DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 1/13 12311 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 123
  1. #1
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts

    Sư Tử Tuyết Bờm Xanh (The Snow Lion’s turquoise mane, Surya Das)



    SƯ TỬ TUYẾT BỜM XANH

    (The Snow Lion’s turquoise mane _ Surya Das)

    Nguyễn Tường Bách dịch

    Nhà xuất bản: Nxb Tổng hợp TP.HCM


    --- ooo 0 ooo ---





    Lời người dịch

    Tập sách bạn đang cầm trên tay là bản dịch Việt ngữ của cuốn ‘The Snow Lion`s Turquoise Mane’. Cuốn này do Surya Das tập hợp các mẩu chuyện do các vị Lạt-ma Tây Tạng kể lại, được xuất bản năm 1992 tại Mỹ.

    Các mẩu chuyện ngắn này nhắc nhở đến những chuyện liên quan đến các vị đạo sư, từ đức Thích-ca cho đến các vị hiện nay còn sống như Đạt-lai Lạt-ma. Phần lớn các mẩu chuyện này toát ra nhiều đạo vị, nhất là gián tiếp chỉ cho người đọc thấy triết lý của toàn bộ đạo Phật, đó là nhận chân ra rằng mọi hiện tượng muôn hình muôn vẻ của tâm vật chẳng qua đều là biến hiện của tự tính trong tâm thức mọi loài. Đó là tự tính vô thủy vô chung, bất sinh bất diệt, lại không hề rời xa con người, nhưng trực nhận ra điều đó là một quá trình tu học gian nan mà các mẩu chuyện này cũng có nhắc đến.

    Mặc dù mang nội dung phức tạp như thế, các mẩu chuyện này lại hấp dẫn người đọc vì chúng nói về những nhân vật lịch sử, về những con người đã sống thật trên trái đất này. Các mẩu chuyện này cũng thú vị ở chỗ chúng không giống các mẩu chuyện Thiền tông Trung Quốc vốn sâu thẳm nhưng đầy tính nghịch lý khắc khổ còn ở đây nó mang đầy sự hóm hỉmh, tỏa ra một tắm lòng vô cùng nhân hậu. Nếu nhìn sâu xa, các mẩu chuyện này biểu lộ tính cách của Phật giáo Tây Tạng, mang nặng tính chất Mật tông, hay nói đúng hơn là Kim Cương thừa. Các mẩu chuyện nhắc nhiều đến nhiều phép tu học kỳ bí, đến các vị đạo sư lạ lùng, các loại trì chú đặc biệt hay các thần thông khó tin. Thế nhưng tất cả những phép tu đó đều là cách tu học của Dzogchen (Đại Thành) hay Mahamudra (Đại Ấn quyết), đó là phép tu truyền tâm nhằm trực nhận Phật tính trong tâm thức, nếu so với Thiền tông Trung Quốc thì không hề khác. Vì những lẽ đó, các mẩu chuyện này vừa mang tímh chính thống của đạo Phật, vừa thú vị với người đọc.Qua tập truyện này, người đọc sẽ hiểu pháp môn thì thật vô vàn khác nhau nhưng chúng chỉ muốn chỉ đến một tuệ giác duy nhất, thứ tri kiến nằm ngoài mọi ngôn từ, đó là chỗ đồng quy của mọi môn phái Phật giáo.

    Xuất phát từ Ấn Độ, Phật giáo truyền qua được hai trung tâm lớn là Trung Quốc và Tây Tạng. Tại Ấn Độ, Phật giáo đã suy tàn sau thế kỷ 13 thì xem như đã không còn. Tại Trung Quốc sau một thời kỳ hoàng kim khoảng năm thế kỷ, Thiền tông đã khô kiệt từ thế kỷ 11. Ngày nay, trong thế kỷ 20 chỉ còn Phật giáo Tây Tạng là tiếp tục giáo hóa và bất ngờ thay, đang có những phát triển mạnh mẽ tại phương Tây. Nguyên bản cuốn sách này là một trong vô số Kinh sách đang lưu hành. Vì những lẽ đó mà người dịch không ngại khả năng hạn chế của mình, cố dịch ra Việt ngữ để cống hiến cho độc giả Việt Nam. Ngoài nguyên bản cần phải dịch, chúng tôi đã đưa thêm vào một số hình ảnh minh họa thêm cho câu chuyện. Phần lớn các hình ảnh này được trích từ ‘Buddhistische Bilderwelt’ của Hans Wolfgang Schumann. Phần cuối cùng là ‘Chú thích của người dịch’ do chúng tôi ghi thêm nhằm giúp người đọc tra cứu.

    Nếu tập truyện này mang lại vài giây phút trầm tư an lạc cho người đọc thì đó là niềm vui cao quý cho người dịch.


    Cộng hòa Liên bang Đức, tháng giêng 1997.

    Nguyễn Tường Bách



    https://thuvienhoasen.org/a15207/su-...uong-bach-dich

  2. The Following 2 Users Say Thank You to Thanh Mai For This Useful Post:

    hoangtri (05-30-2017),votam (06-02-2017)

  3. Chủ đề tương tự

    1. Nấm lim xanh Tiên Phước chữa bệnh tiểu đường
      Gửi bởi ngokinh18 trong mục Chia sẻ những bài thuốc hay
      Trả lời: 0
      Bài cuối: 08-30-2016, 05:30 PM
    2. Tuyển tập nhạc thiền Phật Giáo tỉnh tâm an lạc
      Gửi bởi bachkim24h trong mục Âm nhạc Phật giáo
      Trả lời: 0
      Bài cuối: 08-08-2016, 10:15 AM
    3. Niệm Phật kết hợp với nấm lim xanh chữa bệnh ung thư vú
      Gửi bởi chuvanduyhn91 trong mục Chia sẻ những bài thuốc hay
      Trả lời: 0
      Bài cuối: 06-09-2016, 11:34 AM
    4. Tuyển tập các ca khúc mùa vu lan 2015
      Gửi bởi Đức Tâm trong mục Âm nhạc Phật giáo
      Trả lời: 7
      Bài cuối: 08-22-2015, 04:39 PM
  4. #2
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts


    1. Người quay bánh xe


    Tại Tây Tạng, ‘mani’ hay bánh xe cầu nguyện là một loại bánh xe với vô số mật chú và văn tự bí ẩn, thường được quay xung quanh một trục, cùng chiều kim đồng hồ. Nhiều ‘mani’ nhỏ như đầu ngón tay út, có thứ to như cả một căn phòng. Từ xưa, người Tây Tạng thường đặt bánh xe này trong dòng nước chảy để bánh xe được quay mãi với thời gian, để công đức của lời cầu nguyện lan tràn trong xứ sở. Tương truyền rằng, ai quay bánh xe hay treo cờ cầu nguyện trong gió, người đó sẽ thực hiện được ước nguyện của mình.

    Tỉnh Kham tại Tây Tạng cũng được ví như miền Tây hoang dã của nước Mỹ ngày xưa. Dân miền Kham vốn là dân kị mã và chuyên nuôi ngựa. Chỉ cách đây khoảng trăm năm, Kham gồm có nhiều tiểu quốc biệt lập có quân đội riêng. Ở đây người dân phải thi hành nghĩa vụ quân sự, không có thanh niên nào được miễn.

    Ngày xưa, ở miền Đông tỉnh Kham có một ông lão, người ta gọi tên ông là ‘lão quay bánh xe’, vì tay ông suốt ngày quay bánh xe cầu nguyện. Bánh xe này mang mật chú đại bi, Án Ma Ni Bat Mê Hồng, và do ông lão tự đẽo lấy.Bà lão vợ ông đã chết từ lâu, sau một cuộc đời đáng quý trọng và đã tái sinh trong một cảnh trời. Từ ngày đó, ông lão sống trong một lều đá với đứa con trai duy nhất mà ông hết lòng thương yêu. Đứa con này có một con ngựa tuyệt vời, và nó yêu con vật này hơn mọi thứ trên đời.Một ngày kia, con ngựa bỗng biến đâu mất, không còn gặm cỏ trên thảo nguyên, tìm đâu cũng không thấy. Nhiều người tốt bụng cũng đi tìm ngựa giúp ông, cuối cùng không tìm ra, họ bắt đầu than van cho số phận hẩm hiu của ông. Còn ông lão lại bình thường như không. Tay ông quay bánh xe và niệm chú ‘Án Ma Ni Bat Mê Hồng’, như người Tây Tạng hay thầm đọc mật chú Đại Bi này của chư Phật thương xót loài hữu tình. Ông nói với người hàng xóm thường than thở thay ông: ‘Bạn thân mến, than thở làm gì... Bạn biết không, cái đến, cái đi đối với tôi, tôi đều thầm cảm tạ cả. Cứ đợi đi ta sẽ thấy’.



  5. The Following 2 Users Say Thank You to Thanh Mai For This Useful Post:

    hoangtri (05-30-2017),votam (06-02-2017)

  6. #3
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts


    Chỉ vài ngày sau, con ngựa bỗng quay trở về như một phép lạ. Và cùng với nó có hai con ngựa hoang đẹp tuyệt. Ông lão và đứa con trai bắt đầu sắm sửa đai cương cho ngựa. Hàng xóm mừng rỡ đến vỗ vai chia vui. Ông lão lại quay bánh xe và nói: ‘tôi hết lòng cảm tạ sự may mắn này, nhưng ai biết đâu, đợi đấy. Ta sẽ thấy’.

    Vài tuần sau, đứa con trai cưỡi ngựa hoang bị té gẫy chân. Hàng xóm mang đứa con về, than khóc cho sự rủi ro này, đứa con không làm việc được nữa. Ông lão ngồi im lặng thì thầm trước giường con, nhưng không hề than thở. ‘Cảm tạ đức Quan Thế Âm, dù sao con tôi cũng còn ở bên tôi. Hãy đợi xem’.

    Không đầy một tuần trăng sau, lính tráng nhà vua đi lùng sục bắt thanh niên nhập ngũ để chiến đấu chống quốc vương láng giềng. Chỉ đứa con nằm liệt giường kia mới khỏi bị kêu đi. Hàng xóm vui mừng cho ông, vì ông là người duy nhất còn có con trai bên mình. Ông lão mỉm cười, đặt bàn tay nhăn nheo lên đốt chân gãy của đứa con, đưa mắt nhìn ba con ngựa đang gặm cỏ ngoài đồng. Ông lão hát bài kệ tặng con:

    “Cuộc đời mãi quay nhanh,
    Lên xuống như bánh xe nước.
    Thân này đã hiện hữu bao lần, quay tròn vô tận,
    Thân này đã lấy hàng ngàn dạng hình khác nhau
    Mỗi loại dạng hình lại huỷ hoại, lại hình thành
    Như đất sét ướt thành hình trên bánh xe người thợ gốm
    Cái thấp sẽ lên cao, cái cao lại xuống thấp,
    Rồi một ngày, cứ đợi đi,



  7. The Following 2 Users Say Thank You to Thanh Mai For This Useful Post:

    hoangtri (05-30-2017),votam (06-02-2017)

  8. #4
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts


    Cái tối tăm sẽ sáng tỏ; người lắm của
    Sẽ mất gia sản; mọi hình thái sẽ thay đổi,
    Trong trò nhảy múa vô tận của hai mặt nhị nguyên.
    Con ơi nếu con là một đứa trẻ đặc biệt,
    Người ta sẽ khám phá ra con thuộc một dòng tái sinh
    Và cho con vào tu viện với các Lạt-ma.
    Nếu con khôn ngoan và ăn nói trôi chảy
    Người ta sẽ cho con làm việc văn phòng
    Và cột mình sau cái bàn viết.
    Mỗi con ngựa tặng con một đống việc phải làm,
    Mỗi giàu sang chấm dứt bằng sự tranh chấp,
    Ai biết được, ngày mai nghiệp nào sẽ ào tới.
    Ngày hôm nay gieo gì, một kiếp nào nó sẽ chín,
    Và sẽ gặt trọn vẹn, đó là điều chắc chắn.
    Vì thế hãy tốt với mọi điều – vô tâm không phán đoán,
    Không tham cầu điều ác xấu.
    Tất cả, thêm hay bớt, được hay thua,
    Đều chỉ là ảo ảnh.
    Đừng hy vọng, cũng đừng sợ hãi, con ơi,
    Đừng mong cầu, và vì thế cũng chẳng thất vọng.
    Chấp nhận tất cả, nó đến hay nó đi,
    Và sống thuận theo lưới trời lồng lộng.
    Hãy thật giản dị, chẳng lo âu
    Và sống thuận tính đang ở trong con,
    Và yên nghỉ trong niềm vui của tự tính.
    Con có thể bắn bầu trời bằng bao nhiêu mũi tên,
    Bao nhiêu cũng được con à !
    Nhưng chúng sẽ rơi trở lại xuống đất tất cả.



  9. The Following 3 Users Say Thank You to Thanh Mai For This Useful Post:

    hoangtri (05-30-2017),hoatihon (05-28-2017),votam (06-02-2017)

  10. #5
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts




    2. Lời cuối cùng của Milarepa





    Jetsun Milarepa (1) là một vị Tăng phiêu bồng nổi tiếng nhất Tây Tạng, đồng thời là một du ca. Ngài sống cách đây khoảng chín trăm năm trong một hang đá ở Hi-mã-lạp sơn và đặt những bài ca kệ một cách bất ngờ, không suy nghĩ, người đời sau viết lại thành sách và ngày nay, trong thế kỷ 20, sách này đã được in ra nhiều thứ tiếng, để lại cho chúng ta.

    Tương truyền rằng, Milarepa là người đạt Giác ngộ Hoàn toàn chỉ trong một đời làm người, và bằng cách tu tập thiền định trong một cuộc sống độc cư hàng chục năm trời.Trong thời gian tu tập ngài sống bằng một loại rau mọc hoang, ví vậy da ngài mang màu xanh. Vì lẽ đó mà học trò ngài, bên cạnh những cái tên tôn quý tặng ngài, còn gọi là ‘tu sĩ màu xanh’.Đạo sư của Milarepa có tên là Marpa (2), một nhà tiên tri nổi tiếng, đã từng thiền định mười bảy năm tại Ấn Độ và là người mang giáo pháp ‘Đại Pháp Ấn ‘ từ Ấn Độ qua Tây Tạng. Một trong những học trò giỏi nhất của Milarepa là Gampopa (3) mà câu chuyện sau đây kể về ông.

    Gampopa là một y sĩ và đã là một Lạt-ma thông thái. Một ngày kia, ông bỗng thấy linh ảnh của một vị Tăng sĩ màu xanh, tóc tai rối bù. Trong ảnh đó, vị Tăng sĩ nhìn ông cười, mắt sáng long lanh và nhổ nước bọt vào mặt ông.Không bao lâu sau đó, Gampopa bắt đầu du phương, đó là một điều mà các vị Lạt-ma thỉnh thoảng vẫn làm. Trên đường đi, ông bị lạc vào một vùng hẻo lánh của Hi-mã-lạp sơn và quả nhiên gặp một người có da màu xanh, trông rất ốm yếu. Gampopa đi từ từ đến vị Tăng sĩ ở trần, chắp tay chào hỏi, đó là người đầu tiên ông gặp sau mấy ngày đi lạc.Milarepa nhếch mép cười khi thấy Gampopa ngần ngừ bước vào. Không nói gì cả, Milarepa đưa cho Gampopa một cái sọ người đựng đầy tràn một loại bia và yêu cầu Gampopa uống hết, theo cách của Mật giáo bày tỏ phép tâm truyền tâm giữa thầy và trò. Gampopa từ chối không uống, ông không thể uống rượu vì giới luật không cho phép. Milarepa cười lớn, giống như trong linh ảnh đã hiện, và nói ngay rằng, theo học một vị Phật đang hiện tiền tốt hơn bám giữ vào một giới luật. Ngay tại chỗ, Gampopa uống cạn một hơi. Sau đó Gampopa nhìn vào mắt Milarepa và nhận ra rằng, linh ảnh đã biến thành sự thật: vị Tăng sĩ Giác ngộ này xem như đã nhổ vào mặt ông và đã trao truyền năng lực cho kẻ thông thái nhưng chưa thực sự thức tỉnh đó. Cũng trong phút đó, Mirarepa biết đã tìm ra truyền nhân của mình.

    Sau đó, Gampopa ở lại với thầy mình nhiều năm, tu tập thiền định và nghe giảng pháp. Một ngày kia, Milarepa cho hay Gampopa đã chín, đã tới lúc rời Thầy ra đi. Tới ngày từ giã Thầy và xa thầy mãi mãi, Gampopa quì dưới chân Milarepa, để cho vị đạo sư để hai chân lên đầu mình và nhận một luồng chân khí, nhờ đó Gampopa đạt được tâm thức Đại viên cảnh trí của Phật.Sau buổi lễ này, Gampopa xin thầy cho một lời nhắn nhủ cuối cùng. Milarepa nhún vai và nói: “Ngồi thiền thì ngươi còn phải ngồi nhiều và thường xuyên, còn học thì tuyệt đối không còn gì để học nữa”.Sau đó, Milarepa không nói gì nữa. Gampopa xuống núi, vừa đi qua khởi một con suối thì nghe phía sau Milarepa kêu réo: “Ta còn một lời dạy cuối cùng”, tiếng kêu lẫn trong tiếng suối reo. “Và lời này thật sự là bí mật và thâm sâu, riêng giành chỉ dạy cho những bậc xuất sắc nhất trong giới thượng căn”.

    Gampopa yên lặng nín thở, tim đập thình thình. Milarepa quay lưng lại, vén váy lên và cho Gampopa thấy mông đít đã đóng thành sẹo sau nhiều năm ngồi trên đá. “Lời dạy cuối cùng của ta đây hãy nhớ”, Milarepa kêu to.



  11. The Following 2 Users Say Thank You to Thanh Mai For This Useful Post:

    hoangtri (05-30-2017),votam (06-02-2017)

  12. #6
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts




    3. Qua sông





    ‘Dakini’ là những năng lực giác ngộ nữ tính, có thể hiện hình với những hình dạng bất kỳ và được người Tây Tạng tôn là ‘nữ thần nhảy múa’, vì các vị đó đại diện cho sự ‘nhảy múa’ của một nữ tính cơ bản, đó là thể tánh mà tự đó mọi hiện tượng mang tính không gian và thời gian xuất phát và sau cái chết lại qui hoàn. Vajra Yogini, ‘Nữ thần Kim cương’ được xem là chúa của tất cả Nữ thần.

    Một ngày kia, hai vị Tăng trên bước đường du phương đến bên một dòng suối nước chảy xiết, bên bờ có một bà cụ, mang bệnh hủi chờ ai đến giúp. Bà lão rên xiết, giơ hai bàn tay cùi hủi cầu khẩn hai vị Tăng giúp qua được bên kia suối.Vị Tăng đầu tiên quay mặt đi, tỏ vẻ kinh tởm mùi tanh hôi của thứ bệnh truyền nhiễm này. Vị đó vén váy và lội qua bên kia dòng. Qua rồi, vị đó đứng lại và đưa mắt tìm lại người bạn đồng hành.Vị Tăng thứ hai thấy thương xót bà lão và cuối cùng cõng bà lão trên vai. Ngay giữa dòng, vị Tăng hầu như không chịu nổi sức nặng và sắp bị nước cuốn đi. Vị thứ nhất vừa muốn nói ‘Đó, anh thấy chưa!’ thì một bài học xảy ra. Bà lão ngồi trên vai bỗng chốc biến thành Nữ thần Kim Cương của trí huệ và hiện ra trong vẻ đẹp rực rỡ, trên đầu vị Tăng thứ hai, người đang cõng bà lão qua suối. Từ trên không trung, Nữ thần thò tay trắng muốt đến vị Tăng đang chìm, kéo lên, đi vào thế giới của năng lực giác ngộ.

    Vị Tăng thứ nhất đành tiếp tục cuộc hành trình một mình và sẽ còn suy nghĩ rất lâu về Trí huệ của lòng từ bi và về tính chất giả tạo của hiện tượng sắc thể.



  13. The Following 2 Users Say Thank You to Thanh Mai For This Useful Post:

    hoangtri (05-30-2017),votam (06-02-2017)

  14. #7
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts




    4. Chiếc răng chó mầu nhiệm





    Ngày xưa có một bà lão sống với đứa con trai. Đứa con làm nghề buôn bán, phải đi Ấn Độ và Tây Tạng thường xuyên. Ngày kia, đứa con trai sắp phải lên đường đi Ấn Độ thì bà mẹ bảo: ‘Giác Thành’ (Bodh Gaya) tại Ấn Độ là nơi đức Phật Thích-ca thành đạo, vì thế mẹ nhờ con mang về một ít xương tro hay bùa chú, pháp khí gì đó. Mẹ sẽ thờ và xem như sự hiện diện của chính đức Phật trong nhà mình. Năm này qua năm khác, bà mẹ nhắc nhở đứa con, nhưng lần nào đứa con cũng về lại Tây Tạng mà không thực hiện được lời mẹ dặn.

    Một ngày nọ, đứa con lại lên đường đi Ấn Độ và bà mẹ nói: ‘Nếu lần này con không mang gì cho mẹ từ Giác Thành (4) về để mẹ thờ, thì mẹ sẽ tự tử chết thôi’. Đứa con lấy làm sợ lòng quyết tâm của mẹ, hứa lần này sẽ không quên.

    Sau vài tháng làm việc, người con lên đường trở về nhà, bỗng nhớ rằng mình đã không ghé ngang Giác Thành để tìm xương tro cho mẹ. ‘Làm sao bây giờ ?’, anh ta tự hỏi ‘Mẹ ta sẽ tự tử thật đấy nếu không mang gì về cho bà’. Anh ta nhìn quanh thì thấy một con chó chết đã khô. Người con vội vàng nhổ một cái răng chó, quấn lại cẩn thận trong một chiếc khăn lụa.Về đền nhà, đứa con ra vẻ vui mừng bảo mẹ ‘Đây chính là một chiếc răng của Phật Cồ-đàm, bậc Chánh đẳng Chánh giác. Kể từ giờ phút đó, bà hết lòng thờ phụng chiếc răng và cũng không bao lâu sau đó, bà tìm được sự an lạc nội tâm, điều mà suốt đời bà ra công tìm kiếm.Cũng không bao lâu sau thì bạn bè và hàng xóm cũng nhận thấy rằng có một thứ ánh sáng ngũ sắc bao xung quanh chiếc răng, và những tia sáng huyền ảo chiếu trên đó. Mỗi ngày có nhiều người đến lạy bàn thờ của bà lão và xin được tiếp một chút năng lực của chiếc răng mầu nhiệm. Tới ngày bà lão chết, ánh sáng ngũ sắc cũng bọc quanh thân bà và miệng bà mỉm cười làm cho đứa con trai đang than khóc hiểu rằng, bà đang trở về tự tính, từ đó mọi vật được sinh thành.

    Kể từ ngày đó người ta biết rằng, một chiếc răng chó cũng trở thành mầu nhiệm, nhưng với điều kiện đó là sức mạnh của một trái tim sẵn sàng tiếp nhận và lòng từ bi của một vị Phật kết hợp với nhau.



  15. The Following User Says Thank You to Thanh Mai For This Useful Post:

    votam (06-02-2017)

  16. #8
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts


    5. Bức tượng biết nói




    Kongpo là một tỉnh ở miền Nam Tây Tạng mà dân vùng đó có tiếng là đầy tín tâm và không mấy người có trình độ hiểu biết.Trong số các tu viện Tây Tạng thì ‘Jokhang’ tại Lhasa là linh thiêng hơn cả. Trong viện có một tượng Phật rất xưa, trình bày Phật Cồ-đàm hồi còn niên thiếu và được mang tên là Jowo Rinpoche (Đức hạnh cao quý). Tượng Phật này được mang từ Trung Quốc qua Tây Tạng cả ngàn năm trước và là phẩm vật của một công chúa kết duyên với vua Tây Tạng thời đó. Ben, một thanh niên vùng quê Kongpo, suốt đời mơ ước được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tu viện Jokhang, của tượng Phật linh thiêng nhất Tây Tạng. Một ngày kia, Ben được lên đường đi Lhasa để tận mắt chiêm bái Thánh địa này.

    Sau một chuyến đi khổ nhọc, cuối cùng Ben đến kinh đô Lhasa, đi như người mất hồn trong các con đường của ‘Thành phố chư Thiên’ này… nhìn thấy điện Potala (5), Ben thật là xúc động, đó là nơi mà đức Quán Thế Âm (6) đang hiện tiền dưới dạng của vị Đạt-lai Lạt-ma (7).Đáng xem thay, dòng người vô tận đang đi vòng xung quanh điện Potala! Thật tuyệt vời, vẻ đẹp của điện Norbu Lingka, cung điện mùa hè của vị Nguyên thủ quốc gia, với bao nhiêu chạm trổ và các bảo tháp đầy tính nghệ thuật. Cũng không được bỏ qua các tu viện đáng trọng nhất như Sêra và Drepung, nơi đào tạo Tăng sĩ. Ben tự nhủ thầm: ‘may mắn thay cho ta, đời ta còn có thể thấy được những nơi này’.

    Sau đó Ben vào tu viện Jokhan, và kìa, tượng Jowo Rinpoche trong thế ngồi liên hoa, to như người thực, toả ra một cảm giác tôn quý thầm lặng mà vĩ đại.Ben quỳ lạy trước bức tượng ba lần, nhưng lần nào hầu như cũng mắc kẹt với đôi ủng cũ kĩ, rồi chiếc mũ đầy bụi của Ben lại rơi xuống đất. Ben cởi ủng, cầm mũ, đặt lên lòng bức tượng đang mỉm cười yên lặng và nói: ‘Hỡi Jowo Ripoche, hãy coi chừng giùm các thứ này để cho con yên tâm chiêm bái tiếp’.

    Ben đi chân không vòng quanh bức tượng vàng, vui thích ngắm hàng chục ánh đèn dầu trên bục tượng và đủ các loại bánh trái để bên cạnh.



  17. The Following User Says Thank You to Thanh Mai For This Useful Post:

    votam (06-02-2017)

  18. #9
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts


    Ben cám ơn đức Phật toàn trí và dưới lòng từ bi toả sáng của Jowo Rinpoche, Ben mạnh dạn lấy bánh, nhúng vào dầu thắp đèn và ăn ngon lành. Đáp lại lòng từ bi của Phật, Ben hứa lớn tiếng sẽ đón Phật bất cứ lúc nào tại Kongpo. Vì làm nghề mổ heo, Ben hứa sẽ mổ con heo mập mạp nhất, cho đủ thứ gia vị để chiêu đãi Phật. Ben đâu biết rằng đạo Phật chủ trương không giết hại loài vật và hoàn toàn tin rằng lời mời của mình sẽ được Phật nhận lời. Ngay lúc đó thì cửa mở toang, vị sư già giữ đền bước vào. Vị sư đứng sững người nhìn đôi ủng dơ bẩn và chiếc mũ rách nát trên lòng đức Phật và nhìn thấy bột bánh đang dính vào râu của Ben.Vị sư giận giữ chụp đôi ủng và chiếc mũ trên lòng tượng Phật, bỗng một tiếng nói huyền bí cất lên: ‘Dừng tay, các thứ này của đứa học trò yêu quý ở xứ Kongpo của ta!’

    Vị sư run bắn người, đi lui mười bước. Ông nằm dài xuống đất và xin tượng tha thứ sơ xuất của mình. Sau đó ông rút lui, để Ben ở lại một mình trong phòng, để cho chàng thanh niên này tiếp tục nói chuyện theo cách riêng của anh ta với vị ‘Đức hạnh cao quý’.

    Sau đó Ben về lại với gia đình tại Kongpo, nhưng tin đồn bức tượng nói chuyện với chàng đã về trước, nếu có ai hỏi gì về tin đồn đó, Ben chỉ nói lơ: “Ôi, thời buổi này chẳng biết tin nào đúng tin nào sai’. Người ta đồn rằng, bức tượng quả nhiên đã nhận lời mời của chàng Ben thật thà và hiện ra trước mắt chàng trong một dòng suối gần nhà. Ben thò tay vào nước vớt tượng đi được một vài bước, nhưng cuối cùng vì tượng nặng quá nên Ben để Phật rơi xuống đất. Tượng chìm xuống đất cả thước và mọi người đều có thể chiêm ngưỡng bức tượng đó.

    Đến ngày hôm nay, dân làng Kongpo vẫn còn đi quanh hố đất với dấu tích của Jowo đang mỉm cười và lạy tượng bằng cách cúi đầu sát đất. Tu viện Jokhang ở kinh đô Lhasa có thể rất xa nhưng người biết chuyện tin rằng vị ‘Đức hạnh cao quý’ thì ở rất gần họ.



  19. The Following 2 Users Say Thank You to Thanh Mai For This Useful Post:

    hoatihon (06-02-2017),votam (06-02-2017)

  20. #10
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts


    6. Giải thoát mọi loài







    Một vị Lạt-ma già nọ kiếm được một tảng đá bằng phẳng bên cạnh một cái hồ để chuyên tâm thiền định. Mỗi ngày ông đều ngồi đó. Đó là một cái hồ đầy ếch nhái chuyên ăn côn trùng. Nhưng cứ mỗi lần bắt đầu ngồi thế liên hoa để đạt tâm thức sâu kín của tự tính thì lại một lần ông thấy một côn trùng giãy giụa trong nước, dường như cần đến ông giúp đỡ. Lần nào cũng thế, vị sư già lại phải xuất thiền, lại cử động cái xương cốt đã già, lại giải cứu thứ côn trùng tí hon này, sau đó mới lại nhập định.

    Lần lần các vị tu tập thiền định và Lạt-ma khác bắt đầu chú ý đến ông, một người không bao giờ ngồi yên và hầu như dùng thời gian thiền định để giải cứu côn trùng. Tuy người Tây Tạng nào cũng biết cần cứu vớt loài vật, nhưng có vài vị Tăng khuyên ông nên kiếm một chỗ khác thiền định chứ đừng ngồi bên hồ nữa. Họ nói: ‘Nên chăng đi kiếm một nơi khác mà ngồi để thiền định, không ai quấy rầy?’ Có người nói: ‘Nên chăng trước hết cần thoát khỏi mọi ảo giác? Sau đó, khi đã giác ngộ ta có thể giúp mọi loài hữu tình, chứ không thể giúp như thế’. Một Lạt-ma trẻ tuổi khác lại nói: ‘Nên chăng khi thiền định cần nhắm mắt lại để chưyên tâm quán tưởng vào cái chủ yếu nhất, tính vô thường của chính bản thân tâm thức mình’. Sau khi nghe mọi lời góp ý, vị Lạt-ma già cúi đầu cảm ơn các Tăng sĩ và nói: ‘Các bạn có lý, hỡi các vị nam nữ. Nhưng một kẻ già yếu và thấp kém như tôi, đã nguyện theo lòng từ bi của đức Quán Thế Âm, thực hiện hạnh nguyên đó trong đời này và mọi đời sau,lại có thể ngồi yên và đọc mật chú đại bi trong lúc loài hữu tình bất hạnh đang chết đuối trước mắt mình?’

    Không ai trả lời cả.



  21. The Following User Says Thank You to Thanh Mai For This Useful Post:

    votam (06-02-2017)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 5 người đọc bài này. (0 thành viên và 5 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •