DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 10/13 ĐầuĐầu ... 89101112 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 91 tới 100 của 123
  1. #91
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts


    64. Nha sĩ Tây Tạng





    Tu viện Sera gần kinh đô Lhasa Tây Tạng là một tu viện lớn nhất thế giới cho đến năm 1959. Có lúc tu viện này chứa hơn bốn ngàn Tăng sĩ. Nhiều vị Lạt-ma và y sĩ (Geshe) ngày nay còn sống đều đã tu học trong viện này. Thubten Yeshe cũng tu tại đó, ông là Lạt-ma đầu tiên nhận học trò người phương Tây.

    Lúc lên mưòi bốn, Thubten Yeshe chỉ là một tiểu tăng trong viện, có lần bị đau răng kinh khủng. Hàm chàng sưng vù lên, không ăn không nói gì được, cuối cùng chàng được đưa tới một vị hiền nhân trong viện để chữa.Thubten Yeshe miễn cưỡng vào trong một góc nhỏ rách nát của viện, trong đó có một vị Tăng già sống đã lâu, nghe nói ông yên tâm hơn nếu người ta gửi chàng đến một y sĩ có học hành đàng hoàng, vừa có kiến thức y khoa, vừa có tu học tâm linh, phối hợp với nhau mà chữa cho chàng. Nhưng thời bấy giờ chưa ai có ai học ngành răng cả, vì thế mà Thubten đành phải tới cụ già nhà quê này.

    Cụ già hầu như cả mấy năm không tắm gội, trông rất dơ bẩn. Cụ cười chào chàng thân thiện, mời chàng uống trà nóng và miệng lẩm bẩm thần chú gì không rõ.Nhìn chén trà, Thubten Yeshe muốn lợm giọng. Răng chàng lúc đó lại càng đau nhức dữ dội, chàng thấy không còn giải pháp nào khác. Thubten quỳ xuống tấm thảm bẩn thỉu và để chén trà lên môi. Cụ già bỗng nhoài người ra, thổi vào chỗ đau bằng một hơi thở không lấy gì thơm tho.Thubten Yeshe muốn nhảy dựng lên vì ghê tởm, nhưng chàng cắn răng ngồi yên không phản đối. Cụ già thổi ba lần như thế. Sau đó Thubten Yeshe ra về, nghe dặn ngày mai phải đến lại nữa. Một tuần liền, cụ già thổi chỗ sưng nhức đó chỉ bằng hơi thở của mình.

    Tới ngày thứ bảy thì chỗ viêm đó nứt và chảy mủ ra. Cụ già cười vui thích, thổi mạnh lần nữa và sau đó chỗ viêm biến mất. Vài giờ sau thì Thubten Yeshe hoàn toàn bình phục, còn cái răng thì vẫn nguyên vẹn không phải mổ.Trong năm đó tiếng đồn vang xa, nhiều y sĩ xem xét thấy vết sẹo còn sót lại trong miệng chàng. Sau đó một ngày kia vết sẹo cũng biến mất. Thì ra Lạt-ma Thubten Yeshe đã tự phát triển khả năng chữa bệnh năm ngay trong người mình. Ngài cũng đã truyền phép đó cho nhiều người tầm đạo phương Tây. Sau đó ngài mất đi trong sự tỉnh giác hoàn toàn và cách đây không lâu, tái sinh lại nơi một vùng đất xa, đó là nước Tây Ban Nha.

    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  2. #92
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts


    65. Vị toàn năng bất tử





    Kangyur Rinpoche là một đại sư của phái Đại Thành, sinh tại Riwoschee, miền đông Tây Tạng, cuối thế kỷ 19. nhiều đại sư thời đó đã truyền cho ông nhiều tri kiến riêng. Suốt nhiều năm, ông thực hành thiền định, viễn ly. Nhờ đó ông có thể tiếp nhận được nhiều giáo pháp của nhiều đạo sư vô hình. Sau khi tu học đựoc một loạt các giáo pháp đã thất truyền và tìm kiếm một số bí lục cất giấu trong vùng rừng núi Tây Tạng, ông được xem là người “tìm của báu”.Năm 1975 ông mất trong tu viện mà ông đã sáng lập tại Darjeeling.

    Trong thời niên thiếu, chàng Kangyur Rinpoche nghe các mẩu chuyện về một vị toàn năng (Shiddha), sống hoang dại trong rừng núi Tây Tạng và đã đắc đạo từ mấy năm trước, nhưng lại không rời bỏ thế giới và từ bỏ tấm thân tứ đại này. Người ta đồn rằng, vị đạo sư hoang dại đó được Yeshe Tsogyal (37) thân truyền cho kinh Bát-nhã ba-la-mật (38) cách đây mười một thế kỷ. Bà truyền cho vị này bằng cách đọc nhỏ vào tai, theo cách truyền giáo của thời đó, thầy đọc cho trò nghe khi tới thời. Yeshe Tsogyal lại là học trò nữ xuất sắc của Liên Hoa Sinh và đựoc Liên Hoa Sinh đích thân truyền cho kinh Bát-nhã ba-la-mật. Kangyur nghe chuyện vị toàn năng hoang dại này một cách khâm phục, và ngược lại với nhiều ngưòi khác, chàng tin có thật. Chàng cùng với một người bạn thân, một Lạt-ma trẻ khác, tìm hiểu về vị toàn năng nọ, nhưng không ai trả lời rõ vị đó bây giờ bao nhiêu tuổi, sống ở đâu, có ai gặp chưa. Người ta chỉ biết, nếu có thật thì vị ấy tất già và lui tới đâu đó trên miền núi cao Đông Tây Tạng.Hai vị tin tưởng và quyết lên đường tìm vị toàn năng huyền bí nọ và sẽ xin ngài đích thân truyền cho bài kinh đó.Cả hai vừa tụng đọc vừa kéo nhau vào rừng, mang theo thực phẩm và y phục mùa đông cho nhiều tuần. Kangyur không có chút nghi ngờ gì mình sẽ đạt được mục đích, một mục đích mà kẻ minh triết nhất cũng không dám mơ tới. Suốt tuần, hai chàng đi hết vùng hoang dã của Hi-mã-lạp sơn và tập trung tâm trí lên vị tu sĩ toàn năng đó bằng phép thần giao cách cảm. Một ngày nọ, hai người thấy một đàn sơn dương chạy trên sườn núi không xa, giữa đàn dê núi là một bóng, rõ là bóng người, da như da thú, bờm tóc dài như ngựa, chạy bằng bốn tay chân và biến mất theo đàn thú. Đó là một dáng người gớm ghiếc mà hai ngưòi đã từng thấy qua, có thể so sánh với các hung thần trong các bức tranh Thanka (39) Tây Tạng.Hai người thấy xong đều sợ hãi, pha lẫn với niềm tin tràn trề. Họ vội chạy theo đàn sơn dương, dọc trên các sườn núi, và vừa nhận ra rằng bóng người đó tách ra khỏi đàn thú và biến mất trong một khe đá. Lòng đầy kính trọng, hai người từ từ đến khe đá. “Chúng tôi tới để xin ngài truyền tri kiến”, họ gọi lớn. “Xin hãy cho thấy mặt và nhận chúng tôi làm đệ tử”.

    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  3. #93
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts


    Sơn nhân đó không phản ứng gì, sau khi hai người khẩn cầu nhiều lần. Kangyur và bạn liền ngồi trước cửa hang và bắt đầu tụng niệm, đầu cúi lạy hang đá. Sau đó cũng không thấy động tĩnh gì, các vị đó bèn tụng Kinh tán thán, Kinh nào nhớ được là các vị đó cứ tụng và cuối cùng họ tụng bài tụng tán thán Kinh Bát-nhã ba-la-mật, tán thán tính Không, tán thán Chân như mênh mông tuyệt đối, nay diệu dụng và từ bi. Cuối cùng hai người cử hành nghi lễ Mật tông. Họ đọc danh hiệu chư Phật, chư Bồ-tát và các vị thánh ba đời và cầu mong các ngài chứng giám nghi lễ. Thình lình, vị toàn năng đó chui ra khỏi hang đá, hầu như ngài cảm thấy khi mình đã nghe lời cầu xin thì mình cũng phải chứng giám. Sau một phút im lặng đầy kính sợ, vị Kangyur trẻ tuổi hỏi: “Ngài tên gì?”

    “Ngài tên gì !”, sơn nhân đáp lại và đứng thẳng ngưòi lên.

    “Ngài bao nhiêu tuổi, bạch bậc Toàn năng?”

    “Ngài bao nhiêu tuổi, bạch bậc Toàn năng !” người đó lại trả lời.

    Cuối cùng cả hai đều biết rằng con người trần truồng có cặp mắt giác ngộ của Phật đó chỉ biết lặp lại câu hỏi chứ không nói lời nào. Hai vị Lạt-ma đưa tặng người đó thứ nước “Chắt lọc Chân như”, đó là một loại bia đựng trong cái sọ người, theo đúng truyền thống của Mật tông. Sau đó cả hai bỗng cất tiếng ca bày tỏ lòng thiết tha muốn học hỏi. Sơn nhân đó vừa nghe qua, bỗng cũng cất tiếng ca. Ngài ca rằng hơn mười năm qua chưa từng nói tiếng người, ngài cho biết trong mình chẳng mang tí tri kiến nào cả, vì thực tế chẳng có gì để trao truyền, từ ngài cũng không mà từ bất cứ người nào khác cũng không, không có gì để chứng đạt. Rồi thì bất ngờ thay – hai vị Lạt-ma tóc dựng đứng – người đó đọc kinh Bát-nhã ba-la-mật, đọc như một nguồn nước tuôn trào. Người đọc bất tận, khi lên khi xuống như một dòng sông uốn lượn, cho đến cuối cùng của bài Kinh thần thánh.Rồi chợt tỉnh cơn mê, sơn nhân nhìn hai thính giả đang ngẩn ngơ, và ông đột nhiên mở mắt lớn, vùng chạy lên triền núi, đuổi theo đàn dê.

    Kangyur và người bạn trở về thế giới loài người và cố kể lại những gì mình nghe thấy. Hai vị cũng kể tên sơn nhân cho thế nhân biết: Samma Drubtschen. Ôi, ngày nay chỉ tên gọi Samma Drubtschen đã làm nhiều người tóc dựng đứng, rởn ra gà khi nghĩ về một điều tri kiến cổ xưa được nhắc lại. Người ta cho rằng, ngày nay Samma Drabtschen vẫn còn sống trong núi rừng Tây Tạng.

    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  4. #94
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts


    66. Tiếng chim tâm thức



    Vairochana(40) là một đạo sư thiền quán Tây Tạng sống vào thế kỷ thứ tám. Tại Samye, tu viện Tây Tạng đầu tiên, ông được Liên Hoa Sinh điểm đạo cho và sau đó học tập trở thành dịch giả. Rồi ông tuân lệnh vua Tây Tạng Trisong Deutsen (41) đi Ấn Độ, học giáo pháp Đại Thành để về truyền bá lại cho dân chúng.

    Chàng thanh niên hai mươi tuổi Vairochana đi bộ, vượt Hi-mã-lạp Sơn và tới Giác thành, là nơi chàng học tập giáo pháp cơ bản Đại Thành. Sau đó chàng tìm tháp chín tầng của Sri Simha (42), đó là nơi mà Liên Hoa Sinh và Vimalamitra (43) đã từng khai thị phép Đại Thành cao cấp.Tháp Sri Simha nằm rất sâu trong rừng gỗ chiên đàn, một loại gỗ thơm. Khu rừng này và mọi sinh vật sống trong đó rất huyền bí, vì chỉ có rất ít người được vào tới giữa rừng. Đường xa mệt mỏi, Vairochana vừa nghỉ chân dưới bóng một gốc cây thì có một nữ tu sĩ rất trẻ, đầu đội một bình nước đi qua.Chàng thanh niên Tây Tạng đứng dậy, cúi đầu chào ba lần rồi hỏi: “Thưa cô, tìm đâu ra tháp của ngài Sri Simha, cô chỉ đường tôi đi được chăng?” Cô tu sĩ này đi tiếp, không nói một lời cũng chẳng hề xoay đầu lại. Chàng nhìn bình nước trên đầu cô, vận dụng phép tâm thức thành sức nặng mà chàng đã học trong viện Samye, làm bình nước nặng lên hàng tấn. Cô tu sĩ phải đặt bình nước xuống và không nhấc lên nổi nữa. Sau đó cô quay người qua Vairochana, nhanh nhẹn vạch ngực ra cho chàng thấy một Man-đa-la ngay giữa tim nàng, đó là một đồ hình vẽ nhiều vị thánh, biểu tượnghuyền bí và hình thù kỳ lạ. Cảm thấy tâm thức mình tràn ngập một thứ tri kiến chưa hề có, Vairochana quì xuống dưới chân cô tu sĩ.

    “Hãy đứng dậy”, vị thánh này nói sau một phút im lặng dài như thế kỷ. “Ta sẽ xem, liệu Sri Simha tiếp ngươi được chăng”.

    Vairochana cũng rút ra một Man-đa-la mạ vàng, đặt vào tay nàng. “Xin gởi cho viện trưởng, xin nhận ở đây lòng thành kính nhất. Cái này là của cải duy nhất của tôi trong thế gian và được vua Trisong Deutsen cho mang theo. Tôi tới đây để xin được ngài Sri Simha điểm đạo vào phép Maha-Ati Tantra vô thượng”.

    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  5. #95
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts


    Ngày hôm sau, Vairochana được gặp Sri Simha. Lòng tràn ngập sự cảm tạ sâu xa, chàng nằm dài ba lần và sau đó quì trước vị “sư tử hống”. Nhưng Sri Simha giải thích cho chàng không phải ai cũng thích hợp để tu học pháp Maha-Ati. Chàng hỏi tại sao, thì Sri Simha trả lời: “Sữa của sư tử tuyết quý giá vô ngần, không lẽ bình xí nào cũng đựng được ư? Ngoài ra vì vua của nước này sẽ chém đầu bất cứ ai giảng dạy pháp Maha-Ati, đó là giáo pháp phủ nhận cái nhị nguyên, nó sẽ chôn vùi quyền lực của nhà vua và toàn thể thiên hạ sẽ loạn lạc”.

    Sau đó, mỗi ngày chàng dịch giả Tây Tạng đều cầu xin Sri Simha được khai thị cho phép Maha-Ati, lấy lý do đã vượt bao khó khăn gian khổ mới đến được đây. Cuối cùng thì Sri Simha đồng ý, nhưng ngài đòi chàng phải tuyệt đối giữ bí mật. Mới đầu ngài dạy chàng với các vị khác trong những tầng thấp của tháp, ôn lại giáo pháp của Phật về nguyên lý nghiệp và nghiệp lực, luật nhân quả… Về sau, buổi tối, chàng được lên tầng cao của tháp để học những giáo pháp bí mật nằm ngoài phạm vi nhân quả. Qua giờ Tí, Sri Simha đưa chàng vào 18 bài khai thị đầu tiên của phép Maha-Ati. Sau đó ngài dùng sữa dê vẽ văn tự Sanskrit lên một tấm lụa trắng và cho hay các chữ này chỉ hiện lên khi hơ tấm lụa trên lửa. Ngài bắt chàng phải thệ nguyện không được tiết lộ bừa bãi, và viết 18 câu kệ lên tấm lụa, để Vairochana mang về Tây Tạng.

    Trong những tháng sau đó, Sri Simha dạy cho chàng những giáo pháp bí mật nhất thế gian và cũng lần đầu tiên trong lịch sử, các giáo pháp đó được viết bằng văn tự.Vairochana đem về được quê hương các bí lục đó và dịch ra tiếng Tây Tạng, đặt tên chúng là “Tiếng chim tâm thức”. Sau đây là vài hàng của các dòng chữ quý báu đó, đã được dịch từ Sanskrit ra tiếng Tây Tạng:

    “Cái vạn trạng không hề rời cái duy nhất.

    Tất cả mọi sự đều ở ngoài mọi qui ước,

    Không đầu óc nào với tới được.

    Tất cả mọi sự không hề dính tới tính nhị nguyên,

    Thứ nhị nguyên tốt xấu do đầu óc tự nghĩ ra.

    Vì mọi thứ, tự nó đã là viên mãn, là tuyệt diệu,

    Không liên quan gì đến mọi cố gắng, mọi mong cầu điên đảo,

    Nên người hãy yên nghỉ trong nhất thể từ xưa đến nay.”


    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  6. #96
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts


    Vairochana kể tiếp: “Tôi cố ở bên ngoài, với con người vô song này và nhận được nhiều giải thích, nhiều khai thị, thường thường ngài nói nhỏ vào tai. Nhưng có lần, đi dạo tới một góc vắng của rừng chiên đàn, Sri Simha chỉ tay lên trời đọc:

    “Chân như vươn mình tới vô cùng.

    Nếu ngươi biết, nó là gì, và cứ để nó như thế,

    Thì tất cả đều hiện ra viên mãn,

    Không có chút bợn nhơ, tuyệt diệu.

    Có gì hơn được nó?”


    Trước khi Vairochana rời Ấn Độ về nước thì đạo sư đầu tiên của Đại Thành là Garab Dorje (45) hiện ra cho chàng thấy trong một linh ảnh và trao cho chàng hơn một trăm ngàn câu kệ, mà Vairochana còn giữ cho hậu thế. Garab Dorje, vị “đạo sư vui cười” nói:

    “Cái tỉnh giác của tự tính chúng ta là Phật tính.

    Từ xưa đến nay đã thế.

    Tâm như không gian: rộng mở, vô ngại, phi tính chất,

    không sinh, không diệt.

    Ai là người có thể,

    Xuyên qua cái vạn trạng mà thấy cái tự tính,

    và lưu trú trong đó,

    kẻ đó là người thực hành thiền định,

    thâm sâu và đúng đắn

    và thâm nhập chân như không hề chút cố gắng.”


    Trên đường từ Ấn Độ về Tây Tạng, Vairochana lưu trú được trong tự tính, nên có chút thần thông phát sinh. Người ta gọi đó là phép “chân bay”, nói về những người hết tin trọng lực là có thật thì cũng không bị qui luật đó trói buộc. Nhờ biết vận dụng hơi thở, con người có thể động viên sức mạnh vật chất cho phép mình nhấc bổng thân hình và đi đến mọi nơi với thời gian kỷ lục. Nhiều kẻ thực hành cũng có thể vận dụng phép ấy tới một mức nhất định; các nhà nghệ sĩ nhảy múa đôi lúc vô tình biểu diễn được phép thoát trọng lực và đó là dấu hiệu đầu tiên của sự bay bổng.Với phép đi tuyệt vời này, Vairochana về lại Tây Tạng, giáo hóa cho nhà vua về giáo pháp Đại Thành. Và lần này cũng thế, với một bí mật nghiêm ngặt. Ban ngày, Vairochana sống như mọi Tăng sĩ và dạy giáo pháp nhân quả. Nhưng ban đêm, sau khi cửa đóng lại, ngài dạy vua những gì mà ngài đã giác ngộ.

    Trong đời ngài, Vairochana còn bí mật dạy thêm nhiều người khác tri kiến thâm điệu đó và truyền ánh sáng của mình rộng ra. Cuối cùng ngài chết trong rừng già Nepal như một đại sư đắc đạo.

    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  7. #97
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts


    67. Jomo Manmo, nữ thần ngủ quên



    Jomo Manmo lúc còn nhỏ chuyên giữ đàn bò cho cha và làm những việc cực khổ nhất trong nhà, không chút than vãn. Có thế nàng mới thỉnh thoảng làm bà mẹ ghẻ vui lòng được. Vào một buổi sáng mùa xuân êm dịu, lúc Jomo Manmo vừa lên mười ba, nàng lùa bò ra sau một đồng cỏ, ngồi nghỉ trên một phiến đá. Bỗng nàng lạc vào một giấc ngủ say. Nghe một tiếng ca nhẹ nhàng, nàng thức dậy đứng lên. Tiếng ca phát ra từ một hốc đá gần đó, trong lúc nàng ngủ, không hiểu sao động đá đã mở cửa. Nàng ngạc nhiên nhìn xung quanh. Xung quanh có một thứ ánh sáng kỳ diệu. “Hay ta lạc vào cõi thiên thai?”, nàng vui mừng tự nhủ. “Không chừng ta chết rồi và sinh vào cõi Phật?”

    Nàng nhẹ nhàng đi vào trong động. Trong bóng tối của động, nàng thấy một nhóm nữ thần đang hành trì nghi lễ Mật tông. Xung quanh các vị nữ thần Dakini đó toàn là tay chân xác chết, và thú dữ đang giành nhau ăn thịt. Không hề sự hãi hay khước từ, Jomo Manmo bước tới. Vị nữ chúa của Dakini, một vị nữ thần đầu heo, mõm nhỏ giải, cũng bước một bước về phía nàng.“Tới đây và đùa giỡn với chúng ta!”, vị thần nói. “Ngươi có biết chăng, từ lúc mới sinh, ngươi đã thuộc hàng các thần thiên giới, như tất cả phụ nữ” Jomo Manmo im lặng không nói.

    “Ha, ta thấy ngươi chưa rõ cái tự tính không ô nhiễm của chính ngươi. Hãy xem đây…”

    Trước mắt nàng, nữ thần đầu heo bỗng biến thành vô sắc, không hình tướng. “Ngươi hoàn toàn tự do, từ vô thủy, ngươi đã hoàn toàn tự do, không bị trói buộc gì cả”, nàng nghe tiếng nói của vị vô sắc đó. “Hãy có cam đảm mà thể hiện sự tự do đó, đừng ngần ngại gì cả. Toàn vũ trụ là thân ngươi, mọi chúng sinh là tâm trí ngươi! Hãy nhớ tới cái trí tuệ uyên nguyên, trí đó ngươi đã mất lúc vừa sinh ra”.

    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  8. #98
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts




    Vị thần vô sắc lấy lại hình tướng, rút một cuốn sách nằm dưới một tảng đá và đặt lên đầu Jomo Manmo. Trong giây phút đó, cô bé mười ba tuổi bỗng tràn đầy một tri kiến kỳ lạ, bị ném vào trạng thái của tự tính, nữ chúa đã đưa nàng lại trạng thái của chân như giác ngộ, mà thật ra nó không hề lìa con người.Cuốn sách này mang đầy những văn tự cổ xưa và được đưa tận tay cho Jomo Manmo, nhờ nàng đem về cho thế giới loài người. Trước khi nàng rời động, nữ chúa trí huệ nọ nói thêm: “Ngươi sẽ giác ngộ và nhờ sách này mà ngươi sẽ giác ngộ rất sâu xa, và ngươi sẽ dạy lại cho hàng hậu thế.”

    Ngày hôm đó, Jomo Manmo bắt đầu có thái độ lạ lùng, so với người đời, như các vị Toàn năng sống trước nàng thường có. Nàng không còn phân biệt điều gì nữa, tất cả đối với nàng đều thanh tịnh và thánh thiện; đối với mọi thứ nàng không khởi tâm tham cầu hay chối bỏ, mọi thứ mà chúng ta thường gọi là tốt xấu. Nàng không thấy mình bị ép uổng điều gì và sống tự tại như một con chim trời.Không bao lâu sau, trong làng người ta đồn rằng nàng ngủ quên bên cạch một cái hang đá của Liên Hoa Sinh ngày xưa. Hang đá đó ngày trước đã bị sập nhưng nay đã tìm được lối vào. Truyền thống Tây Tạng vẫn xem hang này là nơi gặp gỡ của thiên nhân, của người học đạo và của ma quái; và vì vậy Jomo Manmo có danh hiệu là “người bị quỉ vương ám ảnh”.Nhưng cuốn sách, mà nàng mang về chứa đựng nhiều mật pháp của Liên Hoa Sinh, đó là vị đại sư vô thượng của giáo pháp Đại Thành. Cách đây hàng trăm năm, cuốn sách đó do vị học trò nữ xuất chúng của Liên Hoa Sinh là Yeshe Tsogyal giấu dưới hốc đá, để chính bà, trong một hậu kiếp tức là Jomo Manmo tự tay tìm lại. Trong tay của Jomo Manmo, cuốn sách trở thành phương tiện giải thoát cho vô số chúng sinh, có tên là “Tập hợp bí mật của các nữ thần Dakini”.

    Những năm về sau, Jomo Manmo chọn vị đạo sư Chowang làm bạn đồng hành và truyền bá giáo pháp siêu việt đó một cách khôn khéo tuyệt vời. Tới năm 36 tuổi, bà thực hành diệu pháp với hai nữ tu sĩ khác trên một ngọn núi lạnh lẽo của miền Trung Tây Tạng. Các người chăn thú tò mò thấy ba người đàn bà leo lên núi, họ nhìn theo xem ba người này làm gì. Theo lời kể lại thì ngay lúc đó, cả ba đều giơ tay ra và đâm người xuống núi. Nhưng họ không hề rơi xuống vực mà lại bay vào trong trời cao vô tận và không bao giờ trở lại nữa.

    Các lời giáo hóa của Jomo Manmo không bao giờ bị quên lãng, ngày nay vẫn còn được truyền lại.

    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  9. The Following User Says Thank You to Thanh Mai For This Useful Post:

    Ngọc Quế (08-02-2017)

  10. #99
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts


    68. Không thiền định cũng tỉnh giác




    Một tu sĩ nọ hành trì thiền dịnh hai mươi năm trong một hang đá gần Golock và đã phát triển tri kiến về mối tương quan đích thực của sự vật. Càng lúc ông càng rơi vào trạng thái hỉ lạc và sáng sủa, giữ tâm vô niệm và một ngày đó ông tự xem là giác ngộ và quyết định đi tìm Jamgon Kongtrul để xem ngài phán đoán thế nào.

    Jamgon Kongtrul sống trong một tu viện đi nhiều ngày đường mới tới. Khi người lữ khách tới nơi, Kongtrul tiếp đãi một cách niềm nở, nhưng chẳng hỏi han gì về việc kia. Nhằm bắt đầu nói chuyện giác ngộ, người tu sĩ kể về chuyện đã hai mươi năm chuyên tâm thiền định và kể những phút cao điểm của các lần thiền quán.

    “Ôi thật nhiều công phu”, Kongtrul kêu lên và tỏ vẻ kinh ngạc. “Đáng sợ thật! Hãy từ bỏ ngay tức khắc”.

    Người tu sĩ ngẩn ngơ. Vị đạo sư Kongtrul liền giải thích ngay, trong thiền quán lúc đầu hành giả phải cố gắng thực, nhưng về sau để tâm tự nhiên hoàn toàn, vì thiền quán đích thực chính là để tâm lưu trú trong tự tính. Ông khuyên: “Về Golok lại đi, vào lại hang đá ngồi một mình trong đó, nếu ngươi muốn. Nhưng ta khuyên ngươi ba năm nữa đừng thiền định gì cả và cũng đừng tu tập tâm linh làm gì cả. Hãy cứ giữ mình trong dạng tự nhiên nhất, mặc cho điều gì xảy ra, đừng xao lãng là được. Cứ giữ tự do giữa làm và bỏ, giữa nghĩ ngợi và không nghĩ ngợi, ngươi sẽ đạt tới cái điều mà ngươi luôn có”.

    Vị tu sĩ chớp mắt không tin. Kongtrul Rinpoche nói tiếp: “Ngươi chỉ giác ngộ khi thật sự từ bỏ mọi suy tưởng – bỏ luôn cả những phép tu dày công. Bây giờ là lúc hãy quên cái thành tựu sống độc cư hai mươi năm của ngươi, và điều đó chỉ xảy ra nếu ngươi từ bỏ thiền định”. Nói xong, ngài đẩy người tu sĩ ra cửa.

    Bỏ thiền định, người tu sĩ trở về hang đá. Mới đầu ông không thể theo lời khuyên của vị đạo sư, không thể không làm một điều gì. Sau một thời gian, ông mới đạt được tâm an nhiên, không tham cầu cố gắng. Cũng ngay phút đó thì tự tính, thứ tâm thức đứng ngoài mọi nhị nguyên bỗng vươn lên như mặt trời mọc, chiếu rọi mọi góc cạnh sâu xa nhất của vô cùng. Phật tính đó tỏa lan ánh sáng rực rỡ không ngăn ngại. Ba năm sau, người tu sĩ trở lại thăm Kongtrul Rinpoche. Ông nghiêng người trước vị đạo sư, không nói một lời.

    Kongtrul, mặt mày sáng rực, chĩa hai ngón tay cái lên trên, dấu hiệu của “Đạt đạo”. Sau đó vị tu sĩ không-thiền-quán này trở thành một đạo sư đắc lực của phái Đại Thành tại Đông Tây Tạng, vì các lời giảng dạy của ông thật dễ hiểu kẻ kém tới mấy cũng rõ.

    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  11. #100
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts


    69. Cái trống rỗng mênh mông của Gampopa




    Trong những năm còn trẻ Gampopa đã phải chịu nhiều nỗi khổ. Ông là một y sĩ của thế kỷ thứ 11, nhưng tài năng ông không ngăn cản được vợ và các con ông chết trong một nạn dịch. Sau mất mát này, ông thề nguyện sống đời Lạt-ma và trở thành tu sĩ khất thực. Không bao lâu sau, ông gặp một đạo sư xuất chúng nhất thời bấy giờ, đó là vị tu sĩ phiêu bồng Milarepa. Lúc gặp Milarepa là lúc ông phải vứt bỏ mọi tri kiến, mọi tin tưởng và bắt đầu lại từ đầu.

    Dưới sự hướng dẫn của Milarepa, ông thiền định mỗi ngày ít nhất sáu tiếng trong một hang đá không xa hang của thầy. Có lần ông đến thăm thầy và kể với chút hãnh diện rằng mình đã tham thiền liên tục sáu tiếng không nghỉ.“Hừ”, Milarepa nói, “nhưng cái gì xảy ra suốt trong trời gian đó?”

    “Không gì cả”, Gampopa trả lời. “Con không nghĩ gì cả, và ở trong một sự trống rỗng mênh mông”.

    “Ngươi gọi đó là trống rỗng mênh mông à?”, Milarepa kêu lên. “Làm sao ngươi thiền định sáu tiếng liên tục được mà không nghĩ ngợi, không cảm giác gì cả? Sai bét! Ngươi chỉ đè nén ngươi thôi và tự ép mình vào trong một trạng thái đó có thích thú gì không, nhưng ta nói cho ngươi nghe, hãy bỏ nó đi, hãy bắt đầu lại từ đầu, và làm như sau”.Nhà du ca đắc đạo mở miệng và lời nói tuôn ra nghe như thơ:



    “Cái nhìn đích thực duy nhất là,

    quan sát dòng tư tưởng nội tâm,

    không gò bó và hoàn toàn xả bỏ.

    Chân Như đâu có nằm ngoài ngươi.

    Hãy nhìn thấu tâm thức ngươi đang phóng chiếu,

    và thấy rằng, chúng không khác gì hơn,

    là phát biểu của cái Tất-cả-là đó,

    mà không phép thiền nào chạm tới được.

    Đạo sư cao quý nhất là cái vô sinh,

    chính là tự tính miên viễn nằm trong ngươi.

    Đừng kiếm đạo sư ở đâu khác,

    Mọi dạng hình sắc thể đều chỉ là biểu lộ của chính con người

    Ai là kẻ thấy mình tự tính mình là Chân Như bất hoại,

    kẻ đó tức thì đã đạt Phật quả”.



    Nghe xong lời khai thị này, Gampopa vội đòi từ bỏ áo choàng đỏ, dấu hiệu của chức sắc tu viện, để được mang một áo trắng giản đơn như Milarepa thường mặc.Thế nhưng Milarepa cũng không chịu điều này. “Đừng bắt chước ai cả”, Milarepa cười nói, “mỗi người hãy tự đi theo tiếng gọi sâu thẳm của chính mình”. Sau đó ngài cất lên bài ca mô tả đặc trưng đích thực của một tu sĩ hay một phép tu học, đó là: xá bỏ, quên mình, thể nhập và tri kiến vô ngã.

    “Hỡi người thầy thuốc vừa là Tăng sĩ,ngươi hãy tự chữa mình”, Milarepa ca, “rồi chữa cho cái gọi là ‘người khác’ một cách tự nhiên. Giáo pháp của ta xuất phát từ tâm thức sâu thẳm của ta, thì ngươi cũng để hành động của mình xuất phát từ chính ngươi, từ cái vừa vô song vừa khắp-nơi-đều-là đó.”

    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Nấm lim xanh Tiên Phước chữa bệnh tiểu đường
    Gửi bởi ngokinh18 trong mục Chia sẻ những bài thuốc hay
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 08-30-2016, 05:30 PM
  2. Tuyển tập nhạc thiền Phật Giáo tỉnh tâm an lạc
    Gửi bởi bachkim24h trong mục Âm nhạc Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 08-08-2016, 10:15 AM
  3. Niệm Phật kết hợp với nấm lim xanh chữa bệnh ung thư vú
    Gửi bởi chuvanduyhn91 trong mục Chia sẻ những bài thuốc hay
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 06-09-2016, 11:34 AM
  4. Tuyển tập các ca khúc mùa vu lan 2015
    Gửi bởi Đức Tâm trong mục Âm nhạc Phật giáo
    Trả lời: 7
    Bài cuối: 08-22-2015, 04:39 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •