DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 49/49 ĐầuĐầu ... 39474849
Hiện kết quả từ 481 tới 487 của 487
  1. #481
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    THUẬT NGỮ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Tangka – thang ka, tranh vẽ (có thể cuộn lại) của Tây Tạng.

    Tangtong Gyalpo
    – thang stong rgyal po (1385-1509), thành tựu giả Tây Tạng nổi tiếng, đã du hành khắp Trung Hoa, Tây Tạng và các quốc gia miền Đông khác, xây dựng nhiều ngôi chùa và các cây cầu kim loại, và sáng lập các tu viện tại vùng Derge và những nơi khác.

    Tạng Thức (Thức Nền Tảng hay A Lại Da Thức) – kun gzhi, Phạn: alaya, hình thức ngắn gọn của kun gzhi mam par shes pa, là tạng thức, tâm thức nền tảng trong đó các tập khí (khuynh hướng quen thuộc) được tàng trữ. Tạng thức là nền tảng cho những thức khác. Đôi khi, trong một vài giáo lý, kun gzhi được dùng cho bản tánh nguyên sơ hay sự thuần tịnh nguyên sơ (ka dag).

    Tánh sáng (kinh nghiệm) – gsal nyams, một trong ba loại kinh nghiệm trong thiền định. Xem kinh nghiệm.

    Tánh sáng, tăng trưởng và thành tựu
    (Clarity, increase and attainment) – snang mched thob, ba kinh nghiệm xảy ra liên tục cái này tiếp cái kia vào lúc chết.

    Tantra (Mật điển) – rgyud, bản văn được đặt nền tảng trên tánh thuần tịnh nguyên sơ của bản tâm, và kết quả chính là sự chúng ngộ tánh thuần tịnh nguyên sơ đó. Các bản văn gốc của giáo lý Vajrayana (Kim Cương Thừa).

    Tantric – có liên quan tới các Mật điển (tantra), liên quan tới Kim Cang Thừa (Vajrayana).

    Tara (Quan Âm) – sgrol ma, nữ Bồ Tát sinh ra từ một giọt nước mắt của Đức Quán Thế Âm (Avalokitesvara); sự hiển lộ của nữ tánh của lòng Đại Bi.

    Tathagata (Như Lai) – bde bzhin gshegs pa, đấng đã đạt được Chân tánh _ một vị Phật.

    Tánh Không – stong pa nyid, Phạn: sunyata, tất cả mọi hiện tượng đều không có sự hiện hữu thực sự.

    Tánh sáng tạo của Giác tánh (creativity of awareness) – rig pa’i rtsal, năng lực bẩm sinh và tự nhiên của Giác tánh để làm cho các hiện tượng hiển lộ.

    Tân Dịch (Tân Phái Dịch Thuật)– gsar ma pa, các tài liệu của Mật điển được phiên dịch và truyền bá từ thời đại của dịch giả Rinchen Zangpo (958-1055) trở đi. Tân Phái chỉ tất cả các trường phái của Phật Giáo Tây Tạng ngoại trừ phái Nyingmapa, hay phái Cựu Dịch.

    Tân phái – xem Tân Dịch, Tân Phái Dịch Thuật hay Cổ phái.

    Tập khí – xem khuynh hướng quen thuộc.

    Tăng đoàn – dge ‘dun. Theo nghĩa rộng, tăng đoàn ám chỉ tất cả những hành giả của Phật Giáo. Tăng đoàn có thể cũng có một ý nghĩa giới hạn hơn phù hợp với văn cảnh, ám chỉ những Tăng sĩ, A La hán, Bồ Tát, v.v.

    Tenma – rten ma bcu gnyis, mười hai nữ Hộ Thần địa phương phát nguyện bảo vệ Giáo Pháp trước sự hiện diện của Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava).

    Thanh Văn (Sravaka) – nyan thos, một đệ tử theo Thừa nguyên thuỷ của Phật Giáo, có mục đích giải thoát khỏi đau khổ của luân hồi sinh tử như một vị A La Hán. Không giống như các đệ tử của Đại Thừa, các vị Thanh Văn không khao khát đạt được Toàn Giác vì lợi ích của tất cả chúng sinh.

    Thanh Văn Thừa (Sravakayana) – nyan thos kyi theg pa, Thừa của các Thanh Văn.

    Thành tựu giả – grub thob, nghĩa đen: bậc đã đạt được thành tựu. Một số đã đạt được đạo quả nhờ vào các pháp tu của Mật Thừa.

    Om Mani Padme Hum !

  2. #482
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    THUẬT NGỮ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thành tựu – 1) dngos grub, Phạn: siddhi. “Kết quả mong muốn và đạt được nhờ công năng tu tập hành trì các giáo huấn.” DICT. Những thành tựu thông thường có thể chỉ là những năng lực siêu nhiên, nhưng trong quyển sách này thuật ngữ “thành tựu” luôn luôn ám chỉ thành tựu siêu việt, tức là đạt được Giác Ngộ. 2) sgrub pa. Trong bối cảnh của việc trì tụng các câu minh chú hay mật chú, xem triệu thỉnh và thành tựu.

    Thành tựu siêu việt (thành tựu xuất thế)– mchog gi dngos grub, xem thành tựu.

    Thành tựu thông thường (thành tựu thế gian) – thun mong gi dngos grub, các năng lực siêu nhiên phát sinh từ kinh nghiệm tu chứng trong thiền định, không dành riêng cho Phật Giáo mà cũng phổ biến đối với những con đường tu khác. Xem thành tựu.

    Thân Tự Tánh (Svabhavikakaya) – ngo bo nyid kyi sku, Thân của Bản Tánh Tâm Yếu; Thân (kaya) thứ tư, mang tính cách bất khả phân của Pháp Thân, Báo Thân và Hoá Thân.

    Thân, ngữ (khẩu), ý, các phẩm tính và hoạt động – sku, gsung, thugs, yon tan, phrin las, năm phương diện của Phật Quả. Đôi khi được ám chỉ như năm Thân (kaya). Cũng xem ngũ bộ Phật.

    Thất Bảo (Bảy đặc tính của vương quyền) – rgyal srid sna bdun, Phạn: saptaratna, bảy tài sản của một vị Đế Vương hoàn vũ, mỗi tài sản có một ý nghĩa tượng trưng. Đó là bánh xe vàng quý báu, viên ngọc như ý, nữ hoàng tôn quý, thượng thư tôn quý, voi quý, ngựa quý và đại tướng tôn quý.

    Thế giới Bất khả phân – mi ‘byed ‘jig rten, thế giới của chúng ta, phạm vi hoạt động của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

    Theurang – the’u rang, một loại tinh linh xuất hiện giống như một người lùn nhỏ bé chỉ có một chân.

    Thích Ca Mâu Ni – sha kya thub pa, Đức Phật của thời đại chúng ta, Ngài sống vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên.

    Thiền định (định, thiền na) – bsam gtan, Phạn: dhyana, nhập định, một trạng thái của tâm không có bất kỳ xao lãng nào. Mặc dù trạng thái này quan trọng đối với các pháp thiền định của Phật đạo ở tất cả các cấp độ, nhưng tự trạng thái ấy không đầy đủ mà phải được kết hợp với động lực và cái thấy (kiến) đúng đắn. Cũng xem tứ thiền.

    Thiền định thế tục – xem tứ thiền bát định.

    Thiền, thiền định – sgom pa, để tâm an nghỉ dựa trên một đối tượng của tư duy hoặc quán chiếu, hoặc duy trì sự vận hành của một cái thấy (kiến) chân thực.

    Thiện tri thức – dge ba’i gshes gnyen, Phạn: kalyanamitra, một từ đồng nghĩa của vị Thầy tâm linh.

    Thuần tịnh nguyên sơ – ka dag, bản tánh của Phật Quả, hiện diện trong tất cả chúng sinh, sự thuần tịnh của bản tánh đó không bao giờ bị hư hoại.

    Thừa (Cỗ xe) – theg pa, Phạn: yana, phương tiện để du hành trên con đường dẫn tới Giác ngộ.

    Thường Đề Bồ Tát – Xem Sadaprarudita.

    Tịch Hộ – Xem Santaraksita.

    Tiến trình suy hoại (Tiến trình tan rã) – thim rim, một chuỗi hiện tượng xảy ra vào lúc chết: sự suy hoại (tan rã) của các đại và sự xuất hiện của ba kinh nghiệm được gọi là kinh nghiệm của tánh sáng, tăng trưởng và thành tựu.

    Om Mani Padme Hum !

  3. #483
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    THUẬT NGỮ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Tilopa – ti lo pa, một trong tám mươi tư đại thành tựu giả của Ấn Độ. Sư phụ của Naropa.

    Tingdzin Zangpo (Nyang) – myang ting ‘dzin bzang po (thế kỷ thứ 9), đại thành tựu giả Tây Tạng, đệ tử của Vimalamitra (từ vị này Ngài nhận toàn bộ giáo lý Tâm-Yếu) và của Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava). Ngài được coi là người Tây Tạng đầu tiên đạt được thân cầu vồng (rainbow body) của pháp Đại Chuyển Di siêu việt (‘ja’ lus ‘pho ba chen po), là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của pháp tu Đại Viên Mãn.

    Tình Nhân Thiên Tú – skar ma la dga’ ba, danh hiệu của một Bồ Tát. Ngài là điển hình của một người mà nguyện lực vô ngã đã khiến Ngài vun bồi công đức mặc dù Ngài đã phạm phải một lỗi lầm mà thông thường được coi là một hành vi xấu ác.

    Tinh tuý – thig le, nghĩa đen: giọt. “Tinh tuý hay chủng tử của đại lạc; trong các kinh mạch có nhiều loại, thanh tịnh hay suy hoại.” DICT. Thuật ngữ thig le có một số ý nghĩa khác nhau phù hợp với hoàn cảnh và các pháp tu khác nhau.

    Tịnh Độ – dag pa’i zhing, một trụ xứ hay một thế giới được hoá hiện nương vào những phẩm tính (thần lực) có được do sự chứng ngộ của một vị Phật hay một vị Bồ Tát. Ở đó chúng sinh có thể tiến xa trên con đường đi tới Giác ngộ mà không sợ bị đọa những cõi thấp.

    Tịnh Độ Cực Lạc – bde ba can, Phạn: Sukhavati, cõi Phật của Đức Amitabha (A Di Đà).

    Tịnh quang – ‘od gsal, Phạn: prabhasvara, tích cách tự nhiên, chói ngời (hay thấu suốt) của chân tâm – hay giác tánh.

    Tịnh Quang (cõi của chư Thiên) – ‘od gsal gyi lha, Phạn: Abhasvara, tầng trời cao nhất của chư Thiên trong Nhị Thiền (thuộc Sắc Giới).

    Thanh tịnh quang của giây khắc nền tảng (Clear light of the moment of the ground) – gzhi dus kyi ‘od gsal, “bản tánh của tâm thức tất cả chúng sinh, thanh tịnh từ vô thuỷ và chói ngời tự nhiên; sự tương tục căn bản (của Giác tánh), tiềm năng của Phật Quả.” DICT. Thanh tịnh quang có thể được một vị Đạo Sư chứng ngộ “giới thiệu” (trực chỉ) cho một đệ tử, và người đệ tử sau đó tiếp tục làm cho thuần thục và phát triển kinh nghiệm này bằng những pháp môn hành trì thâm diệu của Đại Viên Mãn. Chúng sinh bình thường chỉ cảm nhận được tịnh quang trong một thời khắc ngắn bằng một tia chớp vào lúc chết.

    Tirthika (Ngoại Đạo, Phi Phật Giáo) – mu stegs pa, kẻ đề xướng những quan điểm triết học cực đoan chẳng hạn như thuyết hư vô và thuyết vĩnh cửu. Thường được dùng cho các trường phái tư tưởng triết học và tôn giáo ở Ấn Độ đối lập với Phật Giáo.

    Toà Kim Cương – rdo rje gdan, Phạn: Vajrasana, địa điểm ở Ấn Độ (ngày nay có tên là Bồ Đề Đạo Tràng - Bodh Gaya) nơi tất cả chư Phật trong kiếp này sẽ đạt được Giác Ngộ.

    Toàn Giác – rdzogs pa’i byang chub, Phạn: sambodhi, Phật Quả viên mãn.

    Tonpa (Geshe) (1005-1064), danh hiệu khác của Drom Tonpa.

    Torma – gtor ma, một cúng phẩm, thường được nặn từ bột mì và bơ có thể là biểu tượng của một vị Bổn Tôn, một Mạn đà la, một vật cúng dường, hay đôi khi một vũ khí để chiến đấu với các thế lực ác hại.

    Torma nước – chu gtor, một phẩm vật cúng dường làm bằng nước, sữa và các loại hạt.

    Tối Thượng – ‘og min, Phạn: Akanistha, xem Akanistha (Sắc Cứu Cánh Thiên).

    Tha Hoá Tự Tại Thiên – gzhan ‘phrul dbang byed, Phạn: Paranirmitavasavartin, tầng Trời thứ sáu và là tầng cao nhất của các vị Trời trong Dục giới, trong đó các vị Trời vui hưởng những gì được những vị Trời tạo ra một cách thật phi thường. khác. Xem ba cõi hay tam giới.

    Om Mani Padme Hum !

  4. #484
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    THUẬT NGỮ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thất chi nguyện – yan lag bdun, Phạn: satanga, một hình thức cầu nguyện gồm có bảy phần: lễ lạy, cúng dường, sám hối, hoan hỉ, cầu thỉnh các vị Thầy chuyển Pháp luân, khẩn cầu các Ngài không nhập Niết Bàn, và hồi hướng công đức.

    Thiện căn (căn lành) – dge ba’i rtsa ba, Phạn: kusalamula, những hành vi tích cực giống như gốc rễ (căn) (rtsa ba) của công đức hay của những điều tốt lành (dge ba).

    Three Roots – xem Ba Nguồn Gia Trì, Ba Lực Gia Trì.

    Thuyết ngôn – gsung rab, Skt. Pravacana, lời Đức Phật.

    Trạng thái như nhiên (Bản Tánh, Tự Tánh, Tự Tánh Đế) – gnas lugs, Phạn: prakriti, nghĩa đen: cách thức an trụ. “Bản tánh hay duyên sinh của vạn pháp.” DICT.

    Trạng thái trung ấm (Bardo) – bar do, Phạn: antarabhava, thuật ngữ được dùng cho những giai đoạn kinh nghiệm khác nhau giữa cái chết và giai đoạn tái sinh kế tiếp; với một lối giải thích rộng lớn hơn bao gồm các trạng thái tâm thức khác nhau trong cuộc đời. Bốn trạng thái trung ấm được phân định như:
    1) trạng thái trung ấm tự nhiên của đời này (rang bzhin skyes gnas bar do),
    2) trạng thái trung ấm của lúc chết (‘chi kha’i bar do),
    3) trạng thái trung ấm của thực tại tối thượng (chos nyid bar do), và
    4) trạng thái trung ấm của sự hình thành (srid pa’i bar do); hoặc để tạo thành sáu trạng thái trung ấm, hai trạng thái đặc biệt nữa được thêm vào trạng thái thứ nhất: 5) trạng thái trung ấm của giấc mộng (rmi lam bar do) và 6) trạng thái trung ấm của thiền định (bsam gtan bar do).

    Trạng thái trung ấm của sự hình thành – srid pa’i bar do, trạng thái trung ấm trong đó nghiệp lực xô đẩy ta tới sự tái sinh kế tiếp trong luân hồi sinh tử. AT: trạng thái trung ấm của những triển vọng, trạng thái trung ấm của sự hiện hữu.

    Trạng thái trung ấm của chân tánh – chos nyid bar do, trạng thái trung ấm khi mà chân tánh hiển lộ như những sắc tướng thuần tịnh của hai tánh an bình và phẫn nộ, phù hợp với các khuynh hướng cá nhân của riêng ta.

    Trăm Đấng Hộ Phật – rigs brgya, bốn mươi hai vị Hộ Phật an bình (peaceful deity) và năm mươi tám vị Hộ Phật phẫn nộ (wrathful deity).

    Trakpa Gyaltsen – grags pa rgyal mtshan (1147-1216), một trong năm đại học giả của phái Sakya; năm đại học giả này được biết đến như là Sakya Gongma (Năm Đại Trưởng Lão Dòng Sakya).

    Tri giác (Tri kiến) – snang ba, những gì xuất hiện trong mắt của mỗi cá nhân tuỳ theo khuynh hướng (tập khí) hay sự phát triển tâm linh của họ. NT, trích dẫn Patrul Rinpoche, nói về ba loại tri giác (và tri kiến):
    1) các tri kiến sai lầm xuất hiện trong tâm thức của chúng sinh trong sáu cõi do sự hiểu biết sai lạc; những tri kiến này được gọi là các tri kiến mê lầm bất tịnh của thế giới và chúng sinh.
    2) các tri giác về duyên khởi (rten ‘brel), các ảo giác huyễn hoặc (sgyu ma), tương ứng với tám ẩn dụ về ảo giác mà ta không xem là thật có (xem Phần Một, Chương Hai, Mục III, tiết 2.6.
    3) đây là những tri giác của các Bồ Tát thuộc mười địa trong trạng thái hậu-thiền định của các Ngài (rjes thob). 3) các tri giác xác thực, toàn thiện của trí tuệ; khi ta chứng ngộ trạng thái như nhiên của vạn pháp, chúng sinh và toàn thể thế giới xuất hiện như là sự hiển bày của các thân (kaya) và trí tuệ.

    Tri giác thanh tịnh (Tri kiến thuần tịnh) – dag snang, “tri giác cho rằng toàn thể thế giới và những gì được chứa đựng trong đó là một cõi Phật thuần tịnh, là sự hiển bày của các Thân (kaya) và trí tuệ.” DICT

    Trích xuất tinh chất – bcud len, một phương pháp khiến ta có thể chỉ dùng những chất thể hay yếu tố nào đó với một lượng ít ỏi, mà không phải dùng thực phẩm thông thường.

    Triệu thỉnh và thành tựu – bsnyen sgrub, hai bước trong các pháp hành trì liên quan tới việc trì tụng một mantra (minh chú). Trong bước thứ nhất, các hành giả triệu thỉnh Bổn Tôn mà họ đang quán tưởng bằng cách trì tụng câu minh chú của Bổn Tôn. Trong bước thứ hai, họ đủ thuần thục để tự đồng nhất với Bổn Tôn.

    Om Mani Padme Hum !

  5. #485
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    THUẬT NGỮ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Tripitaka – xem Tam Tạng.

    Trisong Detsen – khri srong sde’u btsan (790-844), vị vua thứ 38 của Tây Tạng, là vị thứ hai trong ba vị Pháp Vương vĩ đại. Nhờ nỗ lực của Ngài mà các Đại Đạo Sư từ Ấn Độ đã tới và thiết lập một nền Phật Giáo thật vững chắc tại Tây Tạng.

    Trí tuệ – shes rab, Phạn: prajna, khả năng thấu hiểu đúng đắn, thường là với cảm thức đặc biệt của kinh nghiệm thấu suốt tánh Không. AT: trí tuệ phân biệt. Cũng xem trí tuệ nguyên sơ.

    Trí tuệ nguyên sơ – ye she, Phạn: jnana, “khả năng thấu suốt (shes pa) đã luôn luôn hiện diện từ vô thuỷ (ye nas), giác tánh, tánh sáng-tánh Không, an trụ tự nhiên trong dòng tâm thức của tất cả chúng sinh.” DICT.

    Trống sọ người nhỏ – thod pa’i da ma ru, trống (damaru) nhỏ có hai mặt làm bằng hai đỉnh sọ người.

    Trung Đạo (Madhyamika) – dbu ma’i lam, Phạn: madhyamika, giáo lý về tánh Không được Ngài Long Thọ (Nagarjuna) giảng dạy trước tiên và được coi như nền tảng của Mật Thừa. “Trung” có nghĩa là vượt lên các quan điểm cực đoan của chủ nghĩa hư vô và chủ nghĩa vĩnh cửu.

    Tsampa – tsam pa, bột mì làm bằng lúa mạch nướng hay các loại hạt khác. Một loại thực phẩm chính ở Tây Tạng.

    Tu hu (Illustrative wisdom) – dpe’i ye shes, trí tuệ đạt được nhờ công phu tu tập tâm linh (thiền định), giống như là một cái que để chỉ cho thấy trí tuệ nguyên sơ.

    Tu viện trưởng – mkhan po, nói chung có nghĩa là những vị có thể ban các giới nguyện tăng sĩ. Danh hiệu này cũng được ban cho một người đã đạt một mức độ hiểu biết cao rộng, thấu suốt Giáo Pháp và đảm trách việc giảng dạy Giáo Pháp. Cũng có thể chỉ là danh hiệu đuợc ban cho nhà sư cao tuổi nhất trong một kỳ nhập hạ truyền thống.

    Tục đế – xem Chân lý tương đối.

    Tulku – sprul sku, từ Tây Tạng được dịch từ nirmanakaya (Hoá Thân) trong Phạn ngữ, cũng được dùng như một danh hiệu tôn kính và là một thuật ngữ thông thường đối với những vị Hoá Thân đã được tuyên nhận là hoá thân của các Lạt Ma, là những vị thường được tìm ra khi còn thơ ấu và được dạy dỗ để kế tục dòng truyền thừa và trong nhiều trường hợp, kế thừa tu viện của các vị tiền nhiệm.

    Tư thế kim cương – rdo rje dkyil krung, Phạn: vajrasana, tư thế thiền định với chân xếp chéo và bàn chân đặt trên đùi.

    Tư thế đang bước – mnyam pa’i ‘dor stabs, thế đứng với cả hai chân nhưng bàn chân phải hơi nhón tới (tượng trưng cho nhiệt tâm cứu giúp chúng sinh).

    Tư thế vương giả – rgyal po’i rol stabs, thế ngồi với chân phải duỗi nửa chừng và chân trái kéo vào.

    Tư tưởng (ý niệm) – rnam rtog, Phạn: vikalpana, nói chung bất kỳ điều gì phát khởi trong tâm với tính cách đối đãi nhị nguyên.

    Tứ Thiên Vương – rgyal chen rigs bzhi, Phạn: caturmaharajakayika, bốn vị Trời mà theo truyền thống là những vị bảo vệ bốn phương. Cõi giới của họ là cõi thứ nhất trong sáu cõi Trời trong Dục Giới. Xem ba cõi hay Tam giới.

    Tứ thiền (tứ định) – bsam gtan bzhi, Phạn: caturdhyana, bốn mức độ thiền định, kết quả của công phu hành trì thiền định này là được tái sinh trong bốn loại cõi trời trong Sắc Giới. Tuy nhiên tứ thiền cũng có thể được vận dụng trên con đường dẫn tới Giác ngộ.

    Tứ thiền bát định (thiền định thế tục) – những loại thiền định không đưa tới giác ngộ mà chỉ dẫn tới sự tái sinh trong các cõi Trời. Xem tứ thiền.

    Tứ Vô Lượng – tshad med bzhi, Phạn: caturaprameya, Từ (byams pa, Phạn: maitri), Bi (snying rje, karuna), Hỉ (dga’ba, mudita), và Xả (btang snyoms, upeksa) vô lượng.

    Tử Thần (Diêm Vương) – ‘chi bdag, Yama.

    Om Mani Padme Hum !

  6. #486
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    THUẬT NGỮ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Tướng chính và phụ – mtshan dang dpe byad, ba mươi hai tướng chính (mtshan bzang, Phạn: mahapurusa laksana) và tám mươi tướng phụ (dpe byad, anuvyanjana) của một vị Phật.

    Tỳ Bà Thi (Phật) – xem Vipasyin.

    Tỳ Lô Giá Na – xem Vairocana.

    Vairocana (Tỳ Lô Giá Na) – rnam par snang mdzad, Đức Phật thuộc Phật Bộ. Xem năm bộ.

    Vairotsana – bai ro tsa na, dịch giả vĩ đại nhất của Tây Tạng và là một trong bảy tăng sĩ đầu tiên được thọ giới ở Tây Tạng. Ngài là một trong những đệ tử chính của Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava) và Cát Tường Sư Tử (Sri Simha).

    Vaisakha – sa ga zla ba, tháng thứ tư trong âm lịch Tây Tạng. Đức Phật đản sanh, đạt được Giác ngộ và nhập Niết Bàn
    vào ngày rằm (ngày mười lăm) trong tháng đó. (*Người Tây Tạng gọi là Saka Dawa)

    Vaisravana (Đa Văn Thiên Vương hay Tài Bảo Vương) – rnam thos sras, một trong Tứ Thiên Vương (cõi Trời của Ngài là cõi thứ nhất trong Dục Giới), là vị bảo vệ phương Bắc và vị Trời tài bảo.

    Vajra (Chày Kim Cương) – rdo rje, AT: kim cương, ánh sét kim cương. Sự biểu tượng của trí tuệ bất biến và bất hoại có thể xuyên thấu mọi sự. Pháp khí tượng trưng cho lòng Bi mẫn, phương tiện thiện xảo, giác tánh. Luôn luôn được kết hợp với chuông, dril bu, Phạn: ghanta, biểu tượng của trí tuệ, tánh Không. Đối với hình tướng của chày kim cương, xin xem hình minh hoạ Đức Kim Cang Tát Đỏa (Vajrasattva) cầm chày kim cương trong tay phải và chuông trong tay trái.

    Vajra Yogini (Nữ Kim Cang Du Già) – rdo rje ‘ rnal ‘byor ma, một hình thức Báo Thân nữ của Đức Phật.

    Vajradhara (Kim Cương Trì) – rdo rje ‘chang, nghĩa đen: bậc trì giữ kim cương. Theo phái Tân Dịch, Ngài là Đức Phật nguyên sơ, là nguồn mạch của tất cả các Mật điển. Trong phái Cựu Dịch, Vajradhara tượng trưng cho nguyên lý của vị Thầy, như bậc trì giữ giác ngộ của giáo lý Kim Cương Thừa.

    Vajradhatvisvari – rdo rje dbyings ‘phugs ma, một trong những vị Phối ngẫu của chư Phật trong Ngũ Bộ Phật.

    Vajrapani (Kim Cương Thủ) – phyag na rdo rje, một trong Tám Trưởng Tử Vĩ Đại.

    Vajrasattva (Kim Cương Tát Đoả) – rdo rje sems dpa’, vị Phật hiện thân Trăm Đấng Hộ Phật. Hành trì pháp Vajrasattva và trì tụng thần chú của Ngài thì đặc biệt hữu hiệu để tịnh hoá các ác hạnh. Theo dòng truyền thừa Đại Viên Mãn, Ngài là Báo Thân Phật.

    Vajrayana (Kim Cương Thừa)– rdo rje theg pa, xem Mật Thừa.

    Văn Thù (Manjusri) – ‘jam dpal dbyangs, một vị Bồ Tát thập địa. Ngài hiện thân cho sự toàn giác và trí tuệ của tất cả chư Phật.

    Vidyadhara (Trì Minh Vương) –rig ‘dzin, bậc trì giữ thấu suốt. “Bậc trì giữ các Bổn Tôn, mật chú, và trí tuệ đại lạc bằng những phương tiện thâm diệu.” DICT. Trong truyền thống Nyingmapa có bốn cấp độ vidyadhara: 1) hoàn toàn thuần thục (rnam smin), 2) làm chủ thọ mạng của đời mình (tshe dbang), 3) Mahamudra (Đại Ấn, phyag chen), và 4) thành tựu tự nhiên (lhun grub).

    Viên ngọc như ý – yid bzhin nor bu, Phạn: cintamani, một viên ngọc tuyệt diệu được tìm thấy trong các cõi Trời hay rồng có diệu năng đáp ứng được mọi ước muốn của ta.

    Om Mani Padme Hum !

  7. #487
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    THUẬT NGỮ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Vikramasila – một trong những Đại Học Viện Phật Giáo nổi tiếng nhất ở Ấn Độ, bị phá huỷ vào thế kỷ thứ 12.

    Vimalamitra (Tì Ma La Mật Đa) – dri med bshes bnyen, một trong những Đạo Sư Phật Giáo Ấn Độ uyên bác nhất. Ngài tới Tây Tạng vào thế kỷ thứ 9, ở đó Ngài giảng dạy rộng rãi, biên soạn và phiên dịch nhiều bản văn Phạn ngữ. Tinh hoa của giáo lý của Ngài được gọi là Vima Nyingtig (Tâm-Yếu của Vima), một trong các giáo lý Tâm yếu của Đại Viên mãn.

    Vina – một nhạc cụ Ấn Độ có dây.

    Vipasyin (Tỳ Bà Thi) – rnam par gzigs, vị thứ nhất trong sáu vị Phật đã xuất hiện trước Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

    Virupa – một trong tám mươi tư đại thành tựu giả của Ấn Độ. Là suối nguồn của các giáo lý quan trọng của truyền thống Sakyapa.

    Vị Thầy gốc (Bổn Sư) – rtsa ba’i bla ma, 1) vị Thầy tâm linh chính yếu, hay vị Thầy đầu tiên mà ta nhận các quán đảnh, các bình giảng và giáo huấn cốt tuỷ từ Ngài. 2) vị Thầy đã trực chỉ cho ta bản tánh của tâm.

    Vô nhiễm (hành động) – zag med, Phạn: anasrava, được làm với tâm không đắm nhiễm, không có các ý niệm (đối đãi) về chủ thể, đối tượng và hành động.

    Vô ngã – bdag med, Phạn: anatman, nairatmya, sự vắng bặt của cái ngã (*ngã là một sự hiện hữu độc lập và tin là có thật) của bản thân, hay sự vắng bặt cái ngã của các hiện tượng bên ngoài (chos kyi bdag med).

    Vô hành – hành động mà không có vọng tưởng, xuất phát từ trạng thái chứng ngộ mà người làm hành động (tác nhân), chính hành động ấy, và đối tượng mà hành động ấy hướng tới đều hoàn toàn không có thực chất.

    Vô niệm – mi rtog pa’i nyams, Phạn: avikalpa, nirvikalpa, một trong ba loại kinh nghiệm thiền định. Một trạng thái an tĩnh trong đó không có các niệm tưởng. Xem các kinh nghiệm.

    Vô trụ Niết Bàn – mi gnas pa’i myang ‘das, Toàn Giác, siêu vượt cả sinh tử lẫn Niết Bàn, không “trụ” trong cái nào trong hai trạng thái trên.

    Xá Lợi Phất (Sariputra) – sha ri’i bu, một trong hai đệ tử Thanh Văn nổi tiếng nhất của Đức Phật Thích ca Mâu Ni.

    Xứ biên địa – mtha’ ‘khob, một miền mà giáo lý (của Đức Phật) không hề được biết tới.

    Yaksa (Dạ xoa) – gnod sbyin, một loại tinh linh.

    Yama – gshin rje, Tử Thần, Diêm Vương.

    Yamantaka – gshin rje bshed, hình tướng phẫn nộ của Manjusri (Văn Thù).

    Yeshe Tsogyal – ye shes mtsho rgyal, vị phối ngẫu huyền nhiệm và đệ tử vĩ đại nhất của Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava). Bà phụng sự Ngài thật hoàn hảo, và hộ pháp cho Ngài trong việc truyền bá giáo lý, đặc biệt là cất dấu những kho tàng tâm linh để sau này các kho tàng tâm linh (tàng kinh) ấy được khám phá trở lại vì lợi lạc của các đệ tử trong các đời tương lai.

    Yidam (Bổn Tôn) – yidam, Phạn: devata, istadevata, Bổn Tôn tượng trưng cho sự giác ngộ, trong hình tướng nam hay nữ, an bình hay phẫn nộ tương ứng với bản tánh riêng của ta. Yidam là cội nguồn của những thành tựu. Xem Ba Nguồn Gia Trì, Ba Lực Gia Trì.

    Yoga (Du già) – rnal ‘byor, pháp môn thực hành, nghĩa đen: một phương pháp để hợp nhất (‘byor) với trạng thái như nhiên (rnal ma).

    Yogi hay yogini (Hành giả du già) – rnal ‘byor pa hoặc rnal ‘byor ma, những người thực hành các pháp du già (yoga), một hành giả tâm linh.

    Ý niệm hay quan hệ thuộc ý niệm – dmigs pa, bất kỳ khái niệm (tạo tác) nào về chủ thể, đối tượng và hành động.
    (Chú thích của TBĐ 2008)

    HẾT

    Om Mani Padme Hum !

  8. The Following 3 Users Say Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    muabuon (08-13-2017),Tuấn Kiệt (08-11-2017),votam (08-14-2017)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 6 người đọc bài này. (0 thành viên và 6 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •