DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 46/49 ĐầuĐầu ... 364445464748 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 451 tới 460 của 487
  1. #451
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    THUẬT NGỮ
    __________________________________________________ ______________________________________


    An định (chỉ) – zhi gnas, Phạn: samatha, căn bản của mọi pháp tu thiền định. “Tâm sao lãng do những đối tượng khác gây ra được làm cho an định (zhi), tâm an trụ (gnas) không xao động trong thiền định.” DICT

    Ananda – kun dga’ bo, một người em họ của Đức Phật, sau trở thành thị giả của Ngài. Ananda có công trong việc giữ gìn giáo lý sau khi Đức Phật tịch diệt, bởi ông có thể nhớ lại tất cả những gì mà ông đã được nghe Đức Phật giảng dạy.

    Anandagarbha – bde mchog snying po, danh hiệu khác của Adhicitta (Garab Dorje).

    Angulimala – sor mo threng ba, một trong những đệ tử của Đức Phật, mặc dù đã từng giết hại chín trăm chín mươi chín người, nhưng nhờ tịnh hoá các ác hạnh của mình, Ngài đã đạt được quả vị A La Hán. Danh hiệu của Ngài có nghĩa là “Tràng hoa các ngón tay.”

    Anuyoga (A-nậu Du Già) – đứng thứ hai trong ba nội du già (inner yogas) và thứ tám trong chín thừa, theo cách phân loại của phái Nyingmapa. Trong phái du già này, điểm chính yếu được nhấn mạnh được đặt trên giai đoạn toàn thiện (thành tựu), đặc biệt là việc thiền định về các kinh mạch và năng lực.

    Arura và kyurura – Terminalia chebula và Emblica officinalis, các dược thảo. Arura là biểu tượng của Đức Phật Dược Sư.

    Aryadeva (Thánh Thiên) – ‘phags pa lha (thế kỷ thứ 2), vị đệ tử nổi tiếng nhất của Nagarjuna (Long Thọ). Ngài đã bình giảng giáo lý của Thầy mình trong số luận thuyết về triết học Madhyamika. Xem Trung Đạo.

    Asanga (Vô Trước) – thogs med (thế kỷ thứ 4), một trong Lục Pháp Bảo, là vị sáng lập phái Yogachara và tác giả của nhiều bộ luận (sastra) quan trọng, đặc biệt là năm giáo lý mà Ngài thọ nhận từ Đức Maitreya (Di Lặc).

    Om Mani Padme Hum !

  2. #452
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    THUẬT NGỮ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Atisa – (982-1054), cũng được gọi là Dipamkara hay Jowo Atisa (jo bo a ti sha). Đạo sư và học giả Ấn Độ vĩ đại này là một trong những vị Thầy trưởng lão ở tu viện nổi tiếng Vikramasila, là một đệ tử trì giữ nghiêm cẩn giới luật tu viện. Ngài thọ nhận các giáo lý Bồ Đề tâm từ nhiều bậc Đạo Sư quan trọng, và đặc biệt là từ Pháp vương Suvarnadvipa (Dharmakirti – Pháp Xứng), và học tập dưới chân vị Thầy này ở Indonesia. Ngài trải qua mười năm ở Tây Tạng, giảng dạy và tham gia phiên dịch các bản văn Phật Giáo. Chúng đệ tử của Ngài lập nên phái Kadampa.

    Atiyoga (Đại Viên Mãn) – pháp du già cao nhất trong ba nội du già (inner yogas), tột đỉnh của Chín Thừa theo cách phân loại của phái Nyingmapa. Xem Đại Viên Mãn.

    Avalokitesvara (Quán Thế Âm/ Quán Tự Tại) – spyan ras gzigs (Chenrezi), một trong Tám Trưởng Tử (của Đức Phật). Là tinh tuý của ngữ của tất cả chư Phật, và là ứng thân của lòng bi mẫn của các Ngài.

    Ấn phẫn nộ (đe doạ) – sdigs mdzubs, Phạn: tarjani mudra, cử chỉ đe doạ, chỉ tay bằng cả ngón trỏ và ngón út.

    Ba Anh em – sku mched gsum, ba đệ tử chính của Drom Tonpa: Potowa, Chengawa và Puchungwa.

    Ba quả vị thanh tịnh (địa)– dag pa sa gsum, các quả vị (địa) Bồ Tát thứ tám, thứ chín và thứ mười; gọi như thế là vì các Bồ Tát ở mức độ tu chứng này hoàn toàn thoát khỏi các chướng ngại thuộc cảm xúc tiêu cực (phiền não chướng). (nyon sgrib).

    Ba Cõi – xem Tam Giới.

    Ba độc (Tam độc) – dug gsum, ba loại cảm xúc tiêu cực gồm tham, sân và si. Xem năm độc.

    Ba giới nguyện – sdom pa gsum, Phạn: trisamvara, các giới nguyện của Biệt Giải Thoát, các giới luật Bồ Tát và các mật nguyện (samaya) của Mật Thừa.

    Ba la mật (Paramita) – xem pháp toàn thiện siêu việt.

    Bà la môn – bram ze, một trong bốn đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ thời xa xưa, đẳng cấp tăng lữ.

    Ba Mạn đà la – dkyil ‘khor gsum, các mạn đà la của thân, khẩu và ý là những hiển lộ của bản tánh nguyên sơ: sắc tướng như là Bổn Tôn, âm thanh như là câu minh chú và các niệm tưởng như là trí tuệ.

    Bà Mẹ Chân Chính Sắc Đen Phẫn Nộ – ma cig khros ma nag mo, Phạn: Krodhakali, nghĩa đen: bà mẹ sắc đen và phẫn nộ. Một hiển lộ của Samantabhadri trong thân tướng của Báo Thân phẫn nộ, một khía cạnh khác của Vajravarahi (rdo rje phag mo).

    Om Mani Padme Hum !

  3. #453
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    THUẬT NGỮ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Ba môn học – xem tam học.

    Ba mươi lăm vị Phật – sangs rgyas so lnga hoặc bde gshegs so lnga, Ba mươi lăm vị Phật Sám hối, tượng trưng cho sự toàn trí toàn giác của chư Phật, sẵn sàng tịnh hoá các tội nghiệp trong tất cả ba mươi lăm phương hướng trong không gian (bốn hướng chính, bốn hướng trung gian, tám và mười sáu hướng phụ, trung ương, điểm thấp nhất và điểm cao nhất).

    Ba Nguồn Gia Trì (Ba Lực Gia Trì - Three Roots) – rtsa gsum, Lạt Ma, là cội gốc hay suối nguồn của các năng lực gia trì; Bổn Tôn, là suối nguồn của các thành tựu; và Dakini (Thiên Nữ Trí Tuệ hay các vị Hộ Thần), là suối nguồn của tất cả các công hạnh (hoạt động).

    Ba phương pháp siêu việt – dam pa gsum. Xem pháp chuẩn bị, công phu chính yếu và kết thúc.

    Ba Thân (kaya) – sku gsum, Phạn: trikaya, nghĩa đen: Ba Thân: gồm ba khiá cạnh của Phật Quả: Pháp Thân, Báo Thân và Hoá Thân.
    Ba thực phẩm ngọt – mngar gsum, đường, mật đường và mật ong.

    Ba thực phẩm trắng – dkar gsum, sữa, bơ và sữa đông, theo truyền thống là những món được coi là những thực phẩm rất thanh tịnh.

    Ba thời – dus gsum, Phạn: trikala, quá khứ, hiện tại và vị lai.

    Ba ý niệm (tạo tác) – ‘khor gsum, chủ thể, đối tượng và hành động, được nhìn như là có một sự hiện hữu thực sự và độc lập.

    Bách Hộ Phật – xem Trăm Đấng Hộ Phật.

    Bách Tự Minh Chú (Một Trăm Âm) – yig brgya, bài chú của Đức Kim Cương Tát Đỏa (Vajrasattva), tượng trưng cho tinh tuý của Trăm Đấng Hộ Phật (Bách Hộ Phật).

    Bài ca Kim Cương – rdo rje mgur, bài ca (mgur) diễn tả những kinh nghiệm nội tại của một hành giả du già (yogi) và sự chứng ngộ của Ngài về bản tánh bất hoại (kim cương) tối hậu.

    Bản tánh chân không, tánh sáng và lòng bi mẫn – ngo bo, rang bzhin, thugs rje. Cái thấy của Đại Viên Mãn: chân tánh cốt tuỷ của tâm và tất cả các hiện tượng đều là tánh Không; sự hiển lộ của chân tánh ấy là tánh sáng; lòng bi mẫn của tánh ấy thì bao trùm rộng khắp.

    Bảo Sanh Như Lai (Ratnasambhava) – rin chen ‘byung gnas, Đức Phật thuộc Bảo Sanh Bộ. Xem ngũ bộ Phật.

    Báo Thân (Sambhogakaya) – longs spyod rdzogs pa’i sku, Thân Thọ Dụng Viên Mãn (Body of Perfect Enjoyment), thể tánh chói sáng tự nhiên của Phật Quả, chỉ các bậc chứng ngộ cao mới nhận biết được.

    Bảy báu vật cao quý (Thất thánh tài) – ‘phags pa’i nor bdun, Phạn: saptadhanam, niềm tin, giới luật, rộng lượng (bố thí), kiến thức, tận tâm, khiêm tốn và trí tuệ.

    Bám chấp – ‘dzin pa, nghĩa đen; nắm giữ, cũng có nghĩa là có một sự tin tưởng. Vì thế “chấp ngã” cũng có thể được hiểu là “tin vào một cái Tôi.”

    Bậc khám phá kho tàng tâm linh (Khai Mật Tạng Vương), xem kho tàng tâm linh.

    Bậc siêu phàm – skyes bu dam pa, “bậc chứng ngộ có khả năng hoạt động vì lợi lạc của những chúng sinh khác trong một phạm vi rộng lớn.” DICT.

    Bẩm sinh (trí tuệ, hỉ lạc…) – lhan skyes, Phạn: sahaja, nghĩa đen: đồng sinh ra, có nghĩa là Trí tuệ, Tâm thái hỉ lạc, và Niết Bàn nói chung đều hiện diện tiềm tàng trong ta cho dù ta kinh qua vô minh, đau khổ và luân hồi sinh tử. Hai phương diện của một bản tánh và cùng một bản tánh thì “đồng sanh”, nhưng được xem như là như những gì đối nghịch bởi những tâm thức không giác ngộ.

    Bất Động Phật – xem Aksobhya hay Điều Hỷ Quốc.

    Bất Không Thành Tựu Phật – xem Amoghasiddhi.

    Om Mani Padme Hum !

  4. #454
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    THUẬT NGỮ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Bằng hữu tâm linh – chos grogs, các đệ tử của cùng một vị Đạo Sư, hay của những vị mà ta đã nhận giáo lý. Có được những mối liên hệ hài hoà với những người như thế được coi là điều trọng yếu, nhất là trong Kim Cương thừa.

    Bhagavan (Thế Tôn) – bcom ldan ‘das, một danh hiệu của Đức Phật. Ngài từng chế ngự bốn quỷ ma, sở hữu (ldan) mọi phẩm tính của chứng ngộ, và siêu vượt (‘das) sinh tử và Niết Bàn.

    Brahma (Phạm Thiên) – tshangs pa. Trong Phật Giáo, Brahma không được coi là một vị Hộ Phật trường cửu mà chỉ như là một vị cai quản chư Thiên của cõi Sắc Giới.

    Bhrikuti – jo mo khro gnyer can, một trong những thân tướng của Đức Quan Âm (Tara), nữ Bồ Tát của lòng từ bi. Danh hiệu này có nghĩa là “Người đàn bà với một cái chau mày trang nghiêm phẫn nộ.”

    Biển hồ – rol pa’i mtsho chen, “bảy hồ nước bao quanh Núi Tu Di, trong đó các Long Vương sinh sống và nô đùa.” DICT.

    Biệt Giải Thoát Giới (Ba la đề mộc xoa) – so sor thar pa, nghĩa đen: giải thoát cá nhân. Phạn: Pratimoksha. Các giới nguyện giải thoát cá nhân gồm có tám loại giới nguyện được dạy trong Vinaya (Luật Tạng), từ giới nguyện đơn giản trong một ngày cho tới các giới nguyện đầy đủ của các tăng sĩ thọ cụ túc giới. Xem ba giới nguyện.

    Bindu (Giọt tinh chất) – thig le, nghĩa đen: một vòng tròn, quả cầu, điểm tròn hay giọt, nhưng cũng cùng một loại với những ý nghĩa trừu tượng hơn. Chúng tôi đã dùng Phạn ngữ này trong chương viết về chuyển di tâm thức để nhấn mạnh về việc các mức độ ý nghĩa của chữ này rất đa tạp; trong những tình huống khác chúng tôi dịch cũng thuật ngữ đó là tinh tuý.

    Bình bát bằng sọ người – thod phor, Phạn: kapala. Đỉnh của một cái sọ được một vài hành giả du già dùng làm một cái bát trong một số nghi lễ. Bình bát này tượng trưng cho vô ngã.

    Bình đẳng – mnyam pa nyid, Phạn: samata. Vạn pháp cùng có bản tánh của tánh Không.

    Bảo bình vĩ đại – gter chen po’i bum pa, một trong tám dấu hiệu tốt lành. Dấu hiệu này tương ứng với cổ họng của Đức Phật và tượng trưng các giáo lý đáp ứng mọi điều mong cầu.

    Bảo Tháp (Stupa) – xem Bodhnath.

    Bodhnath – bya rung kha shor, được phát âm là “Jarungkashor”, một trong hai đại bảo tháp trong thung lũng Kathmandu. Lịch sử của việc xây dựng tháp này gắn liền với sự du nhập của Phật Giáo ở Tây Tạng và được mô tả trong Lịch Sử Bảo Tháp Jarungkhashor, trong một tàng kinh được Sakya Zangpo khám phá (Keith Dowman phiên dịch là Truyền Thuyết của Đại Bảo Tháp, Berkeley, Nhà Xuất bản Dharma, 1973).

    Bonpo – bon po, các tín đồ của đạo Bon, là truyền thống tôn giáo thịnh hành ở Tây Tạng trước khi Phật Giáo du nhập vào xứ này.

    Om Mani Padme Hum !

  5. #455
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    THUẬT NGỮ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Bồ Đề Tâm – byang chub kyi sems, nghĩa đen: tâm giác ngộ. Trên bình diện tương đối, đây là ước muốn đạt được Phật Quả vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Từ này cũng bao gồm việc thực hành pháp tu của lòng từ, bi, sáu pháp toàn thiện siêu việt (lục độ ba la mật), v.v. là những pháp tu cần thiết để đạt được mục đích của Phật Quả. Trên bình diện tuyệt đối, đây là kinh nghiệm nội quán sâu sắc, chứng ngộ trực tiếp bản tánh của Chân như tối thượng.

    Bồ Tát (Bodhisattva)– byang chub sems dpa’, 1) một hiện thân với quyết tâm muốn đưa tất cả chúng sinh tới bờ Giác ngộ và đang thực hành con đường Bồ Tát. 2) một Bồ Tát siêu phàm là bậc đã đạt được một trong mười quả vị (địa) của Bồ Tát.

    Bồ Tát Tu Viện Trưởng – danh hiệu đôi khi được biết tới của Ngài Tịch Hộ (Santaraksita).

    Bốn ẩn dụ – ‘du shes bzhi, Nghĩ tưởng về bản thân như người bị bệnh, thiện tri thức như thầy thuốc, Pháp như phương thuốc, và việc thực hành giáo huấn của Ngài như phương pháp để hồi phục.

    Bốn cách để nhiếp thọ chúng sinh (Tứ nhiếp pháp) – bsdu ba’i ngos po bzhi, Phạn: catuhsamgrahavastu, bốn cách trong đó một vị Bồ Tát có thể thu phục (nhiếp thọ) các đệ tử: 1) rộng lượng (sbyin pa, Phạn: dana), 2) biểu lộ bằng lời nói một cách vui vẻ (snyan par smra ba, priyavadita), 3) giảng dạy phù hợp với căn cơ của từng người (don mthun pa, samanarthata), 4) hành xử phù hợp với những gì Ngài giảng dạy (don spyod pa, arthacarya).

    Bốn chướng ngại – sgrib bzhi, các chướng ngại của 1) các cảm xúc tiêu cực (phiền não chướng), 2) các chướng ngại gây ra bởi nghiệp (nghiệp chướng), 3) các chướng ngại gây bởi ý niệm (sở tri chướng) và 4) các chướng ngại gây ra bởi các tập quán quen thuộc. Xem hai chướng ngại.

    Bốn hỉ lạc – dga’ ba bzhi, Phạn: caturananda, bốn kinh nghiệm vi tế tăng trưởng của lạc vượt lên trên các cảm xúc bình phàm, được nối kết với công phu hành trì pháp quán đảnh thứ ba, hay quán đảnh trí tuệ.

    Bốn hay sáu phân loại Mật điển (Tantra) – rgyud sde bzhi hay drug, cách phân loại các Mật điển thành ra bốn phần: Kriya, Carya, (hay Upa), Yoga và Anuttarayoga (sự phân loại này thường được dùng trong các phái Tân Dịch - New Translations School); hay thành sáu nhóm: Kriya, Upayoga, Yoga, Mahayoga, Anuyoga và Atiyoga (thường dùng trong Truyền thống Cổ Mật).

    Bốn công hạnh (Tứ chủng pháp) – phrin las bzhi, bốn loại hoạt động được những bậc chứng ngộ thực hiện, để giúp đỡ những người khác và tẩy trừ những hoàn cảnh bất lợi: làm cho an bình (zhi ba), làm cho tăng trưởng (sgyas pa), điều phục (dbang) và chế ngự một cách mãnh liệt (drag po).

    Bốn nguồn đau khổ – sdug sngal gyi chu bo chen po bzhi, sanh, bệnh, lão và tử.

    Bốn quán đảnh – dbang bzhi, quán đảnh tịnh bình, quán đảnh ẩn mật, quán đảnh trí tuệ và quán đảnh ngôn từ cao quý.

    Bốn quỷ ma – bdud bzhi, xem chú thích 230. Cũng xem quỷ ma.

    Bốn Thân – ba Thân cộng thêm svabhavikakaya, ngo bo nyid kyi sku, Thân Tự Tánh, tượng trưng tính chất bất khả phân của ba Thân đầu tiên.

    Om Mani Padme Hum !

  6. #456
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    THUẬT NGỮ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Bốn linh kiến – snang ba bzhi, bốn giai đoạn liên tiếp trong pháp hành trì thogal trong Đại Viên Mãn: 1) Pháp tánh (dharmata) thực sự xuất hiện (chos nyid mngon sum), 2) sự phát triển của các kinh nghiệm và các huyễn tướng (nyams snang gong ‘phel), 3) Giác tánh đạt đến mức cao tột (rig pa tshad phebs), 4) sự cạn kiệt của các hiện tượng siêu vượt tâm thức (chos zad blo ‘das).
    Bổn Tôn – xem Yidam.

    Bốn trạng thái vô sắc – gzugs med bzhi, bốn phân loại của trạng thái định, gồm có không vô biên xứ (nam mkha’ mtha’ yas), Phạn: akasanantya), thức vô biên xứ (nam shes mtha’yas, vijnanasanantya), vô sở hữu xứ (ci yang med pa, akimcanya), và phi tưởng phi phi tưởng xứ(‘du shes med ‘du shes med min, naivasamjnasamjna); bốn cõi Trời tương ứng với những loại định này.

    Buddha – xem Phật (Tạng: sangye).

    Ca Diếp – xem Kasyapa.

    Camaradvipa – rnga yab gling, một trong tám tiểu lục địa trong vũ trụ quan Ấn Độ thời xa xưa, phía tây của Jambudvipa (cõi Diêm Phù Đề). Đây là lục địa Tây Nam được ám chỉ là cõi Phật mang tên Núi Huy Hoàng Màu Đồng Đỏ.

    Cảm xúc (cảm thọ) – xem chướng ngại, chướng ngại thuộc cảm xúc tiêu cực hay Bốn chướng ngại.

    Cấp độ (tu chứng) – xem địa Bồ Tát.

    Cấp độ siêu phàm – xem địa Bồ Tát.

    Các vị Trời Phi tưởng – ‘du shes med pa’i lha, chư Thiên trong cõi Vô sắc.

    Các vị Trời và Quỷ Ma – lha ‘dre, nói chung ám chỉ mọi loại tinh linh khác nhau, dù có ích lợi (lha) hay là tai hại (‘dre).

    Cái thấy (kiến) – lta ba, Phạn: dristi, 1) quan điểm, lòng tin. 2) quan điểm chính xác, hiểu biết thấu suốt chân chính về trạng thái tự nhiên nhất như của tất cả các hiện tượng.

    Cây Giác ngộ (cây Bồ Đề) – byang chub kyi shing, Đức Phật đã đạt được giác ngộ ở cội cây này.

    Cây như ý – dpag bsam gyi shing, loại cây kỳ diệu có gốc rễ ở cõi A Tu La nhưng lại kết trái trong cõi Trời thứ Ba Mươi Ba (Đao Lợi Thiên hay Đế Thích Thiên).

    Cam lồ – xem ambrosia.

    Cảm xúc tiêu cực – nyon mongs pa, Phạn. klesa, “các hiện tượng trong tâm tấn công thân và tâm, và đưa dẫn tới các hành vi ác hại, gây nên một trạng thái đau khổ trong tâm thức.” DICT. AT: các cảm xúc đau buồn, tham đắm, phiền não. Từ đồng nghĩa với độc (dug). Xem năm độc.

    Câu Lưu Tôn Phật (Destroyer-of-Samsara Buddha) – xem Krakucchanda.

    Chagme Rinpoche – xem Karma Chagme.

    Chakshingwa, (Geshe) – lcags shing ba, một geshe Kadampa, đệ tử của Langri Thangpa.

    Chày kim cương – xem vajra.

    Chân đế – xem Chân lý tuyệt đối.

    Om Mani Padme Hum !

  7. #457
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    THUẬT NGỮ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Chân lý tương đối (Tục đế) – kun rdzob bden pa, Phạn. samvriti satya, chân lý hiển lộ bề ngoài được nhận thức và coi như thực có bởi những tâm thức mê lầm.

    Chân lý tuyệt đối (Chân đế) – don dam bden pa, Phạn. paramartha satya, chân lý đích thực được nhận thức bằng trí tuệ, không có sự tạo tác của tâm thức. Tính chất của chân đế hay chân lý tối thượng thì “siêu vượt tâm thức, không thể suy lường, không thể diễn bày” (Patrul Rinpoche). Cũng xem chân lý tương đối.

    Chân nghĩa (Liễu nghĩa) – nges don, Phạn: nitartha, cách diễn tả trực tiếp chân lý từ quan điểm của những bậc chứng ngộ. Xem phương tiện nghĩa.

    Chấp ngã – xem bám chấp.

    Chekawa Yeshe Dorje – ‘chad kha ba ye shes rdo rje (1101¬1175), một geshe Kadampa nổi tiếng. Ngài đã hệ thống hoá các giáo lý Chuyển Tâm thành bảy điểm, và làm cho giáo lý này dễ hiểu hơn. Xem Đại Đạo Tỉnh Giác của Jamgon Kongtrul, Shambhala, 1987, và Dũng Khí Toàn Giác, Dilgo Khyentse, Bản của Padmakara, 1992 (khắp thế giới ngoại trừ Bắc Mỹ) và Snow Lion, 1993 (riêng ở Bắc Mỹ).

    Chengawa, (Geshe) – spyan snga ba (1038-1103), đệ tử của Drom Tonpa, là người bắt đầu truyền dạy các giáo huấn khẩu truyền Kadampa.

    Chenrezi – spyan ras gzigs, danh hiệu Tây Tạng của Đức Avalokitesvara (Quán Thế Âm hay Quán Tự Tại).

    Chín Đại-Quảng-Trí (Nine Expanses) – klong dgu, chín phân loại của Đại-Quảng-Trí (klong sde) trong giáo lý Đại Viên Mãn.
    Chư – gcod, nghĩa đen: cắt đứt, đoạn diệt. Phương pháp thiền định trong đó ta cúng dường thân thể chính mình để cắt đứt bốn quỷ ma trong ta. Machik Labdron đã thọ nhận các giáo lý Chư từ vị Thầy Ấn Độ Padampa Sangye và từ Lạt Ma Kyoton Sonam, và truyền bá giáo pháp này trong xứ Tây Tạng.

    Chogyal Pakpa – chos rgyal ‘phags pa (1235-1280), một trong tám đại học giả của phái Sakya được gọi là Sakya Gongma. Ngài trở thành vị giáo thọ của Hoàng Đế Mông Cổ Kublai Khan và quan Nhiếp Chính của Tây Tạng.

    Chuông – dril bu, Phạn: ghanta. Xem vajra (kim cương).

    Chủ nghĩa hư vô (Thuyết hư vô)– chad par lta ba, Phạn: vibhava drsti, thuyết duy vật, quan điểm phủ nhận sự hiện hữu của tiền kiếp trong quá khứ hay các kiếp tương lai, phủ nhận nguyên lý nhân quả, và v.v. (*Kinh văn Hán Việt thường gọi là Đoạn kiến hay Đoạn chấp).

    Chủ nghĩa vĩnh cửu (Thuyết vĩnh cửu) – rtag par lta ba, Phạn: atmadrsti, satkayadrsti, niềm tin nơi một thực thể hiện hữu bất diệt, ví dụ như một linh hồn. Được coi như một khuynh hướng triết học cực đoan. Xem chủ nghĩa hư vô. (*Kinh văn Hán Việt thường gọi là Thường kiến hay Ngã kiến, Ngã chấp).

    Om Mani Padme Hum !

  8. #458
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    THUẬT NGỮ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Chuyển luân vị (Chủ nhân mặt đất) – sa bdag, Phạn: bhumipati, một tinh linh chiếm cứ một địa điểm.

    Chuyển Luân Thánh Vương – ‘khor lo sgyur ba’i rgyal po, Phạn: cakravartin, 1) một Thiên vương cai quản một hệ trong thế giới (theo vũ trụ quan của Phật Giáo). 2) một vị Hoàng đế.

    Chư Thiên (các vị Trời) – lha, chúng sinh ở một trong sáu cõi, bị chế ngự bởi tánh kiêu ngạo. Để tránh sự lầm lẫn chúng tôi đã dịch lha là “Bổn Tôn” khi (được sử dụng trong một ngữ cảnh) ám chỉ một vị Phật hay một vị Bổn Tôn Trí Tuệ.

    Chướng ngại (chướng)– sgrib pa, Phạn: avarana, các yếu tố ngăn che Phật tánh của ta. Cũng xem: hai chướng ngại, bốn chướng ngại.

    Chướng ngại thuộc cảm xúc tiêu cực (phiền não chướng)– nyon mongs kyi sgrib pa Phạn: klesavarana, “các niệm tưởng (thù ghét, tham luyến v.v..); chúng ngăn trở ta không đạt được sự giải thoát.” DICT. Xem chướng ngại.

    Chướng ngại thuộc tập khí (nghiệp chướng)– bag chags kyi sgrib pa, Phạn: vasanavarana, các khuynh hướng quen thuộc (tập khí) được in dấu trên tạng thức (thức nền tảng). Xem chướng ngại.

    Chướng ngạïi thuộc ý niệm (sở tri chướng) – shes bya’i sgrib pa, Phạn: jneyavarana “Đây là những ý niệm về chủ thể, đối tượng và hành động, chúng ngăn cản ta không đạt được Toàn Giác.” DICT. Xem chướng ngại.

    Cõi thấp – ngan song, các cõi Địa ngục, các cõi của Ngạ quỷ và Súc sinh.

    Cõi – xem sáu cõi luân hồi.

    Cõi Cực Lạc (Tịnh Độ) – bde ba can, Phạn: Sukhavati, cõi Phật ở phương Tây của Đức Phật Amitabha (A Di Đà).

    Cõi Hỉ Túc – dga’ ldan, xem Cung Trời Đâu Suất.

    Cõi Phạm Thiên (Brahma) – tshang pa’i ‘jig rten, Phạn: brahmaloka, nói chung, tất cả các cõi Sắc và vô Sắc.

    Cõi Tịnh độ Cực Lạc – bde ba can, Phạn: Sukhavati, cõi Phật của Đức Amitabha (A Di Đà).

    Cõi Trời thứ Ba Mươi Ba (Đao Lợi Thiên hay Đế Thích Thiên) – gsum cu rtsa gsum, Phạn: Trayastrimsa, một cõi Trời trong Dục giới, trụ xứ của vua Đế Thích (Indra) và ba mươi hai vị đại thần. Xem tam giới.

    Con đường của cái thấy (Kiến đạo) (Path of Seeing) – mthong lam, Phạn: darsanamarga, con đường thứ ba trong năm con đường tu, trên con đường Bồ Tát Đạo. Được gọi là như vạây là bởi trên con đường đo,ù ta thực sự trực nhận được hai loại vô ngã (có nghĩa là vắng mặt của “bản ngã,” vắng mặt của sự hiện hữu vững chắc, độc lập). Hai loại vô ngã này gồm có vô ngã của một cá nhân và vô ngã của các hiện tượng.

    Con đường của sự hợp nhất (Path of Joining) – sbyor lam, Phạn: prayogamarga, con đường thứ hai trong năm con đường tu. Trên con đường này, ta tự nối kết hay tự chuẩn bị để có thể trực nhận hai loại vắng mặt của bản ngã.

    Om Mani Padme Hum !

  9. #459
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    THUẬT NGỮ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Con đường vun bồi công đức (Path of Accumulating) – tshogs lam, Phạn: sambharamarga, con đường thứ nhất trong năm con đường tu hướng tới Giác ngộ theo Bồ Tát Thừa. Trên con đường này, ta tích lũy những nguyên nhân (công đức) giúp ta có thể cất bước hướng tới Giác ngộ.

    Cổ Mật – tức là truyền thống Nyingmapa. Xem Cựu Dịch, Cựu Phái Dịch Thuật.

    Cổ phái – tức là truyền thống Nyingmapa. Xem Cựu Dịch, Cựu Phái Dịch Thuật, Cổ Mật.

    Cung điện Liên Hoa Quang – padma ‘od kyi pho brang, cung điện của Đức Padmasambhava trong cõi Phật Núi Huy Hoàng Màu Đồng Đỏ.

    Cung điện Toàn Thắng – rnam rgyal pho brang, cung điện của cung Trời Đế Thích (Indra).

    Cung Trời Đâu Suất – dga’ ldan, cõi (ở tầng quả thứ tư) của các vị Trời thuộc Dục giới, trong đó Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tái sinh lần cuối cùng trước khi xuất hiện trong thế giới này. Hiện tại Đức Di Lặc (Maitreya), Đức Phật vị lai, đang an trụ trong Cung Trời Đâu Suất giảng dạy Đại Thừa. Phạn : Tushita. Xem ba cõi hay Tam giới.

    Cung Trời Tịnh Quang – ‘od gsal gyi lha, Phạn: Abhasvara, cấp độ cao nhất của các vị Trời thuộc Nhị Thiền (trong Sắc Giới).

    Cuộn giấy vàng – shog ser, miếng giấy (không nhất thiết phải là màu vàng) trên đó các bản văn của các kho tàng tâm linh (tàng kinh) được ghi chép lại.

    Cúng dường lửa – gsur, pháp cúng dường được thực hiện bằng cách đốt thực phẩm trên than đá. Món cúng phẩm này được dâng lên cúng dường cho chư Phật, các vị Hộ Pháp, tất cả chúng sinh nói chung và đặc biệt là cho những Tinh linh lang thang và những oan gia mà ta có những món nợ nghiệp với họ. gsur trắng thông thường được chuẩn bị với ba thực phẩm trắng và ba thực phẩm ngọt. gsur đỏ được chuẩn bị với thịt.

    Cửa Phạm Thiên – tshang pa’i bu ga, Phạn. brahmarandra, điểm tụ ở trên đỉnh đầu nơi kinh mạch trung ương chấm dứt.

    Cựu Dịch (Cựu Phái Dịch Thuật) – snga ‘gyur, danh hiệu được ban cho các giáo lý đầu tiên được dịch ra từ Phạn ngữ và truyền bá ở Tây Tạng, là giáo lý của phái Cổ Mật, hay truyền thống Nyingmapa, ngược lại với các giáo lý được chuyển dịch và truyền bá từ thế kỷ thứ mười trở đi và là giáo lý sinh ra Tân Phái của Phật Giáo Tây Tạng.

    Dạ Ma (Yama) – ‘thab bral, Phạn: Yama, tên của một cõi Trời trong Dục Giới, có nghĩa là “vô chiến” và được gọi như thế là bởi vì các vị Trời ở đó không phải chiến đấu với các A Tu La. Xem ba cõi.

    Dagpo Rinpoche – dwags po rin po che (1079-1153), cũng được gọi là Gampopa, đệ tử nổi tiếng nhất của Milarepa và là vị khai sáng dòng truyền thừa Kagyu.

    Daka – mkha ‘gro, nghĩa đen: du hành trong Pháp Giới (Không Hành), hay dpa’ bo, vị anh hùng. Trong Kim Cương Thừa thì các vị Không Hành nam tương đương với Bồ Tát. Các vị Không Hành nam (Daka) tương đương với dakini (của phái nữ).

    Dakini (Nữ Không Hành, Thiên Nữ Trí Tuệ, Thiên Nữ Diệu Không) – mkha’ ‘gro ma, nghĩa đen: du hành trong hư không. Nguyên lý nữ được kết hợp với trí tuệ. Thuật ngữ này có vài mức độ ý nghĩa khác nhau. Có những vị Không Hành nữ hay Thiên nữ Diệu Không (dakini) bình thường, là những vị với một mức độ chứng ngộ tâm linh nào đó, và các vị dakini trí tuệ (Thiên Nữ Trí Tuệ) là những bậc hoàn toàn chứng đắc. Xem Ba Nguồn Gia Trì.

    Om Mani Padme Hum !

  10. #460
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    THUẬT NGỮ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Damchen – dam chen (rdo rje legs pa), một vị Hộ Pháp, bị Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava) buộc phải hứa nguyện.

    Darsaka – mthong ldan, danh hiệu khác của Ajatasatru, nam tử của Vua Bimbisara (Bình Sa), vua xứ Magadha (Ma Kiệt Đà) và là vị thí chủ quan trọng nhất của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Mặc dù ông đã giết hại thân phụ mình, về sau ông ăn năn và tịnh hoá các hành nghiệp xấu ác của mình tới mức đạt được địa của một Bồ Tát.

    Dharmakaya – chos sku, nghĩa đen: Pháp Thân. Đây là thể tính của tánh Không của Phật Quả. Pháp thân cũng có thể được dịch như là thân của chân đếù, một thể tính tuyệt đối.

    Dharmata (Pháp tánh) – chos nyid, “bản tánh rỗng rang.” DICT.

    Dharmodgata – chos ‘phags, “Pháp Khởi Siêu Phàm,” vị Bồ Tát mà Thường Đề Bồ Tát (Sadaprarudita) đã thọ nhận giáo lý về Trí tuệ bát nhã siêu việt.

    Diêm Phù Đề (Jambudvipa) – ‘dzam bu gling, lục địa phía nam, một trong bốn “trung châu” (lục địa) chính trong vũ trụ quan của Ấn Độ thời xa xưa, là nơi chúng ta đang sinh sống. Trong một vài hoàn cảnh, danh hiệu này ám chỉ miền Nam Á, và trong những hoàn cảnh khác, cõi này ám chỉ thế giới theo một ý nghĩa thông thường.

    Dipamkara (Nhiên Đăng)– Pháp danh của Ngài Atisa.

    Doha – một bài đạo ca trong đó một thành tựu giả (ví dụ như Ngài Saraha hay Virupa) diễn tả sự chứng ngộ của Ngài.

    Dòng truyền qua biểu tượng của các Vidyadhara – rig ‘dzin brda yi brgyud, dòng truyền dạy các giáo lý bằng phương tiện thiện xảo qua cử chỉ hay biểu tượng.

    Dòng nhĩ truyền hay truyền qua việc lắng nghe của chúng sinh bình thường – gang zag snyan brgyud, dòng truyền dạy mà vị Thầy cần phải sử dụng ngôn từ và đệ tử lắng nghe những lời lẽ ấy, hơn là sự truyền dạy giáo lý bằng tâm truyền tâm hay bằng cách dùng các biểu tượng.

    Dòng tâm truyền của các Đấng Chiến Thắng -rgyal ba dgongs brgyud, dòng truyền dạy giáo lý tâm truyền tâm.

    Drikung Kyobpa – ‘bri gung skyob pa (1143-1217), vị sáng lập Tu viện Drikung và tông phái Drikung Kagyu.

    Drom Tonpa – ‘brom ston pa, được gọi là ‘brom ston rgyal ba’i ‘byung gnas (1005-1064), đệ tử Tây Tạng chính yếu của Atisa, một trong những vị Thầy đầu tiên của phái Kadampa và là vị sáng lập Tu viện Radreng (rva sgreng) (thường được phiên âm là “Reting”).

    Druk Pema Karpo – ‘brug padma dkar po (thế kỷ thứ 16), Drukchen Rinpoche thứ 3, Đạo sư và tác gia vĩ đại của phái Drukpa Kagyu và là vị sáng lập Tu viện Sangak Choling.

    Du Già – xem Yoga.

    Duyên hợp – ‘dus byas, Phạn: samskrita, được tạo nên (byas) do sự kết hợp (‘dus) giữa nguyên nhân và điều kiện (duyên). “Những hành vi thiện lành do duyên hợp có nghĩa là tất cả những hành vi được thực hiện mà không có được sự chứng ngộ tánh Không.” DKR

    Đà ra ni (Dharani)– gzungs, bài minh chú được gia trì bởi một vị Phật hay Bồ Tát, có diệu năng cứu giúp chúng sinh. Có nhiều bài Đà ra ni trong các Kinh điển (Sutra), thường khá dài.

    Om Mani Padme Hum !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •