăng?

    Chủ sự đáp:

    - Không hội.

    Sư hỏi:

    - Tánh đã sẵn có, tại sao không hội?

    Các tăng bèn lễ bái.

    Sư nói:

    - Đổ, đổ đi! Bể, bể đi!

    ----------

    Sau có thiền sư Nghĩa Phong, nêu chuyện trên hỏi An Quốc sư. Quốc sư khen:

    - Ông ấy hội suốt ngã vật nhất như, có thể nói như trăng sáng trên không trung không gì chẳng thấy. Khó nghe được ngữ mạch của y.

    Thiền sư Phong bèn cúi đầu, chắp tay hỏi:

    - Chưa biết ai nghe được ngữ mạch của ông ấy?

    Quốc sư đáp:

    - Cái chẳng biết.

    -----------

    Lại có tăng hỏi:

    - Mọi vật đều không hình tướng thì thế nào?

    Sư đáp:

    - Lễ thì chỉ có ông chẳng có ta, không lễ thì chỉ có ta chẳng phải ông.

    Tăng ấy bèn lễ tạ. Sư nói:

    - Vật vật vốn sẵn có đó mà chẳng phải vật. Vì vậy nói “Tâm chuyển được vật tức đồng Như Lai”.

    Bản hữu chi vật vật phi vật dã, sở dĩ đạo tâm năng chuyển vật tức đồng Như Lai

    ----------

    Lại có tăng hỏi:

    - Thế nào là người tu thiện hạnh?

    Sư đáp:

    - Cầm binh khí, mang giáp.

    Hỏi:

    - Thế nào là người làm ác hạnh?

    Sư đáp:

    - Tu thiền nhập định.

    Hựu tăng vấn :

    Như hà thị tu thiện hành nhân

    Sư viết :

    Niêm sang đái giáp

    Vân :

    Như hà thị tác ác hành nhân

    Sư viết :

    Tu thiền nhập định.


    Tăng nói:

    - Con căn cơ thiển cận, xin thầy chỉ thẳng.

    Sư nói:

    - Ông hỏi ta về ác, ác thì không theo thiện. Ông hỏi ta về thiện, thiện thì không theo ác.

    Hồi lâu Sư lại hỏi:

    - Hội chăng?

    Tăng đáp:

    - Chẳng hội.

    Sư nói:

    - Người ác không có nghĩ thiện, người thiện không có tâm ác. Thế nên nói “Thiện ác như phù vân, đều không có chỗ sanh diệt”.

    Thiện ác như phù vân, câu vô khởi diệt xứ

    Qua lời Sư nói, tăng ấy đại ngộ.

    ---------------

    Có vị tăng từ đạo tràng Ngưu Đầu đến. Sư hỏi:

    - Đến từ pháp hội của ai?

    Tăng đến gần trước mặt Sư, chắp tay nhiễu Sư một vòng, rồi bỏ đi ra. Sư nói:

    - Trong pháp hội Ngưu Đầu không thể có người này.

    Tăng bèn trở lại, bước lên gần bên Sư, chắp tay mà đứng. Sư nói:

    - Đúng vậy! Đúng vậy!

    Tăng lại hỏi:

    - Vật ứng hiện (ở đó) mà (đó) chẳng theo vật thì thế nào?

    Sư hỏi:

    - Sao không theo vật được?

    Tăng hỏi:

    - Thế nào là thuận theo chánh (trí) về nguồn?

    Sư hỏi:

    - Về nguồn còn thuận gì?

    Tăng nói:

    - Nếu chẳng là Hòa thượng thì chuốc mấy lỗi lầm.

    Sư nói:

    - Vì thế khi chưa gặp Tứ Tổ thì nói lý, gặp rồi thì thông suốt tương lai.

    Tăng lại nhiễu Sư một vòng rồi bỏ đi, Sư nói:

    - Cái đạo thuận theo chánh xưa nay vẫn như vậy.

    Tăng lễ bái.

    -------------

    Có tăng đứng hầu lâu. Sư nói:

    - Chư Phật Tổ chỉ tùy theo người mà nói, riêng bổn tâm bổn tánh thì không có nói lý. Hãy hội lấy, hội lấy!

    Tăng lễ tạ. Sư bèn lấy phất tử đánh, nói:

    - Một chỗ như thế, ngàn chỗ cũng thế.

    Tăng bèn chắp tay đến trước mặt Sư, ứng “dạ” một tiếng. Sư nói:

    - Còn chưa tin, còn chưa tin.

    Tăng hỏi:

    - Thế nào là người đại xiển đề?

    Như hà thị đại xiển đề nhân ?

    Sư đáp:

    - Tôn trọng lễ bái.

    Tôn trùng lễ bái

    Lại hỏi:

    - Thế nào là người đại tinh tấn?

    Như hà thị đại tinh tấn nhân ?

    Sư đáp:

    - Hủy báng sân hận.

    Huỷ nhục sân khuể

    Về sau chẳng biết Sư tịch ở đâu.


    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Trích đăng Truỳên Đăng Lục _ quyển 3
    Gửi bởi lavinhcuong trong mục THIỀN TÔNG
    Trả lời: 15
    Bài cuối: 06-21-2015, 09:22 AM
  2. Trích đăng Truỳên Đăng Lục _ quyển 2
    Gửi bởi lavinhcuong trong mục THIỀN TÔNG
    Trả lời: 25
    Bài cuối: 06-20-2015, 08:33 AM
  3. Trích đăng Truỳên Đăng Lục
    Gửi bởi lavinhcuong trong mục THIỀN TÔNG
    Trả lời: 42
    Bài cuối: 06-18-2015, 09:49 AM
  4. Truyền đăng lục ~ Hoạt hình Phật giáo
    Gửi bởi minhquang trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 06-17-2015, 10:03 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •