DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 11/11 ĐầuĐầu ... 91011
Hiện kết quả từ 101 tới 101 của 101
  1. #101
    CHỒI Avatar của colaihi
    Tham gia ngày
    Nov 2016
    Bài gửi
    82
    Thanks
    506
    Thanked 1.010 Times in 83 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Gia Bảo Xem bài viết
    Dạ kính quý Tiền Bối !
    Xin cho Gia Bảo được hỏi :
    _ Như một người đã mười năm, hai mươi năm theo thầy tu học, vị thầy đó chỉ dạy xoay quanh 37 phẩm trợ đạo, bây giờ vị thầy ấy đã "thăng Thiên", người học trò lại gặp một giáo lý khác, dạy những điều quá mới mẻ, hình như cũng là Phật pháp, nhưng ở cấp độ cao hơn. Hỏi người học trò theo học giáo lý mới, có là phản bội sư môn hay không ? (Vì vị thầy trước đã luôn phản bác giáo lý này).
    Kính !
    Xin chào bạn trẻ Gia Bảo !
    Bà già này xin phép trả lời câu hỏi của bạn.
    Từ giả vị thầy thiển cận của mình để theo học một giáo lý cấp cao hơn là điều được khuyến khích trong đạo Phật, điều này không phải là phản bội sư môn. Sử sách xưa đã từng có một vị từ giả thầy mình đi học Chánh pháp Phật sau khi đắc quả đã quay lại độ cho thầy của mình, như vậy là trả ơn thầy thiết thực nhất (tên vị này thì bà già lẫm cẫm này quên rồi, chỉ còn nhớ hình như là một trong số 84 vị Tổ Mật Tông Ấn độ).
    Bây giờ xin dẫn chứng trường hợp của 2 vị Tôn giả _ Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên _ xuất thân Bà La Môn, mỗi vị có 100 đồ chúng, khi theo Phật thì dẫn theo luôn 200 đồ chúng (trở thành 200 vị Tỳ kheo), 2 vị này thì chắc vị thầy thiển cận của "người kia" không có ý kiến gì :



    Xá Lợi Phất Trước Khi Theo Phật

    Gia thế Xá Lợi Phất:

    Ở Nam Ấn Độ tại nước Ma Kiệt Đà, cách thành Vương Xá khoảng hai dặm, có một thôn trang tên là Ca La Tý, nơi đây có non xanh nước biếc, cảnh trí u tịch, Ngài đã ra đời trong bối cảnh địa dư này.

    Xá Lợi Phất thuộc dòng dõi Bà La Môn, thân phụ là Ưu Ba Đề Xá hay Ưu Ba Thất Sa (Upatisya), một luận sư nổi danh trong hàng Bà La Môn. Thân Mẫu là bà Xá Lợi (Sàri) cũng là một người phụ nữ thông minh có tài biện luận. Bà là chị ruột của Câu Hy La (Kausthila), tức là Phạm Chí Trường Trảo. Những lúc luận bàn giáo lý với chị Trường Trảo luôn luôn bí lối. Không chịu thua chị, nhất là còn ngại về sau có thể thua đứa cháu ở trong bào thai của chị; với truyền thống của gia đình Trường Trảo tin con của Ưu Ba Thất sau sẽ thông minh tuấn tú. Vì tự ái, Trường trảo đến Nam Thiên Trúc quyết học 18 bộ kinh (xem chú thích ở cuối bài). Với lời thề, nếu chưa thông suốt thì không cắt móng tay, vì có móng tay dàI người đời tặng cho Phạm Chí, biệt hiệu là Trường Trảo. Xưa theo phong tục Ấn Độ, ngoài dùng tên cha để gọi con, phổ biến hơn người đời còn có thói quen gọi con bằng tên mẹ. Tiếng Phạn là Sàriputa, phiên âm là Xá Lợi Phất Đa La gọi tắt là Xá Lợi Phất, có nghĩa là con trai của bà Xá Lợi. Trung Quốc còn gọi là Xá Lợi Tử.

    Tài biện luận và đạo giáo của Ngài Xá Lợi Phất:

    Xá Lợi Phất là một thần đồng, lúc mới lên tám tuổi Ngài đã thuộc hết 18 bộ Kinh, biện tài vô ngại. Vào tháng hai, tại nước Ma Kiệt Đà, hai anh em trưởng giả Cát Lợi và A Già La hợp cùng dân chúng tổ chức lễ tế đà. Đàn tràng tiếp đón khách quý có 4 bậc:

    Vua - Thái Sư - Đại Thần - Luận Sư .

    Khi đến dự lễ Xá Lợi Phất ngồi vào đàn thứ tư và dõng dạc tuyên bố: - Ai muốn hỏi gì thì hỏi. Các Luận sư cho Ngài là một thiếu niên ngỗ ngáo. Để hạ bệ Xá Lợi Phất các Luận sư cho các đệ tử nhỏ tuổi đến chất vấn, nhưng với tài biện luận khúc chiết, Ngài đã làm cho mọi người phải kinh ngạc, các Luận sư đều thán phục. Quốc Vương vui mừng vì thấy đất nước có nhân tài lỗi lạc, nên đã đem một trang trại ban cho Ngài.

    Để quán thông triết lý của các đạo giáo đương thời, năm 20 tuổi Ngài rời thôn trang, thân thuộc, đến học đạo lý với San Xa Da Tỳ La Lê Tử, một trong sáu phái Lục sư ngoại đạo. Đây là phái hoài nghi cho chân lý có thể biến đổi, tu đạo là vô ích chỉ cần tu thiền định là được giải thoát. Trong một thời gian ngắn Ngài đã am tường hết đạo lý của phái này, nhưng tư tưởng vẫn chưa thỏa mãn. Xá Lợi Phất đem tâm sự thố lộ với bạn đồng học lúc bấy giờ là Mục Kiền Liên, cả hai cùng đồng chung một tâm trạng nên đều tính từ giã từ giả phái hoài nghi để làm một học đoàn riêng. Tuổi trẻ tài cao, hai thanh niên cho là ở đời không có người trí thức nào sánh kịp, và cũng chẳng có ai có tư cách để làm thầy mình. Chẳng bao lâu mỗi vị đều có 100 đệ tử, cả hai còn ước hẹn hễ ai đắc đạo trước thì thông báo lại đễ dẫn dắt nhau tiến theo một con đường.



    Đạo Nghiệp Của Xá Lợi Phất Sau Khi Theo Đức Phật

    Xá Lợi Phất Ngộ Lý Duyên Sinh:

    Một hôm tại thành Vương Xá, Xá Lợi Phất gặp Ngài Mã Thắng tức A Xã Bệ Thệ đang đi khất thực. Đây là một tỳ kheo đã trải qua một thời gian dài tu khổ hạnh, khi gặp Phật Ngài đã nghe Pháp Tứ Đế mà ngộ đạo, trở thành một trong năm đệ tử đầu tiên của Đức Phật. Thấy phong độ uy nghi của Mã Thắng, Xá Lợi Phất tỏ lòng kính phục và thân đến hỏi đạo, Mã Thắng cho Xá Lợi Phất biết ông là đệ tử của Đức Phật Thích Ca. Xá Lợi Phất hỏi Ngài về đạo lý của Phật Thích ca, Ngài đem giáo lý duyên sinh để giảng giải. Theo Phật, tất cả các pháp trong thế gian đều do nhân duyên mà có sinh, rồi cũng hoại diệt khi nhân duyên đã hết. Giáo pháp đó được diễn tả qua bài kệ:

    Chư Pháp tùng duyên sinh
    Diệt tùng nhân duyên diệt
    Ngã Phật Đại Sa môn
    Thường tác như thị thuyết.

    Nghĩa là:

    Các Pháp do duyên sinh
    Lại cũng do duyên diệt
    Thầy tôi là Đức Phật
    Thường giảng dạy như vậy.



    Nghe thuyết duyên sinh, Xá Lợi Phất thấu suốt được sự thành hoại của vũ trụ duyên sinh và rất thán phục Đức Phật, nên theo Mã Thắng đến Trúc Lâm Tinh Xá bái yết Đức Phật. Để khai thị thêm cho Xá Lợi Phất, Phật thuyết đạo lý Vô Ngã Niết Bàn... Theo Phật "Các hành vô thường là pháp sanh diệt, sinh diệt diệt rồi tịch diệt là vui."

    Trước Đức Phật Xá Lợi Phất xin được quy y và xin được đưa Mục Kiền Liên đến Tinh Xá Trúc Lâm.

    Hôm sau, cả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên dẫn 200 đệ tử đến thọ giáo với Phật. Giáo đoàn của Phật không những chỉ tăng thêm số lượng mà còn tăng thêm về mặt chất lượng. Phật rất hài lòng vì thấy giáo pháp sâu xa nhiệm mầu, từ nay đã có Xá Lợi Phất tiếp thu. Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên là hai thủ lãnh tư tưởng tôn giáo cao thâm trong giới học đạo bấy giờ.

    http://thuvienhoasen.org/a10436/02-t...t<br /> <br />

  2. The Following 11 Users Say Thank You to colaihi For This Useful Post:

    choconxauxi (01-05-2017),cunconmocoi (01-02-2017),Gia Bảo (12-27-2016),hoamacco (06-20-2019),hoatihon (12-28-2016),lamebay (12-29-2016),minhdinh (01-05-2017),nguoi ao lam (12-28-2016),senvang (03-10-2017),Thanh Mai (12-27-2016),vivi (12-31-2016)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 4 người đọc bài này. (0 thành viên và 4 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •