DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 7/7 ĐầuĐầu ... 567
Hiện kết quả từ 61 tới 69 của 69
  1. #61
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    BỒ TÁT HẠNH (Bodhicaryàvatàra)
    Chương 9 Trí huệ
    __________________________________________________ ______________________________________


    116) - Sự có _ hiện hữu _ của hạt có thể chấp nhận được vì có tâm nhìn thấy cây. Nhưng ai _ hay cái gì _ biết được tâm thực có, phát sinh từ cảnh vật?

    117) Một người thường, qua sự quán sát, cũng có thể nhận ra tính phức tạp của nhân: như những cánh sen phát xuất từ nhiều nhân khác nhau.

    118) Tính phức tạp của nhân bắt nguồn từ đâu? Từ nhiều nhân trước. Tại sao nhân này lại cho ra quả kia? Đó là do ảnh hưởng của nhân trước nữa.

    119) Nếu cho Trời là nguyên nhân của thế giới thì Trời là gì? [22] - Là tất cả đại: đất, nước, lửa, gió, hư không. - Được! Nhưng nếu vậy cần gì phải đặt tên những thứ ấy là Trời?

    120) Hơn nữa, những thứ: đất, nước, v.v... nhiều loại, vô thường, vô tri, bất tịnh, không có gì thần thánh, sao lại gọi là Trời?

    121) Hư không không phải là Trời, vì nó bất động; cái Ta cũng không phải, vì trước đây nó đã bị chúng tôi phủ nhận. Nếu không thể diễn tả, chỉ đâu là Trời thì nói chi đến sự sáng tạo của Trời?

    122) Theo các anh thì Trời đã tạo những gì? Cái Ta à? Các anh nói nó thường hằng mà, đâu cần tạo. Tứ đại à? Chúng cũng thường hằng mà. Trời à? Trời cũng thường hằng mà. Thức à? Nó phát sinh từ đối tượng nhận thức. Sung sướng và khổ đau à? Đó là kết quả của nghiệp lành và ác. Như vậy Trời tạo cái gì?

    123) Nếu Trời là nguyên nhân đầu tiên, không có đầu mối _ vô thỉ _ thì kết quả, là các pháp, làm sao có đầu mối được?

    124) Trời không bao giờ hết _ vô chung _ thì sao những sự sáng tạo của Trời lại lúc có lúc không? - Trời không bắt buộc phải luôn luôn tạo ra một cái gì, và tuy thường còn nhưng khi tạo ra một cái gì, Trời cũng phải tùy nhân duyên. - Nói Trời tùy thuộc một cái gì thì vô lý, vì không có cái gì mà không được tạo ra bởi Trời.

    125) Nếu bảo những sự vật kia là do nhiều trợ duyên phối hợp thì Trời không còn là nguyên nhân nữa. Vì khi hội đủ nhân duyên thì dù Trời không có mặt, sự vật vẫn thành. Khi thiếu nhân duyên thì dù Trời có mặt, sự vật cũng không thành.

    126) Nếu sự vật thành hình ngoài ý muốn của Trời thì hóa ra Trời không có quyền gì. Nếu bảo là do Trời muốn thì Trời lại lệ thuộc vào ý muốn của ông ta. Như vậy còn đâu là ông Trời chúa tể sáng tạo, độc lập, tự chủ?

    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  2. #62
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    BỒ TÁT HẠNH (Bodhicaryàvatàra)
    Chương 9 Trí huệ
    __________________________________________________ ______________________________________


    127) Có kẻ [23] cho rằng thế giới hữu tình và vô tình này là do các nguyên tử thường hằng cấu tạo thành. Lập luận này đã bị chúng tôi phủ nhận.

    128) Phái Samkhya cho rằng trạng thái dung hòa giữa ba tánh: bình đẳng, khoái lạc và khổ đau, chính là bản chất nguyên thủy của thế giới. Khi ba tánh này mất quân bình thì lúc đó thế giới bắt đầu thành hình.

    129) Một vật nếu thực có thì không thể có ba tánh cùng một lúc, do đó cái bản chất nguyên thủy kia không có thật. Và ba tánh trên cũng không có thật, vì nếu có thật thì mỗi tánh sẽ biến thành ba.

    130) Như ba tánh này không có thật thì âm thanh cùng trần cảnh (đối tượng của căn) cũng không có thật. Ngoài ra ba tánh này cũng không thể nào có được trong những vật vô tri như quần, áo, v.v...

    131) Phải chăng các anh muốn nói là đồ vật như quần áo, tánh của nó là tạo ra khoái lạc, v.v...? Nhưng chúng tôi đã dẫn chứng sự không thực có của chúng rồi. Hơn nữa theo các anh thì khoái lạc là nhân của quần áo chứ quần áo đâu phải là nhân của khoái lạc.

    132) Nhưng thật ra khoái lạc phát sinh từ quần áo, vì nếu không có quần áo thì làm gì có khoái lạc. Như vậy tánh khoái lạc, v.v... không thường hằng!

    133) - Khi khổ thọ phát sinh thì người ta không cảm thấy được tánh khoái lạc, vì lúc đó khoái lạc trở thành vi tế. - Nhưng cái gì thường hằng làm sao có thể biến đổi từ thô mạt đến vi tế?

    134) Nếu chuyển từ thô mạt đến vi tế thì nó là vô thường. Như vậy tại sao các anh không chịu chấp nhận mọi sự vật đều vô thường? - Tuy những trạng thái thay đổi của khoái lạc là vô thường nhưng tánh của nó vẫn là thường. - Nhưng những trạng thái vi tế, thô mạt chẳng phải khác khoái lạc, nên khoái lạc cũng vô thường.

    135) Nhưng các anh sẽ nói: vật gì trước kia không có thì nay không thể sinh ra () được, cũng như dầu không có trong cát nên ép cát không thể cho ra dầu được. Thế mà các anh lại chấp nhận cho trạng thái thô mạt là có trong khi trước đó nó chưa có.

    136) Nếu nói quả đã có sẵn trong nhân thì hóa ra ăn cơm chẳng khác ăn phân. Và thay vì mua hàng vải, người ta có thể mua bông vải để mặc.

    137) - Sự thật là thế nhưng người thế gian si mê không chịu mặc những bông vải vì họ không thể thấy được hàng vải trong ấy. - Nói vậy, thế sao Kapila [24], người mà các anh cho là đã thấy chân lý, lại mặc hàng vải mà không mặc bông vải?

    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  3. #63
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    BỒ TÁT HẠNH (Bodhicaryàvatàra)
    Chương 9 Trí huệ
    __________________________________________________ ______________________________________


    138) Hơn nữa, theo các anh thì người thấy được chân lý (là quả) đã hiện hữu sẵn trong một người thường (là nhân), như vậy sao những người thường không thấy được hàng vải trong bông vải? - Thật ra người thấy chân lý đã có sẵn nơi nhân, nhưng khi còn ở trạng thái nhân (tức người thường) thì mọi sự thấy biết đều lầm lẫn. - Nếu vậy thì những sự vật mà người ta thường nhìn thấy như: hàng vải, đồ ăn, người thấy chân lý, v.v... đều không thực, vì chúng chỉ là sự ảnh hiện của cái tâm lầm lẫn.

    139) - Nếu theo các anh (Trung Quán), tất cả phương tiện dẫn đến trí huệ đều vô hiệu vì nó cho ra những khái niệm sai lầm thì Tánh Không các pháp cũng là một lập luận vô hiệu.

    140) Nếu không giả dụ một sự thực có thì không thể suy ra sự không thực có. Do đó, nếu Tánh Có không thực thì Tánh Không cũng không thực. Tuy nhiên quán chiếu về Tánh Không vẫn có hiệu lực vì nó là phương thuốc đối trị bịnh chấp (các pháp thực) có.

    141) Khi một người chiêm bao thấy con mình bị chết, ý nghĩ cho con thực chết tuy sai lầm nhưng phá trừ được ý nghĩ cho con còn sống.

    142-143) Tóm lại qua sự phân tách trên, không có vật nào hiện hữu không nhân, cũng không có nhân độc nhất ban đầu nào được tìm thấy. Các pháp không sanh từ một vật khác, không tồn tại, không tiêu diệt. Những cái mà kẻ ngu bám víu cho là thực có, có khác gì ảo ảnh, huyễn thuật?

    144) Đến từ đâu? Đi về đâu, những vật đuợc tạo ra bởi huyễn thuật, bởi nhân duyên? Đó là điều cần phải tìm kiếm.

    145) Đủ duyên thì hiện (như có), thiếu duyên thì mất. Nó do nhân duyên giả hợp, như bóng trong gương, làm sao thực có (tự tánh) độc lập được?

    146-147) Một vật nếu thực có thì cần gì đến nhân? Nếu nó không thực có thì cũng cần gì đến nhân? Dù một trăm triệu nhân hợp lại cũng không thay đổi được hư vô. Vật hư vô nào biến thành có được?

    148) Có cái gì tách rời được trạng thái không-vật để trở thành vật được? Vật và không-vật không thể hiện hữu cùng một lúc. Vật chỉ xuất hiện khi không-vật mất đi, nhưng không-vật làm sao mất đi được khi vật chưa sinh ra?

    149) Cũng vậy, chúng sinh (vật) không thể đến hay đi về hư vô (không-vật). Vì một vật thực có không thể có hai tánh.

    150-151) Cho nên không có chấm dứt cũng không có hiện hữu. Pháp giới không sinh cũng không diệt. Chúng sinh tuy xuất hiện nhưng không có thật, như chiêm bao. Khi quán chiếu phân tích thì chẳng thấy, như cây chuối. Trong Tánh Không (thực có của chúng sinh), không có sự khác biệt nào giữa người đã vào Niết Bàn và người chưa vào Niết Bàn.

    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  4. #64
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    BỒ TÁT HẠNH (Bodhicaryàvatàra)
    Chương 9 Trí huệ
    __________________________________________________ ______________________________________


    152-153) Các pháp không thực có, lấy gì để được để mất? Ai được khen được chê, và bởi Ai? Đến từ đâu khoái lạc và khổ đau? Ai là người dễ thương, là người đáng ghét? Khi tìm thực tánh thì Ai là người ham muốn và ham muốn cái gì?

    154) Nếu quán sát thế giới hữu tình này thì Ai chết? Ai sinh? Ai đã sinh? Ai là cha mẹ, là bạn bè?

    155-156) Hỡi các bạn đang quán chiếu thực tại, hãy hiểu rằng tất cả đều trống rỗng như hư không. Vì muốn tìm sung sướng hạnh phúc, chúng ta đã phí phạm cuộc đời trong cảnh tranh giành, thất vọng, lo âu, buồn bã, thương kích lẫn nhau.

    157-158) Nếu may mắn tái sinh cảnh trời hưởng thọ khoái lạc, khi chết cũng rơi vào địa ngục muôn kiếp, chịu hành hạ đau đớn khổ sở. Trong cảnh luân hồi làm sao thoát khỏi hố thẳm đọa đày?

    159-161) Thêm nữa, sự chấp pháp (thực có) và sự thấu hiểu tánh Không luôn chống trái lẫn nhau. Nếu trong đời này không thấu đạt chân lý tuyệt đối thì sẽ phải tiếp tục trầm luân trong biển khổ vô bờ. Vì nếu không thấu hiểu tánh Không ta sẽ không có can đảm tu tập vô số hạnh lành. Trong cái kiếp người hy hữu đầy đủ tự do quá ngắn ngủi này, con người chỉ lo hưởng thụ, chăm sóc thân thể, ăn ngon, ngủ sướng, lo sợ đói bịnh, tai nạn và chuyên giao du với những kẻ ngu. Cứ thế cuộc đời trôi mau, tìm được một chút thì giờ quán chiếu thực tại quả thật rất khó! Tìm đâu ra cơ hội đảo ngược cái thói quen vô thỉ chuyên chấp trước các pháp (cho chúng thực có)?

    162-163) Thêm nữa, Ma Vương lại luôn rình rập xô đẩy ta vào địa ngục. Đường dẫn đến tà kiến thì đầy dẫy. Tìm lại được thân người hy hữu này rất khó, gặp được Phật lại khó hơn nữa; như thế làm sao thoát khỏi giòng thác ái dục, phiền não. Ôi! Chỉ toàn khổ là khổ!

    164-165) Đáng thương thay cho những kẻ xấu số bị lôi cuốn trong giòng thác khổ mà chẳng hề hay biết. Cũng như người mỗi lần tắm, thay vì nhảy vào nước, lại nhảy vào lửa.

    166) Có những người làm như mình không bao giờ già, không bao giờ chết. Đó là những kẻ được tử thần đến dẫn đi sớm nhất về cõi ác.

    167) Khi nào ta mới dập tắt được lửa phiền não thiêu đốt chúng sinh đau khổ bằng những trận mưa an lạc tuôn chảy từ đám mây công đức của ta? Khi nào ta mới có thể giảng dạy tánh Không cho những kẻ đau khổ đáng thương, dạy họ tích tụ công đức mà không chấp các pháp thực có?

    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  5. #65
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    BỒ TÁT HẠNH (Bodhicaryàvatàra)
    Chương 9 Trí huệ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Chú thích:

    [1] Còn gọi là chân lý "lầm lẫn" vì nó được đặt ra bởi những trí óc lầm lẫn của thế gian, bao phủ bởi vô minh. Danh từ thông dụng gọi là Tục Đế và Chân Đế.

    [2] Trong bản Tạng ngử gọi là Naljorpa, tức người tu tập Du Già hay Thiền quán.

    [3] Vô thường.

    [4] Đây là cuộc tranh luận giữa tôn giả Santideva (Trung Quán) và các nhà Duy Thức. Theo Duy Thức thì các pháp bên ngoài là ảo tưởng không thực có, chỉ có tâm là hiện hữu thực sự.

    [5] Bất thụ: không thể đẻ con.

    [6] Tánh tự biết, trong Duy Thức gọi là tự chứng phần.

    [7] Một con gấu ngủ suốt mùa đông, bị vết cắn của con chuột làm độc mà không hay. Sang xuân, khi nghe tiếng sấm tỉnh dậy thấy đau, nó mới nhớ lại là đã bị chuột cắn. Sự nhớ lại (ký ức) của con người cũng tương tự như thế.

    [8] Theo truyền thuyết, khi nói tới đây, tôn giả Santideva bay lên hư không rồi từ từ biến mất, nhưng tiếng của ngài còn vọng lại cho tới câu kệ cuối cùng.

    [9] Ở đây tôn giả tranh luận với Tiểu Thừa. Theo Tiểu Thừa, khi Phật nhập Niết Bàn thì ngài không còn làm lợi ích cho chúng sinh được nữa.

    [10] Kim sí điểu, chim đại bàng hay ăn rồng, rắn

    [11] Tức trí huệ thấu hiểu Tánh Không của các pháp.

    [12] Tức còn báo thân ngũ uẩn.

    [13] Ở đây tôn giả Santideva tranh luận với phái ngoại đạo Samkhya (Số luận).

    [14] Ở đây tôn giả tranh luận với phái ngoại đạo Nyaya (Chánh lý luận). Phái này cho cái ta có thực thể thường còn, nhưng không nằm trong thân thể con người. Cái Ta này biết được sự vật vì nó có một cái tâm riêng biệt (nhưng nó không phải là tâm). Muốn biết qua các phái ngoại đạo này, bạn đọc có thể xem trong quyển Phật Học Tinh Yếu.

    [15] Ở đây tôn giả tranh luận với Tiểu Thừa. Tiểu Thừa cho cái Ta không có thật, nhưng các pháp như năm uẩn, thân, ... có thật.

    [16] Theo Trung Quán, một vật có thật, có tự tánh còn được gọi là Một, có nghĩa là tự nó là nó, không phải do nhiều thứ khác kết hợp thành.

    [17] Đông, Tây, Nam, Bắc, Trên, Dưới.

    [18] Đừng lầm lẫn cho Du Già (Yoga) là đặc biệt của Ấn Độ Giáo (Hindouisme) vì trong Phật Giáo cũng có phái Du Già Sư (Yogacara) là một phái của Duy Thức. Hành giả Du Già ở đây có nghĩa là người chuyên tu Thiền Quán.

    [19] Ở đây bác sự cho rằng: nguyên tử của trần cảnh và của căn giao hội lẫn nhau phát sinh ra cảm thọ.

    [20] Bác những người cho nguyên tử không có khía cạnh.

    [21] Bác lập luận Hữu Bộ cho tâm và vật là hai thực thể cách biệt..

    [22] Bác Thần Giáo, cho Trời hay thần Isvara là người sáng tạo ra thế giới.

    [23] Thuộc phái ngoại đạo Mimamsaka (Thanh Thường Trú) và Vaiceshika (Thắng Luận).

    [24] Kiếp Tỷ La, giáo chủ phái Samkhya


    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  6. #66
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    BỒ TÁT HẠNH (Bodhicaryàvatàra)
    Chương 10 Hồi hướng Công đức
    __________________________________________________ ______________________________________


    Chương 10

    Hồi hướng Công đức


    1) Do công đức biên tập Bồ Tát Hạnh này, nguyện cho tất cả chúng sinh đều bước chân trên Bồ Tát đạo.

    2) Nguyện cho tất cả chúng sinh, bất cứ nơi đâu, đang bị đau khổ hành hạ thân và tâm, nhờ Công đức này, đều được biển an lạc, sung sướng.

    3) Ngày nào (họ) còn ở trong luân hồi, ngày đó hạnh phúc của họ không bị tiêu giảm. Nguyện cho họ luôn thành tựu được sự an vui của chư Bồ Tát.

    4) Nguyện cho tất cả chúng sinh trong Địa ngục đều hưởng được niềm vui sướng của Cực Lạc (Sukhavati).

    5) Cho kẻ rét lạnh được sưởi ấm, kẻ nóng khát được mây vô lượng công đức của chư Bồ Tát đổ mưa tưới mát.

    6) Cho rừng hoa đao kiếm biến thành vườn hoa đẹp Nandana [1] và những cây gai nhọn biến thành cây thành tựu điều ước.

    7) Cho những biên ngục trở thành hồ sen rực rỡ thơm ngát với những đàn thiên nga, bạch hạc.

    8) Cho đống than hồng biến thành ngọc báu. Cho mặt đất nóng bỏng trở thành cẩm thạch. Cho những "núi đè người" ở Địa ngục hóa thành cung điện chư thiên, thờ phụng các đấng Thế Tôn.

    9) Cho những trận mưa than, kiếm, đá lửa biến thành mưa hoa. Cho những trận chém giết bằng đao, gươm biến thành trận hoa chiến.

    10) Cho những kẻ trầm mình trong sông Vaitarani, da thịt rách nát lộ xương trắng như hoa huệ, nhờ phước lực của ta, đều được thân trời, vui chơi với thiên thủy thần trong sông Mandakini [2].

    11) Cho vệ sĩ của Diêm Vương cùng đàn quạ và diều hâu ghê tởm, bất thình lình thấy bóng đêm tan biến, sợ hãi hỏi nhau: "Ánh sáng êm dịu, nhẹ nhàng này từ đâu đến?". Và kìa! Ngửng mặt lên, thấy Kim Cang Tạng Bồ Tát (Vajrapani) huy hoàng đứng trên không, chúng cảm thấy trút hết tội lỗi và mừng rỡ bay theo ngài.

    12) Và đây một trận mưa hoa sen và hương thủy. Ôi, sung sướng! Khi thấy ngọn sóng lửa địa ngục bị dập tắt, những kẻ tội nhân kia tự hỏi: "Ai đã làm thế?". Ngay đó Liên Hoa Tạng Bồ Tát (Padmapani) liền xuất hiện.

    13) "Anh em ơi, đừng sợ hãi, hãy mau mau lại đây! Có vị Vương Tử Bồ Tát choàng khăn [3] đến cứu chúng ta đây rồi! Ngài có thần lực bảo vệ chúng sinh, tiêu diệt phiền não, đem lại an vui".

    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  7. #67
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    BỒ TÁT HẠNH (Bodhicaryàvatàra)
    Chương 10 Hồi hướng Công đức
    __________________________________________________ ______________________________________


    14) "Hãy nhìn kìa! Trên những tòa sen nơi chân Ngài óng ánh vương miện của chư Thiên đang đảnh lễ ngài; mắt Ngài long lanh lệ từ bi, trên đầu ngài mưa hoa rơi từ những cung điện văng vẳng tiếng hát của muôn ngàn Thiên nữ đang xưng tán ngài. Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đó!". Thấy Ngài như vậy, những tội nhân kia mừng rỡ reo hò.

    15) Do công đức của ta, cầu cho tất cả tội nhân Địa ngục được vui mừng thấy Phổ Hiền và chư Bồ Tát hóa hiện những đám mây hương thủy thanh lương đổ tràn xuống họ, dập tắt đau khổ phiền não.

    16) Cầu cho tất cả chúng sinh nơi Địa ngục mau giải thoát, an vui.

    17) Cho loài Súc sanh không còn cắn xé lẫn nhau; cho loài Ngạ quỷ được sung sướng như người ở Bắc Câu Lư Châu (Uttarakuru).

    18) Cho loài Ngạ quỷ được no đủ, tắm mát và giải khát trong suối sữa chảy từ tay Quán Thế Âm Bồ Tát.

    19) Cho kẻ mù được thấy, kẻ điếc được nghe; cho những đàn bà mang thai, sinh con không đau đớn như hoàng hậu Ma Gia.

    20) Cho kẻ rách được y phục, kẻ đói được thức ăn, kẻ khát được nước uống, kẻ nghèo được tiền của.

    21) Kẻ yếu thế được bảo vệ, người buồn bã được yên vui, kẻ lo âu được may mắn hạnh phúc.

    22) Cho bịnh nhân được bình phục, tù nhân được tự do, tất cả đều thương yêu lẫn nhau.

    23) Cho tất cả du khách, dù đi bất cứ nơi đâu đều gặp an ổn thuận tiện.

    24) Cho người thủy thủ lưới được những gì mong muốn và trở về bình yên, đoàn tụ gia đình.

    25) Cho những kẻ lang thang trong rừng, gặp được đoàn du khách cùng đi không mệt, không sợ trộm cắp, thú dữ.

    26) Cho những Hộ Thần luôn bảo vệ người già, kẻ điên, người yếu vía, kẻ bị bỏ rơi trong cơn hiểm nghèo của bịnh tật hay rừng hoang.

    27) Cho chúng sinh không bị ràng buộc, có đủ đức tin, trí huệ, lòng thương người, vui vẻ, chánh nghiệp, và chánh niệm.

    28) Cho chúng sinh không ham muốn nhiều tiền của mà chỉ thích kho tàng vô tận là hư không và tự do, sống trong hòa thuận và độc lập.

    29) Cho kẻ tu hành yếu đuối có nhiều nghị lực. Nếu thân thể xấu xí sẽ được đẹp đẽ.

    30) Cho tất cả người nữ được trở thành nam, những người thấp kém trở nên thanh cao và không kiêu ngạo.

    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  8. #68
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    BỒ TÁT HẠNH (Bodhicaryàvatàra)
    Chương 10 Hồi hướng Công đức
    __________________________________________________ ______________________________________


    31) Do công đức, phước lực của ta, cầu cho tất cả chúng sinh xa kìa mọi tội ác, suốt đời tu tập hạnh lành.

    32) Cầu cho tất cả chúng sinh không bao giờ lìa bỏ tâm Bồ Đề, luôn luôn hành hạnh Bồ Tát, thường được chư Phật gia hộ không rơi vào bẫy của Ma Vương.

    33) Cho tất cả mạng sống được dài lâu, muôn đời hạnh phúc, không còn nghe thấy danh từ "chết".

    34) Cho mười phương hư không đầy dẫy chư Phật và Bồ Tát, xuất hiện trong những vườn hoa tuyệt đẹp, có âm thanh êm dịu tuyên nói chánh pháp.

    35) Cho toàn cõi mặt đất không gồ ghề đá sỏi, bằng phẳng, êm dịu như lòng bàn tay và đầy dẫy ngọc báu.

    36) Cho các đại hội Bồ Tát mở khắp nơi, trang nghiêm mặt đất bằng hào quang của các Ngài.

    37) Cho tất cả chúng sinh đều nghe tiếng pháp âm vi diệu phát ra không ngừng từ các loài chim, cây, ánh sáng tỏa khắp bầu trời.

    38) Cho chúng sinh luôn được ở gần chư Phật, Bồ Tát; luôn xưng tán bậc Thiên Nhân Sư bằng những đám mây cúng dường.

    39) Cho mưa thuận gió hòa, lúa mạ phì nhiêu, mùa màng tươi tốt, vua hiền thương dân, quốc gia thịnh vượng.

    40) Cho cây cỏ đều là linh dược, thần chú được thành công; các Nữ thần, La Sát, ma quỷ đều thấm nhuần tâm từ bi.

    41) Cho không còn một chúng sinh nào đau khổ, tội lỗi, bịnh tật, thua thiệt, chán nản.

    42) Cho Chùa và Tu viện là những nơi tu học được thanh tịnh, phát triển. Tăng Già luôn hòa hợp và thành tựu mục đích.

    43) Cho các Sư Tăng được nhiều trí huệ, ham thích tu học, tìm được những nơi thanh vắng, tu tập thiền định với tâm tỉnh thức không loạn tưởng.

    44) Cho các Sư Ni được bố thí đầy đủ, sống không tranh chấp, cãi vã, phiền não. Cho tất cả hàng Xuất gia đều giữ giới cẩn thận.

    45) Cho kẻ phạm giới biết nhận lỗi và sám hối không tái phạm. Cho những ai giữ giới thanh tịnh chóng thành Đạo quả.

    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  9. #69
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    BỒ TÁT HẠNH (Bodhicaryàvatàra)
    Chương 10 Hồi hướng Công đức
    __________________________________________________ ______________________________________


    46) Cho các bậc xuất gia đều là hiền giả, được kính trọng, bố thí, tư cách trong sạch, vang danh bốn phương.

    47) Cho chúng sinh không còn khổ Địa ngục, không gặp chướng ngại khó khăn. Với một thân độc nhất (hơn cả chư Thiên) này liền có thể thành Phật.

    48) Cho tất cả chúng sinh luôn cúng dường xưng tán chư Phật và hưởng niềm an lạc vô tận, bất khả tư nghì của chư Phật.

    49) Cho những đại nguyện của chư Bồ Tát thành tựu chúng sinh. Cho những tâm niệm của các Đấng Bảo Vệ [4] thành tựu thế gian.

    50) Cho các bậc Thanh Văn, Bích Chi luôn an vui, được Trời, Người, A Tu La cung kính cúng dường.

    51) Cho tới khi nào chứng được Hoan Hỷ Địa [5], ta luôn được Văn Thù Bồ Tát gia hộ, thường nhớ lại tất cả đời quá khứ; đời nào cũng xuất gia thọ giới tu hành chánh niệm.

    52) Trong tất cả tư thế, thời gian ta đều giữ được định lực. Trong tất cả kiếp tái sinh, ta đều tìm được nơi thanh vắng để tu hành Phật Pháp.

    53) Nguyện khi muốn hiểu hay hỏi điều gì, ta liền được thấy đấng Thủ Hộ Vương Văn Thù Sư Lợi hiện đến trước mặt.

    54) Như Văn Thù Bồ Tát đi khắp mười phương, thành tựu lợi ích cho vô lượng chúng sinh, nguyện cho hạnh của ta cũng được như của ngài.

    55) Ngày nào hư không và chúng sinh còn, ngày đó ta còn tiếp tục tiêu trừ phiền não thế gian.

    56) Nguyện cho tất cả khổ đau của thế gian đều chín mùi nơi ta. Nhờ hạnh-nguyện-lực của chư Bồ Tát, cầu cho chúng sinh thảy đều được an vui.

    57) Cho giáo pháp, nguồn gốc của tất cả hạnh phúc, liều thuốc duy nhất giải trừ đau khổ, được trường tồn, xưng tán, hộ trì.

    58) Tôi xin đảnh lễ Văn Thù Sư Lợi, nhờ ơn Ngài mà tâm tôi hướng thiện. Tôi xin xưng tán bậc Thánh Trí toàn thiện, nhờ ơn Ngài mà tâm tôi tăng trưởng.


    --------------

    Chú thích:

    [1] Nandana: vườn hoa cung trời Đế Thích (Indra).

    [2] Vaitarani: sông ở địa ngục. Mandakini: sông ở cảnh trời.

    [3] Tức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Manjusri).

    [4] Gonpo: đấng Thủ Hộ, tức là chư Phật, Bồ Tát.

    [5] Pramuditabhumi: Sơ địa của Bồ Tát.


    HẾT

    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  10. The Following 4 Users Say Thank You to cát bụi For This Useful Post:

    hoatihon (06-12-2017),Ngọc Quế (04-19-2017),socnho (04-13-2017),trangsoiduong (04-16-2017)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 5 người đọc bài này. (0 thành viên và 5 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •