DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 1/2 12 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 11
  1. #1
    Ban Điều Hành Avatar của Mục đồng
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    973
    Thanks
    225
    Thanked 363 Times in 157 Posts

    Hai vị Tổ Mật tông: Tilopa & Narota



    CÂU CHUYỆN TẦM SƯ HỌC ĐẠO

    của hai vị Tổ Mật tông: Tilopa & Narota

    ALEXANDRA DAVID NÉEL


    Huỳnh Ngọc Chiến dịch


    LTS: Diệu pháp của chư Phật là thứ “bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ”, cho nên tự ngàn xưa các vị tổ sư đã không ngần ngại xả bỏ tất cả, kể cả sinh mạng để tầm cầu đạo giải thoát. Đức Phật từng hiến thân mạng cho quỷ để được nghe một câu kệ(1). Đức Khổng Tử cũng nói: “Buổi sáng nghe được đạo, đến chiều chết cũng cam lòng” (Triêu văn đạo, tịch tử khả hỷ). Cánh tay của nhị tổ Tuệ Khả dâng lên sơ tổ Đạt Ma trong một đêm tuyết trắng, câu chuyện tầm sư học đạo kỳ lạ của Narota và Karma Dordji là những trang sử bi tráng kể lại cuộc viễn trình bất tận để tìm cầu giải thoát của con người.

    NSGN xin giới thiệu câu chuyện tầm sư học đạo của hai vị tổ Mật tông Tilopa và Narota, cùng câu chuyện kỳ lạ của Karma Dordji - một tu sĩ Tây Tạng được xem đã đạt đến thần thông, sống cùng thời với tác giả Alexandra David Néel.

    Trong thời buổi mạt pháp hiện nay, những tấm gương hy sinh cầu đạo có khi lại có tác dụng giáo hóa con người nhiều hơn những trang luận thuyết về kinh điển.

    Trân trọng !

    (NGUYỆT SAN GIÁC NGỘ SỐ 187)


    (Ghi chú : Narota là tên đúng, nhưng người Tây Tạng lại thường gọi ông là Naropa).

    Trâu ngoan không dẫm lúa mạ

  2. The Following 2 Users Say Thank You to Mục đồng For This Useful Post:

    hoangtri (04-02-2017),Ngọc Quế (04-02-2017)

  3. #2
    Ban Điều Hành Avatar của Mục đồng
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    973
    Thanks
    225
    Thanked 363 Times in 157 Posts


    Bất ngờ được một đạo sư nhận làm môn đồ, những năm tháng nhập môn tu luyện khổ cực, những thử thách mà một môn đồ phải trải qua cùng những tình huống đốn ngộ, ngần ấy thứ đủ để viết nên một cuốn tiểu thuyết đầy thú vị.

    Hàng trăm cuộc phiêu lưu kỳ diệu, từ thuở xưa hoặc gần đây, được ghi chép trong tiểu sử của các Lạt ma danh tiếng, hoặc được các nhân chứng kể lại, lâu nay vẫn lưu truyền khắp xứ Tây Tạng. Khi được dịch sang một ngôn ngữ xa lạ, được đọc ở một xứ sở mà phong tục, tư tưởng và bầu không khí khác hẳn với Tây Tạng, thì cái ma lực huyền bí của những “truyền thuyết vàng son” đó của Lạt ma giáo tan biến cả. Nhưng nếu được một người nào đó kể lại bằng giọng sùng kính chân thành, trong một căn phòng tranh tối tranh sáng của một tu viện, hoặc dưới mái vòm đá trong thạch động của một vị ẩn tu, thì tâm hồn người Tây Tạng lại đắm chìm trong những tình tiết độc đáo dù cũ mèm nhưng mãnh liệt của nó, với nỗi khát vọng hướng về thế giới bên kia.

    Trước hết, tôi xin kể lại câu chuyện huyền thoại của đạo sư Tilopa từ khi ông được điểm đạo cho đến lúc giáo lý ông được du nhập vào Tây Tạng và chuyển thành giáo phái Khagyudpa (Mũ Đỏ) mà ông được xem là sơ tổ.


    Tilopa đang ngồi đọc một bộ luận thì có một bã lão ăn mày xuất hiện sau lưng, làm ra vẻ như chồm qua vai ông dòm đọc mấy dòng, rồi đột nhiên buông thõng một câu:

    - Đọc thì đọc vậy, nhưng không biết có hiểu gì không?

    Tilopa phừng phừng nổi đóa. Làm sao một mụ ăn mày lại dám buông lời hỗn xược như vậy? Nhưng bà già kia không để cho ông kịp biểu lộ cơn giận dữ, mà còn đưa tay xé toạc mất mấy trang sách.

    Nhà học giả nhảy chồm lên. Con quỷ cái kia nghĩ sao mà dám xé rách cuốn thánh thư?

    Như để trả lời sự kinh hãi lẫn phẫn nộ của ông, bà lão kia lại xé toạc thêm mấy tờ nữa, đoạn lẩm bẩm một chữ gì đó mà Tilopa nghe không rõ, rồi biến mất.
    Trâu ngoan không dẫm lúa mạ

  4. The Following 2 Users Say Thank You to Mục đồng For This Useful Post:

    hoangtri (04-02-2017),socnho (04-02-2017)

  5. #3
    Ban Điều Hành Avatar của Mục đồng
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    973
    Thanks
    225
    Thanked 363 Times in 157 Posts




    Ảnh minh họa về Tilopa


    Lạ lùng thay, cái chữ mà Tilopa không nghe rõ đó đột nhiên làm ông dịu hẳn cơn phẫn nộ. Một cảm giác buồn chán tràn ngập trong hồn, nỗi nghi ngờ về kiến thức từ chương của mình bỗng dâng trào trong tâm tưởng... Và sau hết là nỗi hoang mang, liệu ông có thấu hiểu được giáo lý được trình bày trong bộ luận kia không? Không những chỉ bộ luận đó thôi, mà còn nhiều Kinh sách khác, liệu ông có hiểu được gì không, hay cũng chỉ là một kẻ ngu si dốt nát?

    Bà lão xa lạ kia đã nói gì với ông? Những lời nói, mà ông không hiểu đó, mang ý nghĩa gì? Ông muốn hiểu, khát khao muốn hiểu.

    Tilopa liền lên đường đi tìm bà lão xa lạ kia. Sau không biết bao nhiêu năm tháng dài đằng đẵng, đầy mệt mõi với những chuyến đi bươn bả ngược xuôi, cuối cùng vào một đêm khuya, ông tìm thấy bà lão đó trong một khu rừng vắng (có sách nói là gặp trong nghĩa trang). Đôi mắt của bà đỏ rực như hai cục than hồng trong đêm tối.

    Tilopa hiểu ngay đó là một thiên nữ Dâkini. Những thiên nữ này đóng một vai trò rất lớn trong Mật tông Tây Tạng, như truyền dạy các mật pháp bí truyền cho những ai thờ cúng họ. Người ta thường gọi đó là những “thánh mẫu”. Họ thường xuất hiện dưới dạng các bà lão già nua, và dấu hiệu để phân biệt họ là đôi mắt xanh lè hoặc đỏ rực.

    Ngay trong buổi đàm đạo đầu tiên, Thiên nữ đó đã khuyên Tilopa đi đến cảnh trời của các Dâkini để gặp vị nữ chúa tể. Bà báo cho biết trên đường đi đến đó sẽ có vô vàn chông gai nguy hiểm đang chờ đợi ông: hang thẳm hố sâu, thác ghềnh chảy xiết, ác thú hung dữ, ảo ảnh đánh lừa, yêu ma quỷ đói tràn đầy. Nếu ông khống chế được nỗi kinh hãi, nếu ông vượt qua được con đường bé tí như sợi chỉ chạy ngoằn ngoèo qua xứ sở khủng khiếp đó, có thể ông còn bị quái vật ăn thịt nữa. Trong cơn đói khát dày vò, nếu ông chỉ uống một ngụm nước mát hoặc ăn một trái cây đang lủng lẳng trước mặt, ngay trong tầm tay vói, từ những hàng cây sum suê trĩu quả hai bên đường, hoặc nếu ông gặp một cô gái trẻ đẹp mà đứng lại để trò chuyện vui đùa thì lập tức ông biến thành kẻ đần độn quên mất đường về.

    Trâu ngoan không dẫm lúa mạ

  6. The Following 2 Users Say Thank You to Mục đồng For This Useful Post:

    hoangtri (04-02-2017),socnho (04-02-2017)

  7. #4
    Ban Điều Hành Avatar của Mục đồng
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    973
    Thanks
    225
    Thanked 363 Times in 157 Posts




    Ảnh minh họa về Tilopa


    Bà lão dạy cho ông một câu mật chú hộ mạng để làm hành trang lên đường. Ông phải tập trung tư tưởng để niệm câu mật chú đó liên tục không gián đoạn, cho dù gặp phải bất gì cảnh ngộ nào trên đường đi.

    Một số người tin rằng Tilopa đã thực sự thành công trong chuyến viễn trình kỳ ảo đó. Một số khác đã quen thuộc với những hiện tượng xuất hiện trong trạng thái xuất thần thì cho rằng đó chỉ là sự biểu hiện của tâm thức. Một số khác nữa cho rằng tất cả những điều được diễn tả chỉ thuần túy mang tính biểu trưng.

    Dù là gì đi nữa thì theo tiểu sử của ông, Tilopa đã chiêm bái vố số ảnh tượng kinh hoàng hoặc mê ly kỳ ảo đã được cảnh báo trước. Ông đã chiến đấu trên những sườn đồi hiểm trở và trong những thác ghềnh cuồn cuộn. Ông đã phải chịu tê cóng vì tuyết lạnh, chịu cháy nóng giữa sa mạc khô cằn đầy cát mà không bao giờ xao lãng niệm mật chú hộ thân.

    Cuối cùng, ông đến được tòa lâu đài với những dãy tường đồng sáng lóa. Những con quái thú khổng lồ trông rất khủng khiếp nhe nanh há miệng muốn nuốt sống ông, cây cối vung cành lá để ngăn cản bước chân ông. Tuy nhiên, Tilopa vẫn vào được tòa lâu đài kỳ ảo đó: vô số phòng ốc bố trí chằng chịt tạo nó thành một mê cung. Tilopa tìm ra được đường đi và đến tòa cung thất của vị nữ chúa.

    Vị nữ chúa ngồi ở đó trên ngai vàng, với vẻ đẹp siêu phàm tuyệt tục, trang phục cực kỳ lộng lẫy, mỉm cười chào đón vị anh hùng phiêu lãng khi ông ta vừa bước qua ngưỡng cửa.

    Thế nhưng Tilopa không bị vẻ đẹp của vị nữ chúa và ngoại cảnh làm cho dao động, ông cứ bước thẳng lên ngai vàng, miệng vẫn lâm râm đọc mật chú, vất vương miện của nữ chúa xuống đất, lấy chân đạp lên, xé toạc chiếc hoàng bào mạ vàng lấp lánh; khi vị nữ chúa đã hoàn toàn trần truồng, ông liền cưỡng hiếp nàng ngay trên ngai vàng.

    Chinh phục được một Dâkini bằng cách cưỡng hiếp hoặc bằng huyền thuật là chủ đề phổ biến trong nền văn học Mật tông Tây Tạng. Đó là một ẩn dụ nói về sự chinh phục chân lý và là một tiến trình phát triển tâm linh.
    Trâu ngoan không dẫm lúa mạ

  8. The Following 2 Users Say Thank You to Mục đồng For This Useful Post:

    hoangtri (04-02-2017),nguoi ao lam (04-02-2017)

  9. #5
    Ban Điều Hành Avatar của Mục đồng
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    973
    Thanks
    225
    Thanked 363 Times in 157 Posts


    Tilopa truyền pháp cho Narota (3), và Marpa - môn đồ của Narota - là người truyền bá giáo lý của Tilopa vào Tây Tạng. Đệ tử trác việt của Marpa, là nhà thơ khổ hạnh Milarespa (4), đã kế thừa pháp thống và truyền cho Tagpo Lhadji, rồi cứ tiếp tục truyền thừa cho đến ngày nay.





    Ảnh minh họa về Naropa (Narota)

    Tiểu sử của đạo sư Narota, pháp tự của Tilopa, đã phác họa nên một bức tranh lý thú nhưng không kém phần phóng túng về quá trình “thuần hóa” môn đồ của một đạo sư pháp môn “Đốn ngộ” (Sentier direct) hay “Con đường tắt”.

    Câu chuyện về mười hai thử thách lớn và mười hai thử thách nhỏ của nhà học giả Narota đã trở thành kinh điển trong giới huyền thuật Tây Tạng và luôn được kể lại cho các naldjorpa (5) trẻ tuổi để họ noi gương học tập.

    Narota sinh vào thế kỷ thứ mười tại Cachemire (6). Ông là con trai trong một gia đình Bà La môn, kiến thức rất uyên bác và là một cao thủ về huyền thuật. Ông làm Pháp sư chánh tế cho một vị Tiểu vương (rajah). Một hôm vị Tiểu vương xúc phạm đến ông, và Narota quyết tâm báo thù.

    Ông khép mình trong một tòa lâu đài biệt lập, và lập một đàn tràng huyền thuật hình tròn gọi là kyilkhor để giết chết vị Tiểu vương. Khi ông chuẩn bị thi triển huyền thuật thì một Thiên nữ Dâkini bất ngờ xuất hiện, hỏi ông có biết cách tiếp dẫn một “linh hồn” đi về cảnh giới Cực lạc, sau đó đưa hồn về nhập lại xác để hồi sinh hay không. Vị cao thủ huyền thuật này buộc lòng phải thú nhận rằng trình độ của ông còn xa lắm mới đạt đến mức đó. Thiên nữ Dâkini bèn mắng nhiếc ông thậm tệ. Bà chỉ cho ông thấy rằng ta không được quyền hủy hoại những gì ta không có khả năng khôi phục, và tuyên bố hành động hận thù thiếu cân nhắc của ông sẽ khiến ông tái sinh trong hỏa ngục. Narota hoảng sợ nên cầu xin một pháp môn giúp ông thoát khỏi số phận kinh khủng đó. Thiên nữ liền khuyên ông nên đi tìm đạo sư Tilopa để cầu xin truyền thụ pháp môn “Đốn ngộ”, là pháp môn thù thắng vi diệu giúp ta tiêu trừ mọi nghiệp báo và đạt quả vị Niết bàn ngay trong đời này. Nếu Narota thấu triệt được pháp môn này và tu thành chánh quả thì ông sẽ thoát khỏi sinh tử luân hồi, có nghĩa là thoát khỏi cảnh đọa đày trong địa ngục.

    Narota liền dẹp bỏ đàn tràng kyilkhor, rồi vội vã lên đường đi đến Bengale là nơi Tilopa đang sống.
    Lần sửa cuối bởi Mục đồng; 04-02-2017 lúc 11:21 AM
    Trâu ngoan không dẫm lúa mạ

  10. The Following 2 Users Say Thank You to Mục đồng For This Useful Post:

    hoangtri (04-02-2017),Ngọc Quế (04-02-2017)

  11. #6
    Ban Điều Hành Avatar của Mục đồng
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    973
    Thanks
    225
    Thanked 363 Times in 157 Posts


    Lúc đó Tilopa là một đạo sư tiếng tăm vang dội. Sau khi đắc pháp, ông trở thành một nhà tu khổ hạnh avadhoutâ. Đó là loại khổ tu được mô tả là: “tâm không còn yêu ghét, không quan tâm đến vinh nhục, xả ly tất cả, đoạn tuyệt hoàn toàn với gia đình, xã hội và tôn giáo.” Trái lại, Narota thuộc dòng dõi Ấn Độ giáo chính thống, bẩm sinh đã là giai cấp Bà la môn quý tộc thượng lưu. Sự kết hợp hai nhân cách hoàn toàn trái ngược nhau đã làm phát sinh một vở tuồng hài hước, nhưng là một tấn kịch cay đắng cho Narota.

    Buổi hội kiến đầu tiên giữa Narota với vị đạo sư tương lai diễn ra trong một tu viện Phật giáo. Lúc đó, Tilopa gần như trần truồng, ngồi xổm dưới đất ăn cá, vứt một đống xương bên cạnh. Vì không muốn kẻ ăn xin bẩn thỉu kia làm ô uế đến sự thanh khiết của giai cấp mình, Narota liền đi vòng để tránh xa. Lúc đó, một vị Tăng từ trong nhà bếp bước ra quở trách Tilopa đã phạm tội sát sinh trong khuôn viên nhà chùa. Vừa nói, vị Tăng vừa ra hiệu cho Tilopa cút đi. Tilopa không thèm trả lời, mà huơ tay một cái rồi đọc câu mật chú, đống xương cá kia lập tức hồi phục lại phần thịt để trở lại thành một đàn cá, rồi nhảy tung lên không biến mất. Bữa ăn sát sinh tàn bạo kia không lưu lại một dấu vết gì, còn Tilopa thì đi xa mất.

    Narota sững sờ kinh ngạc, một ý tưởng vụt lóe lên trong đầu ông. Kẻ hiển lộ thần thông kia hẳn phải là Tilopa mà ông đang tìm kiếm. Narota vội vàng hỏi thăm và biết ngay trực giác mình đã đúng. Ông gấp rút đuổi theo vị hành giả du già _ yogi _ kia, nhưng ông ta đã bặt tăm.

    Từ đó, Narota bắt đầu một loạt các chuyến viễn du, mà những người viết tiểu sử ông luôn thêm thắt điểm tô thêm, nhưng cơ bản là có thực. Người môn đồ tự nguyện cứ theo đuổi Tilopa từ nơi này sang nơi khác. Mỗi khi nghe tin Tilopa ở nơi nào là ông lập tức tìm đến, nhưng lần nào cũng vậy, hễ ông đến nơi thì Tilopa vừa mới bỏ đi. Nhiều khi Narota gặp được Tilopa một cách tình cờ, song thực ra đó là những ảo ảnh do Tilopa dùng thần thông biến hiện để thử thách vị môn đồ.

    Một hôm, Narota đến gõ cửa một ngôi nhà bên đường để khất thực. Chủ nhà bố thí cho ông một vò rượu, nhưng ông từ chối vì một tu sĩ Bà la môn không được quyền uống rượu. Ảo cảnh lập tức tan đi, ngôi nhà biến mất, chỉ một mình ông đứng cô đơn giữa đường, trên không nghe vọng lại tiếng cười chế nhạo của Tilopa: “Chính là ta đó!”.

    Một lần khác, khi một người dân làng nhờ ông giúp lột da một con vật chết. Ở Ấn Độ, đây là công việc của giai cấp paria hạ tiện. Đối với một tu sĩ Bà la môn, chỉ cần đến gần những người thuộc giai cấp đó cũng đủ để bị ô uế rồi. Narota vội bỏ chạy, trong lòng cảm thấy ghê tởm và phẫn nộ. Ông lại nghe đạo sư Tilopa cười nhạo từ cõi vô hình: “Chính là ta đó!”.

    Một ngày khác, Narota thấy một người đàn ông đang nắm tóc bà vợ đánh đấm túi bụi, bà này gào khóc kêu cứu. Thấy ông đi tới, gã kia kêu lên: “Đây là vợ tôi, tôi muốn giết mụ ta, tới giúp tôi một tay, không thì đi tránh giùm cho”. Narota nổi giận xông tới giằng gã đàn ông ra, đánh cho y một trận thừa sống thiếu chết để cứu người phụ nữ. Lần này, ông lại nghe tiếng đạo sư Tilopa cười khinh bỉ: “Chính là ta đó!”.

    Các cuộc phiêu lưu khác tiếp theo của Narota cũng tương tự như vậy.

    Dù là một cao thủ huyền thuật, nhưng Narota vẫn không sao lường được cảnh tượng biến ảo khôn lường do Tilopa bày ra. Ông muốn điên cả đầu, thế nhưng khát vọng tìm cho được Tilopa để làm lễ bái sư càng thôi thúc ông mãnh liệt. Narota lang thang khắp xứ sở, lớn tiếng kêu gọi tên vị đạo sư thần bí; vì biết rằng vị đạo sư kia có thể hóa thân thành mọi hình tướng, nên ông sẵn sàng quỳ phủ phục dưới chân của mọi khách qua đường để lễ bái.

    Trâu ngoan không dẫm lúa mạ

  12. The Following User Says Thank You to Mục đồng For This Useful Post:

    nguoi ao lam (04-02-2017)

  13. #7
    Ban Điều Hành Avatar của Mục đồng
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    973
    Thanks
    225
    Thanked 363 Times in 157 Posts


    Một buổi chiều nọ, Narota đến một nghĩa trang. Một bó củi nằm lăn lóc ở một góc, thỉnh thoảng có ngọn lửa lóe ra, giữa các thanh củi cháy dở là một xác người co quắp cháy đen. Nhờ ánh lửa, Narota thấy loáng thoáng có một người nào đó nằm dài dưới đất. Ông xem kỹ lại thì thấy người kia đang nhìn ông mỉm cười tinh quái. Narota vụt hiểu ngay, ông liền quỳ mọp xuống và đặt bàn chân của sư phụ lên đầu. Lần này thì Tilopa không biến mất nữa.

    Suốt bao nhiêu năm, Narota đi theo hầu hạ mà vị sư phụ lại không hề dạy cho đệ tử một chữ nào.Trái lại, Narota lại tỏ ra hết lòng tuân mệnh và tin tưởng thầy tuyệt đối, dù phải chịu đựng vô vàn điều thử thách. Tôi xin kể lại một vài điều.

    Theo tập quán của những những khổ tu Ấn Độ, thì hàng ngày Narota phải đi khất thực và trở về với bình bát chứa cơm, canh. Ông dâng bình bát lên cho sư phụ, và theo giới luật, ông chỉ được ăn sau khi đạo sư _ gourou _ của mình đã ăn no. Tilopa ăn hết sạch và bảo rằng thức ăn ngon quá nên muốn ăn thêm. Không đợi thầy nói thêm, Narota đã vội vã ôm bình bát đến nhà vị thí chủ tốt bụng để xin thêm. Đến nơi thì ông thấy cửa đã đóng, nhưng vị môn đồ kia không nản chí. Ông phá cửa, đi vào nhà bếp thì thấy vẫn còn cơm canh vẫn còn trên lò lửa, liền múc thêm cơm canh cho đúng với sở thích của sư phụ. Đúng lúc đó vị chủ nhà quay trở về, bèn cho ông một trận đòn ra trò khiến mặt mày thâm tím.

    Narota cố lết thân về gặp Tilopa, nhưng vị sư phụ chẳng thèm ngó ngàng gì đến gã đệ tử đáng thương, mà chỉ buông một câu khinh khỉnh:

    - Vì ta mà ngươi phải chịu đựng bao điều khổ cực. Chắc ngươi rất hối hận vì đã làm đệ tử ta phải không?

    Dù thân thể đau đớn như dần, Narota đáng thương vẫn cố lấy hết sức để thề rằng ông hoàn toàn không hề hối hận khi nhận Tilopa làm sư phụ. Ông cho rằng được làm môn đồ của đạo sư như Tilopa phải trả một giá rất đắt, có khi bằng cả sinh mạng.

    Một lần khác khi đi cạnh một ống cống lộ thiên, Tilopa quay sang hỏi các đệ tử cùng đi với mình:

    - Nếu ta yêu cầu thì ai trong số các ngươi dám uống nước cống này?

    Vấn đề không chỉ là vượt qua được cảm giác tởm lợm, mà còn phải chịu đựng sự uế tạp, một điều rất nghiêm trọng đối với tu sĩ thuộc đẳng cấp Bà la môn. Trong khi các đệ tử khác còn đang do dự thì Narota đã bước tới để uống thứ nước cống kinh tởm kia.

    Trâu ngoan không dẫm lúa mạ

  14. #8
    Ban Điều Hành Avatar của Mục đồng
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    973
    Thanks
    225
    Thanked 363 Times in 157 Posts


    Thử thách sau đây càng dã man hơn nữa.

    Hai thầy trò sống trong một thảo am ở bìa rừng. Một hôm, khi đi khất thực ở làng về, Narota thấy trong lúc ông vắng mặt, Tilopa đã vót một số xiên tre và đang trui chúng trên lửa. Narota ngạc nhiên, liền hỏi sư phụ mình dùng thứ đó để làm gì.

    Tilopa mỉm cười đầy ý nghĩa, rồi hỏi:

    - Nếu bị ta bắt buộc thì liệu ngươi có chịu đau nổi không?

    Narota liền trả lời rằng ông đã tận hiến cho sư phụ nên sư phụ muốn làm gì tùy thích.

    - Vậy thì hay lắm - Tilopa ra lệnh - ngươi hãy chìa tay ra đây.

    Narota ngoan ngoãn vâng lời. Tilopa liền dùng các xiên tre đang nóng đâm vào từng móng tay, móng chân của Narota. Bỏ mặc tên đệ tử đang quằn quại đau đớn trong thảo am, Tilopa thản nhiên bỏ đi ra ngoài và dặn Narota cứ nằm đó chờ ông về.

    Mấy ngày hôm sau, vị đạo sư tàn nhẫn kia mới quay về. Ông thấy gã đệ tử đang ngồi xổm trong lều, các xiên tre vẫn còn đâm sâu vào da thịt.

    Tilopa cất tiếng hỏi:

    - Mấy ngày qua sống một mình, ngươi suy nghĩ những gì? Giờ đây có phải ngươi đang nghĩ rằng ta là một gã sư phụ mất hết nhân tính và tốt nhất là nên bỏ đi, có đúng vậy không?

    Narota liền đáp:

    - Con đang nghĩ đến cuộc sống khủng khiếp đang chờ con ở Địa ngục, nếu như con không có cơ duyên được gặp sư phụ để học pháp môn “Đốn ngộ”, giúp con chứng ngộ và giải thoát khỏi Sinh tử Luân hồi.

    Trâu ngoan không dẫm lúa mạ

  15. The Following 2 Users Say Thank You to Mục đồng For This Useful Post:

    nguoi ao lam (04-02-2017),socnho (04-02-2017)

  16. #9
    Ban Điều Hành Avatar của Mục đồng
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    973
    Thanks
    225
    Thanked 363 Times in 157 Posts


    Tôi xin kể thêm một thử thách hài hước khác nữa.

    Tilopa đang cùng môn đồ đi dạo thì gặp một đám rước cô dâu. Vị đạo sư liền ngoảnh mặt hỏi các môn đồ:

    - Trong các ngươi đây, ai có thể cướp được cô dâu đem đến cho ta? Ta thích cô ta.

    Một lần nữa, trước khi Tilopa dứt lời, Narota đã xông tới đám rước. Đoàn người trong đám rước nhận ra đó là một vị tu sĩ Bà la môn nên ngỡ rằng ông ta đến để ban phước cho cô dâu. Nhưng khi thấy Narota nắm lấy cô dâu toan dắt đi thì nào gậy gộc, nào guốc dép, nào hộp đựng lễ vật thi nhau đập tới tấp lên người Narota. Và vị môn đồ nhiệt tình kia một lần nữa lại nằm im bất động tại chỗ sau trận đòn chí mạng.

    Ngay sau khi hồi tỉnh, ông đã vội lê bước một cách khó nhọc theo Tilopa. Vị đạo sư quái dị vẫn chào đón ông bằng câu nói quen thuộc sau mỗi lần thử thách: “Ngươi có hối hận không?” Và cũng như mọi lần, Narota khẳng định dù phải có chết muôn vạn lần ông vẫn cầu mong được làm đệ tử Tilopa.

    Tiếp theo đó, ông phải nhảy xuống từ mái nhà cao, băng qua lò lửa, và hoàn thành nhiều điều thử thách lạ thường suýt mấy lần khiến ông mất mạng.

    Sau một chuỗi dài những khổ đau, cuối cùng Narota đã được bù đắp công lao, nhưng không phải bằng hình thức điểm đạo hay truyền pháp thông thường.

    Nếu chúng ta tin vào truyền thống thì Tilopa đã sử dụng một phương pháp khai ngộ dị thường, giống thủ pháp của các thiền sư Trung Quốc.

    Một điều chắc chắn là mặc dù không được Tilopa trực tiếp chỉ giáo trong giai đoạn nhập môn, nhưng Narota vẫn tiếp nhận được một số giáo lý thù thắng của sư phụ. Sự kiện ông chứng ngộ được tả như sau:

    Trâu ngoan không dẫm lúa mạ

  17. The Following 2 Users Say Thank You to Mục đồng For This Useful Post:

    nguoi ao lam (04-02-2017),socnho (04-02-2017)

  18. #10
    Ban Điều Hành Avatar của Mục đồng
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    973
    Thanks
    225
    Thanked 363 Times in 157 Posts


    Narota đang ngồi bên đống lửa ở giữa trời với sư phụ, thì Tilopa không nói không rằng, bất ngờ cổi giày quất vào mặt ông một cái "như trời giáng" khiến vị đệ tử tối tăm mặt mày, mắt nổ đom đóm, nhưng đúng lúc đó ông hoát nhiên đại ngộ diệu pháp “Đốn ngộ” Thượng thừa.

    Narota có rất nhiều đệ tử, nhưng đúng theo truyền thống, ông không thử thách hay gây khổ đau cho đệ tử như ông đã từng trải qua.

    Sau khi trở thành một đạo sư lỗi lạc, Narota dành nhiều năm (có tài liệu nói là mười hai năm liên tục) để thiền định và đạt được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (Mtchog gi ngos grub) như Đức Phật.

    Khi về già, ông lui về Hy Mã Lạp Sơn sống ẩn tu.

    Narota nổi tiếng ở Tây Tạng với tư cách là gourou của Marpa, và Marpa là sư phụ của nhà thơ thánh tăng khổ hạnh Milarespa, mà cuộc đời cùng những bài thơ còn được truyền tụng mãi mãi trong lòng người Tây Tạng.

    Nếu Narota dịu dàng với đệ tử thì Marpa lại khác hẳn. Ông đày đọa Milarespa suốt mấy năm trời, không biết bao nhiêu lần ông bắt Milarespa xây nhà xong, ông đập phá và bắt phải xây lại.

    Milarespa phải một mình đào đá và khuân trên vai để đi đến chỗ xây nhà. Đá nặng làm bong da, gây nhiễm trùng lở loét cả đôi vai, nhưng người cha tinh thần của kẻ lao động nhọc nhằn kia lại không hề nhận thấy sự tàn bạo của mình. Bà vợ thương Milarespa như đứa con mình, nên bà ta với nước mắt đoanh tròng, trách cứ đức ông chồng sao quá nhẫn tâm. Ông này bèn cho phép gã đệ tử khố khổ kia lót thêm một miếng vải dạ trên vai để giảm bớt đau cho vết thương khi khuân đá. Ở Tây Tạng thì người ta chỉ làm điều này với những con vật thồ.

    Ngôi nhà do Milarespa xây ngày nay vẫn còn ở Lhobrag, thuộc miền Nam Tây Tạng.

    Người Tây Tạng luôn cho rằng những câu chuyện này đều trung thực tuyệt đối mà không mảy may nghi ngờ gì cả. Nếu không thể sánh được đức tin với họ thì tốt nhất là chúng ta nên xem tất cả những cuộc phiêu lưu lạ thường của những đệ tử nhập môn cùng những sự cố khó tin đó chỉ thuần là hư cấu.

    Trâu ngoan không dẫm lúa mạ

  19. The Following 3 Users Say Thank You to Mục đồng For This Useful Post:

    socnho (04-02-2017),trangsoiduong (04-02-2017),Tuấn Kiệt (08-11-2017)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 2 người đọc bài này. (0 thành viên và 2 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •