DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 2/2 ĐầuĐầu 12
Hiện kết quả từ 11 tới 11 của 11
  1. #11
    Ban Điều Hành Avatar của Mục đồng
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    973
    Thanks
    225
    Thanked 363 Times in 157 Posts


    Tâm hồn người Tây Tạng vẫn không có gì biến đổi kể từ thời Marpa ở thế kỷ thứ mười. Tôi đã gặp rất nhiều Lạt ma mà cuộc đời chỉ là bản sao của đời sống nội tâm và phong tục tập quán ở xứ sở họ, giống hệt như sách vở mô tả, chính xác đến tận từng chi tiết nhỏ nhất.

    Những đệ tử nhập môn muốn tầm sư học đạo, nếu không có được nhiệt tình và lòng tin tuyệt đối như Marpa hay Milarespa - vì đó là trường hợp đặc biệt ngoại lệ, thì ít ra cũng phải sẵn sàng hy sinh và đón nhận những chuyện dị thường, và thế là cuốn tiểu thuyết lạ lùng kia lại được lặp lại từng ngày, ở khắp bốn phương trong cái “Xứ Tuyết” này.

    Bị tác động bởi sự sợ hãi, bởi sự hoang mang xao xuyến bủa vây trong tâm hồn trong thời gian bị thử thách quyết tâm, hoặc bởi những chuyến viễn du dài dằng dặc qua những vùng hoang liêu cô tịch, nên những người đệ tử nhập môn tìm đến thế giới ẩn tu của vị sư phụ mà họ chọn lựa, trong một trạng thái tinh thần khác người. Vẻ ảm đạm hoang liêu của nơi ẩn tu cũng như danh tiếng về huyền thuật của những vị thầy đó đã gây ấn tượng sâu đậm lên tâm hồn người đệ tử, và không còn nghi ngờ gì nữa, cái tâm hồn đó đang khát khao đón nhận những phép lạ diễn ra trong từng bước chân đi.

    Kể từ ngày đó, và trong suốt quãng thời gian tu tập tâm linh về sau, người đệ tử sẽ liên tục sống trong cảnh giới dị thường huyền ảo. Chung quanh anh ta, đất trời đang ôm nhau khiêu vũ, quỷ thần sẽ đem những ảo ảnh kinh khiếp để khủng bố anh ta, và một khi người đệ tử vượt qua được nỗi sợ hãi thì ảo ảnh kia trở nên khôi hài, lố bịch. Những biến cố hãi hùng đến khó tin đó sẽ nối tiếp nhau trong suốt nhiều năm tháng: mười năm, hai mươi năm hoặc nhiều hơn thế nữa. Chúng sẽ đày đọa người đệ tử cho chết đi sống lại, trừ phi đến một ngày nào đó, anh ta bừng tỉnh khỏi cơn ác mộng và hoát nhiên đại ngộ. Đến lúc đó, người đệ tử sẽ đến phủ phục quỳ dưới chân thầy khắt khe kia để nói lời từ biệt mà không xin học thêm gì khác nữa.


    ---------------

    (1) Truyền thuyết kể rằng trong một tiền kiếp, tiền thân Phật đã hy sinh thân mình để được nghe hết một bài kệ về Chánh pháp. Khi quỷ La sát đọc cho tiền thân Đức Phật nghe hai câu kệ: “Chư hành vô thường, thị sanh diệt pháp”. Tiền thân Đức Phật xin nghe thêm hai câu chót, quỷ ra điều kiện nghe rồi phải hiến thân cho quỷ ăn thịt. Tiền thân Đức Phật nhận lời. Quỷ bèn đọc tiếp: “Sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc”. Tiền thân Đức Phật nghe xong từ cây cao rơi xuống miệng quỷ. Giai thoại này trong Phật giáo gọi là “Tuyết Sơn bán kệ”.

    (2) Bản dịch được thực hiện theo nguyên bản tiếng Pháp Mystiques et Magicciens du Tibet, NXB PLON, 1929, các trang 181-192.

    (3) Narota là tên đúng, nhưng người Tây Tạng lại thường gọi ông là Naropa.

    (4) Chúng ta thường quen với tên Milarepa hơn (HNC).

    (5) Theo nghĩa đen là “người đã đạt đến trạng thái thanh tĩnh tuyệt đối”, nhưng đám đông quần chúng lại cho rằng đó là những bậc khổ tu có nhiều pháp thuật.

    (6) Tiếng Anh Kasmir: chỉ vùng thung lũng phía Nam ở cực Tây của dãy Hy Mã Lạp Sơn (HNC).

    Trâu ngoan không dẫm lúa mạ

  2. The Following 4 Users Say Thank You to Mục đồng For This Useful Post:

    cát bụi (04-04-2017),socnho (04-13-2017),trangsoiduong (04-04-2017),Tuấn Kiệt (08-11-2017)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •