PHÁP HOA HUYỀN NGHĨAPHẨM TỰA THỨ NHẤT__________________________________________________ ______________________________________
Thêm vào việc nói Kinh Vô-Lượng-nghĩa và nhập định Vô-lượng-nghĩa, Phật còn phóng quang để cho chúng-sanh sáng mắt thấy ba cõi tuy khác, nhưng đều chung ở trong một nguồn ánh sáng tượng trưng ở đây bằng luồng hào-quang từ giữa đôi mày phóng ra. Nguồn Ánh-sáng ấy là Thể, là Tâm. Do đây mà có câu: “Nhất thế do tâm tạo”.
Cho chúng-sanh thấy để dễ tin lời Phật sắp nói. Đoạn chót bài trùng-tuyên của Văn-Thù có câu: “Kim Phật phóng quang-minh, trợ phát thực tướng nghĩa”[1] là nghĩa đó.
Thực-tướng là chân-cảnh, mà chân-cảnh là Chân-lý tuyệt đối vậy.
Lấy cái biết của thế-nhân mà muốn biết cảnh này, không sao biết được (phi tâm-thức khả tri). Mà không phải người Trí cũng không hiểu được (phi Trí bất nhập).
Vậy muốn học Kinh Diệu-Pháp phải “triệt lục căn tứ đại chướng ngại”[2]. Còn 8 vương-tử phải theo cha xuất gia, nghĩa là kiến Tánh chưa đủ, phải sửa 8 thức theo Tánh mới được: Tánh quy, Thức quy.
Phẩm đầu lấy tên là Phẩm Tự mà E. Burnouf dịch là: Le sujet (đề tài).
Vậy đề tài của Kinh Diệu-Pháp như thế nào?
Đề tài ấy là: Chỉ Thật-tướng Chân-cảnh (montrer le monde de la Réalité) và cảnh đó là cảnh của Chân Tâm vậy.
[1] Nay Phật phóng hào-quang sáng, là để giúp sự khai phát nghĩa của Thực-tướng.
[2] Phải xô ngã những chướng ngại do 6 căn của thân”tứ đại” dựng lên.