DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 3/20 ĐầuĐầu 1234513 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 21 tới 30 của 200
  1. #21
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 402
    __________________________________________________ ______________________________________


    Quyển 402

    II. PHẨM HOAN HỶ


    Bấy giờ, biết các chúng có duyên ở thế giới đều đến hội họp như là: Chư Thiên, ma, phạm, các Sa-môn, Bà-la-môn, Kiền-đạt-phược, A-tố-lạc, rồng, thần, người chẳng phải người, chúng Đại Bồ-tát trụ thân cuối cùng nối ngôi tôn quí, Thế Tôn liền bảo cụ thọ Xá-lợi Tử:

    - Nếu Đại Bồ-tát muốn hiểu rõ tất cả tướng của nhất thiết pháp thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

    Lúc ấy, Xá-lợi Tử vui mừng hớn hở, rời khỏi tòa, đảnh lễ Phật, trịch áo vai phải, gối phái chấm đất, chấp tay cung kính thưa:

    - Bạch Thế Tôn! Tại sao Đại Bồ-tát muốn hiểu rõ tất cả tướng của nhất thiết pháp phải học Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

    Phật bảo Xá-lợi Tử:

    - Chư Đại Bồ-tát nên dùng vô trụ làm phương tiện để an trụ Bát-nhã Ba-la-mật-đa, vì sở trụ, năng trụ bất khả đắc, nên dùng vô xả làm phương tiện để viên mãn bố thí Ba-la-mật-đa; vì người thí, người nhận và vật bố thí bất khả đắc, nên dùng vô hộ làm phương tiện để viên mãn tịnh giới Ba-la-mật-đa; vì tướng phạm, vô phạm bất khả đắc, nên dùng vô thủ làm phương tiện để viên mãn nhẫn nhục Ba-la-mật-đa; vì tướng động, bất động bất khả đắc, nên dùng vô cần làm phương tiện để viên mãn tinh tấn Ba-la-mật-đa; vì thân tâm siêng năng, lười biếng bất khả đắc, nên dùng vô tư làm phương tiện để viên mãn tịnh lự Ba-la-mật-đa; vì hữu vi, vô vi bất khả đắc, nên dùng vô trước làm phương tiện để viên mãn Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì tướng và tánh của các pháp bất khả đắc.

    Lại nữa, Xá-lợi Tử! Các Đại Bồ-tát an trụ Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng vô sở đắc làm phương tiện để tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, ba mươi bảy pháp phần Bồ-đề này bất khả đắc; dùng vô sở đắc làm phương tiện để tu tập không Tam-ma-địa, vô tướng Tam-ma-địa, vô nguyện Tam-ma-địa, ba đẳng trì này bất khả đắc; dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, tịnh lự, vô lượng và vô sắc định bất khả đắc; dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, giải thoát, thắng xứ đẳng chí biến xứ bất khả đắc; dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu tập chín tưởng: Tưởng trướng, tưởng sình, tưởng đỏ bầm, tưởng xanh bầm, tưởng mổ ăn, tưởng vung vãi, tưởng hài cốt, tưởng thiêu đốt, tưởng hoại diệt, các tưởng như thế bất khả đắc; .....

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  2. #22
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 402
    __________________________________________________ ______________________________________


    ......; dùng vô sở đắc làm phương tiện để tu tập mười tùy niệm: Tùy niệm Phật, tùy niệm Pháp, tùy niệm Tăng, tùy niệm giới, tùy niệm xả, tùy niệm thiên, tùy niệm hơi thở ra vào, tùy niệm nhàm chán, tùy niệm chết, tùy niệm thân, các tùy niệm này bất khả đắc; dùng vô sở đắc làm phương tiện để tu tập mười tưởng: Tưởng vô thường, tưởng khổ, tưởng vô ngã, tưởng bất tịnh, tưởng chết, tưởng tất cả thế gian không thể vui, tưởng nhàm chán ăn, tưởng đoạn, tưởng ly, tưởng diệt, các tưởng như vậy bất khả đắc; dùng vô sở đắc làm phương tiện để tu tập mười một trí: khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí, tận trí, vô sanh trí, pháp trí, loại trí, thế tục trí, tha tâm trí, như thuyết trí, các trí như vậy bất khả đắc; dùng vô sở đắc làm phương tiện để tu tập Tam-ma-địa có tầm có từ, Tam-ma-địa không tầm có từ, Tam-ma-địa không tầm không từ, ba Tam-ma-địa này bất khả đắc; dùng vô sở đắc làm phương tiện để tu tập vị tri đương tri căn, dĩ tri căn, cụ tri căn, ba căn vô lậu này bất khả đắc; dùng vô sở đắc làm phương tiện để tu tập quán bất tịnh: Quán biến mãn xứ, trí nhất thiết trí, Xa-ma-tha, Tỳ-bát-xá-na, bốn nhiếp sự, bốn thắng trụ, ba minh, năm loại mắt, sáu phép thần thông, sáu Ba-la-mật-đa, bảy thánh tài, tám điều giác ngộ của bậc đại sĩ, chín loại trí hữu tình ở, môn Đà-la-ni, môn Tam-ma-địa, mười địa, mười hạnh, mười nhẫn, hai mươi tăng thượng ý lạc, mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, ba mươi hai tướng đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp, pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, trí nhất thiết tướng vi diệu, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả và vô lượng vô biên Phật Pháp khác, các pháp như vậy đều bất khả đắc.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  3. #23
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 402
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lại nữa, Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát muốn mau chứng đắc trí nhất thiết trí thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa; muốn mau viên mãn trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa; muốn mau viên mãn tâm hạnh tướng trí của tất cả hữu tình, trí nhất thiết tướng vi diệu nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa; muốn trừ tất cả tập khí, phiền não nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa; muốn thể nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa; muốn vượt qua địa vị Thanh văn, Độc giác nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa; muốn trụ ngội vị Bồ-tát bất thối chuyển nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa; muốn được sáu loại thần thông thù thắng nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa; muốn biết sự sai khác giữa tâm, hành và chỗ đến sai khác của tất cả hữu tình nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa; muốn vượt hơn tác dụng trí tuệ của tất cả Thanh văn, Độc giác nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa; muốn được tất cả các môn Đà-la-ni, các môn Tam-ma-địa nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa; muốn đem một niệm tâm tùy hỷ vượt hơn sự bố thí của tất cả Thanh văn, Độc giác nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa; muốn đem một niệm tâm tùy hỷ vượt hơn tịnh giới của tất cả Thanh văn, Độc giác nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa; muốn đem một niệm tâm tùy hỷ vượt hơn định, tuệ giải thoát, giải thoát tri kiến của tất cả Thanh văn, Độc giác nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa; muốn đem một niệm tâm tùy hỷ vượt hơn tịnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí và thiện pháp khác của tất cả Thanh văn, Độc giác nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa; muốn đem một niệm tu tập thiện pháp vượt hơn thiện pháp của tất cả phàm phu, Thanh văn, Độc giác nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa; muốn thực hành chút ít bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã, vì các hữu tình phương tiện thiện xảo để hồi hướng quả Vô Thượng Chánh Giác, được vô lượng vô biên công đức nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  4. #24
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 402
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lại nữa, Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát muốn thực hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lìa các chướng ngại mau được viên mãn thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa; muốn được đời đời thường gặp chư Phật, thường nghe Chánh pháp, được Phật giác ngộ, nhớ nghĩ lời Phật dạy nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa; muốn được thân Phật đủ ba mươi hai tướng Đại sĩ của bậc đại trượng phu, tám mươi vẻ đẹp đầy đủ, trang nghiêm nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa; muốn được đời đời thường nhớ nghĩ tâm Bồ-đề đời trước, không quên mất, xa lìa bạn ác, gần gủi bạn lành, thường tu hạnh Đại Bồ-tát nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa; muốn được đời đời đầy đủ oai lực lớn làm các ma hàng phục, dẹp trừ các ngoại đạo nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa; muốn được đời đời xa lìa tất cả phiền não, nghiệp chướng, thông đạt các pháp, tâm không chướng ngại nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa; muốn được đời đời tâm hoàn hảo, nguyện hoàn hảo, hành hoàn hảo, liên tục, thường không biếng nhác, bỏ bê nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa; muốn sanh vào nhà Phật, vào địa vị đồng chơn, thường không xa lìa chư Phật, Bồ-tát nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa; muốn được đời đời đầy đủ các tướng tốt trang nghiêm như Phật, tất cả hữu tình trông thấy đều hoan hỷ, phát sanh tâm Vô Thượng Chánh Giác, mau được thành tựu công đức Phật nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa; muốn đem các năng lực của thiện căn thù thắng, các phẩm vật cúng dường tốt đẹp tùy ý cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, làm cho các thiện căn mau được viên mãn thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa; muốn làm cho thỏa mãn đầy đủ tất cả vật mong cầu của chúng sanh như: Thức ăn uống, y phục, giường ghế, đồ nằm, thuốc thang, hoa, hương, đèn, xe, vườn, rừng, nhà cửa, lúa gạo, châu báu, kỹ nhạc và các loại nhạc cụ tốt đẹp nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  5. #25
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 402
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lại nữa, Xá-lợi Tử! Nếu Bồ-tát muốn làm cho tất cả hữu tình khắp hư không giới, pháp giới, thế giới đều an trụ vào bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa; muốn được công đức phát sanh một niệm thiện tâm cho đến quả Vô Thượng Bồ-Đề không cùng tận thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa; muốn được chư Phật các thế giới trong mười phương, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Chánh Giác, các Bồ-tát cùng khen ngợi thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa; muốn một khi phát tâm có thể khắp đến vô số thế giới trong mười phương, cúng dường chư Phật, làm lợi lạc cho chúng sanh thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa; muốn một khi phát ra tiếng liền có thể vang khắp vô số thế giới trong mười phương, khen ngợi chư Phật, dạy bảo chúng hữu tình, nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa; muốn trong một niệm làm cho tất cả hữu tình trong hằng hà sa số thế giới chư Phật khắp mười phương tu học mười nghiệp đạo thiện, thọ tam qui y, hộ trì cấm giới, tu bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, được năm thần thông nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa; muốn trong một niệm có thể làm cho tất cả hữu tình trong vô số thế giới chư Phật khắp mười phương an trụ pháp Đại thừa, tu hạnh Bồ-tát, chẳng khinh bỏ các thừa khác nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa; muốn tiếp nối dòng giống Phật không để cho đoạn tuyệt, hộ trì ngôi nhà Bồ-tát làm cho không bị thối chuyển, làm thanh tịnh cõi Phật và mau được thành tựu nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

    Lại nữa, Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát muốn an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn an trụ tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn hiểu biết tánh của tất cả pháp như tánh sở hữu, không điên đảo, không phân biệt thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn hiểu biết tất cả pháp nhân duyên, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên, tánh vô sở hữu, bất khả đắc thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. ....

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  6. #26
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 402
    __________________________________________________ ______________________________________


    ....... Nếu Đại Bồ-tát muốn hiểu biết tất cả pháp như huyễn, như mộng, như tiếng vang, như hình bóng, như bóng sáng, như sóng nắng, như hoa đốm trên không, như thành Càn-thát-bà, như các việc biến hóa, chỉ do tâm hiện ra, tánh, tướng nó đều không thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn biết đại địa, hư không, núi non, biển cả, sông ngòi, ao bàu, khe hang, vũng hồ, địa, thủy, hỏa, phong, các lượng cực vi trong ba ngàn đại thiên thế giới khắp mười phương thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn chẻ một sợi lông ra làm trăm phần, lấy một phần sợi lông, đem hết nước trong biển cả, sông ngòi, ao bàu, khe hang, vũng hồ khắp ba ngàn đại thiên thế giới bỏ vào trong vô biên thế giới ở phương khác mà không làm tổn hại hữu tình trong ấy thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát gặp kiếp hỏa thiêu cháy khắp ba ngàn đại thiên thế giới, làm cho trời đất đều cháy rụi, muốn dùng một hơi thở thổi tắt liền thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát gặp kiếp phong nổi lên, ba ngàn đại thiên thế giới nương phong luân bị thổi mạnh bay vọt lên, sắp thổi ba ngàn đại thiên thế giới, núi Tô-mê-lô, núi Luân vi v.v... các vật đều tan nát như bụi, muốn dùng một ngón tay để ngăn lại sức gió kia làm cho chúng mất đi thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát ở trong ba ngàn đại thiên thế giới, muốn một khi ngồi kiết già đầy khắp cả hư không thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn đem một sợi lông quẩn lấy ba ngàn đại thiên thế giới, núi Diệu cao, núi Luân vi các vật ném qua vô lượng vô biên thế giới ở phương khác, mà không làm tổn hại chúng hữu tình trong đó, thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn đem một món thức ăn, một chút hoa, hương, tràng, lọng ... cúng dường cung kính, tôn trọng khen ngợi tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và chúng đệ tử trong vô số thế giới khắp mười phương không ai chẳng đầy đủ thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn làm cho chúng hữu tình trong vô số thế giới khắp mười phương an trụ giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn, hoặc trụ vào quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề cho đến nhập Vô dư y Niết-bàn thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  7. #27
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 402
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lại nữa, Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể biết như thật bố thí như vậy được phước báo lớn, nghĩa là biết như thật bố thí như vậy được sanh dòng tộc Sát-đế-lợi, hoặc sanh dòng tộc Bà-la-môn, hoặc Trưởng giả, hoặc Cư sĩ. Bố thí như thế được sanh vào cõi Tứ đại thiên vương, hoặc sanh vào cõi trời Ba mươi ba, hoặc sanh vào cõi trời Dạ-ma, hoặc sanh vào cõi trời Đổ-sử-đa, hoặc sanh vào cõi trời Lạc biến hóa, hoặc sanh vào cõi trời Tha hóa tự tại. Do bố thí như vậy được sơ thiền, hoặc đệ nhị thiền, hoặc đệ tam thiền, hoặc đệ tứ thiền. do bố thí như vậy được định Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Do bố thí như thế phát sanh bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo, đắc quả Dự lưu, hoặc Nhất lai, hoặc Bất hoàn, hoặc quả A-la-hán, hoặc quả vị Độc giác, hoặc chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Giác. Có thể biết như thật tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã như vậy được phước báo lớn. Nếu Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể biết như thật về bố thí, dùng phương tiện thiện xảo, bố thí Ba-la-mật-đa viên mãn; bố thí như thế dùng phương tiện thiện xảo làm viên mãn tịnh giới Ba-la-mật-đa; bố thí như thế dùng phương tiện thiện xảo làm viên mãn an nhẫn Ba-la-mật-đa; bố thí như thế dùng phương tiện thiện xảo làm viên mãn tinh tấn Ba-la-mật-đa; bố thí như thế dùng phương tiện thiện xảo làm viên mãn tịnh lự Ba-la-mật-đa; bố thí như thế dùng phương tiện thiện xảo làm viên mãn Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Như vậy, thực hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã với phương tiện thiện xảo thì có thể làm viên mãn sáu Ba-la-mật-đa.

    Khi ấy, Xá-lợi Tử thưa:

    - Bạch Thế Tôn! Vì sao Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể biết như thật bố thí, dùng phương tiện thiện xảo làm viên mãn bố thí cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng phương tiện thiện xảo làm viên mãn tịnh giới cho đến tịnh lự ba-la-mật-đa?

    Phật dạy:

    - Xá-lợi Tử! Vì đem vô sở đắc làm phương tiện nghĩa là Đại Bồ-tát khi thực hành bố thí hiểu rõ tướng của tất cả người thí, người nhận và vật bố thí đều bất khả đắc, có thể làm viên mãn bố thí Ba-la-mật-đa; vì tướng phạm, vô phạm bất khả đắc, nên có thể làm viên mãn tịnh giới Ba-la-mật-đa; vì tướng động, bất động bất khả đắc, nên có thể làm viên mãn an nhẫn Ba-la-mật-đa; vì thân tâm siêng năng, biếng nhác bất khả đắc, nên có thể làm viên mãn tinh tấn Ba-la-mật-đa; có loạn, không loạn bất khả đắc, nên có thể làm viên mãn tịnh lự Ba-la-mật-đa; vì tánh tướng các pháp bất khả đắc, nên có thể làm viên mãn Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Đó là Đại Bồ-tát khi thực hành bố thí, dùng phương tiện thiện xảo có thể làm viên mãn sáu Ba-la-mật-đa. Như vậy, Đại Bồ-tát khi thực hành tịnh giới, dùng phương tiện thiện xảo, có thể làm viên mãn sáu Ba-la-mật-đa, cho đến khi thực hành Bát-nhã, dùng phương tiện thiện xảo, có thể làm viên mãn sáu Ba-la-mật-đa.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  8. #28
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 402
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lại nữa, Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát muốn được công đức của chư Phật trong đời quá khứ, vị lai, hiện tại thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn đến bờ kia của tất cả các pháp hữu vi, vô vi thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn đạt được các pháp chơn như, pháp giới, pháp tánh, vô sanh, thực tế trong quá khứ, vị lai, hiện tại thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn thấu suốt tận cùng ba đời quá khứ, vị lai, hiện tại sanh hay bất sanh thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn làm bậc đạo sư cho tất cả Thanh văn, Độc giác thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn hầu cận tất cả Như Lai thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn làm dòng họ quyến thuộc của tất cả Như Lai thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn được quyến thuộc đông thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn được thường cùng Bồ-tát làm quyến thuộc thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn làm cho đồ cúng dường của thí chủ được tiêu thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn điều phục tâm xan tham, không sanh tâm phạm giới, trừ bỏ tâm sân giận, tâm biếng nhác, dừng lặng tâm tán loạn, xa lìa tâm ác tuệ thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn làm cho tất cả hữu tình an trụ vào việc tánh thí phước nghiệp, tánh giới phước nghiệp, tu tánh phước nghiệp, cúng dường hầu cận phước nghiệp, hữu y phước nghiệp thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn được ngũ nhãn: Nhục nhãn, thiên nhãn, tuệ nhãn, pháp nhãn, Phật nhãn thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn dùng thiên nhãn thấy hết vô số thế giới chư Phật trong mười phương thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn dùng thiên nhĩ nghe hết những lời Phật dạy trong vô số thế giới khắp mười phương thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn biết như thật về pháp tâm, tâm sở của tất cả chư Phật trong hằng hà sa số thế giới khắp mười phương thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn được nghe chư Phật trong mười phương thế giới thuyết pháp cho đến chứng quả Vô Thượng Bồ-Đề không đoạn tuyệt thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn thấy tất cả cõi nước chư Phật trong mười phương ba đời quá khứ, vị lai, hiện tại thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn đối với mười hai bộ kinh mà chư Phật trong mười phương ba đời quá khứ, vị lai, hiện tại đã thuyết: Khế kinh, Ứng tụng, Thọ ký, Phúng tụng, Tự thuyết, Nhân duyên, Bổn sự, Bổn sanh, Phương quảng, Hy pháp, Thí dụ, Luận nghị mà các Thanh văn chưa từng nghe, đều có thể thọ trì thông suốt, cứu cánh thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. .....

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  9. #29
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 402
    __________________________________________________ ______________________________________


    ...... Nếu Đại Bồ-tát muốn đối với pháp môn mà chư Phật trong mười phương, ba đời quá khứ, vị lai, hiện tại đã thuyết, tự mình đã thọ trì thông suốt rốt ráo, lại có thể giảng thuyết như thật cho người khác thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn đối với pháp môn chư Phật trong mười phương, ba đời quá khứ, vị lai, hiện tại đã thuyết, tự mình thực hành như thật, lại có thể khuyên bảo người khác thực hành như thật thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn chiếu ánh sáng đến vô số thế giới tối tăm, hoặc thế giới trung gian khắp mười phương nơi mà ánh sáng mặt trời, mặt trăng không chiếu đến thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn đối với chúng hữu tình trong vô lượng thế giới bị tà kiến không nghe đến danh hiệu Phật, Pháp, Tăng trong mười phương mà có thể khai thị, giáo hóa làm cho họ phát sanh chánh kiến, nghe danh Tam Bảo thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát dùng oai lực của mình muốn làm cho chúng hữu tình trong vô số thế giới trong mười phương, người mù có thể thấy được, người điếc có thể nghe được, người câm có thể nói được, người cuồng nhớ nghĩ được, người loạn ổn định được, người nghèo được giàu, người thiếu áo được áo, người đói được thức ăn, người khát được nước uống, người bệnh được trị lành, người xấu được đẹp, người tàn tật được đầy đủ, người thiếu các căn được đầy đủ, người mê được tỉnh ngộ, kẻ mệt mỏi được thư thái. Tất cả hữu tình với tâm bình đẳng, đối với nhau như cha, mẹ, anh em, chị em, bạn bè, thân thuộc thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát dùng oai lực của mình muốn làm cho chúng hữu tình trong hằng hà sa số thế giới khắp mười phương, ở trong đường ác, được sanh vào cõi thiện thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát dùng oai lực của mình muốn làm cho chúng hữu tình trong hằng hà sa số thế giới khắp mười phương quen theo nghiệp ác đều tu theo nghiệp thiện thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát dùng oai lực của mình muốn làm cho chúng hữu tình trong hằng hà sa số thế giới khắp mười phương, người phạm giới được an trụ vào giới uẩn, người chưa được định đều an trụ vào định uẩn, người có tuệ ác đều an trụ vào tuệ uẩn, người không được giải thoát đều trụ giải thoát uẩn, người không được giải thoát tri kiến đều trụ giải thoát tri kiến uẩn, người chưa đắc kiến đế thì đuợc quả Dự lưu, hoặc quả Nhất lai, hoặc quả Bất hoàn, hoặc quả A-la-hán, hoặc quả vị Độc giác, hoặc chứng đắc Vô Thượng Bồ-Đề thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn học oai nghi thù thắng của chư Phật, làm cho các hữu tình trông thấy không chán, dứt tất cả điều ác, sanh tất cả điều thiện thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  10. #30
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 402
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lại nữa, này Xá-lợi Tử! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, suy nghĩ: Chừng nào ta mới được như voi chúa dung nghi đỉnh đạc, nghiêm nghị, thuyết pháp cho đại chúng! Muốn thành tựu việc này thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

    Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, suy nghĩ: Chừng nào ta mới được thân, ngữ, ý nghiệp hành động theo trí tuệ, luôn được thanh tịnh! Muốn đạt được điều này nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

    Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa suy nghĩ: Chừng nào ta mới được chân đi cách đất chừng bốn ngón tay một cách tự tại! Muốn được việc này nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

    Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa suy nghĩ: Chừng nào ta mới được vô lượng trăm ngàn triệu ức thiên chúng trời Tứ-đại-vương, cho đến trời Sắc cứu cánh cúng dường cung kính, tôn trọng khen ngợi, cùng nhau đi đến cội Bồ-đề! Muốn thành tựu việc này nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

    Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa suy nghĩ: Chừng nào ta mới được vô lượng trăm ngàn triệu ức thiên chúng trời Tứ đại vương cho đến trời Sắc cứu cánh ở dưới cội Bồ-đề, đem thiên y làm tòa! Muốn thành tựu việc này nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

    Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa suy nghĩ: Chừng nào ta mới được ngồi kiết già dưới cội Bồ-đề, dùng tay với các tướng vi diệu trang nghiêm, vỗ vào đại địa, làm cho địa thần và các quyến thuộc đồng thời vọt lên! Muốn được việc này nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

    Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa suy nghĩ: Chừng nào ta mới được ngồi dưới cội Bồ-đề làm cho các ma qui phục, chứng đắc quả Vô Thượng Bồ-Đề! Muốn được việc này nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

    Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa suy nghĩ: Chừng nào ta mới được thành Chánh Giác, khi đi, đứng, ngồi, nằm ở chỗ nào thì chỗ ấy đều thành kim cương! Muốn được điều này nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

    Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa suy nghĩ: Chừng nào ta mới bỏ nước xuất gia, cũng đến ngày đó thành Vô Thượng Chánh Giác, rồi cũng đến ngày đó chuyển bánh xe chánh pháp, làm cho vô lượng, vô số hữu tình xa lìa trần cấu, sanh pháp nhãn thanh tịnh, lại làm cho vô lượng, vô số hữu tình hết hẳn các lậu, tâm và tuệ giải thoát, cũng làm cho vô lượng, vô số hữu tình không thối chuyển đối với quả Vô Thượng Bồ-Đề! Muốn được việc như vậy nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 181 đến quyển 190
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 145
    Bài cuối: 07-30-2016, 09:26 AM
  2. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 171 đến quyển 180
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 160
    Bài cuối: 07-20-2016, 09:34 AM
  3. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 161 đến quyển 170
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 164
    Bài cuối: 07-09-2016, 09:57 AM
  4. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 141 đến quyển 150
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 147
    Bài cuối: 06-19-2016, 10:56 AM
  5. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 91 đến quyển 100
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 125
    Bài cuối: 04-30-2016, 09:09 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •