Kính quý Thầy Cô, quý Thiện Hữu Tri Thức !
Hôm nay nhân có sự hiểu lầm rằng Ông Krishnamurti là một vị Giác Ngộ (theo nghĩa Phật giáo), nên Cường không quản "học sơ trí siển" mạo muội mở chủ đề này để chúng ta cùng nhau đào sâu hiểu rõ hơn về "Cái Uyên áo, cái tuyệt vời" của Phật pháp.
Nếu Phật pháp mà đơn giản và trùng khớp với mọi Giáo lý Ngoại Đạo thì Đức Phật đã không lập giáo làm chi, đức Phật đâu có muốn tạo một Tôn giáo để chen chân với mọi Tôn giáo khác trong cuộc đời mộng ảo này ! Đức Phật chỉ duy nhất muốn KHAI THỊ cho chúng ta NGỘ NHẬP PHẬT TRI KIẾN mà thôi
http://splashurl.com/ktu83j7CHỨNG NGHIỆM TÂM LINH
CỦA NGÀI J. KRISHNAMURTI
(Trích trong Bút Hoa (nhật kí); dịch giả: Ẩn Hạc.
Jiddu Krishnamurti là một danh nhân giác ngộ; Ngài được Liên Hợp Quốc tôn vinh; được rất nhiều người với đủ mọi thành phần xã hội – trong đó có Ngài Đạt Lai Lạt Ma & Nhà khoa học danh tiếng-giáo sư tiến sĩ vật lí David Bohm – ngưỡng mộ).
* Sống thì vượt ngoài thời gian, sống là hiện tiền sinh động, nhưng hiện tiền này không lệ thuộc vào thời gian. Sống là chú tâm, không nằm trong biên cương của tư tưởng, trong giới hạn của cảm thức. Từ ngữ dùng để thông tin và, cũng như hình tượng, ngay chính chúng không có một ý nghĩa nào. Cuộc đời luôn luôn là hiện tiền sinh động, thời gian luôn luôn thuộc vào quá khứ, và vì thế vào tương lai. Để cho thời gian (tâm lí) chết đi tức là sống trong hiện tiền. Chính lối sống này là bất tử, chứ không phải cách sống trong ý thức. Thời gian là tư tưởng trong tâm thức, tâm thức thì bị đóng khung. Mạng lưới của tư tưởng, của cảm thức, luôn luôn hằn dấu sợ hãi, đau khổ. Đau khổ sẽ chấm dứt khi thời gian chấm dứt.
* Ngày hôm qua thật lạ lùng. “Bờ bên kia” thường xuyên hiện diện suốt buổi đi dạo ngắn ngủi và vào lúc nghỉ, lại càng mãnh liệt hơn trong khi nói chuyện, duy trì, kéo dài gần hết đêm và vẫn còn đó lúc thức dậy sáng nay, sau một giấc ngủ ngắn. Thân thể mệt nhừ, cần được nghỉ ngơi, lại trở nên yên tĩnh một cách lạ lùng, nhưng phần nhỏ nhất của thân vẫn tỉnh táo và bén nhạy. (…) Tâm là một cái gì kì lạ; tâm tàng chứa trí óc, tư tưởng, tình cảm và cả đến mỗi cảm xúc tinh tế nhất, ảo tưởng, tưởng tượng… Tâm không phải là cộng chung hết cả những yếu tố trên, tuy nhiên không có chúng thì tâm không có; tâm còn hơn hẳn cái nó tàng chứa. Không có tâm thì những yếu tố nó tàng chứa cũng không có nốt; chính qua tâm mà chúng có mặt. (…).
.......
.......
.......
Công tâm mà nói, không phải riêng gì tác giả bài viết trên hiểu lầm về đạo Phật, mà cả những vị Thượng Tọa, Lảnh đạo các Tông Phái có vài vị vẫn KHÔNG PHÂN BIỆT được đâu mới là YẾU NGHĨA PHẬT THỪA, đâu vẫn còn là PHÁP THẾ GIAN (vì không thực sự đưa Phật tử đến Giải Thoát Rốt Ráo).
Nhớ khi xưa lúc Thượng Tọa Thần Tú viết bài kệ :
Thân thị Bồ Đề thọ
Tâm như Minh cảnh đài
Thời thời cần phất thức
Vật sử nhạ trần ai.
(Thân như cây Bồ Đề
Tâm như đài gương sáng
Lúc lúc nhớ lau chùi
Đừng để dính bụi dơ)
Thì tất cả đồ chúng tặc lưỡi hít hà khen hay. Nếu Ngài Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn mà chấp nhận bài kệ này thì Phật giáo kể từ đấy chỉ còn cái vỏ rỗng (như con cua lột vỏ bò đi mất, cái còn lại tại chỗ chỉ là cái vỏ vô giá trị.)
Đã đành rằng bài kệ này vẫn hay, vẫn có giá trị cho đại chúng tu theo (ắt sẽ không đọa), nhưng đây chưa phải là thật sự Phật pháp, đây chỉ là Giáo Lý Nhân Thiên Thừa _là Phương Tiện Thuyết _ hãy còn trùng khớp với Giáo Lý Ngoại Đạo.