BỒ TÁT HẠNH (Bodhicaryàvatàra)Chương 9 Trí huệ__________________________________________________ ______________________________________
116) - Sự có _ hiện hữu _ của hạt có thể chấp nhận được vì có tâm nhìn thấy cây. Nhưng ai _ hay cái gì _ biết được tâm thực có, phát sinh từ cảnh vật?
117) Một người thường, qua sự quán sát, cũng có thể nhận ra tính phức tạp của nhân: như những cánh sen phát xuất từ nhiều nhân khác nhau.
118) Tính phức tạp của nhân bắt nguồn từ đâu? Từ nhiều nhân trước. Tại sao nhân này lại cho ra quả kia? Đó là do ảnh hưởng của nhân trước nữa.
119) Nếu cho Trời là nguyên nhân của thế giới thì Trời là gì? [22] - Là tất cả đại: đất, nước, lửa, gió, hư không. - Được! Nhưng nếu vậy cần gì phải đặt tên những thứ ấy là Trời?
120) Hơn nữa, những thứ: đất, nước, v.v... nhiều loại, vô thường, vô tri, bất tịnh, không có gì thần thánh, sao lại gọi là Trời?
121) Hư không không phải là Trời, vì nó bất động; cái Ta cũng không phải, vì trước đây nó đã bị chúng tôi phủ nhận. Nếu không thể diễn tả, chỉ đâu là Trời thì nói chi đến sự sáng tạo của Trời?
122) Theo các anh thì Trời đã tạo những gì? Cái Ta à? Các anh nói nó thường hằng mà, đâu cần tạo. Tứ đại à? Chúng cũng thường hằng mà. Trời à? Trời cũng thường hằng mà. Thức à? Nó phát sinh từ đối tượng nhận thức. Sung sướng và khổ đau à? Đó là kết quả của nghiệp lành và ác. Như vậy Trời tạo cái gì?
123) Nếu Trời là nguyên nhân đầu tiên, không có đầu mối _ vô thỉ _ thì kết quả, là các pháp, làm sao có đầu mối được?
124) Trời không bao giờ hết _ vô chung _ thì sao những sự sáng tạo của Trời lại lúc có lúc không? - Trời không bắt buộc phải luôn luôn tạo ra một cái gì, và tuy thường còn nhưng khi tạo ra một cái gì, Trời cũng phải tùy nhân duyên. - Nói Trời tùy thuộc một cái gì thì vô lý, vì không có cái gì mà không được tạo ra bởi Trời.
125) Nếu bảo những sự vật kia là do nhiều trợ duyên phối hợp thì Trời không còn là nguyên nhân nữa. Vì khi hội đủ nhân duyên thì dù Trời không có mặt, sự vật vẫn thành. Khi thiếu nhân duyên thì dù Trời có mặt, sự vật cũng không thành.
126) Nếu sự vật thành hình ngoài ý muốn của Trời thì hóa ra Trời không có quyền gì. Nếu bảo là do Trời muốn thì Trời lại lệ thuộc vào ý muốn của ông ta. Như vậy còn đâu là ông Trời chúa tể sáng tạo, độc lập, tự chủ?