DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 6/7 ĐầuĐầu ... 4567 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 51 tới 60 của 69
  1. #51
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    BỒ TÁT HẠNH (Bodhicaryàvatàra)
    Chương 8 Thiền định
    __________________________________________________ ______________________________________


    151) "Và nếu nó có một chút tài sản hay làm công cho ta thì ta sẽ trả cho nó vừa đủ sống, còn lại bao nhiêu ta sẽ dùng bạo lực chiếm hết".

    152) Khi nghe mọi nơi khen ngợi đức tính của ta, ta sẽ cảm động vui mừng, khoái lạc.

    153) Nếu nó còn một chút của cải, ta sẽ dùng bạo lực chiếm lấy và chỉ cho nó một ít đủ sống để có thể phục dịch cho ta.

    154) Phải đẩy nó ra khỏi hạnh phúc, vứt lên lưng nó những cực nhọc của ta. Vì nó, (cái ta) mà chúng ta đã chịu 100 lần khổ đau của luân hồi.

    155) Tâm ơi, ngươi đã chạy mãi trong vô lượng kiếp tìm cầu lợi ích cá nhân để cuối cùng, bù lại với sự cố gắng đó, ngươi chỉ gặt hái khổ đau.

    156) Đừng ngần ngại nghe lời ta khuyên, sau này ngươi sẽ thấy được lợi ích, vì lời nói của đức Thế Tôn chân thật không lầm lẫn.

    157) Nếu xưa kia ngươi sớm biết thực hành phương pháp "đổi người thành ta" thì ngươi đã hưởng Phật quả sung sướng rồi, có đâu khổ sở nông nỗi như ngày hôm nay.

    158) Cũng thế, từ lâu ngươi đã xem những giọt tinh, huyết của kẻ khác là "Ta" thì nay, ngươi hãy tập nhìn những kẻ khác là "Ta".

    159) Sau khi nhìn kỹ, nếu thấy có gì lợi ích nơi thân này thì ngươi hãy cướp lấy dành cho kẻ khác.

    160) "Kẻ này vui, người kia buồn; kẻ này cao, người kia thấp; kẻ này làm, người kia không". Sao ngươi chỉ biết ganh tỵ kẻ khác mà không biết ganh tỵ chính ngươi?

    161) Hãy kéo "cái Ta" của ngươi ra khỏi sự sung sướng, trói nó vào khổ đau của kẻ khác. Để đừng bị lừa, hãy canh chừng cẩn mật hành động của nó.

    162) Hãy đổ lên đầu nó (cái Ta) tất cả lỗi lầm của kẻ khác. Và nếu nó có lỗi, dù thật nhỏ, cũng phải khai ra để sám hối.

    163) Hãy hạ bệ tiếng tăm của nó xuống và nâng cao danh dự của kẻ khác lên. Hãy bắt nó làm việc cho chúng sinh, như một kẻ hầu thấp nhất.

    164) Nếu nó có vài hạnh tốt, ngươi cũng đừng khen ngợi và đừng cho kẻ khác hay biết.

    165) Tóm lại, hãy đổ lên "cái Ta" của ngươi tất cả niềm đau mà ngươi đã tạo cho kẻ khác.

    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  2. #52
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    BỒ TÁT HẠNH (Bodhicaryàvatàra)
    Chương 8 Thiền định
    __________________________________________________ ______________________________________


    166) Đừng cho nó quyền hành, lắm lời, xấc xược. Hãy bắt nó e thẹn như một nàng dâu, kín đáo, dè dặt khi mới về nhà chồng.

    167) "Không được làm cái này! Phải đứng như thế kia!" cứ như thế ngươi điều phục nó theo ý muốn. Nếu nó vi phạm thì phải trừng trị liền.

    168) "Khi ta nói như vậy mà ngươi không nghe lời thì tâm ơi, ngươi sẽ biết tay ta. Hỡi đồ chuyên tạo tội !".

    169) "Thời gian mà ngươi tùy ý lừa đảo ta đã qua rồi ! Giờ đây ngươi làm gì, nghĩ gì ta đều thấy hết và ta sẽ chà đạp tất cả sự kiêu hãnh của ngươi".

    170) "Nếu ngươi còn hy vọng tìm kiếm lợi ích riêng tư thì hãy mau từ bỏ đi! Ta không buồn chút nào về sự khổ sở của ngươi, vì ta đã bán ngươi cho kẻ khác rồi".

    171) "Nếu ta dại dột không bán ngươi cho kẻ khác thì chắc chắn ngươi sẽ trao ta cho loài quỷ giữ ngục".

    172) "Không biết bao lần ngươi đã trao ta cho chúng nó hành hạ đau khổ triền miên! Giờ đây nhớ lại sự độc ác đó, ta phải chà đạp ngươi, ôi cái tâm ích kỷ!"

    173) Nếu muốn sung sướng, nhớ đừng nuông chiều cái Ta! Nếu muốn yên thân, nhớ đừng thèm bảo vệ nó!

    174-175) Nếu chiều chuộng nó, ngươi sẽ sa vào hố thất vọng. Vì lúc đó toàn quả địa cầu này cũng không đủ thỏa mãn lòng tham của nó.

    176) Ham muốn điều không thể có, chỉ dẫn đến khổ đau và thất vọng. Ngược lại, không hy vọng tham cầu thì sẽ an nhiên hưởng lạc không bao giờ hết.

    177) Do đó hãy chặn đứng những cơ hội ham muốn của thể xác. Chỉ nên ham muốn những gì không đáng ham muốn.

    178) Ôi thể xác! Đồ bất tịnh ghê tởm. Cuối cùng nó sẽ bất động và tan thành tro bụi. Tại sao lại bám víu vào nó, cho đó là "Ta"?

    179) Dù sống hay là chết, cái "máy thân" này có ích gì? Có gì khác giữa nó và một nắm đất? Ôi tâm niệm chấp ngã, sao ngươi chưa chết đi?

    180) Chỉ vì phụng sự cho thân này một cách ngu xuẩn mà ta phải chịu muôn vàn khổ đau. Thương tiếc hay ái luyến nó có ích gì trong khi nó chỉ là một hình nộm.

    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  3. #53
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    BỒ TÁT HẠNH (Bodhicaryàvatàra)
    Chương 8 Thiền định
    __________________________________________________ ______________________________________


    181) Được ta săn sóc, nó cũng không thương. Bị diều hâu cắn xé, nó cũng không ghét. Thế thì sao lại phải thương yêu nó chứ?

    182) Ta nổi giận khi nó bị xử tệ; ta sung sướng khi nó được khen thưởng. Nhưng tự tánh nó vô tri không biết gì, tại sao ta phải khổ sở giùm nó chứ?

    183) "Những ai thương thân này thì kẻ đó là bạn của Ta". - Được! Nhưng mọi người ai cũng thương thân của họ, tại sao ta lại không phải là bạn của họ?

    184) Như vậy, vì lợi ích chúng sinh, ta sẽ từ bỏ ái luyến thân này. Nếu giữ gìn nó, chẳng qua chỉ để làm khí cụ hoạt động mà thôi.

    185) Thôi đủ rồi! Những thói phàm phu! Từ nay ta quyết theo chân các bậc hiền giả, luôn giữ gìn chánh niệm, không để hôn trầm, giải đãi lôi cuốn.

    186) Cũng như các Bồ Tát, con trai của bậc Thắng Vương, ta sẽ nhẫn chịu tất cả khó khăn xảy đến. Vì nếu không tinh tấn ngày đêm như thế, ngày nào mới chấm dứt được khổ đau?

    187) Ta phải kéo tâm ra khỏi ảo ảnh tà kiến, đặt nó vào nẻo chánh của Thiền Định.




    Chú thích:

    [1] Shiné-Lhagtong: Chỉ-Quán

    [2] Ở đây tôn giả Santideva nói thẳng, không quanh co về sự bất tịnh và si mê ái dục của con người.

    [3] Chuyện Bồ Tát Supuspacandra, vì cương quyết thuyết pháp nên bị vua Curadatta hành hạ. Trong Tam ma địa Vương Kinh (Samadhirajasutra).

    [4] Tức của cha mẹ.

    [5] Ở đây tác giả đặt mình vào địa vị kẻ khác rồi hướng về "cái Ta" (Ngã) mà nói. Do đó chữ "nó" tức là cái Ta (Ngã), còn "ta" tức là người khác (kẻ khiêm tốn).

    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  4. #54
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    BỒ TÁT HẠNH (Bodhicaryàvatàra)
    Chương 9 Trí huệ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Chương 9

    Trí huệ


    1) Tất cả những hạnh trước được chỉ dạy bởi đấng Xuất thế cốt để cuối cùng dẫn đến trí huệ. Do đó, kẻ nào muốn diệt trừ tận gốc khổ đau phải tập khai triển Trí huệ.

    2) Có hai loại Chân lý: Chân lý bao phủ [1] và Chân lý Tuyệt đối. Chân lý Tuyệt đối, vượt ngoài tầm hiểu biết của thông minh trí thức nên nó không bị "bao phủ".

    3-4) Cũng từ đó mà có hai loại người: a) Người trầm tư hiền giả [2] thường an trú trong thiền định và quán chiếu nội tâm, và b) "Người thường" là người sống ngược lại như trên, họ xem thân là một tự thể và tâm là thường hằng vĩnh cữu. Trong số các bậc hiền giả cũng có hai hạng: thượng và hạ tùy theo căn cơ, nhưng cả hai cùng hướng tới một mục đích chung.

    5) Người thường thì thấy và cho rằng sự vật hiện hữu thực sự, còn bậc hiền giả thì thấy chúng chỉ là ảo tưởng. Đó là sự khác biệt giữa hai bên.

    6) Hình sắc và trần cảnh được công nhận là có thật do sự nhận thức của số đông chứ nó không có một bằng chứng vững chắc. Sự nhận thức này thường là sai lầm, thí dụ như cho những gì bất tịnh là trong sạch.

    7) Khi bậc Đạo Sư giảng nói về sự thật, Ngài dùng phương tiện thiện xảo cốt dẫn đưa về Không Tánh. - Thế thì khi nói các pháp là "tạm thời" [3], phải chăng là Chân lý Tuyệt đối?. - Không! - Là Chân lý bao phủ chăng? Nếu vậy thì thật là mâu thuẫn.

    8) - Không có lỗi trong Chân lý bao phủ của bậc hiền giả, vì so sánh với người thường, các ngài nhìn thấy rõ sự thật. - Các anh chối hả? Chính các anh tự tách rời quan niệm quần chúng, cho đàn bà (nữ sắc) là bất tịnh.

    9-10) Nếu các pháp không có thật thì đức Phật cũng chỉ là một ảo tưởng. Và như thế, lễ lạy Ngài được công đức gì? - Theo các anh, lễ lạy một đức Phật thật cho ra công đức thật thì đối với chúng tôi cũng vậy, lễ lạy một đức Phật ảo sẽ cho ra công đức ảo. - Nhưng nếu con người là ảo tưởng thì làm sao y có thể chết và tái sinh lại được? - Ngày nào còn đầy đủ nhân duyên thì ngày đó ảo tưởng còn tiếp hiện. Đâu phải vì thời gian hiện hữu của con người dài hơn một ảo tưởng mà dám quả quyết con người hiện hữu thực sự.

    11) - Nếu vậy thì giết người sẽ không bị tội, vì họ (là ảo tưởng) không có tâm thức. - Bị tội! Vì con người chính là ngoại ảnh của tâm thức và từ đó phát sinh ra công đức cùng tội lỗi.

    12-13) - Một cái tâm ảnh hiện bên ngoài không thể có được, ngay cả thần chú, ảo thuật cũng không thể tạo ra nó được. - Nhưng những hình ảnh này phát xuất từ nhiều nhân khác nhau; một nhân độc nhất đâu hẳn cho ra nhiều quả.

    14-15) - Nếu theo Chân lý Tuyệt đối, tất cả chúng sinh đều tự tánh Niết Bàn, sự luân hồi chỉ là ảo tưởng, vậy thì đức Phật cũng luân hồi. Như thế tu tập Bồ Tát Hạnh có ích lợi gì? - Ngày nào nhân duyên của nó chưa bị tiêu diệt thì ngày đó ảo tưởng vẫn tiếp tục. Khi nhân duyên không còn thì ngày đó nó mới tan biến. Đức Phật đã diệt trừ được nhân duyên của ảo tưởng nên tuy có hình tướng nhưng Ngài không lệ thuộc vào luân hồi.

    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  5. #55
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    BỒ TÁT HẠNH (Bodhicaryàvatàra)
    Chương 9 Trí huệ
    __________________________________________________ ______________________________________


    16) Nếu các pháp không thực có, ngay cả cái tâm năng quán, vật thì ai (hay cái gì) thấy biết được ảo tưởng? - Theo các anh, các pháp bên ngoài là ảo tưởng không có thật, vậy thì cái gì bị nhận thức? [4]

    17-18) - Đó là những hình ảnh (đối tượng) của tâm và cũng chính là tâm. -Nhưng nếu ảo cảnh cũng chính là tâm thì tâm nào thấy và tâm nào bị thấy? Đức Phật có nói: "Tâm không thể thấy tâm cũng như lưỡi gươm không thể tự chặt nó được."

    19-20) - Tâm tự biết tâm cũng như ngọn đèn tự chiếu rọi nó. - Ngọn đèn không tự rọi nó được, vì nó chưa từng bị che khuất.

    21-23) - Chúng tôi muốn nói là nó tự sáng, không lệ thuộc gì bên ngoài. Cũng như màu xanh của ngọc lưu ly, tự nó xanh, khác với màu xanh của một tấm kính đặt trên vải xanh. Do đó sự vật có cái tùy thuộc nhân duyên, có cái độc lập tự tánh. - Màu xanh không có tự tánh độc lập, vì nó tùy nơi ngọc lưu ly. Nó không phải là cái gì không xanh mà trở thành xanh. Giả dụ tâm thấy và xác nhận rằng ngọn đèn chiếu sáng, nhưng ai (cái gì) thấy và xác nhận rằng tâm chiếu sáng (biết)? Thí dụ (về ngọn đèn) của các anh không hợp lý, vì chưa có cái tâm nào thấy được cái tâm năng chiếu. Như vậy không còn lý do gì để tiếp tục nói là tâm có khả năng tự biết. Nếu không, chẳng khác gì bàn cãi xem con gái của người đàn bà bất thụ [5] đẹp hay xấu!

    24) - Nhưng nếu không có tánh tự biết [6] thì làm sao con người nhớ được sự việc đã qua? - Trí nhớ xuất hiện do tương duyên với cảnh vật bên ngoài, tựa như vết cắn của chuột gấu [7].

    25) - Có người đầy đủ nhân duyên (như thiên nhãn hay linh cảm) thấy được tâm ý kẻ khác, chẳng lẽ họ không thấy được chính tâm họ sao? - Người dán bùa trên mắt có thể thấy được đồ vật cất dấu dưới đất nhưng không thể thấy được lá bùa ngay trên mắt họ.

    26) - Nếu biết cái tự biết không có thật thì những tánh biết khác (của các căn) như thấy, nghe, biết, v.v... cũng không có thật. - Chúng tôi không phủ nhận sự thấy, nghe, biết..., nhưng nếu bảo chúng có thật thì chúng tôi không chấp nhận vì đó là nguyên nhân của đau khổ.

    27) Nếu bảo ảo cảnh không phải tâm là sai, nếu bảo là tâm cũng là sai. Nếu nó có thật thì làm sao là tâm được? Nếu nó là tâm thì làm sao có thật được?

    28) Tuy không có thật, nhưng ảo cảnh vẫn bị thấy (ảnh hiện). Tuy không có thật, nhưng tâm vẫn thấy được (ảo cảnh).

    29-30) Theo các anh (Duy Thức) thì luân hồi (không có thật) bắt nguồn từ một nền tảng có thật (tức là tâm). Làm sao một vật không có thật lại có thể hành động, tạo tác trên một vật có thật được? Theo lập luận của các anh, tâm là một loại Thức-bất-nhị-độc hành không cần có đối tượng. Và nếu tâm hiện hữu riêng biệt ngoài đối tượng thì tất cả chúng sinh đều đã là Phật rồi. Như thế, công đức nào đáng tích tụ, vì nó cũng chỉ là tâm?

    31) Nhưng biết được các pháp là ảo ảnh hư vọng, có đủ để tiêu trừ ái dục phiền não không? Há chẳng thấy người phù thủy tạo ra một đàn bà huyễn rồi đem tâm yêu mến?

    32) Trong trường hợp này, người phù thủy chưa diệt được những khuynh hướng ái nhiễm đối với trần cảnh. Khi nhìn người đàn bà huyễn (do chính mình tạo), khả năng thấy được Tánh Không của anh hãy còn quá yếu để có thể giúp anh nhớ lại thực tại.

    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  6. #56
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    BỒ TÁT HẠNH (Bodhicaryàvatàra)
    Chương 9 Trí huệ
    __________________________________________________ ______________________________________


    33-35) Khi luyện tập, quán chiếu thành thói quen thấy được Tánh Không của các pháp thì sự bám víu, cho rằng chúng thực có, sẽ tan biến. Nhờ lập đi lập lại trong tâm: "các pháp không thực có", cuối cùng ngay cả ý niệm về tánh Không cũng tan biến. Khi nói một vật không thực có, có nghĩa là không thể tìm thấy nó sau cuộc khảo sát tối hậu. Khi không còn tìm ra được một sự hiện hữu nào có thể phủ nhận, thì nói chi đến sự không-hiện hữu? [8]. Khi Có và Không không còn khởi lên trong tâm thì không còn gì khác có thể khởi lên được nữa là lúc đó tâm sẽ hoàn toàn vắng lặng.

    36) Cũng như ngọc Mani và cây Như Ý thành tựu những lời ước của chúng sinh, thân Phật vẫn ảnh hiện nhờ những lời nguyện xưa của Ngài và lòng thành mong ước của các đệ tử [9].

    37-38) Như Bà la môn Sanku tuy đã chết lâu rồi, nhưng cái hộp đựng tro Garuda [10] mà ông đã làm phép trì chú trước kia, vẫn có khả năng giải trừ nọc rắn. Cũng thế, sau khi thành tựu vô lượng hạnh nguyện Bồ Đề, bậc Bồ Tát nhập Vô Dư Niết Bàn, nhưng Xá lợi của ngài vẫn tiếp tục làm lợi ích chúng sinh.

    39-40) Làm sao thờ lạy một tượng vô tri lại có thể đem lại phước báo? - Trong Kinh có nói, theo Tục Đế và Chân Đế, cả hai sự thờ lạy: khi đức Phật còn tại thế và khi ngài đã nhập Niết Bàn, đều phước đức như nhau. Các anh (Tiểu Thừa) chấp nhận thờ một đức Phật thật để được công đức thật thì chúng tôi thờ một đức Phật huyễn để được công đức huyễn, đâu có ngại gì?

    41) - Người ta có thể giải thoát bằng sự giác ngộ Tứ Diệu Đế cần gì phải quán chiếu Tánh Không? - Cần chứ! Vì theo Kinh (Bát Nhã) quả Bồ Đề không thể thành tựu nếu không có trí huệ Bát Nhã [11].

    42) - Nhưng giáo lý Đại Thừa không phải do Phật nói. - Thế thì Kinh sách của các anh, ai chứng nhận (là do Phật nói)? - Kinh sách của chúng tôi đáng tin vì nó được chấp nhận bởi (ít nhất) hai người chúng tôi. Nếu vậy, trước khi được chấp nhận bởi các anh thì nó không đáng tin à? - Đáng tin! Vì nó được truyền thừa không ngừng từ các bậc Trưởng Lão.

    43) - Kiểu tin của các anh chẳng khác gì chúng tôi (Đại Thừa), vì chúng tôi cũng được Tổ Tổ tương truyền. Hơn nữa, nếu các anh chấp nhận một điều cho nó là phải, vì được chấp nhận bởi hai người, thì các anh cũng phải chấp nhận luôn cả Kinh điển Vệ Đà và Ngoại đạo.

    44) - Kinh điển Đại Thừa không đáng tin vì nó luôn bị tranh luận! - Nếu vậy thì cũng phải từ bỏ luôn cả Kinh điển của các anh, vì nó cũng bị tranh luận bởi các Nội phái và Ngoại đạo.

    45) Đời sống xuất gia là nền tảng của sự tu hành, cũng như Niết Bàn, tuy vậy nó rất khó đối với những người tâm còn bám víu vào sự vật cho là thực có.

    46-47) - Các bậc A La Hán tuy không hiểu được Tánh Không nhưng đã giải thoát đau khổ vì các ngài đã xả bỏ tất cả tà kiến bằng con đường thiền định quán chiếu về Vô Thường, Vô Ngã. - Nhưng ai dám bảo, khi vừa thành A La Hán Hữu Dư [12] là hết thọ khổ? Có nhiều vị, vì nghiệp lực quả báo quá khứ, vẫn còn thọ khổ như A La Hán Mục Kiền Liên.

    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  7. #57
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    BỒ TÁT HẠNH (Bodhicaryàvatàra)
    Chương 9 Trí huệ
    __________________________________________________ ______________________________________


    48) - Tuy còn thọ khổ khi còn báo thân, nhưng khi xả bỏ báo thân, các ngài vĩnh viễn giải thoát vì không còn chấp vào các uẩn của thân và tâm nữa.

    49) - Nhưng khi chưa xả bỏ báo thân thì còn cảm thọ, và như vậy tâm vẫn còn đối tượng (bám víu) cho rằng nó thực có.

    50-51) Không hiểu Tánh Không thì tà kiến chỉ tạm lắng yên trong những cơn nhập định, sau đó sẽ tái khởi lại. Do đó, nếu muốn tận diệt khổ đau thì phải quán chiếu Tánh Không.

    52-53) - Nhưng nếu hiệu lực của tham lam, sợ hãi là giam giữ chúng sinh trong Luân hồi, thì hiệu lực của Tánh Không sẽ là cầm chân họ (trong luân hồi) vì cho họ ảo tưởng cứu độ kẻ khác.

    54) - Lời chỉ trích trên không có nền tảng, do đó chúng ta không nên ngần ngại tu tập Tánh Không.

    55) Tánh Không là liều thuốc đối trị vô minh. Làm sao lơ là bỏ qua được, nếu muốn được Nhất thiết trí?

    56) - Tôi không muốn quán chiếu về Tánh Không vì nó làm tôi sợ! - Cái gì làm mình đau khổ thì sợ là phải. Nhưng Tánh Không (điều trị) xoa dịu đau khổ, tại sao lại sợ?

    57) Người ta sợ cái này, cái kia vì cho và tin rằng cái Ta có thật. Được! Nhưng đối với người đã hiểu cái "Ta" không có thật thì sợ cái gì? Ai sợ?

    58-60) Răng, tóc, móng, xương, không phải là Ta, cái Ta cũng không phải là máu, mủ, đờm, mật, tạng, phủ, ..., phân, tiểu, gân, hơi nóng, chín khứu, sáu thức.

    61) Nếu nhĩ thức là Ta thì phải luôn nghe thấy âm thanh (ngay cả lúc nó không còn) chứ? Khi đối tượng nhận thức (trần cảnh) vắng mặt thì làm gì có nhận thức? [13]

    62) Nếu gán sự biết (nhận thức) vào những gì không có khả năng biết thì cây gỗ kia cũng phải biết được chứ! Do đó không thể có sự nhận thức nếu không có đối tượng.

    63) Tại sao cái Ta, khi thấy hình sắc lại không nghe được âm thanh? Các anh sẽ nói vì gần đó không có âm thanh. Và nếu vậy thì nó (cái Ta) không phải là nhĩ thức.

    64) Cái mà tánh của nó là thâu nhận âm thanh, làm sao có thể thâu nhận được hình sắc? Đồng ý là một người đàn ông, tùy trường hợp, có lúc được xem là cha, có lúc là con, nhưng theo Chân Đế thì không thể như vậy được. Nếu các anh (Samkhya) cho rằng thực tại là một trạng thái hòa hợp quân bình giữa ba tánh: thanh tịnh, tạo tác, u mê thì không có gì được xem là cha hay con cả.

    65) - Khi cái Ta đang thâu nhận âm thanh thì tánh thấy của nó không hoạt động. Và khi nó thấy thì đó là tánh nghe đã chuyển sang tánh thấy, cũng như một kịch gia thay đổi vai trò.

    66) - Như vậy theo các anh (Samkhya) thì chính cùng một cái ta thâu nhận cảnh trần _ sắc, thanh, hương, ..._ với nhiều tánh (không thực) khác nhau, nhưng thực tế nó vẫn có một tánh (thực có) độc nhất. Đây là một điều mà các anh chưa hề tuyên bố trước đây!

    67) Chắc chắn các anh sẽ không nói tánh này là huyễn. Thế thì thực tánh của nó là gì? Phải chăng đó là cái tánh biết? Nếu vậy thì tất cả chúng sinh sẽ cùng là một thứ độc nhất!

    68) Thêm nữa, tất cả chúng sinh hữu thức và vô thức cũng sẽ là một, bởi vì họ cùng hiện hữu. Nếu các tánh như thấy, nghe, biết, ... được xem là không thực thì làm sao nền tảng của nó (cái Ta) lại được xem là thực có?

    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  8. #58
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    BỒ TÁT HẠNH (Bodhicaryàvatàra)
    Chương 9 Trí huệ
    __________________________________________________ ______________________________________


    69) Một vật không có nhận thức thì không phải là Ta, vì nó không biết được sự vật cũng như khúc gỗ vậy. [14] - Nó biết được sự vật khi nó phối hợp với tâm thức. - Như vậy, khi không có tâm thức thì nó cũng tiêu diệt.

    70) Các anh cho cái Ta là thường còn, không thay đổi. Thế khi phối hợp với tâm thức nó sẽ là gì? Nếu cho cái gì thường còn, không thay đổi, vô thức là ta thì hư không kia cũng được xem là ta.

    71) - Nhưng nếu cái Ta vô thường thì sự liên hệ nhân quả sẽ không thành, bởi vì khi làm xong một hành động thì người tạo nghiệp không còn, vậy ai sẽ chịu quả báo ?.

    72) - Nền tảng của người tạo nghiệp chính là năm uẩn đời này, nền tảng của người thọ quả báo là năm uẩn đời sau, hai cái khác nhau. Không có cái Ta nào tạo nghiệp và cũng không có cái Ta nào thọ quả báo.

    73) - "Chính chủ nhân tạo nghiệp là người lãnh thọ quả báo chứ không ai khác" trong Kinh đã nói! - Đức Phật có dạy như vậy, nhưng cốt để phá trừ sự chấp đoạn của người không tin nhân quả chứ không phải dạy cái Ta thực hữu thường còn.

    74) Tâm niệm quá khứ cùng tâm niệm vị lai đều không thể là cái Ta vì chúng không có thực. - Nhưng tâm niệm hiện tại không thể là Ta à? - Cho dù nó là Ta nhưng khi vừa nghĩ xong thì nó cũng không còn.

    75) Như cây chuối khi bị lột từng bẹ để tìm thì không thể thấy (đâu là cây chuối). Cũng thế, cái Ta hiện hữu như thực có, khi bị quán chiếu phân tách, không thể tìm thấy nơi năm uẩn.

    76) - Nếu chúng sinh không có thật thì tu tập từ bi với ai? - Tuy không có thật nhưng chúng sinh là đối tượng lợi ích và cần thiết cho những ai tu tập Bồ Tát Hạnh.

    77) - Nhưng nếu chúng sinh không có thật thì ai lãnh thọ phước báo sau khi tu hạnh từ bi? - Theo Chân Đế tuyệt đối thì không có gì thực có, dù đó là chúng sinh, là từ bi hay phước báo; nhưng trên Tục Đế, ảo tưởng, đối với người tâm còn lầm lẫn thực tướng các pháp thì phải cần tu tập từ bi huyễn vì nó cho ra phước báo huyễn.

    78) Sự ái luyến chấp Ta thì ngược lại, tuy cũng là huyễn nhưng cần phải diệt trừ vì nó là nguyên nhân của đau khổ. Và để diệt trừ nó không có cách gì khác hơn là tu tập quán chiếu về Vô ngã.

    79-80) Thân không phải là chân, đùi, hông, bụng, lưng, ngực, tay, vai, nách, cổ, đầu, ... Vậy cái gì là thân? [15]

    81) Nếu thân nằm trong tất cả bộ phận của nó thì hóa ra tất cả phần của thân nằm trong từng phần của thân sao? Còn cái thân tự tánh, hiện hữu độc lập nằm ở đâu?

    82) Nếu cái thân là Một [16], có thật, nằm riêng biệt trong từng bộ phận thì như thế có bao nhiêu bộ phận thì phải có bấy nhiêu ấy thân.

    83) Thân không nằm ở trong cũng không ở ngoài các bộ phận. Nhưng lìa các bộ phận ra, nó cũng không thể có. Vậy nó hiện hữu kiểu nào?

    84) Cái thân không có thật! Nhưng vì ảo tưởng lầm lẫn, ý niệm "thân" được gán vào những bộ phận (tay, chân,...) cũng như lầm tưởng cho cái cột là một người đàn ông.

    85) Khi hội đủ nhân duyên đưa đến lầm lẫn thì người ta cho cái cột là người đàn ông. Cũng thế, khi còn nhân duyên đưa đến lầm lẫn thì người ta cho những bộ phận (tay, chân, ...) là cái thân.

    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  9. #59
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    BỒ TÁT HẠNH (Bodhicaryàvatàra)
    Chương 9 Trí huệ
    __________________________________________________ ______________________________________


    86) Như thân không thật có thì bàn tay cũng không có thật: chỉ có những ngón tay hợp lại với nhau. Ngón tay cũng không có thật, chỉ có những đốt xương và gân hợp lại với nhau, và những đốt xương này được cấu tạo bởi nhiều phân tử.

    87) Những phân tử này lại được cấu tạo bởi nhiều nguyên tử, và những nguyên tử lại được chia chẻ ra theo sáu hướng [17], chia chẻ đến cùng cực (không còn chia chẻ được nữa) thì chỉ còn hư không trống rỗng. Cuối cùng, nguyên tử cũng không có thật.

    88) Như vậy, hình sắc chẳng khác chiêm bao, bậc hiền giả nào lại muốn bám víu vào? Thân kia còn không có thật, nói chi đến đàn ông hay đàn bà?

    89) Nếu đau khổ có thật tự tánh thì sao nó không xúc động được người đang vui? Nếu những món ngon đem lại khoái lạc thì sao người đang sầu khổ ăn vào cảm thấy vô vị?

    90) Người ta sẽ bảo rằng đau khổ và khoái lạc có thật, nhưng trong trường hợp trên, không được cảm thấy vì chúng bị một cảm giác mạnh hơn lấn át. Nhưng sao lại gọi là cảm giác khi tánh của nó không được người ta cảm thấy?

    91) - Vẫn cảm thấy chứ! Vì khi khoái lạc thì cảm giác đau khổ nằm ở trạng thái yếu (vi tế). - Nhưng cảm giác vi tế này không thể là đau khổ vì một cảm giác không thể cùng lúc vừa là đau khổ vừa là khoái lạc được.

    92) Nếu đau khổ không xuất hiện được nơi tâm vì lúc đó đang có một cảm giác đối lập thì cái gọi là cảm giác đau khổ chỉ là một ảo tưởng.

    93) Để đối trị tà kiến này, chúng ta phải trau dồi trí huệ quán chiếu "tánh không thực có" của các pháp. Sự nhập định quán chiếu những ảo tưởng của tâm chính là món ăn độc nhất của hành giả Du Già [16].

    94) Cảm thọ được xem là kết quả của một sự xúc chạm. Nhưng giữa căn và trần có một khoảng cách, vậy chúng làm thế nào xúc chạm được nhau? Và nếu không có khoảng cách thì chúng là một, nói giao hội đâu còn nghĩa lý?

    95) Không thể nói đó là một sự xuyên nhập giữa các nguyên tử được, bởi vì nguyên tử không trống rỗng, cũng không có khía cạnh nên không có gì xuyên nhập được. Mà không có xuyên nhập thì không có hòa hợp, nếu không có hòa hợp thì không có cảm thọ [19].

    96) Làm sao có được sự xúc chạm giữa hai vật không khía cạnh? Nếu có thì hãy chỉ cho chúng tôi biết [20].

    97) Nói tâm xúc chạm vật cũng vô lý, vì tâm vô hình chất, không thể xúc chạm được với vật hữu chất.

    98-99) Sự xúc chạm không thể có thì lấy đâu ra cảm thọ? Cảm thọ không có thật thì tội gì nhọc cầu khoái lạc? Lấy đâu ra đau khổ, và ai đau khổ? Không có ai là người cảm thọ và cũng không có gì là cảm thọ. Trước sự kiện này, ôi lòng khát ái, sao ngươi chưa tan biến đi?

    100) Ta thấy và sờ mó được trần cảnh nhưng cảm giác chỉ là những ý niệm phát xuất từ tâm, chẳng khác gì ảo ảnh, giấc mơ. Nó không có thật!

    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  10. #60
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    BỒ TÁT HẠNH (Bodhicaryàvatàra)
    Chương 9 Trí huệ
    __________________________________________________ ______________________________________


    101) Ta có thể nhớ lại cảm giác quá khứ hoặc thèm muốn cảm giác tương lai, nhưng đó không phải là một cảm giác mà là sự nhớ tưởng.

    102) Cho nên không có người cảm thọ nào có thật, cũng không có một cảm thọ nào thật có. Làm sao cái đám uẩn vô ngã này lại có thể có được cảm thọ khoái lạc hay khổ đau?

    103) Thức không nằm trong căn, không ở nơi khác cũng không chính giữa. Tâm cũng thế, không nằm trong thân, ngoài thân hay ở nơi khác.

    104) Không phải là thân cũng không phải khác; không phải trộn lẫn cũng không phải khác biệt (với thân) nên tâm không có thật. Do đó nói rằng tất cả chúng sinh đã Niết Bàn.

    105-106) Ý thức có thể không có thật, nhưng chẳng lẽ năm thức kia (nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân) cũng không có thật à? Muốn biết thì hãy phân tách xem năm thức đó có trước, cùng lúc hay sau cảnh vật? Nếu bảo có trước khi gặp cảnh vật thì nó nương đâu mà khởi? Nếu thức và đối tượng của nó phát sinh cùng lúc thì cũng thế, cả hai nương đâu mà khởi? Vì nếu cùng một lúc thì không thể nói cái này nương cái kia khởi. Và nếu thức phát sinh sau đối tượng thì nó nương đâu mà khởi? Vì khi nó khởi thì đối tượng đã không còn.

    107) - Qua sự phân tách trên, ta hiểu là không có pháp nào thực sự phát sinh. Nhưng như thế làm sao có được Nhị Đế (Chân Đế và Tục Đế)? Và làm sao chúng sinh đến được Niết Bàn?

    108) - Thật ra Niết Bàn thường hằng, nhưng vì không hiểu nên người ta lầm lẫn cho rằng nó sinh khởi và hoại diệt. Chính sự khái niệm này là chân lý bao phủ (Tục Đế). Người vào được tánh Niết Bàn vẫn hiện hữu qua sự ảo tưởng của kẻ khác (nhưng y không còn ảo tưởng).

    109) - Tâm năng quán và vật sở quán nương nhau hiện hữu, nếu vật không có thật thì tâm cũng không có thật. Và nếu tâm không có thật thì sự phân tách lập luận Tánh Không của các anh cũng vô hiệu.

    110-111) - Thật ra cả tâm và vật đều không có thật, nhưng không phải vì thế mà sự phân tách bị coi là sai. Bởi vì tất cả những tâm phân tách được xem là ý thức tương đối, dựa đặt trên nền tảng lập luận chấp nhận bởi thế gian. Khi vật sở quán bị phân tách và xác nhận là trống rỗng thì cái tâm năng quán kia trở nên mất đối tượng. Không có đối tượng thì tâm năng quán lấy đâu mà khởi? Trong trạng thái yên lặng, không còn vật sở quán và tâm năng quán, đó gọi là Niết Bàn.

    112-114) Kẻ nào cho tâm và vật có thật thì kẻ đó lâm vào tình trạng khó xử. - Vật có thật vì căn có thật. [21] - Nhưng sao một vật lại được xem là có thật nếu nó tùy thuộc vào thức? - Mặt khác, có thể nói thức có thật vì nó dựa trên vật. - Nếu cả hai nương nhau mà có thì cả hai đều không có thật. Thí dụ: một người không có con thì không thể được xem là cha; nếu không có cha thì làm gì có con? Như vậy tâm và vật không thể hiện hữu độc lập, riêng biệt.

    115) - Cây sanh ra từ hạt, biết có hạt nhờ thấy cây. Sao không thể chấp nhận được tâm (nhận thức) có thật vì nó được phát sinh từ vật (bị thấy)?

    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •