DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 102/162 ĐầuĐầu ... 25292100101102103104112152 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1.011 tới 1.020 của 1611
  1. #1011
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 37 PHẨM NHƯ LAI XUẤT HIỆN
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nếu không có quang minh của bốn đại trí bửu của đức Như Lai chiếu đến, thời tất không có một Bồ Tát nào được bậc Như Lai.

    Đây là tướng thứ năm của tâm Như Lai, chư đại Bồ Tát phải biết như vậy.

    Lại nữa, chư Phật tử ! như từ thủy tế lên đến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng thiên, trong đó cả Đại Thiên quốc độ, những chúng sanh cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô Sắc, đều nương hư không mà khởi mà trụ. Vì hư không cùng khắp vậy. Dầu hư không đó dung khắp ba cõi mà không phân biệt.

    Như Lai trí huệ cũng như vậy. Hoặn Thanh Văn trí, hoặc Độc Giác trí, hoặc Bồ Tát trí, hoặc hữu vi hạnh trí, hoặc vô vi hạnh trí, tất cả đều nương Như Lai trí mà khởi mà trụ. Vì trí huệ của Như Lai khắp tất cả. Dầu dung khắp tất cả vô lượng trí huệ, mà Như Lai trí huệ vẫn không phân biệt.

    Đây là tướng thứ sáu của tâm Như Lai, chư đại Bồ Tát phải biết như vậy.

    Lại nữa, chư Phật tử ! Như đảnh núi Tuyết có cây Dược Vương tên là Vô Tận Căn. Rễ cây Dược Vương này mọc từ thủy luân tế suốt thấu kim cang địa sâu mười sáu vạn tám ngàn do tuần. Lúc cây Dược Vương này mọc rễ thời tất cả ở Diêm Phù Đề mọc rễ, lúc thân cây Dược Vương mọc lên thời tất cả thân cây ở Diêm Phù Đề mọc lên, nhánh lá bông trái cũng như vậy. Cây Dược Vương này, gốc hay sanh cây, cây hay sanh gốc rễ. Gốc rễ không cùng tận nên gọi là Vô Tận Căn.

    Cây Dược Vương này hay làm cho những cây ở tất cả xứ đều được sanh trưởng, chỉ trừ hai nơi địa ngục và trong thủy luân không thể làm tăng trưởng. Nhưng cũng không nhàm bỏ hai nơi đó.

    Cây đại Dược Vương trí huệ của Như Lai cũng như vậy. Do quá khứ phát sanh thành tựu tất cả trí huệ pháp lành, trùm khắp tất cả chúng sanh giới, trừ diệt tất cả những khổ ác đạo. Bi nguyện quảng đại làm gốc rễ, sanh trong chủng tánh trí huệ chơn thiệt của tất cả Như Lai. Phương tiện thiện xảo kiên cố bất động dùng làm thân cây. Trí khắp pháp giới các Ba la mật dùng làm nhánh cây. Thiền định, giải thoát, các đại tam muội dùng làm lá cây. Tổng trì biện tài Bồ đề phần pháp dùng làm bông. Chư Phật giải thoát rốt ráo không biến đổi dùng làm trái.

    Cây đại Dược Vương trí huệ của đức Như Lai cớ sao lại được gọi là Vô Tận Căn ? Vì rốt ráo không thôi dứt. Vì chẳng dứt Bồ Tát hạnh. Bồ Tát hạnh tức là Như Lai tánh, Như Lai tánh tức là Bồ Tát hạnh nên được gọi là Vô Tận Căn.

    Chư Phật tử ! Lúc cây đại trí huệ của Như Lai mọc rễ thời làm cho tất cả Bồ Tát sanh rễ đại từ bi chẳng bỏ chúng sanh.

    Lúc thân cây đại trí huệ này sanh lên thời làm cho tất cả Bồ Tát tăng trưởng thân cây thâm tâm tinh tấn kiên cố.

    Lúc nhánh của đại trí huệ này sanh thời làm cho tất cả Bồ Tát tăng trưởng tất cả nhánh Ba la mật.

    Lúc lá của đại trí huệ này sanh thời làm cho tất cả Bồ Tát sanh trưởng lá công đức tịnh giới đầu đà thiểu dục tri túc.

    Lúc bông đại trí huệ này sanh thời làm cho tất cả Bồ Tát đầy đủ bông thiện căn tướng hảo trang nghiêm.

    Lúc trái đại trí huệ này sanh thời làm cho tất cả Bồ Tát được trái Vô sanh nhẫn cho đến quả chư Phật quán đảnh nhẫn. Trí huệ của Như Lai chỉ không thể làm cho hai chỗ được lợi ích sanh trưởng : một là hàng nhị thừa sa vào hố sâu vô vi quảng đại, hai là những chúng sanh hư hoại thiện căn chìm trong nước đại tà kiến tham ái. Nhưng vẫn không hề nhàm bỏ hai chỗ đó.

    Chư Phật tử ! Trí huệ của đức Như Lai không tăng giảm, vì gốc rễ khéo an trụ sanh trưởng không thôi dứt.

    Đây là tướng thứ bảy của tâm Như Lai, chư đại Bồ Tát phải biết như vậy.

    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  2. #1012
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 37 PHẨM NHƯ LAI XUẤT HIỆN
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lại nữa, chư Phật tử ! Ví như Đại Thiên thế giới, lúc kiếp hỏa khởi đốt cháy tất cả cây cỏ lùm rừng, nhẫn đến núi Thiết Vi, núi Đại Thiết Vi đều cháy không thừa sót. Giả sử có người cầm cỏ khô ném vào trong lửa đó tất là phải cháy hết. Nhưng cũng cho là cỏ đó được chẳng cháy. Chớ còn không thể nói rằng trí huệ của đức Như Lai phân biệt không biết hết tam thế tất cả chúng sanh, tất cả quốc độ, tất cả kiếp số, tất cả các pháp. Vì trí huệ Như Lai bình đẳng thấu rõ tất cả.

    Đây là tướng thứ tám của tâm Như Lai, chư đại Bồ Tát phải biết như vậy.

    Lại nữa, chư Phật tử ! Ví như phong tai lúc phá hoại thế giới, có gió lớn nổi lên tên là Tán Hoại, có thể phá hư Đại Thiên thế giới, núi Thiết Vi v.v… đều nát thành bụi. Lại có gió lớn tên là Năng Chướng bao che xung quanh Đại Thiên thế giới, ngăn gió Tán Hoại không cho thổi đến những thế giới khác. Nếu không có gió Năng Chướng này thời thập phương thế giới sẽ tan hư cả.

    Cũng vậy, đức Như Lai Đẳng Chánh Giác có đại trí phong tên là Năng Diệt, có thể diệt trừ tập khí phiền não của tất cả chư đại Bồ Tát. Có đại trí phong tên là Xảo Trì, khéo giữ gìn chư Bồ Tát căn khí chưa thành thục chẳng cho đại trí phong Năng Diệt dứt tất cả tập khí phiền não. Nếu không có đại trí phong Xảo Trì của Như Lai, thời vô lượng Bồ Tát sẽ sa vào bực Thanh Văn, Bích Chi Phật. Do trí Xảo Trì này làm cho chư Bồ Tát vượt khỏi bực Nhị thừa an trụ nơi bực rốt ráo của Như Lai.

    Đây là tướng thứ chín của tâm Như Lai, chư đại Bồ Tát phải biết như vậy.

    Lại nữa, chư Phật tử ! Trí huệ của đức Như Lai không chỗ nào là chẳng đến. Vì không một chúng sanh nào mà chẳng có đủ Như Lai trí huệ, chỉ do vọng tưởng điên đảo chấp trước nên không chứng được. Nếu rời vọng tưởng thời nhứt thiết trí, tự nhiên trí, vô ngại trí liền hiện tiền.

    Ví như có quyển sách lớn bằng Đại Thiên thế giới biên chép hết cả những sự trong Đại Thiên thế giới. Những là biên chép hết những sự trong Đại Thiết Vi Sơn thời lượng bằng núi Đại Thiết Vi, biên chép những sự trong đại địa thời lượng bằng đại địa, biên chép những sự trong Trung Thiên thế giới thời lượng bằng Trung Thiên thế giới, biên chép những sự trong Tiểu Thiên thế giới thời lượng bằng Tiểu Thiên thế giới. Như vậy nhẫn đến biên chép những sự trong bốn châu thiên hạ, trong đại hải, trong Tu Di Sơn, trong cung điện của Địa Cư Thiên, của Không Cư Thiên, của Sắc Giới Thiên, của Vô Sắc Giới Thiên, biên chép mỗi xứ thời lượng của sách cũng bằng như vậy. Quyển sách lớn này dầu lượng bằng Đại Thiên thế giới mà toàn ở tại trong một vi trần. Như một vi trần, tất cả vi trần cũng đều như vậy.

    Bấy giờ có một người trí huệ sáng suốt, thành tựu đầy đủ thiên nhãn thanh tịnh, thấy quyển sách này ở trong vi trần không chút lợi ích cho các chúng sanh, bèn nghĩ rằng tôi nên dùng sức tinh tấn phá vỡ vi trần đó để đem quyển sách lớn ra làm cho các chúng sanh được lợi ích. Nghĩ xong, người này liền dùng phương tiện phá vỡ vi trần đem quyển sách lớn ra, làm cho các chúng sanh được lợi ích. Như nơi một vi trần, tất cả vi trần cũng đều như vậy.

    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  3. #1013
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 37 PHẨM NHƯ LAI XUẤT HIỆN
    __________________________________________________ ______________________________________


    Cũng vậy, trí huệ của đức Như Lai vô lượng vô ngại có thể lợi ích khắp tất cả chúng sanh, đầy đủ ở trong thân chúng sanh. Chỉ vì hàng phàm phu vọng tưởng chấp trước nên chẳng biết chẳng hay, chẳng được lợi ích.

    Bấy giờ đức Như Lai do trí nhãn thanh tịnh vô ngại xem khắp pháp giới tất cả chúng sanh mà nói rằng : Lạ thay ! Lạ thay ! Tại sao các chúng sanh này có đủ trí huệ Như Lai, mà ngu si mê lầm chẳng hay chẳng thấy. Ta nên đem thánh đạo dạy cho họ lìa hẳn vọng tưởng chấp trước. Từ trong thân, họ thấy được trí huệ Như Lai quảng đại, như Phật không khác. Nói xong, đức Như Lai liền đem thánh đạo dạy chúng sanh cho họ lìa vọng tưởng. Lìa vọng tưởng rồi thời chứng được Như Lai vô lượng trí huệ lợi ích an lạc tất cả chúng sanh.

    Đây là tướng thứ mười của tâm Như Lai, chư đại Bồ Tát phải biết như vậy.

    Chư Phật tử ! Đại Bồ Tát phải dùng vô lượng vô ngại bất tư nghì tướng quảng đại như vậy để biết tâm của đức Như Lai Đẳng Chánh Giác.

    Phổ Hiền đại Bồ Tát muốn nói rõ lại nghĩa này mà nói kệ rằng :

    Muốn biết tâm chư Phật

    Nên quán trí huệ Phật

    Phật trí không chỗ nương

    Như hư không vô y

    Chúng sanh mọi điều vui

    Và những trí phương tiện

    Đều nương Phật trí huệ

    Phật trí không y chỉ

    Thanh Văn và Độc Giác

    Cùng chư Phật giải thoát

    Đều nương nơi pháp giới

    Pháp giới không tăng giảm

    Phật trí cũng như vậy


    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  4. #1014
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 37 PHẨM NHƯ LAI XUẤT HIỆN
    __________________________________________________ ______________________________________


    Xuất sanh Nhứt thiết trí

    Không tăng cũng không giảm

    Không sanh cũng không diệt

    Như nước thường chảy ngầm

    Ai đào đều được nước

    Nước không niệm, vô tận

    Công lực khắp mười phương

    Phật trí cũng như vậy

    Ở khắp tâm chúng sanh

    Nếu ai siêng tu hành

    Mau được trí quang minh

    Như rồng có bốn châu

    Xuất sanh tất cả báu

    Cất châu chỗ thâm mật

    Kẻ phàm chẳng thấy được

    Phật bốn trí cũng vậy

    Xuất sanh tất cả trí

    Người khác không thấy được

    Chỉ trừ đại Bồ Tát

    Như biển có bốn châu

    Hay rút tất cả nước

    Khiến biển chẳng tràn đầy

    Cũng lại không thêm bớt

    Trí Như Lai cũng vậy

    Dứt sóng trừ pháp ái

    Rộng lớn không ngằn mé

    Hay sanh Phật Bồ Tát

    Hạ phương đến Hữu Đảnh

    Dục, Sắc, Vô Sắc giới

    Tất cả nương hư không

    Hư không chẳng phân biệt


    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  5. #1015
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 37 PHẨM NHƯ LAI XUẤT HIỆN
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thanh Văn và Độc Giác

    Bồ Tát các trí huệ

    Đều nương nơi Phật trí

    Trí Phật vô phân biệt

    Núi Tuyết có Dược Vương

    Tên là Vô Tận Căn

    Hay sanh tất cả cây

    Gốc, thân, nhánh, bông, trái

    Phật trí cũng như vậy

    Sanh trong Như Lai chủng

    Đã được Bồ Đề rồi

    Lại sanh Bồ Tát hạnh

    Như người cầm cỏ khô

    Để vào trong kiếp hỏa

    Kim cang còn cháy đỏ

    Cỏ khô tất phải cháy

    Tam thế kiếp và cõi

    Trong đó các chúng sanh

    Cỏ khô cho chẳng cháy

    Phật trí biết tất cả

    Có gió tên Tán Hoại

    Hay phá hoại Đại Thiên

    Nếu không gió khác ngăn

    Sẽ hoại vô lượng cõi

    Gió đại trí cũng vậy

    Diệt phiền não Bồ Tát

    Lại có gió Thiện Xảo

    Khiến trụ bực Như Lai

    Như có quyển sách lớn

    Lượng bằng Đại Thiên giới

    Ở trong một vi trần

    Tất cả trần cũng vậy

    Có một người thông minh

    Tịnh nhãn đều thấy rõ

    Phá trần đem sách ra

    Lợi ích khắp chúng sanh

    Phật trí cũng như vậy

    Ở khắp tâm chúng sanh

    Bị vọng tưởng buộc ràng

    Chẳng hay cũng chẳng biết.

    Chư Phật đại từ bi

    Khiến họ trừ vọng tưởng

    Phật trí bèn xuất hiện

    Lợi ích chư Bồ Tát.


    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  6. #1016
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 37 PHẨM NHƯ LAI XUẤT HIỆN
    __________________________________________________ ______________________________________


    Phổ Hiền đại Bồ Tát lại bảo chư Bồ Tát :

    Chư Phật tử ! Đại Bồ Tát phải biết cảnh giới của đức Như Lai Đẳng Chánh Giác như thế nào ?

    Đại Bồ Tát dùng trí huệ vô ngại biết tất cả cảnh giới thế gian là cảnh giới Như Lai. Biết tất cả tam thế cảnh giới, tất cả cõi cảnh giới, tất cả pháp cảnh giới, tất cả chúng sanh cảnh giới, chơn như vô sai biệt cảnh giới, pháp giới vô chướng ngại cảnh giới, thiệt tế vô biên tế cảnh giới, hư không vô phần lượng cảnh giới, cảnh giới không cảnh giới, đều là Như Lai cảnh giới.

    Chư Phật tử ! Như tất cả thế gian cảnh giới vô lượng, Như Lai cảnh giới cũng vô lượng. Như tất cả tam thế cảnh giới vô lượng, Như Lai cảnh giới cũng vô lượng. Nhẫn đến như cảnh giới không cảnh giới vô lượng, Như Lai cảnh giới cũng vô lượng. Như cảnh giới không cảnh giới tất cả xứ không có, Như Lai cảnh giới cũng vậy, tất cả xứ không có.

    Chư Phật tử ! Đại Bồ Tát phải biết tâm cảnh giới là Như Lai cảnh giới. Như tâm cảnh giới vô lượng vô biên vô phược vô thoát, Như Lai cảnh giới cũng vô lượng vô biên vô phược vô thoát. Vì do tư duy phân biệt như vậy như vậy, nên hiển hiện vô lượng như vậy như vậy.

    Chư Phật tử ! Như đại Long Vương tùy tâm tuôn mưa, mưa đó chẳng từ trong ra, chẳng từ ngoài ra.

    Như Lai cảnh giới cũng như vậy. Tùy ở sự tư duy phân biệt như vậy thời có vô lượng hiển hiện như vậy, ở trong mười phương đều không chỗ đến.

    Chư Phật tử ! Như nước đại hải đều từ tâm lực của Long Vương khởi ra.

    Biển nhứt thiết trí của chư Phật Như Lai cũng như vậy, đều từ đại nguyện thưở xưa của Như Lai mà sanh khởi.

    Chư Phật tử ! Biển nhứt thiết trí vô lượng vô biên bất tư nghì, chẳng thể ngôn thuyết. Nhưng nay tôi lược nói ví dụ, đại chúng nên lắng nghe.

    Nam Diêm Phù Đề này có hai ngàn năm trăm con sông chảy vào đại hải. Tây Câu Gia Ni có năm ngàn con sông chảy vào đại hải. Đông Phất Bà Đề có bảy ngàn năm trăm con sông chảy vào đại hải. Bắc Uất Đơn Việt có một vạn con sông chảy vào đại hải. Bốn châu thiên hạ có hai vạn năm trăm con sông như vậy luôn nối tiếp chảy vào đại hải, nước sông đó đã rất nhiều.

    Trong đại hải lại có Thập Quang Minh Long Vương mưa nước nhiều gấp bội nước sông. Lại có Bá Quang Minh Long Vương mưa nước nhiều gấp bội nước mưa trên. Lại có Đại Trang Nghiêm Long Vương, Ma Na Tư Long Vương, Lôi Chấn long Vương, Nan Đà Long Vương, Bạt Nan Đà Long Vương, Vô Lượng Quang Minh Long Vương, Liên Chú Bất Đoạn Long Vương, Đại Thắng Long Vương, Đại Phấn Tấn Long Vương, có tám mươi ức đại Long Vương như vậy đều làm mưa xuống đại hải và đều tuần tự nhiều gấp bội. Thái Tử của Ta Kiệt La Long Vương tên là Diêm Phù Tràng mưa xuống đại hải lại hơn gấp bội Long Vương trên.

    Nước trong cung điện của Thập Quang Minh Long Vương chảy vào đại hải gấp bội nước mưa trên. Nước trong cung điện của Bá Quang Minh Long Vương chảy vào đại hải lại gấp bội. Nhẫn đến cung điện của tám mươi ức đại Long Vương đều riêng khác và đều có nước chảy vào đại hải tuần tự gấp bội nhau.

    Ta Liệt La Long Vương mưa vào đại hải nước nhiều hơn trên. Nước trong cung điện của Ta Kiệt La Long Vương chảy vào đại hải lại nhiều gấp bội. Nước này màu lưu ly xanh biếc, chảy ra có giờ, do đây nên nước triều của đại hải không lỗi giờ.

    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  7. #1017
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 37 PHẨM NHƯ LAI XUẤT HIỆN
    __________________________________________________ ______________________________________


    Chư Phật tử ! Như vậy đại hải : nước vô lượng, châu báu vô lượng, chúng sanh vô lượng, đại địa nương dựa cũng vô lượng.

    Đại hải vô lượng như vậy so với trí hải vô lượng của đức Như Lai không bằng một phần trăm, không bằng một phần ngàn, nhẫn đến không bằng một phần ưu ba ni sa đà. Chỉ tùy tâm chúng sanh mà lập ví dụ. Nhưng Phật cảnh giới chẳng phải ví dụ đến được.

    Chư Phật tử ! Đại Bồ Tát phải biết trí hải của Như Lai vô lượng, vì từ sơ phát tâm tu Bồ Tát hạnh không dứt.

    Phải biết bửu tụ của Như Lai vô lượng vì tất cả pháp Bồ Đề phần Tam Bảo chủng chẳng dứt.

    Phải biết chúng sanh trụ trong đó vô lượng, vì tất cả hàng hữu học vô học Thanh Văn, Duyên Giác thọ dụng.

    Phải biết trụ địa vô lượng, vì chư Bồ Tát từ Sơ Hoan Hỷ địa đến bực Cứu Cánh Vô Ngại địa ở nơi đó.

    Chư Phật tử ! Đại Bồ Tát vì nhập vô lượng trí huệ lợi ích tất cả chúng sanh, ở nơi cảnh giới của đức Như Lai Đẳng Chánh Giác phải biết như vậy.

    Phổ Hiền đại Bồ Tát muốn rõ lại nghĩa này mà nói kệ rằng :

    Như tâm cảnh giới vô biên lượng

    Chư Phật cảnh giới cũng như vậy

    Như tâm cảnh giới từ ý sanh

    Phật cảnh như vậy phải quán sát

    Như Long chẳng rời khỏi cung điện

    Do tâm oai lực tuôn mưa lớn

    Nước mưa dầu không chỗ đến đi

    Tùy long tâm nên đều đầy đủ

    Thập Lực Mâu Ni cũng như vậy

    Không từ đâu đến chẳng đi đâu

    Nếu có tịnh tâm thời hiện thân

    Lượng bằng pháp giới vào lỗ lông

    Như biển trân bửu vô biên lượng

    Chúng sanh đại địa cũng như vậy

    Thủy tánh một vị đồng không khác

    Kẻ sanh trong đó đều được lợi

    Như Lai trí hải cũng như vậy

    Tất cả chỗ có đều vô lượng

    Hữu học vô học trụ các địa

    Đều ở trong đó được lợi ích.


    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  8. #1018
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 37 PHẨM NHƯ LAI XUẤT HIỆN
    __________________________________________________ ______________________________________


    Chư Phật tử ! Đại Bồ Tát phải biết hạnh của đức Như Lai Đẳng Chánh Giác như thế nào ?

    Đại Bồ Tát phải biết vô ngại hạnh là Như Lai hạnh, phải biết chơn như hạnh là Như Lai hạnh.

    Chư Phật tử ! Như chơn như : tiền tế bất sanh, hậu tế bất động, hiện tại bất khởi. Như Lai hạnh cũng vậy : chẳng sanh, chẳng động, chẳng khởi.

    Chư Phật tử ! Như pháp giới : chẳng phải hữu lượng, chẳng phải vô lượng, vì vô hình. Cũng vậy, Như Lai hạnh chẳng phải hữu lượng, chẳng phải vô lượng, vì vô hình.

    Chư Phật tử ! Như chim bay ngang hư không trải qua trăm năm, chỗ đã bay qua cùng chỗ chưa bay qua đều chẳng thể lường, vì hư không giới không biên tế. Cũng vậy, Như Lai hạnh, giả sử có người trải qua trăm ngàn ức na do tha kiếp phân biệt diễn thuyết đã nói chưa nói đều chẳng thể lường, vì Như Lai hạnh không ngằn mé.

    Chư Phật tử ! Đức Như Lai Đẳng Chánh Giác trụ hạnh vô ngại, không có chỗ trụ mà hay khắp vì tất cả chúng sanh thị hiện công hạnh. Làm cho họ thấy rồi được vượt hơn tất cả đạo chướng ngại.

    Chư Phật tử ! Ví như Kim Sí Điểu Vương bay trên hư không, đảo liệng chẳng đi, dùng mắt thanh tịnh quán sát trong cung điện của chư Long, phấn khởi sức mạnh lấy hai cánh quạt nước biển rẽ ra làm hai, bắt rồng mạng sắp chết để ăn.

    Đức Như Lai Đẳng Chánh Giác cũng như vậy, an trụ hạnh vô ngại dùng Phật nhãn thanh tịnh quán sát pháp giới tất cả chúng sanh, nếu là hạng từng đã gieo thiện căn đã thành thục, dùng sức mạnh thập lực vỗ hai cánh chỉ quán quạt tách nước biển tham ái sanh tử ra làm hai mà bắt lấy họ vào trong Phật pháp, cho họ dứt tất cả vọng tưởng hí luận, an trụ nơi hạnh vô ngại vô phân biệt của Như Lai.

    Chư Phật tử ! Như mặt nhựt mặt nguyệt không gì sánh, riêng đi vòng giữa hư không làm lợi ích chúng sanh, mà không tự nghĩ từ đâu đến và đi đến đâu.

    Chư Phật Như Lai cũng như vậy, tánh vốn tịch diệt không phân biệt, thị hiện du hành khắp pháp giới, vì muốn làm lợi ích tất cả chúng sanh, mà làm Phật sự không thôi nghỉ, vẫn không sanh hí luận phân biệt là ta từ đó đến rồi đi qua kia.

    Chư Phật tử ! Đại Bồ Tát phải dùng vô lượng phương tiện vô lượng tánh tướng như vậy, để thấy biết công hạnh của đức Như Lai Đẳng Chánh Giác.

    Phổ Hiền đại Bồ Tát muốn rõ lại nghĩa này mà nói kệ rằng :

    Ví như chơn như chẳng sanh diệt

    Không có nơi chỗ không thể thấy

    Bực Đại Nhiêu Ích, hạnh như vậy

    Vượt hơn tam thế chẳng lường được

    Pháp giới : chẳng giới, chẳng không giới

    Chẳng phải hữu lượng chẳng vô lượng

    Đấng Đại Công Đức hạnh cũng vậy

    Chẳng : lượng, vô lượng, vì vô thân

    Như chim bay đi ức ngàn năm

    Trước sau hư không chẳng không khác

    Nhiều kiếp diễn thuyết hạnh Như Lai

    Đã nói chưa nói chẳng thể lường

    Điễu Vương trên cao xem đại hải

    Rẽ nước bắt lấy rồng để ăn

    Thập Lực hay cứu người thiện căn

    Khiến khỏi biển ải trừ phiền não

    Ví như nhựt nguyệt đi hư không

    Chiếu đến tất cả chẳng phân biệt

    Thế Tôn đi khắp cả pháp giới

    Giáo hóa chúng sanh chẳng động niệm


    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  9. #1019
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 37 PHẨM NHƯ LAI XUẤT HIỆN
    __________________________________________________ ______________________________________


    Chư Phật tử ! Đại Bồ Tát phải biết đức Như Lai thành Đẳng Chánh Giác như thế nào ?

    Đại Bồ Tát phải biết đức Như Lai thành Đẳng Chánh Giác nơi tất cả nghĩa không chỗ quán sát, nơi pháp bình đẳng không chỗ nghi lầm, không hai, không tướng, không làm, không thôi, không lượng, không mé, rời xa hai bên an trụ nơi trung đạo, vượt khỏi tất cả văn tự ngôn thuyết, biết tất cả chúng sanh tâm niệm nghĩ tưởng, căn tánh, ưa thích, phiền não nhiễm tập. Tóm lại, biết rõ tam thế tất cả pháp.

    Chư Phật tử ! Ví như đại hải có thể ấn hiện tất cả hình tượng sắc thân của các chúng sanh trong bốn châu thiên hạ, thế nên mọi loài đều cùng gọi là đại hải.

    Chư Phật Bồ Đề cũng như vậy, hiện khắp tất cả chúng sanh căn tánh ưa thích, mà không sở hiện, thế nên gọi là chư Phật Bồ Đề.

    Chư Phật tử ! Phật Bồ Đề; tất cả văn tự chẳng tuyên được, tất cả âm thanh chẳng đến được, tất cả ngôn ngữ chẳng nói được, chỉ tùy chỗ sở nghi mà phương tiện khai thị.

    Chư Phật tử ! Lúc đức Như Lai thành Đẳng Chánh Giác được thân lượng bằng tất cả chúng sanh, được thân lượng bằng tất cả pháp, được thân lượng bằng tất cả cõi, được thân lượng bằng tất cả tam thế, được thân lượng bằng tất cả Phật, được thân lượng bằng tất cả ngữ ngôn, được thân lượng bằng chơn như, được thân lượng bằng pháp giới, được thân lượng bằng hư không giới, được thân lượng bằng vô ngại giới, được thân lượng bằng tất cả nguyện, được thân lượng bằng tất cả hạnh, được thân lượng bằng tịch diệt Niết Bàn giới.

    Như thân đã được, ngôn ngữ và tâm đã được cũng như vậy. Được vô lượng vô số tam luân thanh tịnh như vậy.

    Chư Phật tử ! Lúc đức Như Lai thành Chánh Giác, ở trong thân Như Lai, thấy khắp tất cả chúng sanh thành Chánh Giác. Nhẫn đến thấy khắp tất cả chúng sanh nhập Niết Bàn đều đồng một tánh. Một tánh đây chính là không tất cả tánh. Không những tánh gì ? Không tánh tướng, không tánh tận, không tánh sanh, không tánh diệt, không tánh ngã, không tánh phi ngã, không tánh chúng sanh, không tánh phi chúng sanh, không tánh Bồ Đề, không tánh pháp giới, không tánh hư không, cũng lại không tánh thành Chánh Giác. Vì biết tất cả pháp đều không tánh nên được nhứt thiết trí đại bi tương tục cứu độ chúng sanh.

    Chư Phật tử ! Ví như hư không, tất cả thế giới hoặc thành hoặc hoại, hư không thường chẳng thêm bớt, vì hư không vốn vô sanh.

    Chư Phật Bồ Đề cũng như vậy, hoặc thành Chánh Giác hay chẳng thành Chánh Giác, cũng không tăng giảm. Vì Bồ Đề vốn không tướng, không phi tướng, không một, không nhiều.

    Chư Phật tử ! Giả sử có người hay hóa làm hằng hà sa tâm, mỗi mỗi tâm lại hóa làm hằng hà sa Phật, đều không sắc, không hình, không tướng. Hóa như vậy tột hằng hà sa kiếp không thôi nghỉ.

    Này chư Phật tử ! Các Ngài nghĩ thế nào ? Người đó hóa tâm, hóa Phật, có tất cả là bao nhiêu ?

    Như Lai Tánh Khởi Diệu Đức Bồ Tát nói : Như theo tôi hiểu nghĩa của Ngài nói thời hóa cùng chẳng hóa đồng nhau không khác. Sao lại hỏi là có bao nhiêu ?

    Phổ Hiền Bồ Tát nói : Lành thay ! Lành thay ! Đúng như lời Ngài nói.

    Giả sử tất cả chúng sanh ở trong một niệm đều thành Chánh giác cùng chẳng thành Chánh giác đồng nhau không khác. Vì Bồ Đề không có tướng. Nếu không tướng thời không tăng không giảm.

    Chư Phật tử ! Đại Bồ Tát phải biết như vầy : Thành Đẳng Chánh Giác đồng với Bồ Đề một tướng không tướng. Lúc đức Như Lai thành Đẳng Chánh Giác dùng phương tiện nhứt tướng nhập tam muội thiện giác trí. Nhập rồi ở một thân quảng đại thành Chánh Giác hiện thân bằng số tất cả chúng sanh trụ ở trong thân. Như một thân quảng đại thành Chánh Giác tất cả thân quảng đại thành Chánh Giác đều như vậy cả.

    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  10. #1020
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 37 PHẨM NHƯ LAI XUẤT HIỆN
    __________________________________________________ ______________________________________


    Chư Phật tử ! Đức Như Lai có vô lượng môn thành Chánh Giác như vậy, vì thế phải biết đức Như Lai hiện thân vô lượng. Vì vô lượng nên nói thân Như Lai là vô lượng giới đồng với chúng sanh giới.

    Chư Phật tử ! Đại Bồ Tát phải biết thân Như Lai trong một lỗ lông có thân chư Phật bằng số tất cả chúng sanh. Vì đức Như Lai thành Đẳng Chánh Giác rốt ráo không sanh diệt. Như một lỗ lông khắp pháp giới, tất cả lỗ lông cũng đều như vậy. Phải biết chẳng có một chút chỗ nào là không có thân Phật. Vì đức Như Lai thành Đẳng Chánh Giác không chỗ nào chẳng đến. Tùy sở năng, tùy thế lực, ở dưới cây Bồ Đề đạo tràng trên tòa sư tử, hiện nhiều thân thành Đẳng Chánh Giác.

    Chư Phật tử ! Đại Bồ Tát phải biết tâm mình, niệm niệm thường có Phật thành Chánh Giác. Vì chư Phật Thế Tôn chẳng rời tâm này mà thành Chánh Giác. Như tâm mình, tâm của tất cả chúng sanh cũng đều như vậy, đều thường có Như Lai thành Đẳng Chánh Giác, rộng lớn cùng khắp không chỗ nào chẳng có, chẳng rời, chẳng dứt, không thôi nghỉ, nhập pháp môn phương tiện bất tư nghì.

    Chư Phật tử ! Đại Bồ Tát phải biết đức Như Lai thành Đẳng Chánh Giác như vậy.

    Phổ Hiền đại Bồ Tát muốn rõ lại nghĩa này mà nói kệ rằng :

    Chánh Giác biết rõ tất cả pháp

    Không hai lìa hai đều bình đẳng

    Tự tánh thanh tịnh như hư không

    Ngã cùng phi ngã chẳng phân biệt

    Như biển ấn hiện thân chúng sanh

    Do đây gọi biển là đại hải

    Bồ Đề ấn khắp các tâm hành

    Vì thế nên gọi là Chánh Giác

    Ví như thế giới có thành hoại

    Mà ở hư không chẳng thêm bớt

    Tất cả chư Phật hiện thế gian

    Bồ Đề một tướng thường không tướng

    Như người hóa tâm hóa làm Phật

    Hóa cùng chẳng hóa tánh không khác

    Tất cả chúng sanh thành Bồ Đề

    Thành cùng chẳng thành không tăng giảm

    Phật có tam muội tên Thiện Giác

    Dưới cây Bồ Đề nhập định này

    Phóng vô lượng quang bằng chúng sanh

    Khai ngộ quần sanh như sen nở

    Như tam thế kiếp sát, chúng sanh

    Có những tâm niệm và căn, dục

    Thân bằng số ấy đều hiện ra

    Nên Chánh Giác gọi là vô lượng


    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Kinh Đại Bát Niết Bàn. (tuyên đọc) + văn bản
    Gửi bởi Tamnhuan trong mục Kinh
    Trả lời: 662
    Bài cuối: 08-05-2017, 05:33 PM
  2. Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông
    Gửi bởi Thiện Tâm trong mục Giáo lý Đại Thừa
    Trả lời: 587
    Bài cuối: 03-05-2016, 05:36 PM
  3. Giảng Kinh Hoa Nghiêm
    Gửi bởi tinhnghiep trong mục Giáo lý Đại Thừa
    Trả lời: 1
    Bài cuối: 09-09-2015, 07:23 AM
  4. Kinh Hoa Nghiêm
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Kinh
    Trả lời: 7
    Bài cuối: 08-21-2015, 04:17 PM
  5. Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông
    Gửi bởi Thiện Tâm trong mục Kinh
    Trả lời: 13
    Bài cuối: 06-30-2015, 06:40 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •