DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 10/11 ĐầuĐầu ... 891011 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 91 tới 100 của 109
  1. #91
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM THƯỜNG BẤT KHINH BỒ-TÁT THỨ 20.
    __________________________________________________ ______________________________________


    PHẨM THỨ 20

    THƯỜNG BẤT KHINH BỒ-TÁT

    (Le Religieux Sadâparibhuta)


    Lúc bấy giờ, Phật bảo Bồ-tát Đại-Thế: “Ngươi nay nên biết, nếu Tỳ-khưu, Tỳ-khưu-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di trì Kinh Pháp-Hoa mà bị mắng nhiếc chê bai, thời người mắng nhiếc chê bai mắc tội báo lớn như trước đã nói, còn người trì Kinh thì đặng công-đức như cũng đã nói rồi: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, đặng thanh-tịnh.

    “Này Đại-Thế, thuở xưa cách nay vô lượng vô biên số kiếp, có Phật hiệu Oai-Âm-Vương ra đời, nhằm thời (kiếp) Ly-Suy, tại nước Đại-Thành. Vì người cầu quả Thanh-văn, Phật nói pháp Tứ-đế; vì người cầu quả Bích-chi-Phật, Ngài nói pháp Thập-nhị nhân-duyên; vì hàng Bồ-tát cầu Vô-thượng-giác, Ngài nói pháp Ba-la-mật dẫn đến cứu-kính Phật-huệ.

    “Đắc-Đại-Thế, Phật Oai-Âm-Vương sống lâu 40 ức Na-do-tha Hằng-sa kiếp; Chánh-pháp của Phật trụ trong một số kiếp nhiều như vi-trần của một thế-gian; Tượng-pháp trụ trong một số kiếp nhiều như vi-trần của 4 châu. Sau khi Phật Oai-Âm-Vương diệt độ, Chánh-pháp, Tượng-Pháp diệt độ, một Đức Phật khác ra đời, cùng tại một nước, cũng lấy hiệu là Oai-Âm-Vương. Sau đó và tuần tự, có hai muôn ức Đức Phật ra đời cùng một danh-hiệu”.

    “Phật Oai-Âm-Vương đầu tiên diệt độ rồi và sau lúc Chánh-pháp diệt độ thời trong thời Tượng-pháp, các Tỳ-kheo tăng-thượng-mạn([1]) có thế lực lớn. Bấy giờ có một Bồ-tát tên Thường-Bất-Khinh([2]). Sở dĩ có tên này là vì mỗi khi gặp các hàng Tỳ-khưu, Tỳ-khưu-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Bồ-tát lễ lạy khen ngợi: “Tôi rất kính quí vị, không dám khinh dễ, vì quí vị đều đi trên đường Bồ-tát và sẽ được làm Phật". Bồ-tát Thường-Bất-Khinh không chuyên đọc Kinh điển, chỉ thực hành việc lễ bái, thậm chí hễ xa thấy tứ chúng là lạy nói: “Tôi chẳng dám khinh quí vị, quí vị đều sẽ làm Phật”.

    “Trong tứ chúng, có người lòng bất tịnh, giận mắng: “Ông vô-trí tỳ-khưu này, ở đâu đến mà cứ nói 'tôi chẳng dám khinh quí vị rồi lại thọ-ký cho chúng tôi sẽ thành Phật; chúng tôi không dùng lời thọ-ký láo khoát đó đâu !”.

    “Tuy trải qua nhiều năm bị mắng nhiếc, Bồ-tát Thường-Bất-Khinh không giận hờn, cứ luôn nói: “Quí vị sẽ làm Phật”. Lắm khi bị đánh mắng bằng gậy, bị ném gạch đá, Bồ-tát chạy tránh ra xa, miệng vẫn nói: “Tôi chẳng dám khinh quí vị, quí vị đều sẽ làm Phật”. Vì đó mà ông được gọi là : Thường-Bất-Khinh”.

    “Lúc Bồ-tát Thường-Bất-Khinh mệnh chung, trong hư-không nghe tiếng của trọn hai mươi ngàn muôn ức bài kệ Kinh Pháp-Hoa của Phật Oai-Âm đã nói thuở trước. Nghe xong, Bồ-tát liền năng thọ-trì, đặng sáu căn thanh-tịnh như đã nói. Sáu căn đặng thanh-tịnh rồi, Bồ-tát sống thêm hai trăm muôn ức Na-do-tha tuổi, vì người rộng nói Kinh Pháp-Hoa”.

    “Lúc đó, những người trong tứ-chúng trước kia đã khinh rẻ Bồ-tát Thường-Bất-Khinh, nay thấy Bồ-tát đặng sức thần-thông lớn, sức nhạo-biện-tài, sức đại-thiện-lực([3]) và nghe Bồ-tát thuyết pháp, đều tin phục và theo Bồ-tát.
    (làm đệ tử)”.


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  2. The Following User Says Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    socnho (04-23-2017)

  3. #92
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM THƯỜNG BẤT KHINH BỒ-TÁT THỨ 20.
    __________________________________________________ ______________________________________


    “Bồ-tát Thường-Bất-Khinh giáo hoá ngàn muôn chúng, khiến đứng yên trong Vô-thượng-giác. Những chúng ấy, sau khi mệnh chung, đặng gặp hai ngàn ức Phật, đồng hiệu Nhật-Nguyệt Đăng-Minh trong pháp-hội nói Kinh Pháp-Hoa này. Nhờ nhân-duyên đó, những chúng ấy lại gặp hai ngàn Phật đồng hiệu Vân-Tự-Tại Đăng-Vương tại pháp-hội của các Ngài, rồi thọ-trì, đọc tụng, vì hàng tứ-chúng nói Kinh Pháp-Hoa, cho nên sáu căn thường mà đặng thanh-tịnh, nói pháp cho tứ chúng nghe mà lòng không sợ sệt”.

    “Này Đắc-Đại-Thế, sau khi cúng dường cung kính, tôn trọng bao nhiêu đức Phật như thế và trồng các rễ lành, Bồ-tát Thường-Bất-Khinh cuối cùng lại gặp ngàn muôn ức Phật, theo Phật-pháp mà nói Kinh này, thành tựu công-đức và sẽ thành Phật”.

    “Nay Đắc-Đại-Thế, ngươi có biết Bồ-tát Thường-Bất-Khinh thuở ấy là ai chăng? Đó là thân ta vậy. Nếu đời trước ta chẳng thọ-trì đọc tụng và giải nói cho người khác nghe Kinh này, thời ta chẳng thể mau đặng Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác. Vì ta đã có trong nước Phật, thọ trì, đọc tụng và vì người khác nói Kinh này, nên mau đặng Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác”.

    “Này Đắc-Đại-Thế, những Tỳ-khưu, Tỳ-khưu-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di của thời đã nói, vì khinh tiện ta, nên trong hai trăm ức kiếp luôn luôn chẳng gặp Phật, chẳng nghe Pháp, chẳng thấy Tăng, ngàn kiếp ở Địa-ngục chịu khổ não lớn. Hết tội rồi, lại gặp Bồ-tát Thường-Bất-Khinh giáo hoá cho về Vô-thượng-giác”.

    “Này Đắc-Đại-Thế, bốn chúng đã khinh khi Bồ-tát Thường-Bất-Khinh nào phải ai lạ, chính đó là những người hiện nay đều là bậc Bất-thối-chuyển trên đường Chánh-giác, tức là bọn 500 Bồ-tát của Bạt-Đà-Bà-La, bọn 500 Tỳ-khưu của Sư-Tử-Nguyệt, bọn 500 Ưu-bà-tắc của Ni-tư-Phật, đang ở trong pháp-hội này”.

    “Này Đắc-Đại-Thế, phải biết Kinh Pháp-Hoa này rất lợi ích cho các đại Bồ-tát, có thể giúp họ đến Vô-thượng-giác, cho nên sau khi Phật diệt độ, phải thường thọ trì, đọc tụng, giải nói”.


    Đức Phật bèn đọc một bài kệ nhắc lại nghĩa vừa nói.


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  4. The Following User Says Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    socnho (04-23-2017)

  5. #93
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM THƯỜNG BẤT KHINH BỒ-TÁT THỨ 20.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Huyền nghĩa:

    Ly-Suy là lìa sự suy-tổn, tướng của cái chết. Vậy ly-suy là xa lìa cái chết, tức là Giải-thoát sanh tử. Ai giải-thoát được sự sanh-tử là người không còn quyến luyến cảnh thế-gian. Có giải-thoát mới thực hiện được một sự thành-công vĩ đại (Đại-thành) là thực-hiện cái Chân-ngã (Oai-Âm-Vương) là nghe được tiếng của tâm (âm), nhận chịu sự điều khiển của oai quyền ấy (oai) như oai quyền của một nhà vua (Vương).

    Tâm chỉ có một, cho nên bao nhiêu Phật cũng chỉ có một danh hiệu. Phật lại là Pháp, cho nên cũng chỉ có một Pháp. Do đây Kinh nói Phật Oai-Âm nào cũng chỉ thuyết Tứ Diệu-đế, Thập-nhị nhân-duyên, Lục ba-la-mật.

    Lúc tâm còn trong trắng (Phật chưa diệt độ), hoặc trong lúc tâm hết trong trắng (Phật đã diệt độ) mà con người chưa quá xa tâm (thời Chánh-pháp) thời còn khá, vì con người còn có khi biết mình là ai. Đến khi quá xa rồi (Chánh-pháp diệt tới thời Tượng-pháp), con người tự quên mình, luôn luôn tự khinh mình, ai bảo mình có khả năng làm Phật (trở thành sáng suốt) thời không tin lại nhạo báng, cho nên phải sa vào chỗ tối tăm (không gặp Phật), nghe chân-lý không được (chẳng nghe Pháp) và sống trái với cái Hoà của vũ-trụ (chẳng gặp Tăng). Do đây mà phải chịu khổ não.

    Ngày nào thức tỉnh (hết tội), không còn tự khinh mình nữa (được Bồ-tát Thường Bất-Khinh giáo hoá) thì sẽ đi về nẻo Vô-thượng-giác.

    Phải luôn luôn đừng khinh mình (Thường-Bất-Khinh). Mỗi chúng ta phải là một Bồ-tát Thường-Bất-Khinh đối với chúng ta, ngày đêm phải tự nhắc: “Ngươi sẽ thành Phật”.


    -------------

    [1] Tăng-thượng-mạn: Ngạo nghễ, tu chưa đắc quả mà tự cho là đã đắc.

    [2] Thường-Bất-Khinh: Luôn luôn không khinh dễ

    [3] Thần-thông, tài biện luận và đức thiện, khi tu tập đến mức rộng lớn thời trở thành những sức mạnh tinh thần, vì vậy gọi là sức (lực).

    -------------

    N.Q góp ý :

    Tất cả chúng sinh quanh ta _ kể cả 6 loại : Địa ngục, Ngạ Quỷ, Súc sinh, ......._ kể cả những kẻ thù ghét ta, hãm hại ta _ thảy đều bình-đẳng trong Thật Tánh, cũng bình-đẳng trong Giả Tướng. Cho nên nếu ta có tâm bất bình đẳng với bất kỳ ai, bất kỳ chúng sanh nào, tức là ta chưa hiểu ý nghĩa của Phẩm Thường Bất Khinh này !


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  6. The Following 2 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    hoangtri (04-24-2017),socnho (04-23-2017)

  7. #94
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM NHƯ-LAI THẦN-LỰC THỨ 21.
    __________________________________________________ ______________________________________


    PHẨM THỨ 21

    NHƯ-LAI THẦN-LỰC


    (Effet de la puissance surnaturelle du Tathâgata)



    Lúc bấy giờ, vô số Bồ-tát đã từ đất vọt lên đều ở trước Phật (Thích-Ca). Tất cả đều nhất tâm chắp tay, chiêm ngưỡng dung nhan Phật mà bạch rằng: “Thế-Tôn, sau khi Phật diệt độ, chúng con sẽ rộng nói Kinh này (Pháp-Hoa) ở xứ nào của quốc-độ mà nơi đó các phân-thân Phật diệt độ. Tại sao thế? Tại chúng con cũng tự muốn lãnh giữ, đọc tụng, giải nói, biên chép để cúng dường “pháp lớn chân-tịnh”.

    Lúc ấy, trước mặt Văn-Thù Sư-Lợi và vô lượng Bồ-tát xưa kia ở thế-giới Ta-bà, cùng các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di và Thiên, Long bát bộ. Thế-Tôn hiện sức thần-thông lớn là le lưỡi rộng dài tới cõi Trời Phạm-thế và từ các lỗ chân lông phóng ra vô số tia sáng đủ màu, khắp soi mười phương thế-giới. Các đức Phật ngồi trên toà Sư-tử, dưới cội cây báu, cũng làm như thế: le lưỡi rộng dài và phóng vô lượng ánh sáng.

    Đức Phật Thích-Ca và các đức Phật dưới cây báu hiện sức thần-thông mãn trăm ngàn năm, sau đó mới rút lưỡi vô và đồng thời tằng-hắng và cùng chung khảy móng tay. Hai thứ tiếng vang đó lan khắp mười phương thế-giới của chư Phật, làm đất rung động sáu cách. Trời, Rồng, Dạ-xoa…. người và loài chẳng phải người v.v…, nhờ sức thần của Phật, đều thấy trong cõi Ta-bà này vô lượng vô biên trăm ngàn muôn ức Phật ngồi trên toà Sư-tử, dưới những cây báu, và thấy Phật Thích-Ca và Đa-Bảo Như-Lai ngồi trên toà Sư-tử trong tháp báu. Lại thấy vô lượng vô biên trăm ngàn muôn ức Bồ-tát và tứ chúng cung kính vây quanh đức Phật Thích-Ca. Tất cả đều vui mừng như đặng cái chưa từng có.


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  8. #95
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM NHƯ-LAI THẦN-LỰC THỨ 21.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Ngay lúc ấy, chư Thiên trong hư-không lớn tiếng xướng lên: “Cách đây vô lượng thế-giới, có nước tên Ta-bà, nơi ấy có Phật hiệu Thích-Ca hiện đang vì các đại Bồ-tát nói Kinh Đại-thừa tên “Diệu-Pháp Liên-Hoa giáo Bồ-tát sở hộ niệm”. Các ngươi nên vui theo trong thâm tâm, cũng nên lễ bái cúng dường Phật Thích-Ca”

    Chúng-sanh nghe tiếng trong hư-không ấy rồi, bèn chắp tay, quay về cõi Ta-bà, nói: “Nam-mô Thích-Ca Mâu-Ni Phật! Nam-mô Thích-Ca Mâu-Ni Phật!” rồi dùng các món hoa, hương, chuỗi ngọc, cờ, lọng…. xa rải xuống thế-giới Ta-bà. Các vật rải đó. từ mười phương đến ví như mây đùn, biến thành một bức màng báu trùm khắp không-gian, phía trên chư Phật. Bấy giờ thế-giới mười phương thông suốt với nhau, không gì ngăn ngại, như là một nước Phật duy nhất.

    Lúc bấy giờ, Phật bảo các hàng Bồ-tát bậc thượng-hạnh: “Sức thần-thông của chư Phật vô lượng vô biên, không thể nghĩ bàn là như thế. Nếu ta dùng thần-thông ấy mà nói bày công-đức của Kinh Diệu-Pháp để lưu truyền về sau, thì dầu có trải qua vô lượng vô biên trăm ngàn muôn ức kiếp cũng chẳng nói hết. Tóm lại, tất cả pháp của Như-Lai, tất cả thần lực tự-tại của Như-Lai, tất cả kho tàng bí-yếu của Như-Lai đều được tuyên bố, bày giải, nói rõ trong Kinh Diệu-Pháp, cho nên, sau khi Như-Lai diệt độ, các ngươi phải một lòng thọ trì, đọc tụng, giải nói, biên chép và tu hành đúng theo lời Kinh, hoặc chỗ nào có quyển Kinh Pháp-Hoa, bất luận nơi đó là vườn, là rừng, là dưới cội cây, là phòng chư Tăng, là nhà người thế-tục, là chỗ thờ Phật, là núi hoang, đồng trống, thời nên dựng tháp cúng dường. Vì sao? Vì phải biết chỗ có Kinh đó là đạo-tràng, là nơi chư Phật đặng Vô-thượng-giác, là nơi chư Phật Chuyển-pháp-luân, là nơi chư Phật nhập Niết-bàn.


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  9. #96
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM NHƯ-LAI THẦN-LỰC THỨ 21.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lúc đó, để lập lại nghĩa vừa nói, Thế-Tôn nói bài kệ:

    Chư Phật, đấng cứu thế,
    Vững trong thần-thông lớn,
    Để vui đẹp chúng-sanh,
    Hiện vô lượng sức thần:
    Lưỡi dài đến trời Phạm
    Thân ánh vô số tia
    Vì người cầu nẻo Phật
    Hiện sự ít có này.
    Tiếng tằng-hắng chư Phật
    Cùng tiếng khảy móng tay
    Khắp nghe mười phương nước
    Đất đều rung sáu cách.
    Sau khi Phật diệt độ,
    Người giữ được Kinh này,
    Các Phật đều vui mừng
    Hiện vô lượng thần-lực.
    Vì muốn lưu truyền Kinh
    Nên khen người thọ trì
    Nhưng dầu vô lượng kiếp
    Cũng không khen hết lời
    Công-đức của người đó
    Vô biên, vô cùng tận,
    Như hư-không mười phương
    Không biết đâu ranh rấp,
    Người trì được Kinh này
    Thời là đã thấy ta
    Cũng thấy Phật Đa-Bảo
    Và các phân-thân Phật,
    Lại thấy ta ngày nay
    Giáo hoá các Bồ-tát.



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  10. #97
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM NHƯ-LAI THẦN-LỰC THỨ 21.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Người trì được Kinh này
    Khiến ta và phân-thân
    (Cùng) Phật Đa-Bảo (đã) diệt độ
    Tất cả đều vui mừng
    Mười Phương Phật hiện-tại
    Phật quá-khứ, vị-lai
    Cũng thấy, cúng dường được
    Cũng làm cho vui mừng
    Pháp bí yếu chư Phật
    Tìm đặng tại đạo-tràng
    (Thời) Người trì được Kinh này,
    Chẳng lâu cũng sẽ đặng
    Người trì được Kinh này,
    Thời về nghĩa các pháp,
    Cũng như chữ và lời,
    Không gì làm ngăn-ngại,
    Sau khi Như-Lai diệt
    Mà biết Kinh Phật nói
    Rồi có đầu có đuôi,
    Tuỳ nghĩa nói đúng “Thực”
    Thời như sáng trời, trăng,
    Năng trừ mọi tăm tối.
    Người đó đi trên đời
    Năng dứt tối cho người,
    Dạy vô lương Bồ-tát
    Rốt ráo vững “Nhất-thừa”
    Cho nên người có trí
    Nghe lợi công-đức này
    Sau khi ta diệt độ,
    Nên thọ trì Kinh này,
    Được vậy thời quyết định,
    Là người trên nẻo Phật.



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  11. #98
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM NHƯ-LAI THẦN-LỰC THỨ 21.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Huyền nghĩa

    Trước khi trình bày thiển kiến của tôi, tôi xin ghi lại sau đây lời giải của Ngài Giác-Đạo-Tuân, Minh-Chánh Thiền-sư trong sách “Pháp-Hoa Đề-Cương”, thuộc bộ Việt-Nam Phật-điển Tùng-san



    Phần Hán-văn Dịch ra Việt-văn

    “Như-Lai hiện thần-lực” phẩm giả, thử tương phó nhất đại sự nhân duyên, Diệu-pháp thời dã.

    Phẩm “Như-Lai hiện thần-lực” đấy là ghi lại lúc Như-Lai sắp trao Diệu-pháp, một “biến-cố” (événement) lớn vậy.

    Cái Kinh tiền phóng quang, dĩ hiển nhãn-căn Kiến-tánh. Thử Kiến-tánh tùng vô lượng-nghĩa bất-tư-nghì bổn-lai thanh-tịnh tâm trung chi ứng dụng, linh chư chúng-sanh phản bỉ Kiến-tánh, hồi quán tự kỷ bổn-lai tâm, ngộ-nhập Phật tri-kiến

    Bởi vậy, trước khi nói Kinh, Như-Lai phóng hào-quang để làm tỏ cái Kiến-tánh của nhãn-căn. Tánh này do Tâm-vô-lượng nghĩa, bất tư nghì, bổn lai thanh-tịnh, mà ứng hiện. Làm tỏ cái Kiến-tánh để khiến chúng-sanh quày cái Kiến-tánh của mình mà ngó lại cái bổn-lai tâm của mình, hầu nhận thấy và đi vào con đường tri-kiến của Phật.

    Thứ tiệm tiệm khai diễn tâm căn bổn nhất, tri kiến nguyên đồng, thể dụng bất nhị. Nãi chí kục căn, đồng thị bổn lai thanh-tịnh tâm chi ứng dụng.

    Kế đó lần lượt mở bày cho thấy Tâm với căn vốn một, tri-kiến của chúng-sanh và Phật đồng nguồn, thể và dụng không hai. Thậm chí sáu căn, cũng đều là ứng dụng của tâm bổn-lai thanh-tịnh.


    Thử tâm tức thị nhất đại sự Phật chi tri kiến.

    Tâm ấy là điều quan trọng nhất của tri-kiến Phật.



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  12. #99
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM NHƯ-LAI THẦN-LỰC THỨ 21.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Chúng ký tri dĩ, nhiên ư lục căn môn đầu, vị tri tùng hà căn nhập, vi tối thượng diệu pháp. Cố thử hựu phóng quang, biểu dữ tiền quang bất dị, nhị hựu xuất quảng trường thiệt giả, tức biểu thuyết hy-hữu đại pháp dã. Hựu biểu thiệt căn năng diễn thuyết Đại-thừa pháp-âm, linh văn giả, tâm năng ngộ nhập. Cái thiệt nãi tâm chi miêu, thiệt thuyết tức tâm thuyết dã.

    Các đệ-tử (Phật) đã biết những điều vừa nói xong, nhưng trong sáu căn, họ chưa phải biết theo căn nào để vào cõi tối thượng diệu-pháp. Bởi cớ (Phật) lại phóng quang (quang này với quang trưóc không khác, đồng là một lối tiêu biểu), rồi lại thè lưỡi dài, đó là tiêu biểu cho việc sắp nói Đại-pháp chưa từng có, mà cũng tiêu biểu cho cái khả năng diễn thuyết tiếng Pháp Đại-thừa của lưỡi, làm cho người nghe, tâm bèn năng ngộ nhập. Bởi vì lưỡi là mẹ của tâm, lưỡi nói là tâm nói vậy.

    Thử hựu khánh khái, đàn chỉ tác thanh dã. Thử chánh xúc diện thân phó đại pháp thời dã. Cái biểu nhân thanh dĩ hiển xuất nhĩ-căn văn-tánh. Nhi nhĩ-căn viên thông thường chiếu, ngũ căn sở bất tể. Cố Phật khánh-khái, đàn chỉ, mật linh tư giác, sử tùng nhĩ-căn nhị nhập.

    Kế lại tằng hắng và khảy móng tay, làm cho có tiếng. Đây là lúc chạm mặt tự thân giao phó đại pháp. Một lối tiêu biểu khác, dùng Tiếng để làm tỏ cái Tánh-nghe của “Lỗ tai” (Nhĩ-căn). Nhĩ-căn thì thường chiếu hoàn-toàn, các căn khác không bằng. Bởi cớ Phật tằng hắng và khảy móng tay, mật khiến mỗi người tự tỉnh, theo lỗ tai mà nhập vào Phật tri-kiến.

    Lăng-Nghiêm Kinh vân: “ Thử phương chân giáo Thế, thanh-tịnh tại âm văn. Dục thủ tam-ma-đề, thực tùng văn trung nhập”.

    Kinh Lăng-Nghiêm có câu: Phương pháp này là lối dạy chân chánh về Thể, Thanh-tịnh nằm tại chỗ nghe tiếng. Muốn nắm được Chánh-định, thời nói thực, phải theo cái nghe mà được.

    Hựu vân: “Đản dụng thử căn tu viên thông siêu Dư giả”. Nhiên Phật bất dụng pháp-âm hiển nhĩ-căn giả, biểu ly ngôn thuyết tướng dã.-Dụng khánh-khái, đàn chỉ âm thanh, hiển nhĩ-căn giã, biểu ly tâm duyên tướng dã. Đản chỉ nhĩ-căn văn-tánh, đà đà viên chiếu giả như dĩ dã.

    Kinh Lăng-Nghiêm lại nói: “Chỉ dùng căn này (Nhĩ) mà tu cái Viên-thông (Vô-thượng-giác), vượt khỏi Hữu-dư Niết-bàn”. Nhưng Phật không dùng Pháp-âm để làm rõ Nhĩ-căn, là tiêu biểu cho cái tướng “ly ngôn thuyết”. Dùng âm thanh của tằng-hắng và khảy móng tay, là làm tỏ nhĩ-căn, tiêu biểu cho cái tướng “ly tâm duyên”. Làm như thế, chỉ có một mục-đích là chỉ cho thấy cái Chiếu sáng tròn đủ thông suốt (Viên-chiếu đà-đà) của Tánh-nghe của Nhĩ-căn mà thôi vậy.



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  13. #100
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM NHƯ-LAI THẦN-LỰC THỨ 21.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Chư Phật đồng phóng quang nãi chí đồng khánh-khái, đàn-chỉ giả, biểu thập phương nhất thế chư Phật đồng nhất đạo dã. Hựu hiển dương cơ kiến văn, giác tri linh-minh chi tánh, nhất thời đồng biến thập phương chư Phật thế-giới, đồng triệt vô ngại, nhi vô tạp dã.

    Việc các đức Phật đồng phóng quang, thậm chí cùng tằng-hắng và khảy móng tay, tiêu biểu cái lẽ mười phương chư Phật đều đồng một đạo vậy. Lại cũng để làm tỏ rõ điểm này là cái Tánh :kiến-văn, giác-tri” rất linh-thiêng và sáng suốt của các hàng đệ-tử đang nghe pháp (đương cơ) đều đồng một lúc bủa khắp mười phương thế-giới chư Phật, thấu suốt vô ngại mà không tạp vậy.

    Đương tri thử tiết, dữ Lăng-Nghiêm Kinh, sở hiển lục-căn công-đức số lượng, dĩ tuyển trạch viên-thông căn trung, đệ nhất thông lợi giả. Tùng thử căn nhập, tắc kích chung dĩ hiển nhĩ-căn văn-tánh, minh lợi viên thông thường chiếu, tối vi thù thắng. Tư kinh tắc khánh-khái, đàn-chỉ diệt thử ý dã.

    Nên biết phẩm này (của Kinh Pháp-Hoa) và chỗ trong Kinh Lăng-Nghiêm nói về số lượng công-đức của sáu căn, đều là để lựa coi trong sáu căn-viên thông căn nào thông lợi hơn hết, để theo căn ấy mà vào (Phật tri-kiến). Bởi vậy (trong Kinh Lăng-Nghiêm) có việc đánh chuông để hiển cái Tánh-nghe của Nhĩ-căn, để làm rõ cái viên-thông thường chiếu trội hơn hết của Nhĩ-căn (đối với các căn khác). Ở đây, Phật không đánh chuông mà tằng-hắng và khảy móng tay, nhưng không ngoài ý vừa nói.

    Kinh văn: “Chư Phật khánh-khái thanh, cập đàn-chỉ chi thanh, chu văn thập phương quốc, địa giai lục chủng động trọng tại “chu văn” nhị tự dã. Hựu khánh-khái giả, tức linh tri kỳ hồi cố dã. Đàn-chỉ giả, tức tảo đăng nhất thế bổn lai vô pháp khả thuyết.

    Kinh nói: “Chư Phật tằng-hắng và khảy móng tay, tiếng ấy vòng quanh mười phương quốc độ đều nghe thấy, đất lại chấn động sáu cách. Trong câu này, quan trọng nhất là hai chữ “chu văn” (nghe vòng quanh). Tằng-hắng lại còn có nghĩa là khiến mỗi người biết là mình đã quày đầu. Khảy móng tay, là ý quét sạch tất cả (vì) ở chỗ nguồn gốc, không có một pháp nào mà có thể nói được.

    Trực chỉ nhĩ đích linh minh chu văn động thập phương giả, thị nhữ bổn-lai thanh-tịnh chi tự-tánh dã. Văn giả, ưng như thị ngộ nhập.

    Đi ngay vào chỗ “linh minh chu văn động thập phương” của nhĩ-căn, như vậy là đi ngay vào tự-tánh bổn-lai thanh-tịnh của người vậy. Người nghe nên như thế mà ngộ nhập.



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 0
    Bài cuối: 10-03-2015, 12:23 PM
  2. Cảm nghĩ về Phóng Sanh, tốt xấu lẫn lộn không rõ ràng...
    Gửi bởi Trí Từ trong mục Những bài tự viết - Tập viết
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 10-01-2015, 10:55 AM
  3. Những Lời Khuyên Tâm Huyết - Đức Đạt Lai Lạt Ma 14
    Gửi bởi choconxauxi trong mục MẬT TÔNG
    Trả lời: 6
    Bài cuối: 08-21-2015, 09:08 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •