DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 11/13 ĐầuĐầu ... 910111213 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 101 tới 110 của 123
  1. #101
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts


    70. Lạt-ma và nhà vua Kublai Khan




    Ngày xưa, nhiều vị vua Mông Cổ và Trung Quốc vẫn quan hệ với các vị Lạt-ma Tây Tạng và các đại sư, xem họ như tư vấn của triều đình, nhất là khi các vị đó có nổi tiếng về đạo đức và thi triển chút thần thông. Có khi các vị trở thành quốc sư của các nước đó. Tuy thế, nói chung, các vị Lạt-ma vẫn được hưởng sự trọng vọng nhất tại Tây Tạng chứ không đâu khác.

    Một ngày nọ, vị đạo sư Tây Tạng Dotokpa nhận được tin của nhà vua Mông Cổ Kublai Khan cho hay vị đạo sư của mình vừa về nước và sẽ chết tại Tây Tạng. Nhà vua cần một vị tư vấn cho vua về các vấn đề tâm linh, ông tìm trong nước minh không đâu ra một vị đủ trình độ để làm việc đó. Dotokpa cho gửi ngay một học trò đắc đạo của mình là Lạt-ma Chokyi Sengay đi Mông Cổ, dĩ nhiên với sự dồng ý của trò. Vị Lạt-ma này có phép điều khiển được vật chất và ông cũng biết rằng mình sẽ phải thi triển thần thông, trước khi được vị danh tướng Mông Cổ đầy tự hào này khâm phục và nghe lời. Thực tế thì Kulai Khan cũng khó tin có ai tài giỏi hơn mình hay bằng ngang mình, chứ đừng nói có kẻ có thể giáo hóa ông.Hơn thế nữa, các cận thần của Kublai Khan càng mong ông nghi ngờ vị Lạt-ma mới này và họ sợ mình sẽ mất ảnh hưởng với sự có mặt của một vị Lạt-ma xứ lạ. Sau khi bàn bạc với cận thần, Kublai Khan nói: “Ta phải thử tài vị này để xem có ngang tay được với vị Lạt-ma trước hay không”.

    Ngay hôm mới tới, Kublai Khan cho đưa Chokyi Sengay vào trong một nhà tù đá, không hề để lại chút thức ăn, thức uống và cả khí trời cũng không cho vào nốt.Trong các tuần sau, các cận thần tinh quái tìm cách làm nhà vua bận việc quên chuyện vị Lạt-ma bị giam giữ, để nhà vua đừng đoái hoài gì tới. Cả một năm trôi qua, sau đó nhà vua mới sực nhớ đến một lời khuyên của vị Lạt-ma ngày xưa, lúc ông mới nhớ ra mình còn một vị Lạt-ma mới mà mình đang thử thách.Ông vội cho mở ngục đá ra thì thấy Chokyi Sengay ngồi yên, người biến thành đá. Ông giữ thế ngồi của vị thần phẫn nộ Vajra Kilaya và xác ông lấp lánh như muôn ngàn châu báu chiếu rọi.Khi đó, Kublai Khan mới khâm phục khả năng chuyển hóa của vị Lạt-ma. Ông hối tiếc mình quá kiêu mạn và xin chuộc lỗi với người chết bằng cách gửi lại cho thầy của vị Lạt-ma đó vô số trân châu. Ông cũng mời Dotokpa đi Mông Cổ và mời trở thành đạo sư của triều đình.

    Người ta kể rằng, cuối cùng Kublai Khan công khai xin tạ tội và Dotokpa nhắc lại lời thần Vajra Kilaya và tuyên bố Kublai Khan không còn mang tội, không có gì phải tha thứ cả. Lời của thần Vajra Kilaya như sau:

    “Trong mảnh đất của châu báu,

    thì không có gì không quý.

    Trong cõi Tịnh độ của Phật,

    thì không có gì không thánh thiện.

    Trong cõi vọng tưởng,

    thì không có gì có thật.

    Trong cõi tuyệt đối,

    thì cái gì cũng là Sự Tuyệt đối.”


    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  2. #102
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts


    71. A-đề-sa và nhà thông dịch




    Khi vị đạo sư Ấn Độ A-đề-sa đến Tây Tạng thì các nhà thông dịch giỏi nhất được cử đến làm việc. Theo lời phán truyền của vua Tây Tạng thì Rinchen Zangpo được nhận nhiệm vụ cao quý là dịch từng lời giác ngộ của A-đề-sa ra tiếng Tây Tạng và chú ý không để mất ý nghĩa của các lời dạy đó. Rinchen Zangpo là một Lạt-ma già, hơn A-đề-sa đến 24 tuổi và là nhà đạo sư thiền định cao nhất của Tây Tạng.

    Sau khi nghe quyết định đó, A-đề-sa quay người qua cụ già và nói một cách kính trọng: “Sau khi đã gặp ngài, tôi thấy thật ra chẳng cần mình phải đi Tây Tạng, vì duy nhất một vị đạo sư như ngài đã quá đủ”.Sau đó Rinchen Zangpo mời ngài tu sĩ Ấn Độ tới thăm đền của mình, đưa A-đề-sa đi ba tầng cùa đền trang hoàng mỹ thuật và cuối cùng đưa vào tâm đền, đó là nơi mà ngài mỗi ngày ba lần và mỗi đêm ba lần tập trung thiền quán lên các Man-đa-la mà ngài đã được ba vị thánh ban phép. Tại tâm đền, cả hai vị bàn bạc trao đổi về Pháp và kinh nghiệm tâm linh. Tu sĩ Tây Tạng xem ra là người đắc đạo, lại rất hùng biện và A-đề-sa đặt câu hỏi: “Theo ngài thì thế nào, Rinchen Zangpo, ta nên tu các giáo pháp theo thứ tự có trước có sau hay có thể hành trì song song một lúc?”

    “Theo thứ tự, có trước có sau”. Nghe câu trả lời này A-đề-sa không đồng ý, vị Phật sống nói một giọng như ra lệnh: “Tất cả các giáo pháp cần được hành trì cùng lúc. Tất cả các vị thánh đều hiện thân từ một gốc, và chỉ cần chứng ngộ các vị đó trong một khoảnh khắc duy nhất, tức thì. Như Dudjom Rinpoche (46) đã nói, hoàn toàn vô ích, nếu biết hàng ngàn sự việc và bỏ quên trong vài giây phút mà tất cả đều tụ hội và tất cả đều giải thoát”.

    Thấy vị tu sĩ Tây Tạng có vẻ chưa tin hẳn, A-đề-sa nói tiếp: “Bây giờ tôi đã biết vì sao phải đến Tây Tạng. Các bạn tôn kính các vị thần thánh bằng cách lập các trường phái khác nhau và bằng các giáo phái mang đầy tính hình thức”.

    Vị tu sĩ Tây Tạng cúi đầu lĩnh hội và nói: “Ngài hãy lấy hết những gì tôi có và hãy đưa tôi đi thẳng vào trung tâm điểm”.

    A-đề-sa từ chối, chỉ yêu cầu Rinchen Zangpo làm thông dịch cho ngài. Vị Lạt-ma lại cúi đầu sát đất và xin A-đề-sa chỉ cho thấy gốc của mọi phép tu hành. Đối với lời thỉnh cầu này thì A-đề-sa không thể từ chối. Dưới sự hướng dẫn của A-đề-sa, tu sĩ già đó tu hạnh thiền quán viễn ly, rồi tập thiền quán trong từng bước đi vì thiền quán đã trở thành tất nhiên trong cuộc sống. Mươi năm sau, người tu sĩ già đó chứng đạt được tự tại, không lệ thuộc vào bất cứ phương tiện nào cả.

    Trước khi chết, Rinchen Zangpo, người đã giác ngộ, tập hợp học trò lại và nói: “Tới lúc ta đã cao tuổi, ta còn phải học và tu tập phép tập trung. Sau khi gặp A-đề-sa, tâm ta mới được thư giãn ra trong phép thiền quán đích thực”.

    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  3. The Following User Says Thank You to Thanh Mai For This Useful Post:

    chimvacgoidan (08-06-2017)

  4. #103
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts


    72. Dấu hiệu và phép lạ




    Buddhaguhya là một đệ tử xuất sắc của Kukkuripa, người đạo sĩ lập dị chuyên nuôi chó. Tại thành Ấn Độ Benares, có lần Buddhaguhya nhập định suốt một tuần, không hề rời chiếu ngồi. Ông tập trung cao độ với sự tỉnh giác không có gì lay chuyển lên tranh họa của Bồ-tát trí tuệ Văn-thù-sư-lợi.Thời gian trôi qua mà người tu sĩ nọ không hề biết. Bỗng một ngày kia, bức họa trở lên linh động và phát sáng, như kinh sách mô tả về phép yoga này từng viết. Trên bàn thờ ngọn đèn dầu sáng rực và các bông hoa héo bỗng nhiên lại dựng thẳng dậy, tỏa mùi hương. Buddhaguhya cho rằng các dấu hiệu này báo rằng mình sắp giác ngộ và phấn khởi tăng gấp đôi sự tập trung. Trong một phút giây, ông thậm trí nghĩ rằng, hay ta nên uống dầu của ngọn đèn này, xem như “tinh chất của chân như”, hay trước đó nên dâng cúng những bông hoa vừa tươi lên cho đức Văn-thù. Vừa nghĩ đến đó, lập tức một bóng quỉ xuất hiện nơi hình Văn-thù. Tên quỉ này chụp cổ người tu sĩ, ném xa vị đó với một sức mạnh khủng khiếp đến nỗi người tu sĩ gục xuống bất tỉnh. Trước khi Buddhaguhya mất ý thức, ông còn biết rằng, mình bị một lực xấu ác trong người kiềm chế, không cho mình giác ngộ. Ông biết rằng trong phút đắc đạo thì đó cũng là lúc các năng lực tối tăm trong vô ý thức vùng lên chống lại.

    Khi tỉnh dậy, Buddhaguhya phải định hướng vì ông không còn biết đâu là trên dưới, trước sau. Nhìn quanh, ông thấy hình Văn-thù bám đầy bụi bặm, đèn dầu cũng như bông hoa đã khô héo từ bao giờ.Ông bỗng nhớ lời thầy mình là Kukkuripa, con người kỳ lạ chuyên nuôi chó, nói “Mọi cảnh tượng đều là sản phẩm của tâm thức có qui định. Đừng để chúng lung lạc”. Buddhaguhya cười lớn và lắc đầu về âm mưu lung lạc của chính tâm mình. Ông đã để cho cái trò chơi của năng lực tốt xấu làm khổ mình và nghĩ chúng có thật. Cái vô minh đã làm ông cảm thấy vui thú với trò chơi dại dột đó.Ông lắc đầu thầm nghĩ “những cảnh tượng điên rồ này suýt làm ta xa rời tự tánh. Ta đã biết từ lâu, chẳng bao giờ cần một dấu hiệu gì hay phép lạ nào bên ngoài, để vượt qua cái nhị nguyên không hề có thật.”“Hô !”, Buddhaguhya gọi lớn. Ông nhảy một cái từ dưới đất lên, nuốt cục dầu đã khô, vứt cánh hoa héo qua một bên, lấy râu tóc chùi bụi tượng Văn-thù và đi ra khỏi cửa… Ông đi, tự do như gió trời. Dưới mỗi bước chân, đất rung chuyển như bão táp.

    Các vị đạo sư vĩ đại đều đi như thế cả.

    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  5. #104
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts


    73. Con trâu duy nhất của Schabkar




    Schabkar Rinpoche là một tu sĩ phiêu bạt và một đạo sư của phái Đại Thành vào thế kỷ 19. Các bài ca về cuộc đời của ông được người Tây Tạng xếp ngang với Milarepa. Khi thầy của Schabkar chết, ông định làm thịt con trâu duy nhất của mình để tiếp đãi các người tới tham dự đám tang. Bản thân ông thì không bao giờ ăn thịt, mà ông lại rất cần con trâu. Gia đình ông sợ hãi phản đối, bắng những lý lẽ không cãi được.“Tại sao vì một đạo sư đã chết mà phải hi sinh một con trâu còn sống, mà đây lại là con trâu cái. Trâu cái không những chỉ biết kéo cày mà còn cho sữa làm bơ, sữa chua, pho mát?”

    Tuy thế, chàng Schabkar vẫn không nghe và nhất định làm theo ý mình. Một người bà con khác nói: “Tất cả các học trò thân thuộc khác của vị đạo sư chỉ mang theo vài bao bột mì để cúng dường. Nếu ông cúng một góc nhỏ thế thôi thì cũng đủ rồi. Dù sao thì Jamyang Gyatso cũng chỉ là thầy thôi, chứ có phải cha mẹ đâu. Hãy nghĩ lại đi và giữ lại con trâu cái. Rồi mùa đông sắp tới mà không có con trâu thì sao?”

    Schabkar trả lời: “Tôi nghĩ khác. Thầy là người cho tôi những gì quý báu nhất, vì chỉ nhờ thầy mà tôi thực sự được tự do, không sợ sệt tưong lai, xa rời mọi tư tưởng xấu xa. Vì thế, tôi có cái gì ít ỏi cũng xin dâng cúng cho thầy mới phải. Tôi cũng quý tình thương cha mẹ, nhưng tình thương thầy còn lớn hơn”.

    Sau đó ông ca bài ca:

    “Dù cho tu sĩ, không có trâu, hỏng hết tất cả,

    Y cũng không hề hối tiếc.

    Như chư Phật đã từng nói,

    Cúng dường cho một vị đạo sư đắc đạo,

    Vượt hơn hàng ngàn cúng dường khác.

    Đạo sư là Pháp Phật thể hiện thành.

    Với ngài tôi thấy Phật,

    Đối diện với nhau”.



    Buổi lễ hỏa táng cho Jamyang Gyatso có nhiều chuyện lạ. Các ngưòi tham dự đều thấy ánh sáng ngũ sắc toát ra từ đầu tử thi và nhận được nhiều dấu ấn, lẽ ra chỉ giành cho các vị thượng căn. Nhiều người thấy mình tự tại và nhẹ nhàng, như thoát khỏi mọi ràng buộc thế gian. Schabkar thấy thầy cười trên đống lửa và chàng ở trong một trạng thái xuất thần.Đối với nhiều người buổi lễ này thành một biến cố khó quên và nhiều năm sau còn được nhắc tới. “Thật là lạ, chàng du ca Schabkar sẵn sàng hiến dâng con trâu duy nhất của mình? Bạn có thấy khuôn mặt của Schabkar khi tử thi Jamyang Gyatso bén lửa? Tất cả chúng ta đều được hưởng an lạc lạc cao độ khi tham dự? Thật khó hiểu tại sao có nhiều người hạnh phúc khi một vị đạo sư từ giã cõi đời”.

    Như luật nhân quả đền đáp, Schabkar sau đó nhận được một con trâu cái. Con trâu này của một người giàu có, người đó nhờ Schabkar tự tay chép lại một bản kinh cổ. Không bao lâu sau, Schabkar lại được hai người nhờ nữa và lại được thêm hai con trâu cái. Và ai cũng biết rằng, con người sẽ nhận lại những gì nó đã cho, mà không cần phải mong cầu gì cả.

    Schabkar cho rằng, mình được sung túc và thành quả là nhờ phép lành của vị đạo sư đã chết. Sau khi Jamyang Gyatso chết, đi đâu, Schabkar cũng cảm giác sự hiện diện của ngài. Sự hiện diện đó luôn nhắc ông rằng, trên cõi đời này, đừng bám víu vào điều gì cả.

    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  6. The Following User Says Thank You to Thanh Mai For This Useful Post:

    Tuấn Kiệt (08-10-2017)

  7. #105
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts


    74. Đời sống bình đẳng




    Năm 1982, Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 đi Pháp để tham dự một hội nghị hòa bình. Trong một buổi tiếp tân, Ngài chuyện trò với Pawo Rinpoche, một Lạt-ma đã già, về vị Gyalwa Karmapa, là vị từ trần trước đó không lâu.Cả hai vui vẻ nhắc lại các câu chuyện xung quanh vị Gyalwa Karmapa đạt đạo và vừa nói qua về việc tái sinh sắp tới đây của vị này, thì Pawo Rinpoche khám phá một con kiến tội nghiệp đang bò trên sàn gỗ đánh bóng, dùng mọi sức dường như để tránh có ai sắp đạp lên thân mình.Vì chân Pawo Rinpoche đang bị liệt, ông nhờ Đạt-lai Lạt-ma làm sao cứu con kiến. Đạt-lai Lạt-ma liền đứng dậy, cúi xuống dưới bàn và nói nhỏ một câu phước lành. Xong ngài giữ con kiến trên tay, mang ra khỏi phòng ăn và đặt con kiến trước cửa dưới ánh mặt trời. Ngài mỉm cười trở lại bên cạnh người bạn già.“Tôi đã làm cho ngài một việc đấy nhé, Rinpoche”, Đạt-lai Lạt-ma nói: “Mắt Ngài già rồi nhưng còn tinh hơn tôi đấy. Nhiều người nói về tính Không của mọi sự và mục đích cao cả của Đại thừa, nhưng hiểu biết về sự bình đẳng của đời sống là một trong những đặc tính của Bồ-tát đích thực. Trong mắt ngài thì mọi dáng hình đời sống đều có giá trị như nhau, cái đó tôi gọi là lòng từ bi.”

    Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 nhắc lại chuyện này trong một lần diễn giảng tại Pháp, trong đó ngài nói về lòng từ bi và tinh thần trách nhiệm.

    “Giáo lý của chúng tôi chỉ đơn giản thôi, đó là lòng yêu thương, lòng cảm thông với mọi loài”, ngài trả lời câu hỏi mà người ta vẫn thường đặt ra cho ngài về thế giới quan của Phật giáo.

    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  8. The Following User Says Thank You to Thanh Mai For This Useful Post:

    Tuấn Kiệt (08-10-2017)

  9. #106
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts


    75. Chiếc cầu ngũ sắc






    Gotsangpa sống vào thế kỷ thứ 8, là một đạo sư của phái Drukpa-Kagyu, một phái dòng truyền tâm Tây Tạng. Người ta kể rằng, ông giữ tâm kiên định đến nỗi có thể sống hàng ngàn năm trong một hang động giá buốt, chỉ với một miếng vải vừa làm nệm lót, vừa làm chăn, vừa che thân mà không hề hấn gì.Trước cửa hang có một bụi gai mọc um tùm, nhưng Gotsangpa không một chút hứng thú gì để cắt tỉa nó, mặc dù đi ra đi vào ông thường bị trầy tay chân quần áo rách theo. Ông vẫn nghĩ: “Trước khi ta bị bụi cây này cào lần nữa thì biết đâu lúc đó ta đã chết. Có sao đâu!”

    Ông không tham cầu gì trong đời sống nên dễ dàng nhập định liên tục và cũng dạy dỗ cho ít học trò theo hạnh xả bỏ, điều mà ông đã chứng đạt từ lâu.Vào mùa đông nọ, ông mang theo một học trò giỏi đi du hành. Cả hai đi suốt ngày thì đến một hồ nước mặn đã đóng thành băng, hai bên bờ hồ đầy tuyết. Giữa hồ là một hòn đảo trơ trọi. Hai thầy trò liền ra đó và thiền định suốt mùa đông trong sự viễn ly tuyệt đối.Cả hai không có gì để ăn ngoài cỏ khô mà Gotsangpa đã tích trữ từ mùa hè, chút trà và một ít tsampa do người học trò mang theo, đó là một loại bột rang mà người Tây Tạng thường ăn. Thế mà Gotsangpa tuyên bố rằng sẽ nấu một trăm ngàn cái bánh tormas bằng bột tsampa, một loại bánh để cúng dường các vị thần bảo hộ vô hình trong khu vực đó.Người học trò không thể làm gì khác hơn là vâng lời ông thày dở hơi và giúp thầy làm bánh. Cả hai ngồi trong tuyết lạnh, ép bột theo dạng hình tháp và để bánh lên trên một bàn thờ tạm.Sau ba tháng thì hết bột, người học trò hỏi: “Thưa thầy, bây giờ làm sao?”

    “Đừng lo”, Gotsangpa trả lời dễ dàng. “Ta đã cúng dường chư Phật và nữ thần Dakini một trăm ngàn cái bánh, trong tinh thần hoàn toàn vô ngại và tin tưởng, ta thì thấy thế. Vũ trụ sẽ sẵn sàng giúp khi một kẻ vô tâm cần đến và ngươi sẽ thấy”.

    Thật ra thì người học trò chỉ lo thêm khi thấy những gì đang xảy ra, băng hồ bắt đầu tan và nước thì sâu bờ thì xa không thể bơi vào được nữa. Hai người đành ăn chút trà còn lại và rau cỏ mọc giữa đảo. Người học trò ngày càng gầy yếu, ráng đợi đợt lạnh tới, nước thành băng để vào bờ. Nhưng năm đó hết lạnh và mùa đông thì còn mấy tháng nữa.Rồi, vào một buổi sáng mùa Xuân nắng rực rỡ, Gotsangpa nói: “Nào, con ơi, phép tu thiền định của chúng ta đã hoàn thành và tất cả những gì chúng ta cúng duờng đều đã được chấp nhận. Hãy theo ta”.

    Chân người học trò run lẩy bẩy theo thầy ra bờ. Gotsangpa bước chân lên mặt nước đầy ánh mặt trời chiếu rọi và đi nhẹ nhàng lên nước, như ông đi trên một chiếc cầu làm bằng băng. Người học trò đi theo, người như trong mộng, từng bước, từng bước, không dám nhìn xuống một thứ ánh sáng gì dưới chân mình. Ông nghĩ rằng nếu nhìn xuống thì sẽ rơi ngay vào nước lạnh và chìm xuống hồ.

    “Đừng quay lại”, Gotsangpa ra lệnh và bước tiếp, “đừng nhìn xuống, cứ vững tâm theo ta”.

    Tới bờ, hai người nhìn lại. Hòn đảo nằm xa trong sương giữa mặt hồ. Không có đường băng nào nối đảo với đất liền nữa mà chỉ dường như có một chiếc cầu nhiều sắc làm bằng hàng trăm ngàn cánh tay chư Phật và Dakini.

    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  10. The Following 2 Users Say Thank You to Thanh Mai For This Useful Post:

    trangsoiduong (08-11-2017),Tuấn Kiệt (08-10-2017)

  11. #107
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts


    76. Hiện tượng giác ngộ đáng nguyền rủa





    Kongchog Paldron là con gái và là truyền nhân của một đạo sư Tây Tạng được tôn quý có tên là Chogyur Lingpa. Hồi còn bé, Paldron đã được xem là hiện thân của nữ thần Tara sắc lục và được dạy dỗ theo đúng qui định. Nhiều vị đạo sư đắc đạo của thế kỷ 19, trong đó có Jamyang Khyentse, người đã từng cứu độ hàng trăm Lạt-ma, cũng tự mình cố gắng đưa Paldron vào đạo, dạy cho nàng những tri kiến mà chỉ có một tâm thức chín muồi qua nhiều kiếp mới lãnh hội được. Cuối cùng thì chính Patrul Rinpoche là người đã khẩu truyền cho nàng những lời khai thị để chứng ngộ được Phật tính vô thượng và giải thoát hoàn toàn. Biến cố này được kể lại như sau:

    Ngày nọ, Patrul tụng một bài kệ mà ông bất chợt nghĩ ra và ông biết một cách trực giác rằng các câu đó sẽ giúp ngưòi đệ tử ngồi bên cạnh mình chứng đạt:


    “Đừng nối tiếp quá khứ trong tâm ngươi,

    Cũng đừng nặng lòng về tương lai.

    Đừng thay đổi gì nơi sự tỉnh giác tự nhiên của ngươi,

    Đừng sợ hãi bất cứ hình tướng nào,

    Ngoài ra chẳng còn gì để nói về giác ngộ cả.”



    Nghe xong, Kongchog Paldron bỗng rơi vào trạng thái tự nhiên của tự tính, nằm ngoài suy luận, cảm giác và những đổi thay vùn vụt của tâm trí. Nàng đạt đến điều mà người ta gọi là Phật quả. Patrul đọc bài kệ bằng giọng phát âm địa phương nặng nề của vùng Nomaden Tây Tạng. Padron hiểu câu cuối cùng ra: “Ngoài ra chẳng còn gì để nói về giác ngộ đáng nguyền rủa”.

    Người đàn bà Giác ngộ đó trở thành một vị nữ đạo sư và người mẹ danh tiếng, vì bà sinh ra một loạt tái sinh của các vị Lạt-ma. Mỗi lần kể lại câu chuyện trên bà vẫn nhắc lại câu chuyện cuối như bà đã hiểu và học trò bà lại kể tiếp cho truyền nhân của họ. Đó là lý do tại sao ngày nay, một số Lạt-ma vẫn gọi giáo pháp của mình là “Giác ngộ đáng nguyền rủa”.

    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  12. The Following User Says Thank You to Thanh Mai For This Useful Post:

    trangsoiduong (08-11-2017)

  13. #108
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts


    77. Lời khuyên của Gampopa cho thương nhân





    Lần nọ, có một thương nhân đến tìm Gampopa, truyền nhân của tu sĩ phiêu bồng Tây Tạng Milarepa, và xin ông truyền cho phép tu học tâm linh. Thưong nhân nọ thú thật rằng từ nhiều năm ông sống bằng nghề buôn bán. Ông mua các vật dụng, pháp khí hay xương cốt có tính chất tôn giáo với giá rẻ mạt và bán lại với một giá rất cao ở các nơi khác.Thương nhân đó có vẻ biết rằng cách buôn bán đó không phù hợp lắm với giáo lý của đức Phật, cho nên nói với Gampopa: “Làm sao tôi có thể giải thoát khỏi các ác nghiệp do hoạt động đó gây ra? Tôi sợ rằng ngày nào đó sẽ phải trả giá rất đắt vì sự gian tham này”.

    Gampopa khuyên thương nhân nọ nên tìm một nghề khác mà làm và cúng tế số lãi thu được vào việc xây một ngôi đền, mở cửa cho những ai đi tìm đạo.Thương nhân nghe lời, và đạt kết quả bất ngờ trong nghề mới của mình. Vài năm sau ông xây một điện thờ Phật tuyệt đẹp, nhưng bản thân lại không có mấy thời gian để lui tới hay tu học thiền định trong đó.Ông lại tìm Gampopa và nói: ‘Thưa ngài, may thay tôi cũng làm được một điều là giảm bớt nghiệp dữ, xây được ngôi đền như ngài khuyên. Nhưng bây giờ tôi lại lo mua tìm vô số kinh sách, pháp khí, tranh tượng để trang bị cho đền, vì Tăng chúng cần những thứ đó. Làm sao tôi còn thì giờ để thiền quán đựơc, khi tôi suốt ngày bận rộn? Và nếu không thiền định làm sao tiến bộ được trên đường tâm linh?”

    Gampopa đáp: “Đền không cần pháp khí hay trang hoàng gì cả. Cứ để cho những người lui tới tự họ làm. Hãy nghe rõ đây. Nếu bạn chỉ một giây thôi, thấy được ánh sáng của tự tính, như phép Đại Ấn quyết chỉ rõ, chỉ một giây thôi đi vào được Tính Không của tự tính đó thì toàn bộ nghiệp lực của bạn sẽ được giải trong giây phút đó. Sau đó bạn cũng không cần phải làm gì cả, chẳng cần làm điều thiện, cũng chẳng lo lắng điều gì liệu tiến bộ tâm linh này nọ là chân hay vọng. Bạn có hiểu không?”

    Thương nhân không hiểu. Ông lấy làm bối rối vì lời của Gampopa ngược lại với hình dung của ông về một người mộ đạo.Gampopa nói tiếp: “Trên bước đường của Đại Ấn quyết, con người cứ để rơi lại trong Chân như, đó là dạng tự tính tự nhiên, có sao thì cứ thế. Chân như đó chính là Phật tính ẩn trong mỗi người chúng ta. Hãy nhận ra nó. Tại đây và bây giờ thì Phật tính chính là tự tính sâu xa đích thực của bạn. Hãy an trú trong đó, không có chút tâm lo ngại, xa hẳn cái lo toan, nên làm cái gì và không nên làm cái gì”.

    Bất ngờ, thương nhân thấy Phật tính nằm sẵn từ vô thủy trong mình rồi và ông tỉnh giấc mộng mà trong đó ông những tưởng “phải đạt cái gì, phải làm cái gì”. Từ đó về sau, ông không còn có một thần tượng nào cả.

    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  14. #109
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts


    78. Con chim đen




    Gelong Sangye từ trần cách đây không lâu tại Bhutan. Vài tuần trước khi chết, vị Tăng sĩTây Tạng này lâm bệnh nặng và trong thời gian đó có một con chim sắc đen to, bay vào cửa sổ và vỗ cánh đi theo vị Tăng. Người ta đưa Gelong Sangye vào bệnh viện và lạ chưa, con chim đó cũng đậu bên cửa sổ phòng bệnh, cứ thế cả tiếng đồng hồ, hầu như muốn "cho có bạn" với vị Tăng lâm bệnh. Nhân viên bệnh viện và bạn bè Gelong Sangye đoán rằng vị Tăng này đã dụ con chim lại, nhưng ông chỉ cười, lắc đầu. Vài tuần đó, người ta cho chim ăn và có người cãi nhau con chim này thuộc giống gì, kên kên, đại bàng, quạ…

    Lúc gần chết, Gelong Sangye xin được mặc bộ áo màu đỏ thẫm của Tăng sĩ. Ông cố gắng ngồi dậy, theo tư thế liên hoa. Con chim đậu bên thành cửa sổ như canh chừng, trong lúc Gelong yên ổn ra đi. Ba ngày liền, ông ngồi vững trong thế thiền định, mặc dù không còn thở, và con chim không nhúc nhích khỏi chỗ đậu. Khi người ta đem thi hài đi hỏa táng, con chim bay theo trên đám tang, như muốn tiễn đưa Gelong lần cuối. Nhiều người Bhutan biết chuyện này hết sức xúc động. Gelong Sangye đã chứng tỏ, con người có thể trải qua những ngày cuối cùng một cách vững vàng và đón chờ cái chết với lòng an nhiên tự tại. Họ cũng đã chứng kiến thêm một chuyện mà không ai giải thích được.

    Sau khi thi hài Gelong Sangye được hỏa táng xong thì con chim nọ biến mất. Trong lòng nhiều người, kể cả y sĩ hay nhân viên bệnh viện, có nhiều tâm tư không ai dám nói ra. Còn trong Kinh sách Tây Tạng người ta vẫn nói, Thiên nhân thường hiện ra dưới nhiều dạng khác nhau, để chào đón người chết và tiển đưa họ "lên đường" (?).

    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  15. #110
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts


    79. Bà mẹ đơn giản





    Mẹ của Kangyur Rinpoche là một người đàn bà nhân hậu, nhưng hoàn toàn không được học hỏi gì. Bà chẳng bao giờ quan tâm đến Mật tông, hoặc các phép tu học hay ý nghĩa giáo lý. Mặc dù con bà là một đại sư phép Đại Thành, phép tu truyền thống do Liên Hoa Sinh Vad Vairsana– cũng là đại sư của phép tu tối thượng MahaAti – truyền lại, nhưng bà chẳng bao giờ quan tâm. Bà chỉ biết cách đơn giản là hiến mình cho đạo. Từ bao năm nay, sáng tối bà chỉ niệm A-di-đà-Phật, vị Phật Vô Lượng Quang để sau khi chết bà được thác sanh vào cõi Tịnh độ.

    Lúc cái chết của bà gần kề, Kangyur Rinpoche đưa bà vào một hang núi, một nơi mà nhiều đại sư đã nhập định và nhiều vị đã đạt giác ngộ. Khi vào hang, dù đã được nhận một loạt linh ảnh về Phật A-di-đà, bà vẫn không biết đó là dạng xuất hiện của ngài. Bà hỏi con: “Vị Tăng sáng rực đó là ai nhỉ?” Người con trai chỉ mỉm cười không nói.

    Vài ngày sau bà lại nói: “Vị Tăng nọ, sắc đỏ rực sáng hẳn là một vị Thánh con nhỉ. Hình ngài ngày càng rõ và thật dần”. Cuối cùng Kangyur Rinpoche trả lời: “Thưa mẹ, đó là Phật A-di-đà, mẹ không thấy sao? Mẹ không thấy ngài đến vì mỗi ngày mẹ đều nghĩ nhớ đến ngài sao? Ngài tiếp dẫn mẹ về cõi Tịnh độ đó”.Bà mẹ mừng quá, nước mắt trào ra. Bà hỏi: “Ngài cũng đến tiếp dẫn hạng người như ta sao?”, bà không tin hẳn.Bỗng nhiên có một tuệ giác tràn ngập lòng bà và trong một phút bà bỗng thức tỉnh: “Bây giờ ta thấy rõ, Phật A-di-đà không phải nằm ngoài tâm ta, tại sao như thế được?” Người con nói: “Từ xưa đến nay có bao giờ ngài ở ngoài tâm mẹ đâu”.

    Một tuần sau, người mẹ gọi con: “Aphu(mặt trời), vị tu sĩ có râu là ai mà cứ mỗi ngày hiện ra ở đây?” _ “Hừ !”, vị đao sư ngẫm nghĩ, “Lạ thực con chưa thấy người đó, con không biết là ai”. _“Nhưng ông ta cứ đến hoài”, người mẹ nói. _ “Được, thế thì mẹ gọi con lúc ông ta đến”.

    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 2 người đọc bài này. (0 thành viên và 2 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Nấm lim xanh Tiên Phước chữa bệnh tiểu đường
    Gửi bởi ngokinh18 trong mục Chia sẻ những bài thuốc hay
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 08-30-2016, 05:30 PM
  2. Tuyển tập nhạc thiền Phật Giáo tỉnh tâm an lạc
    Gửi bởi bachkim24h trong mục Âm nhạc Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 08-08-2016, 10:15 AM
  3. Niệm Phật kết hợp với nấm lim xanh chữa bệnh ung thư vú
    Gửi bởi chuvanduyhn91 trong mục Chia sẻ những bài thuốc hay
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 06-09-2016, 11:34 AM
  4. Tuyển tập các ca khúc mùa vu lan 2015
    Gửi bởi Đức Tâm trong mục Âm nhạc Phật giáo
    Trả lời: 7
    Bài cuối: 08-22-2015, 04:39 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •