Nguyên văn bởi
colaihi
Chào quý vị, chào Gia Bảo !
Con trai ơi, sao con lại đưa chữ "Trung đạo" vào đây ? Theo bà già lẫm cẫm này thì từ Trung đạo không có dính dáng gì đến Đoạn Kiến Thường Kiến cả. Để bà già này "ăn cơm hớt" của chú Mục đồng trong chi tiết này nhé !
Trung đạo (zh. zhōngdào 中道, ja. chūdō, sa. madhyamāpratipad, pi. majjhimāpaṭipadā) là từ được dùng theo nhiều quan điểm.
1. _ Với Tiểu Thừa thì Trung đạo là thái độ tu hành không thái quá (khổ hạnh, ép xác như Ngoại đạo) không bất cập (buông lung giải đải). Bắt nguồn từ thái độ nhận cúng dường bát sữa sau những ngày khổ hạnh của Sa Môn Cồ Đàm. Phật dạy : dây đàn chùng quá thì không kêu được, căng quá thì sẽ đứt.
2. _ Với Đại Thừa thì Trung Đạo là :
...............a) Trong Trung quán tông, Trung đạo được trình bày rõ nhất với quan điểm tám phủ nhận (bát bất) của Long Thụ rằng Chân Như thì Không diệt, không sinh, không đứt đoạn, không thường còn, không là một, không đa dạng, không đến, không đi.
...............b) Theo Duy thức tông, Trung đạo được hiểu là vừa không xem sự vật tồn tại thật sự (vì sự vật thực tế không hề tồn tại), vừa cũng không cho rằng sự vật không hề có (vì sự vật tồn tại đối với ảo giác tâm lí).
...............c) Theo Thiên Thai tông, Trung đạo là sự nhận thức rằng, mọi sự vật trống rỗng, chúng không có một thật thể độc lập, nhưng đồng thời chúng có giá trị nhất định, tạm thời—vì chúng là những trình hiện nên có một thọ mệnh nhất định.
3. _ Với Nhất Thừa do thấy CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU cho nên tuy thấy tất cả chúng sinh chẳng khác nào nhân vật hoạt hình, nhưng vẫn không thôi Độ Sinh (Độ Sinh mà chẳng Độ Sinh gì !)
Đó là những gì lão hũ sưu tầm được, xin kính chia sẻ !
Mến !