DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 47/162 ĐầuĐầu ... 3745464748495797147 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 461 tới 470 của 1611
  1. #461
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 15 - PHẨM THẬP TRỤ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Pháp-giới vô-ngại vô-biên trí

    Sung mãn nhất-thiết thế-giới-trí

    Chiếu-diệu thế-giới trụ-trì trí

    Rõ biết chúng-sanh chư pháp-trí

    Và biết chánh-giác vô-biên trí

    Như-Lai vì nói đều đủ cả.

    Thập-trụ Bồ-Tát như vậy thảy

    Đều từ Như-Lai pháp hóa-sanh

    Tùy kia chỗ có công-đức hạnh

    Tất cả Trời Người chẳng lường được.

    Quá-khứ, vị-lai và hiện-tại

    Phát tâm cầu Phật số vô-biên

    Thập-phương quốc-độ đều sung-mãn

    Đều sẽ được thành Nhứt-thiết-trí.

    Tất cả quốc-độ không ngằn mé

    Thế-giới chúng-sanh pháp cũng vậy

    Hoặc, nghiệp, sở-thích đều khác biệt

    Nương đó mà phát Bồ-đề tâm.

    Ban đầu một niệm cầu Phật-đạo

    Chúng-sanh thế-gian và Nhị-thừa

    Hết sức suy gẫm còn chẳng biết

    Huống là bao nhiêu công-đức khác.


    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  2. #462
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 15 - PHẨM THẬP TRỤ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thập-phương tất cả các thế-giới

    Dùng một lông đều cân nhắc được,

    Người đó biết được phật-tử này

    Công-hạnh hướng đến Phật đại-trí.

    Thập phương chỗ có những biển lớn

    Đều dùng sợi lông chấm khiến cạn,

    Người đó biết được phật-tử này

    Công-đức tu hành trong một niệm.

    Tất cả thế-giới nghiền làm bụi

    Đều phân-biệt được biết rõ số,

    Người như vậy mới có thể thấy

    Đạo tu hành của Bồ-Tát này.

    Thập phương chư Phật trong tam-thế

    Tất cả Độc-Giác và Thinh-Văn

    Đều dùng tất cả diệu biệt-tài

    Khai thị sơ phát bồ-đề tâm.

    Phát tâm công-đức chẳng lường được

    Sung-mãn tất cả cõi chúng-sanh

    Chúng trí cùng nói không hết được

    Huống là bao nhiêu diệu-hạnh khác.



    PHẨM THẬP TRỤ

    HẾT

    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  3. #463
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 16 - PHẨM PHẠM HẠNH
    __________________________________________________ ______________________________________


    PHẨM 16

    PHẨM PHẠM HẠNH


    Lúc bấy giờ Chánh Niệm Thiên Tử bạch Pháp Huệ Bồ Tát rằng: Thưa Phật tử! Trong tất cả thế giới, chư Bồ Tát y theo giáo pháp của Như Lai nhuộm y xuất gia, thế nào mà được phạm hạnh thanh tịnh, từ địa vị Bồ Tát đến đạo Vô thượng Bồ đề?'

    Pháp Huệ Bồ Tát nói: 'Nầy Phật tử! Đại Bồ Tát lúc tu phạm hạnh, nên dùng mười pháp làm cảnh sở duyên để tác ý quan sát.

    Đây là mười pháp: thân, thân nghiệp, ngữ, ngữ nghiệp, ý, ý nghiệp, Phật, Pháp, Tăng và giới.

    Nên quan sát như vầy: Thân là phạm hạnh ư? Nhẫn đến giới là phạm hạnh ư?

    Nếu thân là phạm hạnh, phải biết phạm hạnh thời là chẳng phải thiện, là phi pháp, là lộn đục, là hôi xấu, là bất tịnh, là đáng nhàm, là trái nghịch, là tạp nhiễm, là tử thi, là nhóm trùng.

    Nếu thân nghiệp là phạm hạnh, thời phạm hạnh là hành, trụ, tọa, ngọa, là ngó bên nầy bên kia, là co, duỗi, cúi, ngước.

    Nếu ngữ ngôn là phạm hạnh, thời phạm hạnh là âm thinh, gió thở, là môi, lưỡi, cuống họng, là thổ nạp, ngăn buông, là cao thấp, trong đục.

    Nếu ngữ nghiệp là phạm hạnh, thời phạm hạnh là thưa chào hỏi thăm, là nói lược nói rộng, là nói dụ nói thẳng, là lời khen lời chê, là lời an lập, lời tùy tục, lời hiển liễu.

    Nếu ý là phạm hạnh, thời phạm hạnh là giác, là quán, là phân biệt, ức niệm, tư duy, là ảo thuật, là ngủ mơ.

    Nếu ý nghiệp là phạm hạnh, thời phạm hạnh là tư tưởng lạnh nóng đói khát, khổ vui, lo mừng.

    Nếu Phật là phạm hạnh, thời sắc là Phật? hay thọ, tưởng, hành, thức là Phật? Tướng hảo hay thần thông là Phật? Nghiệp hạnh hay quả báo là Phật?

    Nếu pháp là phạm hạnh, thời tịch diệt hay niết bàn là pháp? Bất sanh hay bất khởi là pháp? Bất khả thuyết hay vô phân biệt, vô sở hành, bất hiệp tập, bất tùy thuận, vô sở đắc là pháp?

    Nếu Tăng là phạm hạnh, thời Dự Lưu Hướng hay Dự Lưu Quả là Tăng? Nhứt Lai Hướng hay Nhứt Lai Quả là Tăng? Bất Hoàn Hướng hay Bất Hoàn Quả, Vô Sanh Hướng hay Vô Sanh Quả là Tăng? Tam minh hay lục thông là Tăng?


    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  4. #464
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 16 - PHẨM PHẠM HẠNH
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nếu giới là phạm hạnh, thời đàn tràng là giới, hay hỏi thanh tịnh là giới? Dạy oai nghi hay tam yết ma là giới? Hoà Thượng hay A Xà Lê là giới? Thế phát là giới, hay đắp y ca sa, hay khất thực, hay chánh mạng là giới?

    Quan sát như vậy, nơi thân không sở thủ, nơi tu không sở trước, nơi pháp không sở trụ, quá khứ đã diệt, vị lai chưa đến, hiện tại không tịch, không người tác nghiệp, không kẻ thọ báo, đời nầy chẳng dời động, đời kia chẳng cải đổi. Như vậy, trong đây pháp nào gọi là phạm hạnh? Phạm hạnh từ chỗ nào đến? Là sở hữu của ai? Thể là gì? Do ai làm? Là có? Là không? Là Sắc? Là phi sắc? Là thọ? Là phi thọ? Là tướng? Là phi tướng? Là hành? Là phi hành? Là thức? Là phi thức?

    Quan sát như vậy, vì pháp phạm hạnh bất khả đắc, vì pháp tam thế đều không tịch, vì ý không thủ trước, vì tâm không chướng ngại, vì sở hành vô nhị, vì phương tiện tự tại, vì thọ pháp vô tướng, vì quán pháp vô tướng, vì biết phật pháp bình đẳng, vì đủ tất cả phật pháp. Như đây gọi là phạm hạnh thanh tịnh.

    Lại phải tu tập mười pháp, chính là mười trí lực của Như Lai. Phải quan sát mỗi trí lực. Trong mỗi trí lực có vô lượng nghĩa đều phải hạn hỏi. Sau khi nghe phải khởi tâm đại từ bi, quan sát chúng sanh mà chẳng bỏ lìa, tư duy các pháp không có thôi dứt, thật hành nghiệp vô thượng không cần quả báo, rõ biết cảnh giới như ảo mộng, như bóng vang, như biến hóa.

    Nếu Bồ Tát nào được tương ứng với quán hạnh như vậy, ở trong các pháp chẳng sanh hai kiến giải, tất cả Phật pháp mau được hiện tiền. Lúc sơ phát tâm liền được A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề. Biết tất cả pháp tức là tâm tự tánh, thành tựu huệ thân Giác ngộ chẳng do người khác.



    Phẩm 16 - PHẨM PHẠM HẠNH

    HẾT

    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  5. #465
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 17 PHẨM SƠ PHÁT TÂM CÔNG ĐỨC
    __________________________________________________ ______________________________________


    Phẩm 17

    PHẨM SƠ PHÁT TÂM CÔNG ĐỨC



    Lúc bấy giờ, Thiên-Đế-Thích bạch Pháp-Huệ Bồ-Tát rằng :

    - Thưa Phật-tử ! Bồ-Tát Sơ phát Bồ-đề tâm được bao nhiêu công-đức ?

    Pháp-Huệ Bồ-Tát nói :

    - Nghĩa đó rất sâu, khó nói, khó biết, khó phân-biệt, khó tin hiểu, khó chứng, khó làm, khó thông-đạt, khó tư-duy, khó đạt-lượng, khó thu nhập.

    Tuy nhiên, thừa oai-thần của đức Phật, tôi sẽ nói cho ông.

    Này Phật-tử ! Giả sử có người đem tất cả đồ sở thích cúng-dường chúng-sanh trong vô-số thế-giới ở mười phương trọn một kiếp; rồi sau đó dạy họ thọ-trì ngũ-giới thanh-tịnh. Cứ theo ý ông, công-đức của người này nhiều chăng ?


    Thiên-Đế thưa : 'Công-đức của người này, trừ Phật ra, không ai có thể lường được.'

    Pháp-Huệ Bồ-Tát nói : 'Này Phật-tử ! Công-đức của người này đem so với công-đức Sơ-phát-tâm của Bồ-Tát chẳng bằng một phần trăm, một phần ngàn, một phần trăm ngàn, một phần ức, một phần trăm ngàn na-do-tha ức, một phần số, một phần ca-la, một phần toán, một phần dụ, nhẫn đến chẳng bằng một phần ưu-ba-ni-sa-đà.

    Giả sử có người đem tất cả đồ sở-thích cúng-dường chúng-sanh trong mười vô-số thế-giới ở mười phương trọn trăm kiếp, rồi sau đó dạy họ đều tu thập-thiện. Cúng-dường như vậy trọn trăm ngàn kiếp rồi dạy trụ tứ-vô-lượng-tâm. Cúng-dường trọn ức kiếp rồi dạy trụ tứ-vô-sắc-định. Cúng-dường trọn trăm ức kiếp rồi dạy trụ quả Tu-Đà-Hoàn. Cúng-dường trọn ngàn ức kiếp, rồi dạy trụ quả A-La-Hán. Cúng-dường trọn trăm ngàn na-do-tha ức kiếp, rồi dạy trụ Bích-Chi-Phật.

    Này Phật-tử ! Cứ theo ý của ông, công-đức của người này có nhiều chăng ?


    Thiên-Đế thưa : 'Công-đức của người này, trừ Phật ra, không ai có thể lường được.'

    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  6. #466
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 17 PHẨM SƠ PHÁT TÂM CÔNG ĐỨC
    __________________________________________________ ______________________________________


    Pháp-Huệ Bồ-Tát nói : 'Này Phật-tử ! Công-đức của người này đem so với công-đức Sơ-phát-tâm của Bồ-Tát chẳng bằng một phần trăm, một phần ngàn, một phần trăm ngàn, một phần ức, một phần trăm ngàn na-do-tha ức, một phần số, một phần ca-la, một phần toán, một phần dụ, nhẫn đến chẳng bằng một phần ưu-ba-ni-sa-đà.

    Giả-sử có người đem tất cả đồ sở-thích cúng-dường chúng-sanh trong mười vô-số thế-giới ở mười phương trọn trăm kiếp, rồi sau đó dạy họ đều tu thập-thiện. Cúng-dường như vậy trọn ngàn kiếp rồi dạy tứ-thiền. Cúng-dường như vậy trọn trăm ngàn kiếp rồi dạy tứ-vô-lượng-tâm. Cúng-dường trọn ức kiếp rồi dạy trụ tứ-vô-sắc-định. Cúng-dường trọn trăm ức kiếp rồi dạy trụ quả Tu-Đà-Hoàn. Cúng-dường trọn ngàn ức kiếp rồi dạy trụ quả Tư-Đà-Hàm. Cúng-dường trọn trăm ngàn ức kiếp, rồi dạy trụ quả A-Na-Hàm. Cúng-dường trọn trăm ngàn na-do-tha ức kiếp, rồi dạy trụ Bích-Chi-Phật.

    Này Phật-tử ! Cứ theo ý của ông, công-đức của người này có nhiều chăng ?


    Thiên-Đế thưa : 'Công-đức của người này chỉ có Phật là biết được thôi.'

    Pháp-Huệ Bồ-Tát nói : 'Này Phật-tử ! Công-đức của người này đem so với công-đức của Bồ-Tát Sơ-phát-tâm chẳng bằng một phần trăm, nhẫn đến chẳng bằng một phần ưu-ba-ni-sa-đà.

    Tại sao thế ? Này Phật-tử ! Tất cả chư Phật lúc sơ-phát-tâm, chẳng phải chỉ vì đem tất cả đồ sở-thích cúng-dường chúng-sanh trong mười vô-số thế-giới ở mười phương trải qua trăm kiếp, nhẫn đến trăm ngàn na-do-tha kiếp mà phát bồ-đề tâm. Cũng chẳng phải chỉ vì giáo-hóa những chúng-sanh ấy tu ngũ-giới, thập-thiện, tứ-thiền, tứ-không, nhẫn đến khiến trụ nơi quả A-La-Hán và Bích-Chi-Phật mà phát bồ-đề tâm. Chính là vì khiến Chủng-tánh Như-Lai chẳng dứt, vì đầy khắp tất cả thế-giới, vì độ thoát tất cả chúng-sanh trong tất cả thế-giới, vì biết rõ cả sự thành hoại của tất cả thế-giới, vì biết rõ chúng-sanh cấu tịnh trong tất cả thế-giới, vì biết rõ sở-thích, phiền-não, tập-khí của tất cả chúng-sanh, vì biết rõ sự chết đây sanh kia của tất cả chúng-sanh, vì biết rõ căn tánh phương-tiện của tất cả chúng-sanh, vì biết rõ tâm hành của tất cả chúng-sanh, vì trí biết rõ tam-thế chúng-sanh, vì biết rõ cảnh-giới bình-đẳng của tất cả Phật, vì những điều trên đây mà phát tâm Vô-thượng Bồ-đề.


    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  7. #467
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 17 PHẨM SƠ PHÁT TÂM CÔNG ĐỨC
    __________________________________________________ ______________________________________


    Này Phật-tử ! Giả-sử có người trong một khoảng một niệm có thể qua khỏi phương Đông vô-số thế-giới, đi luôn như vậy trọn vô-số kiếp, số thế-giới của người này đã trải qua khó có ai biết được.

    Người thứ hai, trong một niệm có thể qua khỏi tất cả thế-giới của người thứ nhứt đã trải qua trong vô-số kiếp, người này cũng đi luôn mãi trọn vô-số kiếp.

    Cứ lần lượt tuần-tự như vậy đến người thứ mười. Chín phương kia cũng đều như vậy. Thế là trong mười phương có cả thảy trăm người. Số thế-giới của trăm người này đã trải qua còn có thể biết được tế-hạn.

    Công-đức căn lành của Bồ-Tát Sơ-phát Vô-thượng Bồ-đề tâm, không ai có thể biết tế-hạn được.

    Này Phật-tử ! Tại sao vậy ? vì Bồ-Tát phát Bồ-đề tâm không có tế-hạn. Nghĩa là vì muốn biết rõ thập-phương tất cả thế-giới, muốn biết diệu thế-giới tức là thô thế-giới, và thô tức là diệu, thế-giới ngửa tức là thế-giới úp, và úp tức là ngửa, tiểu thế-giới tức là đại thế-giới và đại tức là tiểu, thế-giới rộng tức là thế-giới hẹp và hẹp tức là rộng, một thế-giới tức là bất-khả-thuyết thế-giới và bất-khả-thuyết tức là một, bất-khả-thuyết thế-giới vào trong một thế-giới và một thế-giới vào trong bất-khả-thuyết thế-giới, tức là tịnh thế-giới, và tịnh tức là uế, muốn biết trong đầu một sợi lông tất cả thế-giới tánh sai-biệt, trong tất cả thế-giới một đầu lông một thể-tánh, muốn biết trong một thế-giới xuất-sanh tất cả thế-giới, muốn biết tất cả thế-giới không thể-tánh, muốn dùng một niệm mà biết hết tất cả thế-giới rộng lớn mà không chướng-ngại. Vì cớ trên đây mà phát tâm Vô-thượng Bồ-đề.

    Lại ví-dụ : giả-sử có người trong khoảng một niệm có thể biết kiếp số thành hoại trong vô-số thế-giới ở phương Đông, cứ niệm niệm biết như vậy trọn vô-số kiếp.

    Người thứ hai trong khoảng một niệm có thể biết tất cả kiếp số của người thứ nhứt đã biết trong vô-số kiếp, rồi niệm niệm biết như vậy trọn vô-số kiếp.

    Cứ tuần tự tăng lên đến người thứ mười, chín phương kia cũng như vậy.

    Thế là có cả thảy trăm người. Kiếp số thành hoại của tất cả thế-giới trong mười phương qua sự hiểu biết của trăm người này, còn có thể biết được ngằn mé.

    Công-đức căn lành của Bồ-Tát Sơ-phát-tâm không ai có thể biết được ngằn mé.

    Tại sao vậy ? Vì Bồ-Tát chẳng phải chỉ vì biết sự thành hoại của bao nhiêu thế-giới đó mà phát tâm Vô-thượng Bồ-đề. Mà vì muốn biết rõ sự thành hoại của tất cả thế-giới không thừa không sót nên phát tâm.

    Nghĩa là muốn biết kiếp dài tức là kiếp ngắn, ngắn tức là dài, dài ngắn bình-đẳng, một kiếp bình-đẳng với vô-số kiếp, vô-số với một củng vậy, kiếp có Phật bình-đẳng với kiếp không Phật, không với có cũng vậy, trong kiếp một Phật có bất-khả-thuyết Phật, trong kiếp bất-khả-thuyết Phật có một Phật, hữu-lượng kiếp bình-đẳng với vô-lượng kiếp, vô-lượng kiếp bình-đẳng với hữu-lượng kiếp, hữu-tận kiếp bình-đẳng với vô-tận kiếp, vô-tận với hữu-tận cũng vậy, bất-khả-thuyết kiếp bình-đẳng với một niệm, một niệm bình-đẳng với bất-khả-thuyết kiếp, tất cả kiếp vào phi-kiếp, phi-kiếp vào tất cả kiếp. Vì muốn trong một niệm biết hết kiếp số thành hoại của tất cả thế-giới trong ba thời quá-khứ, vị-lai và hiện-tại, nên phát tâm Vô-thượng Bồ-đề.

    Đây gọi là Sơ-phát-tâm Đại-thệ trang-nghiêm trí thần-thông rõ biết tất cả kiếp.


    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  8. #468
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 17 PHẨM SƠ PHÁT TÂM CÔNG ĐỨC
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lại ví-dụ : 'Giả-sử có người, trong khoảng một niệm có thể biết những tri-giải sai biệt của tất cả chúng-sanh trong vô-số thế-giới ở phương Đông. Niệm niệm biết rõ như vậy mãn vô-số kiếp.

    Người thứ hai trong khoảng một niệm có thể biết những tri-giải của tất cả chúng-sanh mà người thứ nhứt đã biết trọn vô-số kiếp. Lần lượt tuần-tự đến người thứ mười. Chín phương kia cũng đều như vậy.

    Những tri-giải riêng biệt của tất cả chúng-sanh trong mười phương như vậy, còn có thể biết được ngằn mé.

    Công-đức căn lành của Bồ-Tát sơ-phát-tâm, không ai có thể biết được ngằn mé.

    Tại sao vậy ? Vì Bồ-Tát phát tâm chẳng phải vì chỉ muốn biết bao nhiêu tri-giải của bao nhiêu chúng-sanh đó, mà vì muốn biết những tri-giải của các chúng-sanh trong tất cả thế-giới.

    Nghĩa là Bồ-Tát phát tâm Vô-thượng Bồ-đề, vì muốn biết tất cả tri-giải sai-biệt vô-biên, tri-giải sai-biệt của một chúng-sanh bình-đẳng với tri-giải của vô-số chúng-sanh, vì muốn được trí phương-tiện biết rõ bất-khả-thuyết tri-giải sai-biệt, muốn biết rõ mỗi mỗi tri-giải sai-biệt của tất cả chúng-sanh trọn vẹn không thừa sót, muốn biết rõ tri-giải thiện, bất-thiện, quá-khứ, hiện-tại, vị-lai, muốn biết rõ tri-giải tương-tợ và chẳng tương-tợ, muốn biết rõ tất cả tri-giải tức là một tri-giải, một tri-giải tức là tất cả tri-giải, muốn biết được sức tri-giải của Như-Lai, muốn biết rõ sự sai-biệt của hữu-thượng-giải, vô-thượng-giải, hữu-dư-giải, vô-dư-giải, đẳng-giải, bất-đẳng-giải, hữu-y-giải, vô-y-giải, cộng-giải, bất-cộng-giải, hữu-biên-giải, vô-biên-giải, sai-biệt-giải, vô-sai-biệt-giải, thiện-giải, bất-thiện-giải, thế-gian-giải, xuất-thế-gian-giải, muốn được vô-ngại ở nơi tất cả diệu-giải, đại-giải, vô-lượng-giải, chánh-vị-giải, muốn dùng vô-lượng phương-tiện biết rõ trọn vẹn thập-phương tất cả chúng-sanh-giới, mỗi chúng-sanh có nào là tịnh-giải, tế-giải, thô-giải, muốn biết rõ trọn vẹn thâm-mật-giải, phương-tiện-giải, phân-biệt-giải, tự-nhiên-giải, tùy-nhân-khởi-giải, tùy-duyên-khởi-giải.

    Vì muốn được như trên đây mà Bồ-Tát phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.

    Lại ví-dụ : Giả-sử có người trong khoảng một niệm, có thể biết căn tánh sai-biệt của tất cả chúng-sanh trong vô-số thế-giới phương Đông, niệm niệm biết như vậy trọn vô-số kiếp.

    Người thứ hai, trong một niệm, có thể rõ biết tất cả sự biết về căn-tánh chúng-sanh trọn vô-số kiếp của người thứ nhứt.

    Lần lượt tuần-tự đến người thứ mười. Chín phương kia cũng đều như vậy.

    Những căn-tánh sai-biệt của bao nhiêu chúng-sanh trong bao nhiêu thế-giới của trăm người đó rõ biết trọn vô-số kiếp, còn có thể biết được ngằn mé.

    Công-đức căn lành của Bồ-Tát Sơ-phát-tâm, không ai có thể biết được ngằn mé.

    Tại sao vậy ? Vì Bồ-Tát phát tâm chẳng phải chỉ vì biết bao nhiêu căn-tánh đó, mà chính vì muốn biết rõ trọn vẹn những căn-tánh sai-biệt của tất cả chúng-sanh trong tất cả thế-giới. Nói rộng ra, nhẫn đến muốn biết trọn vẹn tất cả lưới căn-tánh mà Bồ-Tát phát tâm vô-thượng bồ-đề.

    Lại ví-dụ : Giả-sử có người trong khoảng một niệm có thể biết những chỗ sở-thích của những chúng-sanh trong vô-số thế-giới ở phương Đông, niệm niệm biết như vậy trọn vô-số kiếp. Tuần tự nới rộng đến người thứ mười. Chín phương kia cũng đều như vậy. Chỗ sở-thích của thập phương chúng-sanh này còn có thể biết được ngằn mé.

    Công-đức thiện-căn của Bồ-Tát Sơ-phát-tâm, không ai có thể biết được ngằn mé.


    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  9. #469
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 17 PHẨM SƠ PHÁT TÂM CÔNG ĐỨC
    __________________________________________________ ______________________________________


    Tại sao vậy ? Vì Bồ-Tát phát-tâm chẳng phải vì chỉ để biết chừng ấy sở-thích của bao nhiêu chúng-sanh đó, mà chính là vì muốn biết tất cả sở-thích của tất cả chúng-sanh trong tất cả thế-giới.

    Lại ví-dụ : Giả-sử có người trong khoảng một niệm có thể biết những phương-tiện của những chúng-sanh trong vô-số thế-giới ở phương Đông. Tuần tự nới rộng như vậy nhẫn đến người thứ mười. Chín phương kia cũng đều như vậy.

    Những loại phương-tiện cùng thập phương chúng-sanh đó còn có thể biết được ngằn mé.

    Công-đức căn lành của Bồ-Tát sơ-phát-tâm không ai có thể biết được ngằn mé.

    Tại sao vậy ? Vì Bồ-Tát phát-tâm chẳng phải vì để biết bao nhiêu phương-tiện của thập phương chúng-sanh đó, mà chính là để biết trọn vẹn những phương-tiện của tất cả chúng-sanh trong tất cả thế-giới.

    Lại ví-dụ : Giả-sử có người trong khoảng một niệm có thể biết những tâm sai-biệt của những chúng-sanh trong vô-số thế-giới ở phương Đông. Nới rộng nhẫn đến những tâm sai-biệt của những chúng-sanh trong thập-phương thế-giới, còn có thể biết ngằn mé.

    Công-đức căn lành của Bồ-Tát sơ-phát-tâm, không ai có thể biết được ngằn mé.

    Tại sao vậy ? Vì Bồ-Tát phát tâm chẳng phải chỉ vì để biết ngần ấy tâm sai-biệt, mà chính vì để biết trọn vẹn những tâm sai-biệt của tất cả chúng-sanh trong tất cả thế-giới.

    Lại ví-dụ : Giả-sử có người trong khoảng một niệm có thể biết những nghiệp sai-biệt của những chúng-sanh trong vô-số thế-giới ở phương Đông. Nới rộng nhẫn đến những nghiệp sai-biệt của những chúng-sanh trong thập phương thế-giới, còn có thể biết ngằn mé.

    Công-đức căn lành của Bồ-Tát sơ-phát-tâm, không ai có thể biết được ngằn mé.

    Tại sao vậy ? Vì Bồ-Tát phát tâm chẳng phải chỉ vì để biết những nghiệp sai-biệt của bao nhiêu chúng-sanh đó, mà chính là vì để biết rõ trọn vẹn những nghiệp sai-biệt của tất cả chúng-sanh trong tất cả thế-giới và cả tam-thế.

    Lại ví-dụ : Giả-sử có người trong khoảng một niệm, có thể biết những phiền-não của chúng-sanh trong vô-số thế-giới ở phương Đông. Lần lượt nới rộng nói đến người thứ mười và chín phương kia, còn có thể biết được ngằn mé.

    Công-đức căn lành của Bồ-Tát Sơ-phát-tâm, không ai có thể biết được ngằn mé.


    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  10. #470
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 17 PHẨM SƠ PHÁT TÂM CÔNG ĐỨC
    __________________________________________________ ______________________________________


    Tại sao vậy ? Vì Bồ-Tát phát tâm chẳng phải chỉ vì để biết những phiền-não của bao nhiêu chúng-sanh đó, mà chính vì để biết rõ trọn vẹn những phiền-não sai-biệt của những chúng-sanh trong tất cả thế-giới.

    Nghĩa là muốn biết rõ trọn vẹn nhửng phiền-não nhẹ, nặng, chủng-tử hiện-hành, tất cả chúng-sanh có vô-lượng phiền-não, các loại sai-biệt, các loại giác-quán để đói trị sạch tất cả những tạp-nhiễm.

    Muốn biết trọn vẹn phiền-não y tựa vô-minh, phiền-não tương-ưng với ai, để dứt kiết-sử phiền-não của tất cả loài.

    Muốn biết trọn vẹn tham-phần, sân-phần, si-phần và đẳng-phần phiền-não, để dứt căn-bổn phiền-não.

    Muốn biết trọn vẹn ngã phiền-não, ngã-sở phiền-não, ngã-mạn phiền-não, để giác-ngộ hết tất cả phiền-não.

    Muốn biết trọn vẹn từ điên-đảo phân-biệt sanh ra căn-bổn phiền-não, tùy phiền-não, nhơn thân-kiến sanh sáu mươi hai kiến chấp, để điều-phục tất cả phiền-não.

    Muốn biết trọn vẹn cái phiền-não, chướng-phiền-não, để phát tâm đại-bi, tâm cứu hộ dứt tất cả phiền-não khiến tất cả trí-tánh thanh-tịnh.

    Vì muốn được như vậy mà Bồ-Tát phát tâm Vô-thượng Bồ-đề.

    Lại ví-dụ : Giả-sử có người trong khoảng một niệm đem các thứ thượng-vị ẩm-thực, y-phục, hoa hương, phan lọng, tăng-già-lam, cung-điện thượng-diệu, màn-trướng báu, những tòa sư-tử trang-nghiêm và những diệu-bửu cung kính cúng-dường vô-số chư Phật phương Đông và những chúng-sanh trong vô-số thế-giới, luôn trọn vô-số kiếp và cũng khuyên những chúng-sanh đó đồng cúng-dường Phật. Đến khi chư Phật nhập diệt đều xây tháp cao rộng trang-nghiêm để thờ xá-lợi và hình tượng của Phật trọn vô-số kiếp. Chín phương kia cũng đều như vậy.

    Này Phật-tử ! Công-đức của người trên đây, theo ý ông, có nhiều chăng ?


    Thiên-Đế thưa : 'Công-đức đó chỉ có đức Phật là biết được thôi'.

    Pháp-Huệ Bồ-Tát nói : 'Công-đức đem sánh với công-đức của Bồ-Tát Sơ-phát-tâm không bằng một phần trăm, nhẫn đến chẳng bằng một phần ưu-ba-ni-sa-đà.

    Nới rộng như thế tuần-tự đến người thứ mười. Công-đức cúng-dường của tất cả người trên đây cũng không bằng một phần ưu-ba-ni-sa-đà đối với công-đức của Bồ-Tát sơ-phát-tâm.

    Tại sao vậy ? Vì Bồ-Tát phát tâm chẳng phải chỉ hạn cúng-dường bao nhiêu đức Phật như vậy, mà chính vì để cúng-dường thập-phương tam-thế tất cả chư Phật.

    Bồ-Tát phát tâm này rồi, có thể biết tất cả quá-khứ chư Phật lúc mới thành chánh-giác đến lúc nhập niết-bàn, có thể tin bao nhiêu thiện-căn của tất cả vị-lai chư Phật, có thể biết bao nhiêu trí-huệ của tất cả hiện-tại chư Phật.

    Tam-thế chư Phật có bao nhiêu công-đức, Bồ-Tát này có thể tin được, thọ được, có thể biết, có thể tu, có thể được, có thể chứng, có thể trọn nên, có thể cùng chư Phật bình-đẳng một tánh.


    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Kinh Đại Bát Niết Bàn. (tuyên đọc) + văn bản
    Gửi bởi Tamnhuan trong mục Kinh
    Trả lời: 662
    Bài cuối: 08-05-2017, 05:33 PM
  2. Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông
    Gửi bởi Thiện Tâm trong mục Giáo lý Đại Thừa
    Trả lời: 587
    Bài cuối: 03-05-2016, 05:36 PM
  3. Giảng Kinh Hoa Nghiêm
    Gửi bởi tinhnghiep trong mục Giáo lý Đại Thừa
    Trả lời: 1
    Bài cuối: 09-09-2015, 07:23 AM
  4. Kinh Hoa Nghiêm
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Kinh
    Trả lời: 7
    Bài cuối: 08-21-2015, 04:17 PM
  5. Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông
    Gửi bởi Thiện Tâm trong mục Kinh
    Trả lời: 13
    Bài cuối: 06-30-2015, 06:40 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •