Vậy tốt rồi. Cảm ơn bạn đã trả lời các câu hỏi của mình. Vậy bây giờ bạn có thấy có nên phân biệt đạo Phật với ngoại đạo không? Nếu phân biệt thì với mục đích gì và có cần lúc nào cũng rạch ròi cái này là đạo Phật cái này là ngoại đạo không?
Vậy tốt rồi. Cảm ơn bạn đã trả lời các câu hỏi của mình. Vậy bây giờ bạn có thấy có nên phân biệt đạo Phật với ngoại đạo không? Nếu phân biệt thì với mục đích gì và có cần lúc nào cũng rạch ròi cái này là đạo Phật cái này là ngoại đạo không?
lavinhcuong (09-10-2015)
Hỏi: Thế nào là Bích chi Phật? Vì sao các vị Phật này không thành lập Tăng đoàn ? Một vị đã chứng Bích chi Phật thì có thể chứng tiếp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không ? (Thái Thịnh Phát, whydid_uleaveme...@yahoo.com)
Đáp: Bạn Thịnh Phát thân mến!
Bích-chi Phật được phiên âm từ Phạn ngữ Pratyeka Buddha, Hán dịch nghĩa Độc giác, Duyên giác. Theo Từ điển Phật học Huệ Quang (tập I, tr.515), cứ vào luận Đại Trí Độ, Bích-chi Phật có hai nghĩa: 1. Sinh vào đời không có Phật: Do nhân duyên tu hành đời trước, vị này tự nương vào trí huệ của mình mà giác ngộ (Độc giác). 2. Tự giác mà không nghe theo người khác: Vị này tự quán ngộ lý nhân duyên mà đắc đạo, trụ nơi Niết-bàn tịch tĩnh (Duyên giác).
Theo luận Câu Xá (q.12), có hai loại Độc giác: 1. Bộ hành Độc giác là chỉ cho hàng Thanh văn đã chứng quả Bất hoàn (A-na-hàm), kế đến chứng đạt quả A-la-hán nhưng không nương tựa vào Phật mà tự tu chứng ngộ. 2. Lân giác dụ Độc giác là chỉ những vị tự tu hành 100 đại kiếp chứa đủ thiện căn công đức mà giác ngộ.
Bậc Bích-chi, Duyên giác hay Độc giác chỉ có tâm hạnh tự lợi mà không có tâm lợi tha, không khởi tâm đại bi cứu độ chúng sanh, an trú Niết-bàn tịch diệt nên không thành lập Tăng đoàn, hoằng hóa độ sanh.
Bậc Bích-chi, Duyên giác thuộc Duyên giác thừa (giữa Thanh văn thừa và Bồ tát thừa) đã thành tựu phần tự lợi (tâm giải thoát), an trú Niết-bàn. Tuy nhiên, theo lý tưởng Đại thừa Bồ tát thì bất cứ ai, nếu phát tâm bồ đề, hành Bồ tát đạo, thực hành tự giác và giác tha cho đến ngày công viên quả mãn thì chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Chúc Bạn tinh tấn,
Tổ Tư vấn (tuvangiacngo@yahoo.com) theo giacngo.com
caydendau (09-10-2015),lavinhcuong (09-10-2015)
Kính chào nguoidienhocphat !
Ngày xưa, ở diendanphatphaponline chúng tôi thấy thành viên phamvandung57 rất đa văn, đã nhét vào đầu rất nhiều Kinh thư của Phật pháp của Thiền Tông có, của Ngoại giáo có; nhưng hỗn tạp (ta gọi là bội thực) dẫn đến những tư tưởng hàm hồ "cá mè một lứa" rằng Phật cũng như những vị Giáo chủ khác cũng đều chỉ về một Chân lý.
Nhận thấy đây là bệnh chung của rất nhiều Phật tử, kể cả những vị Thượng Tọa, Giảng sư; cho nên chúng tôi đã mở chủ đề này để ngầm giúp cho bạn ấy và những Phật tử Giảng sư chưa "vượt lên chính mình" được có thêm gợi ý rằng "Đạo Phật không có cùng Chân Lý với các đạo khác".
Sau hơn 2 năm "vật vã" có lẻ đ/h ấy cũng đã tiến bộ được chút đỉnh gì đó, nhưng "sở tri chướng" vẫn còn đọng lại ít nhiều (qua bài trích đăng I am a soul của một vị Tiến sĩ ngoại quốc nào đó).
http://www.diendanphatphaponline.com...ll=1#post96534
Rồi Pháp sư Tịnh Không cũng không phân biệt được Phật đạo và Ngoại Đạo khi giảng rằng "linh hồn bất tử"
http://www.phatphapthuchanh.com/show...=3819#post3819
Đấy là lý do chúng tôi lập nên chủ đề này, như là một tiếng chuông cảnh tỉnh.
Điều này rất là quan trọng, những ai thấy rằng "sinh tử sự đại" thì rất cần phải vượt qua ngưỡng cửa này, vượt qua được ngưỡng cửa này thì mới hy vọng "liễu sinh thoát tử" (còn những vị tu Tịnh độ được vãng sanh chỉ là tạm thời không sinh tử, chứ chưa phải là "liễu sinh thoát tử").
Kính đáp.
NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT
Cám ơn câu hỏi của nguoidienhocphat.
1. _ Vì sao Ngài pháp sư Tịnh Không nói linh hồn là bất tử là sai?
_ Vì điều này chính là THƯỜNG KIẾN NGOẠI ĐẠO.
Giáo lý đạo Phật nói KHÔNG HỀ CÓ MỘT CÁI TÔI BẤT TỬ.
Một chúng sinh là "tổ hợp" gồm 5 yếu tố (Ngũ Uẫn) Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Năm yếu tố này do nghiệp lực giả tạo mà có, chứ không thật có. Nhưng nghiệp lực của chúng sinh thật kiên cố, nên 5 yếu tố này gắn kết với nhau đời đời, sanh lên thác xuống dù mang xác thân nào trong 6 cõi, cái tập thể (group) này vẫn quấn quít với nhau tạo thành một vòng sinh tử luân hồi bất tận. Tạm gọi là bất tận thôi, chứ ngày nào chúng ta Hoàn toàn Giác Ngộ thì cái lực liên kết này mới tan rả như Kinh Pháp Cú nói :
http://www.phatphapthuchanh.com/show...ull=1#post1037
Điều này nhà Phật gọi là Giải Thoát Sinh tử Luân Hồi.
Người nào còn chấp Ngũ Uẫn này là ta, thì sẽ mãi theo Ngũ Uẫn mà sanh lên thác xuống, cho dù có sanh lên Trời làm Ông Thượng Đế đi chăng nữa thì 100 triệu năm sau hết phước cũng phải tái sanh cõi khác mà thôi. Vị Trời sống lâu nhất là những vị Trời ở tầng Vô Sắc Giới, chỉ có Thức Uẫn hiện hành, 4 Uẫn kia tạm ẫn, sau vài tỉ năm 4 Uẫn kia dần hồi sinh (hay có thể tạm gọi là "rả đông"), bấy giờ cũng theo nghiệp mà thọ sanh. Cho nên nói từ những tầng Trời Vô Sắc đến Địa Ngục A Tỳ, mọi chúng sinh đều Sanh Tử Luân Hồi, do lầm chấp Ngũ Uẫn thật là MÌNH.
Với đạo Phật, thân xác một chúng sinh là Sắc Uẫn, 4 uẫn kia (Thọ, Tưởng, Hành, Thức) là Thần Thức.......
NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT
A di da Phật!
Nếu nói vậy linh hồn hay thần thức một người bỏ thân tứ đại là không có thật ah. Ngài Tịnh không nói linh hồn là bất tử bất sanh bất diệt, nghĩa là không có điểm bắt đầu mà không có điểm kết thúc, chứ không nói rằng linh hồn là chân lý là Phật, vì một niệm mê nên trôi lăn lục đạo luân hồi trải qua vô thỉ kiếp, rồi mới tìm về nhà Như Lai, chứ có nói nó cái linh hồn đó nó thành Phật đâu. Giáo lý đạo Phật nào nói không hề có cái tôi bất tử.
Nếu vậy bạn từ đâu sinh ra từ đâu mất đi, mất đi về đâu, Linh hồn nếu sanh diệt thì bạn từ đâu đến và bỏ thân tứ đại là hết sao. Vậy giáo lý đạo Phật có A lai da thức để làm gì, có nghiệp phước nhân quả là gì nếu không có Linh hồn hay thần thức.
Bạn vẫn còn nợ người điên này câu trả lời vì sao các vị tu tịnh độ vãng sanh chỉ là tạm thời không sinh tử.
(tiếp theo)
Với đạo Phật, thân xác một chúng sinh là Sắc Uẫn, 4 uẫn kia (Thọ, Tưởng, Hành, Thức) là Thần Thức. Cái mà Ngoại Đạo gọi là Linh Hồn thật ra chỉ là Thần Thức theo Giáo Lý đạo Phật.
"Linh Hồn bất tử" là quan điểm của Ngoại Đạo, Thần Thức thì luôn thay đổi, gia hoặc giảm những nghiệp Thiện hay Ác mà thăng hay đọa. Giáo lý đạo Phật nói "cái gì có thể thay đổi thì có thể sinh hay diệt" đây là định thức SINH TRỤ DỊ DIỆT hay là THÀNH TRỤ HOẠI KHÔNG.
Đạo Phật chỉ cho ta thấy rằng "Thần Thức đã từ KHÔNG mà CÓ, thì nó sẽ trở về KHÔNG" (nói "trở về" chỉ là gượng nói).
Nếu ai đó quan điểm rằng cái Thần thức này nó sẽ tồn tại mãi thì người đó sẽ giữ mãi cái Thần Thức ấy mà Sinh Tử Luân Hồi KHÔNG CÓ HỒI KẾT.
Đây là điều mà đức Phật không muốn, đức Phật muốn tất cả chúng sinh đều TỰ GIÁC nhận ra cái Ý Thức mà lâu nay ta sống cùng chỉ là sản phẫm của vô minh, nó không phải là bản chất, con người thật của ta. Nếu thực chứng điều này là vị Giác Ngộ "cấp 1".
Sao ta lại cô phụ tấm tình của đức Phật cứ mãi ôm "cái thây ma" mà gọi là MÌNH ?
NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT
Vậy thành Phật là không còn có linh hồn, không còn thần thức sao? Mình không muốn tranh luận mà chỉ muốn bạn và mọi người gỡ bỏ những chấp kiến vi tế mà mình không nhận ra. Khi mình còn chấp kiến thì trí tuệ mình không khai mở được. Tâm không an tĩnh thì sao thấy được vũ trụ bao la, thấy những gì mình suy nghĩ thật ra nó méo mó lệch lạc. Tu tập trí tuệ khai mở khi tâm an tĩnh chứ không phải là mình dùng giáo lý kinh điển mà suy luận theo ý riêng của mình. Đó là dùng ngã của mình mà bóp méo chân lý.
Vì ngã chấp vì trí tuệ hạn hẹp mà đánh giá sai lầm những bậc chân tu, cái ngã của mình cho mình thấy những lỗi nhỏ nhất của bậc chân tu, mình cho đó là lỗi nhưng thực chất không phải là lỗi mà do trí huệ mình chưa khai mở bằng các vị chân tu đó mà thôi.
Vì ngã, vì tâm chưa rộng mở nên không thấy những việc làm cao như núi, không thấy các Ngài độ sanh vĩ đại như thế nào, không thấy các ngài đem đến sự lợi lạc cho hàng triệu chúng san, không thấy rằng những gì mình làm như hạt bụi so với đỉnh núi như các Ngài, mà chỉ thấy những lỗi vặt vãnh do mình nghĩ ra và tự cho rằng mình là đúng.
Cuối cùng tu đạo Phật rất đon giản tâm không khởi tham sân si ngã mạn, chứ không phải phân biệt Phật đạo và ngoại đạo một cách cực đoan như vậy. Mình nghĩ họ ngoại đạo nhưng chưa chắc là vậy, người nghĩ mình là Phật đạo nhưng cũng chưa chắc vậy, vậy sao không mở rộng tấm lòng từ bi ra, sao không tùy thuận nhân duyên, tất cả đều là chúng sanh cần được độ, tất cả chúng sanh đều là thầy của ta, bồ tát độ tất cả chúng sanh nhưng không thấy chúng sanh nào được độ là vậy.
Tâm bớt dính mắc thì trí tuệ sẽ bớt dính mắc. A di đà Phật!
Kính nguoidienhocphat !
Cường trả lời như vậy là đã cố gắng tinh gọn một vấn đề mà cả hàng vạn tu sĩ, Giảng sư hiểu lầm đạo Phật; nên không thể trả lời một lúc nhiều câu hỏi được, mong bạn thông cảm.
Bửa nay đến câu 2 :
2. _ Vì sao Vãng sanh Cực lạc là tạm thời không sanh tử ?.
Chắc có lẻ bạn đã biết Kinh nói "Người được vãng sanh thì sẽ được nhập thai vào 1 trong chín phẩm hoa sen" rồi chứ ?
Thời gian ở trong thai sen có thể rất ngắn đối với những bậc Đại Tu Hành, nhưng rất dài đối với những hương linh mang nặng nghiệp chướng (vì Phật A Di Đà cho "đới nghiệp vãng sanh"), có thể lên đến 12 tiểu kiếp. Mà bạn có biết một kiếp là bao lâu không ?
Kinh nói : _ Giả sử có một núi hạt mè, có người cứ mỗi 100 năm đến lấy đi một hạt, 100 năm sau quay lại lấy tiếp một hạt nữa (như thế thời gian tuổi của quả địa cầu chỉ quy đổi được một ca hạt mè mà thôi). Đến bao giờ người ấy lấy hết núi hạt mè ấy thì mới hết một kiếp, nghĩa là tổng số hạt mè X 100 năm là một kiếp.
Thì trong suốt thời gian 12 tiểu kiếp (nếu nặng nghiệp) hoặc một vài tiểu kiếp (nếu nhẹ nghiệp) cái thần thức của người kia mãi an trú trong thai sen. Trong thời gian ấy thì tạm thời không sanh tử gì hết, có phải thế không ?!
Bác Văn Học đã ví von rằng thai sen là "lò hấp giải nghiệp", chỉ đến khi nào ra thai "hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh", "ngộ vô sanh" mới bứng tận gốc sanh tử, còn khi vãng sanh hành giả phải chịu MÊ THẦN cả vài trăm triệu năm (dĩ nhiên không sanh tử).
Kính !
NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT
A di đà Phật!
Tại sao cứ hiểu vãng sanh là cứ vào thai sen, đó chỉ là đới nghiệp vãng sanh mà thôi bạn ah, là phẩm thứ 9 hạ phẩm hạ sanh trong 9 phẩm vãng sanh cực lạc. Nhưng cho dù đới nghiệp vãng sanh thì vẫn thoát ly sanh tử, thoát ly mãi mãi không bao giờ bị luân hồi trở lại, chứ làm gì có chuỵên tạm thời không sanh tử ở đây. Mình chưa tìm hiểu kỹ mà vội phát ngôn tùm lum tội này sẽ gieo bao nhieu trọng tội không thoát khỏi A tỳ điện ngục. Vì sao vậy mình làm cho người tu tịnh độ thoái tâm bồ đề, hoang mang không thấy con đường đi, vì pháp môn tịnh độ chữ TÍN là quan trọng nhất, là căn bản bước vào đường tu. Thật là tội lỗi, nếu bạn không tự sám hối nhận sai mà vẫn cố chấp như vậy thì càng gieo thêm nghiệp quả mà thôi. Ai cũng có sai lầm nhưng biết sai mà sửa là điều đáng quý. Một niệm sám hối khởi lên thì mười phương Chư Phật đều tán thán.
Hãy xem bài viết về đới nghiệp vãng sanh phía dưới mà hiểu về pháp môn tịnh độ.
A di đà Phật!
Hiện có 2 người đọc bài này. (0 thành viên và 2 khách)