DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 47/49 ĐầuĐầu ... 374546474849 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 461 tới 470 của 487
  1. #461
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    THUẬT NGỮ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Đại Ấn (Đại Thủ Ấn) – xem Mahamudra.

    Đại Ca Diếp – ‘od srung chen po, một trong những đệ tử Thanh Văn xuất sắc nhất của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, và là vị lãnh đạo trong số những người đầu tiên biên soạn Abhidharma (Vi Diệu Pháp). Sau khi Đức Phật tịch diệt, Ngài trở thành Giáo Chủ đầu tiên của Giáo Pháp, được giao phó trọng trách hộ trì Giáo lý và Tăng Đoàn.

    Đại dương bên ngoài – phyi’i rgya mtsho chen po, những đại dương bao quanh Núi Tu Di và bốn trung châu (lục địa) trong vũ trụ học Ấn Độ thời xa xưa.

    Đại Lạc và Tánh Không – bde stong, đại lạc được trực chứng mà không có sự bám luyến, rỗng rang như tánh Không.

    Đại Thế Chí – xem Vajrapani hay Tám Trưởng Tử Vĩ Đại.

    Đại Thành Tựu Giả – grub chen, một hành giả du già đã đạt tới thành tựu tối thượng.

    Đại Thừa – theg pa chen po, Phạn: mahayana, thừa (cỗ xe) của các Bồ Tát, “đại” là bởi cỗ xe này nhắm tới Phật Quả viên mãn vì lợi lạc của tất cả chúng sinh.

    Đại tiệc cúng dường – tshogs kyi ‘khor lo, Phạn: ganacakra, một nghi lễ trong đó ta ban gia trì, cúng dường và thọ dụng thức ăn và nước uống như chất Cam lồ Trí tuệ.

    Đại Viên Mãn (Dzogchen, Dzogpa Chenpo, Atiyoga) – dzogs pa chen po, tên khác của Atiyoga, pháp tu tối thượng của chín thừa. Viên Mãn có nghĩa là tâm thức, trong bản tánh của tâm, bao gồm một cách tự nhiên tất cả mọi phẩm tính cao quý của ba Thân: bản tánh của tâm ấy là tánh Không, Pháp Thân; biểu lộ tự nhiên của tâm ấy là tánh sáng, Báo Thân, và lòng bi mẫn của tâm ấy thì trùm khắp, Hoá Thân. Đại có nghĩa là pháp viên mãn này chính là một duyên khởi tự nhiên của vạn pháp. AT: đại toàn thiện. Giáo lý của Đại Viên Mãn được phân loại thành ba phần: phần tâm (sems sde), phần hư không (klong sde), và phần giáo huấn tâm yếu trực chỉ (man ngag gi sde). Cũng xem phần Dẫn nhập và Atiyoga.

    Đàm – bad kan, một trong ba thể dịch theo y khoa Tây Tạng. Cũng xem gió, mật.

    Đạo Sư Kim Cương – rdo rje slod spon, Phạn. vajracarya, “Đạo Sư tâm linh, người đã dẫn dắt ta đến trong một Mạn đà la của Mật Thừa và ban cho ta những giáo huấn giải thoát.” DICT.

    Đạo Sư Tôn Quý xứ Oddiyana
    – o rgyan rin po che, một trong những danh hiệu của Đức Padmasambhava (Liên Hoa Sanh).

    Đấng Bi Mẫn Siêu Phàm
    – ‘phags pa thugs rje chen po, một trong những danh hiệu của Đức Avalokitesvara (Chenrezig), Bồ Tát của lòng bi mẫn hay đại Từ đại Bi.

    Đấng Chiến Thắng – rgyal ba, Phạn: jina, một vị Phật.

    Đấng Đại Từ Bi (Đấng Bi Mẫn) – thugs rje chen po, danh hiệu của Đức Avalokitesvara (Quán Thế Âm hay Quán Tự Tại).

    Đấng Toàn Giác – kun mkhyen chen po, danh hiệu được biết tới rất nhiều của Ngài Longchenpa.

    Diệu Âm Phật – sgra dbyangs mi zad pa sgrogs pa, danh hiệu của một vị Phật (* dùng âm thanh du dương khai diễn Giáo Pháp làm cho tất cả chúng sinh đều được nghe).

    Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) – lhas byin, một người anh em họ của Đức Phật; sự ganh tị của ông đã ngăn cản không cho ông rút ra được bất kỳ lợi ích nào từ các giáo lý (của Đức Phật).

    Đế Thích – xem Indra.

    Om Mani Padme Hum !

  2. #462
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    THUẬT NGỮ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Đệ tử cư sĩ (Ưu bà tắc, Cận sự nam)– dge bsnyen, Phạn: upasaka, upasa người trì giữ các giới nguyện quy y và năm giới nguyện khác (hay chỉ một vài giới nguyện trong số đó): không sát sanh, không nói dối, không trộm cắp, không tà dâm, và không dùng chất gây say. Đây là một trong tám loại giới nguyện của Biệt Giải Thoát (Pratimoksa).

    Đức vua, Thần dân và Thiện hữu
    – rje ‘bangs grogs gsum, Vua Trisong Detsen, đại dịch giả Vairotsana và thánh nữ Yeshe Tsogyal.

    Dharma – xem Pháp.

    Đi nhiễu (hành đạo) – skor ba, hành vi tôn kính trong việc đi bộ theo chiều kim đồng hồ xung quanh một vật linh thiêng, giữ tâm an định và tỉnh giác, ví dụ như một điện thờ, bảo tháp, núi thiêng, hay ngôi nhà, và thậm chí một nhân vật, như một vị Thầy tâm linh.

    Địa Bồ Tát – ‘phags pa’i sa, nghĩa đen: các cấp độ (tu chứng) siêu phàm, Phạn: bhumi. Mười cấp độ (thập địa) của sự chứng ngộ mà các vị Bồ Tát đạt tới trên các con đường của cái thấy (kiến), của thiền định (thiền) và siêu vượt cái học. Một vài cách phân loại khác đã thêm vào những cấp độ phụ. “Những cấp độ này siêu phàm bởi chúng vượt xa chúng sinh bình thường.” DICT.

    Địa ngục – dmyal ba, Phạn: naraka, một trong sáu cõi, trong đó ta kinh nghiệm nỗi thống khổ mãnh liệt. Trong cõi Địa ngục ta thường phải kinh qua những hậu quả của các hành nghiệp hơn là tạo ra những nguyên nhân mới.

    Điều Hỷ Quốc – mngon par dga’ ba, Phạn: Abhirati, tên của một đại kiếp và của cõi Tịnh độ của Đức Phật Aksobhya (Bất Động Phật hay A Súc Bệ Phật).

    Độc Giác Phật (Pratyekabuddha) – rang sangs rgyas, “ người đạt được khả năng chấm dứt luân hồi (đoạn diệt luân hồi) mà không cần sự trợ giúp của một vị Thầy tâm linh. Bằng cách quán sát bản tánh của nguyên lý duyên sinh, một vị Độc Giác Phật có thể chứng ngộ vô ngã thực sự của bản thân và chứng ngộ một-nửa vô ngã thực sự của các hiện tượng.” DICT.

    Đối tượng mật nguyện – dam tshig gi rdzas, những đối tượng, (hay vật dụng) hay những chất liệu cần thiết để giúp cho các pháp hành trì của Kim Cương Thừa, hoặc để làm cho các pháp hành trì Kim Cương Thừa thêm phần ý nghĩa.

    Đức Phật Thứ Hai (Đức Phật tái thế) – sangs rgyas gnyis pa, một danh hiệu của Đức Liên Hoa Sanh.

    Dzogchen – xem Atiyoga, Đại Viên Mãn.

    Gampopa – sgam po pa, xem Dagpo Rinpoche.

    Gandharva (Càn Thát Bà, Hương Ấm) – dri za, nghĩa đen: ăn mùi hương. Tinh linh sống bằng các mùi hương. Cũng được dùng cho chúng sinh trong trạng thái Trung ấm.

    Om Mani Padme Hum !

  3. #463
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    THUẬT NGỮ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Garab Dorje – dga’ rab rdo rje, danh hiệu Tây Tạng nổi tiếng hơn các danh hiệu khác bằng Phạn ngữ của Ngài là Pramudavajra, Prahevajra, Surativajra hay Prajnabhava. Bậc Thầy đầu tiên mang thân tướng con người của dòng truyền thừa Đại Viên Mãn.

    Garuda (Kim xí điểu) – khyung, một con chim thần thoại có kích thước rất lớn có thể bay ngay khi trứng nở, tượng trưng cho Trí tuệ nguyên sơ. Năm màu sắc trong thân chim đôi khi được tượng trưng cho năm trí tuệ. Chim là địch thủ của các naga (Rồng), và được mô tả với một con rắn trong mỏ của nó, tượng trưng cho việc đoạn diệt các cảm xúc tiêu cực.

    Gelugpa (Trí Đức) – dge lugs pa, một trong các trường phái chính của Tân Phái, được Ngài Je Tsongkhapa (1357¬1419) sáng lập và lúc đầu được gọi là Gandenpa theo tên trụ xứ của Ngài là ở tu viện Ganden.

    Geshe – dge bshes, thiện tri thức. Thuật ngữ thường dùng cho một vị Thầy Kadampa. Về sau nó được dùng để chỉ một tiến sĩ triết học trong phái Gelugpa.

    Giác ngộ – byang chub, Phạn: bodhi, tịnh hoá (byang) tất cả mọi chướng ngại và chứng ngộ (chub) được tất cả các phẩm hạnh.

    Giác tánh – rig pa, Phạn: vidya, trạng thái nguyên sơ của tâm, tươi mới, bao la, chói ngời, và siêu vượt niệm tưởng.

    Giai đoạn phát triển (Generation stage) –bskyed rim, Phạn. utpattikrama “thiền định du già mà qua đó ta tịnh hoá bản thân khỏi các tham đắm quen thuộc đưa ta đến bốn trạng thái tái sinh khác nhau và trong giai đoạn này, ta thiền định về sắc tướng, âm thanh và tư tưởng giống như là những điều này có đầy đủ chân tánh của các vị Hộ Phật (deities), của các câu minh chú và của trí tuệ.” DICT.

    Giai đoạn toàn thiện (thành tựu) – rdzogs rim, Phạn. sampannakrama. 1. “với các đặc tính” (mtshan bcas), đó là pháp môn thiền định dựa trên các kinh mạch và năng lực của thân, được quán tưởng như là một thân kim cương. 2. “không có các đặc tính” (mtshan med), đó là giai đoạn thiền định trong đó các sắc tướng đã được quán tưởng trong giai đoạn phát triển đều tan hoà, và ta an trụ trong kinh nghiệm về tánh Không.

    Giải thoát (Liberation) – thar pa, Phạn: moksa, 1) đạt được sự tự do, thoát khỏi luân hồi sinh tử, là một vị A La Hán hay một vị Phật. 2) đôi khi, bsgral las byed pa, một pháp môn giúp đem lại giải thoát, một pháp môn để giải thoát (dẫn dắt) tâm thức của một chúng sinh hiểm ác vào một cõi Phật. Cũng xem chú thích 75.

    Giáo huấn tâm-yếu – man ngag, Phạn. upadesa, các giáo huấn giảng dạy về những chủ đề giáo lý sâu xa nhất, trong một phương pháp cô đọng và trực tiếp vì mục đích của việc tu tập.

    Om Mani Padme Hum !

  4. #464
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    THUẬT NGỮ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Gió (khí) – 1) xem năng lực. 2) một trong ba thể dịch theo y khoa Tây Tạng. Cũng xem mật, đàm.

    Gọi Thầy từ chốn xa – bla ma rgyang ‘bod, một thể loại cầu nguyện khao khát vị Thầy tâm linh của ta.

    Gotsangpa (Gonpa Dorje) – rgod tshang pa mgon po rdo rje (1189-1258), Đạo sư Kagyupa, đệ tử của Tsangpa Gyare, vị sáng lập một nhánh của tông phái Drukpa Kagyu và của nhiều tu viện.

    Guru Rinpoche – guru rin po che, danh hiệu phổ thông nhất của Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava) ở Tây Tạng.

    Guru Yoga (Bổn Sư Du Già) – bla ma’I rnal ‘byor, pháp môn hành trì để hoà nhập tâm ta với tâm của vị Thầy.

    Gyalse Rinpoche – rgyal sras rin po che, nghĩa đen: Nam tử Tôn Quý của các Đấng Chiến Thắng. Một danh hiệu được ban cho Thogme Zangpo (1295-1369), một Đạo sư vĩ đại của các truyền thống Nyingma và Sakya và là tác giả của trước tác có tên Ba Mươi Bảy Pháp Hành Bồ Tát Đạo (rgyal sras lag len).

    Gyelgong – rgyal ‘gong. Một loại Tinh linh hiểm ác.

    Hai bồ công đức (two-fold accumulation) – tshogs gnyis, Phạn: sambharadvaya, tích lũy phước đức (bsod nams, Phạn: punya) và tích lũy trí tuệ (ye shes, jnana).

    Hai Chân lý – bden pa gnyis, Chân lý Tuyệt đối (Chân đế) và Chân lý Tương đối (Tục đế).

    Hai chướng ngại – sgrib gnyis, các chướng ngại của những cảm xúc tiêu cực (phiền não chướng) và các chướng ngại thuộc ý niệm (sở tri chướng). Cũng xem bốn chướng ngại.

    Hai Đấng Siêu Việt – mchog gnyis, Gunaprabha (yon tan ‘od) và Sakyaprabha (sha kya ‘od).

    Hai mươi lăm đại đệ tử – rje ‘bang nyer lnga, các đệ tử Tây Tạng vĩ đại nhất của Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava). Tất cả các Ngài đã đạt được thành tựu siêu việt. Những vị nổi tiếng nhất là Vua Trisong Detsen, Yeshe Tsogyal, và Vairotsana. Nhiều Đạo sư vĩ đại của Phật Giáo Tây Tạng là các Hoá Thân của hai mươi lăm đệ tử này.

    Hai mươi mốt ‘Genyen’ – dge bsnyen nyer gcig, một nhóm Tinh linh bị Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava) nhiếp phục và trở thành các vị Hộ Pháp.

    Hai tánh thuần tịnh – dag pa gnyis, tánh thuần tịnh nguyên sơ (rang bzhin ye dag), là Phật tánh trong mọi chúng sinh, và tánh thuần tịnh thoát khỏi tất cả mọi ô nhiễm ngẫu nhiên (blo bur phral dag). Chỉ duy một vị Phật là người vừa có tánh thuần tịnh nguyên sơ thứ nhất và cũng có tánh thuần tịnh thoát mọi đắm nhhiễm thứ hai.

    Hành giả chai lì – chos dred, nghĩa đen: “con gấu Pháp.” Người không được Giáo Pháp điều phục, người hiểu biết Pháp nhưng không thực hành, khiến tâm thức họ trở nên chai cứng...” DICT. Người chỉ có hiểu biết lý trí mà không có chút kinh nghiệm nào, nhưng lại cho rằng mình thấu suốt toàn bộ Giáo Pháp.

    Hành giả du già – xem yogi hay yogini.

    Hành vi tích cực (thiện hạnh) – dge ba, Phạn: kusala. “ Những gì tạo nên hạnh phúc” (Dudjom Rinpoche). AT: những hành vi lợi lạc, đức hạnh.

    Hành vi tiêu cực (ác hạnh) – sdig pa hoặc mi dge ba, Phạn: asubha. “Những gì tạo nên đau khổ” (Dudjom Rinpoche). AT: hành vi ác hại, việc làm không lành mạnh, điều xấu ác.

    Hạnh đầu đà – xem mười hai giới khổ hạnh.

    Om Mani Padme Hum !

  5. #465
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    THUẬT NGỮ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Hiền kiếp – bskal pa bzang po, Phạn: bhadrakalpa, kiếp hiện tại, được gọi là hiền (tốt lành) bởi đây là một kiếp trong đó một ngàn vị Phật xuất hiện.

    Hiện tượng tan hoà trong Chân tánh – chos nyid zad pa, một trong bốn linh kiến hay kinh nghiệm tu chứng trên con đường tu tập pháp Thogal (một trong các pháp của Đại Viên Mãn). “ Tất cả mọi hiện tượng đều được tịnh hoá trong Mạn đà la của tinh tuý vĩ đại duy nhất, tất cả mọi tạo tác do tâm đều tan biến vào Chân tánh. Thậm chí cũng không bám chấp vào chân tánh.” DICT.

    Hình thành – srid pa, tiến trình của luân hồi sinh tử. Từ Tây Tạng này thường được dùng trong ý nghĩa của “triển vọng,” là kết quả của tất cả những ý niệm mà ta phóng chiếu lên thực tại -- những ý niệm này trở thành thế giới huyễn hoá mà chúng ta nhìn thấy qua tri kiến. Từ hình thành này thường được dùng như là một từ đồng nghĩa với luân hồi sinh tử (samsara), đối nghịch với zhi ba, sự an
    tịch của Niết Bàn.

    Hộ Thần – xem Hộ Pháp.

    Hộ Pháp – chos skyong, Phạn: dharmapala. Các vị Hộ Pháp bảo vệ Giáo Pháp không bị suy vi và để cho sự truyền dạy Giáo Pháp không bị quấy nhiễu, xuyên tạc. Đôi khi các Hộ Pháp là Hoá Thân của chư Phật và Bồ Tát, và đôi khi là những Tinh linh, các vị Trời hay Quỷ Ma đã được một Đạo Sư tâm linh vĩ đại nhiếp phục và bị buộc phải hứa nguyện (để trở thành Hộ Pháp).

    Hộ Pháp thuộc Tam Thánh Bộ – rigs gsum mgon po, các Bồ Tát Manjusri (Văn Thù), Avalokitesvara (Quán Thế Âm) và Vajrapani (Kim Cương Thủ). Đây là những vị được tôn kính thuộc về thân, ngữ và ý của Đức Phật.

    Hộ Phật Tài Bảo – nor lha, một vị Hộ Phật (deity) mà ta giữ mối hoà hảo để tăng trưởng tài bảo.

    Hoá Thân (nirmanakaya) – sprul sku, thân hoá hiện, là một phần của Phật Quả hiển lộ qua lòng Bi mẫn để cứu giúp những chúng sinh bình thường.

    Hơi ấm (dấu hiệu) – drod rtags, một dấu hiệu cho thấy công phu thực hành đang bắt đầu tiến triển. (Khi một ngọn lửa tạo nên nhiệt thì có nghĩa là nó đã bắt đầu cháy tốt.) Thành ngữ này không đặc biệt nói tới một kinh nghiệm về thân nhiệt.

    Huyễn tướng (hình tướng) – snang ba, xem tri giác (tri kiến).

    Huynh đệ và tỉ muội kim cương – rdo rje spun, các hành giả cùng một Thầy, hoặc cùng học với những vị Thầy mà ta đã từng thọ lãnh các giáo lý Kim Cương Thừa. Xem các bằng hữu tâm linh.

    Indra (Đế Thích) – brgya byin, vua Cõi Trời thứ Ba Mươi Ba.

    Jamgon Kongtrul (Vĩ Đại), Lodro Thaye – ‘jam mgon kong sprul blo gros mtha’yas (1813-1899) là một vị Thầy vĩ đại của phong trào bất bộ phái (Rimé) và cùng với Jamyang Khyentse Wangpo, chịu trách nhiệm biên khảo một số tuyển tập vĩ đại, kể cả Kho Báu Các Giáo Lý Được Tái Phát Hiện (rin chen gter mdzod), trong đó bao gồm các giáo lý và pháp môn hành trì từ tất cả mọi truyền thống.

    Om Mani Padme Hum !

  6. #466
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    THUẬT NGỮ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Jetsun Mila (Milarepa) – re brtsun mi la (1040-1123), hành giả du già và thi sĩ vĩ đại của Tây Tạng mà tiểu sử và các bài ca tâm linh của Ngài nằm trong số những tác phẩm được yêu quý nhất trong Phật Giáo Tây Tạng. Là một trong những đệ tử xuất sắc nhất của Marpa, Ngài ở trong số các Đạo Sư vĩ đại nhất vào thời kỳ phôi thai của phái Kagyupa.

    Jigme Lingpa – ‘jigs med gling pa (1729-1798), xem dẫn nhập của sách này. Ngài được coi là một hiện thân hợp nhất của cả ba vị Vimalamitra, Vua Trisong Detsen và Gyalse Lharje. Patrul Rinpoche thường được coi là hiện thân về ngữ của Jigme Lingpa.

    Jowa và Sakya – jo shag rnam gnyis, Jowo Mikyo Dorje và Jowo Sakyamuni, hai pho tượng của Đức Phật đưa sang Tây Tạng một cách thật trang trọng bởi hai vị công chúa xứ Nepal và Trung Quốc mà Vua Songtsen Gampo đã kết hôn vào thế kỷ thứ 7.

    Jowo – jo bo, nghĩa đen: vương (lord). Một danh hiệu thường được người Tây Tạng sử dụng đối với học giả Ấn Độ Atisa.

    Jowo Rinpoche – jo wo rin po che, một pho tượng tượng trưng cho Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lúc 12 tuổi, trong điện Jokhang ở Lhasa.
    Jungpo – ‘byung po, một loại Tinh linh hiểm ác.

    Kadampa – bka’ gdams pa, phái thứ nhất trong các trường phái thuộc Tân Phái Dịch Thuật, thuận theo các giáo lý của Ngài Atisa. Phái này chú trọng vào lòng Bi mẫn, học tập và giới luật thanh tịnh. Giáo lý của truyền thống Kadampa được tiếp nối bởi tất cả các trường phái khác, đặc biệt là phái Gelugpa. Phái Gelugpa cũng được gọi là phái Tân Kadampa.

    Kagyupa – bka’ brgyud pa, một trong những trường phái của Tân Phái, thuận theo giáo lý được Dịch giả Marpa đem từ Ấn Độ sang Tây Tạng và được truyền dạy tới Ngài Milarepa. Phái này có nhiều tiểu phái.

    Kalpa – xem Kiếp.

    Kapala – ka pa la, một cái bình bát được làm bằng đỉnh sọ người.

    Karma Chagme – karma chags med (thế kỷ 16), Lạt Ma nổi tiếng của phái Kagyupa, người hợp nhất giáo lý của phái Kagyupa với giáo lý phái Nyingmapa và là giáo thọ của Namcho Mingyur Dorje, một vị khai quật kho tàng tâm linh.

    Karmapa – kar ma pa, danh hiệu của những đại Lạt Ma thuộc phái Kagyupa mà dòng truyền thừa của các vị Hoá Thân của các Ngài bắt đầu từ Ngài Dusum Khyenpa (Karmapa đời thứ Nhất) (1110-1193). Các vị Karmapa là những vị Hoá Thân (tulku) đầu tiên được tuyên nhận ở Tây Tạng.

    Kasyapa (Ca Diếp) – ‘od srung, vị thứ ba trong một ngàn vị Phật trong kiếp hiện tại, là vị Phật xuất hiện trước Đức Thích Ca Mâu Ni. Kasyapa cũng là tên của một trong những đệ tử Thanh Văn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

    Katyayana– Vị A La Hán Ấn Độ là một đệ tử của Đức Phật và đã ghi chép lại một phần của Abhidharma (A Tỳ Đàm – Vi Diệu Pháp).

    Kaya (Thân Phật) – sku, xem ba Thân, bốn Thân, năm Thân.

    Kiếp (Kalpa) – bskal pa. Một đại kiếp, tương ứng với một chu kỳ hình thành và hoại diệt của một thế giới (theo vũ trụ quan của Phật Giáo), được phân ra thành tám mươi trung kiếp. Một trung kiếp bao gồm: một tiểu kiếp trong đó thọ mạng v.v.. tăng trưởng và một tiểu kiếp trong đó thọ mạng suy giảm.

    Om Mani Padme Hum !

  7. #467
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    THUẬT NGỮ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Kim xí điểu – xem Garuda.

    Khai Mật Tạng Vương – xem Bậc Khám Phá Kho Tàng Tâm Linh.

    Khampa Lungpa – khams pa lung pa (sgang sha’kya yon tan) (1025-1115), một Lạt Ma Kadampa, một trong những trưởng tử của Drom Tonpa.

    Kharak Gomchung, (Geshe) – kha rag sgom chung, một Lạt Ma Kadampa sống vào thế kỷ thứ 11, đệ tử của Geshe Potowa. Danh hiệu của Ngài có nghĩa là “Tiểu Thiền Giả Xứ Kharak,” và Ngài nổi tiếng do tánh kiên trì và cách áp dụng giáo lý một cách nghiêm cẩn. Được biết rằng Ngài đã thọ nhận giáo lý Đại Viên Mãn và thành tựu thân cầu vồng.

    Khatvanga – một chĩa ba với nhiều vật trang sức có tính chất tượng trưng.

    Kho tàng – xem kho tàng tâm linh.

    Kho tàng tâm linh – gter ma, các giáo lý, cùng những pho tượng và những đồ vật khác đã được cất dấu bởi Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava), Yeshe Tsogyal và những vị khác. Những kho tàng này được dấu trong đất, đá, hồ nước và cây cối, hoặc ngay cả trong những nơi vi tế hơn chẳng hạn như trong không gian hay trong tâm thức vì sự lợi ích cho các thế hệ tương lai, và sau đó những kho tàng tâm linh này được phát hiện lại bằng những cách thế phi thường bởi những Hoá Thân của các vị đệ tử của Đức Liên Hoa Sanh, là những bậc khai quật kho tàng (Khai Mật Tạng Vương).

    Khởi từ vô thủy – Chúng tôi đã dùng từ này để dịch ye trong các thành ngữ như ye nas, “ngay từ lúc bắt đầu” hay ye dag “thanh tịnh từ lúc khởi đầu.” Tuy nhiên phải hiểu rằng từ này không nói tới một giây phút đầu tiên của một sự bắt nguồn hay sáng thế từ trong quá khứ xa xôi, mà đúng hơn, nói tới bản tánh thanh tịnh đã luôn luôn hiện diện bên trong ta.

    Khu, Ngok và Drom – ba đệ tử chính của Atisa. Danh hiệu đầy đủ của các Ngài là Khuton Tsondru Yungdrung, Ngok Lekpai Sherab, và Drom Gyalwai Jungne (Drom Tonpa).

    Khuynh hướng quen thuộc (Tập khí)– bag chags, Phạn: vasana, những tập khí quen thuộc của tư tưởng, ngôn ngữ hay hành động được tạo nên bởi những gì ta từng làm trong những đời quá khứ. AT: những tập quán, thiên hướng, sự tiêm nhiễm.

    Kila – phur ba, một vị Hộ Phật phẫn nộ, một khiá cạnh của công hạnh của tất cả chư Phật, là một hoạt hiện của Đức Kim Cang Tát Đoả (Vajrasattva). Pháp môn hành trì liên quan tới vị Hộ Phật này được đặt nền tảng trên bốn khiá cạnh khác nhau của Kila, đó là các bảo vật có tính cách nghi lễ, lòng Bi mẫn, Bồ Đề Tâm và Tuệ giác.

    Kim cương – có các phẩm tính (bất hoại) của kim cương (vajra).

    Kim Cương Hỉ – bzhad pa rdo rje, danh hiệu khác của Garab Dorje.

    Kim Cương Hoan Hỉ – dgyes pa rdo rje, một danh hiệu của Garab Dorje.

    Kim Cang (Kim Cương) Thừa – xem Vajrayana hay Tantra.

    Kim Cang (Kim Cương) Trì – xem Vajradhara.

    Kinh (Sutra) – mdo, các bản văn súc tích do Đức Phật thuyết; một trong Tam Tạng. Xem Tam Tạng (tripitaka).

    Om Mani Padme Hum !

  8. #468
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    THUẬT NGỮ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Kinh mạch – rtsa, Phạn. nadi, các kinh mạch vi tế trong đó năng lực vi tế (rlung, Phạn. prana) lưu thông. Các kinh mạch vi tế chính yếu ở bên trái và bên phải, chạy từ các lỗ mũi tới phiá dưới rốn một chút (đan điền), ở đó chúng hợp lại với đường kinh mạch trung ương.

    Kinh Mạch và Năng lực (các bài thực tập về) – rtsa rlung gi ‘phrul ‘khor, các bài thực tập kết hợp quán tưởng, thiền định và các chuyển động của thân, trong đó sự luân chuyển của các năng lực vi tế được kiểm soát và hướng dẫn. Các pháp môn thực hành này chỉ nên được nỗ lực thực hiện nương vào sự truyền dạy và hướng dẫn đúng đắn, sau khi đã hoàn tất các pháp tu dự bị và đạt được một vài kinh nghiệm vững chắc trong giai đoạn phát triển.

    Kinh mạch trung ương – rtsa dbu ma, Phạn. avadhuti, trục giữa của thân vi tế. Đường kinh mạch trung ương này được mô tả theo những cách thức thay đổi, tuỳ vào pháp môn thực hành đặc biệt. Kinh mạch này tượng trưng cho trí tuệ bất nhị.

    Kinh nghiệm (thiền định) – nyams, các kinh nghiệm về đại lạc, tánh sáng, và vô niệm. Ta không nên dính mắc vào những kinh nghiệm như thế hay lầm lẫn cho rằng đây là những mục tiêu cuối cùng.

    Krakucchanda (Câu Lưu Tôn Phật)– ‘khor ba ‘jig, Đức Phật đầu tiên của một ngàn vị Phật của Hiền Kiếp này (*Destroyer of Samsara Buddha, còn có tên Hán Việt là Diệt Lũy Phật, Thành Tựu Mỹ Diệu Phật hay Sở Ưng Đoạn Dĩ Đoạn Phật).

    Krisnacarya – nag po spyod pa, một trong tám mươi bốn Đại Thành tựu giả của Ấn Độ.

    Kriya (yoga) – bya ba, pháp du già thứ nhất trong ba ngoại Mật điển (tantra), và là thưà thứ tư trong chín thừa. Trong pháp tu tập này, điểm trọng yếu được đặt trên cách hành xử đúng đắn và sự tinh sạch.

    Ksatriya – rgyal rigs, một trong bốn giai cấp của hệ thống xã hội Ấn Độ thời xa xưa, giai cấp của các vị vua và chiến sĩ (giai cấp Sát-đế-lỵ).

    Kusa – ku sha, một loại cỏ được coi là tốt lành, bởi Đức Phật đã an toạ trên một tấm nệm làm bằng loại cỏ này khi Ngài đạt được Giác ngộ.

    La Sát – srin po, một loại Tinh linh hiểm độc ăn thịt người.

    Lạc (kinh nghiệm) – bde nyams, một trong ba loại kinh nghiệm đạt được trong thiền định. Xem kinh nghiệm.

    Lạc Biến Hoá Thiên – ‘phrul dga’, Phạn: Nirmanarata, một cõi Trời trong Dục Giới (ở tầng thứ năm của các vị Trời Dục Giới) trong đó các vị Trời có thể tạo ra bất cứ những gì họ cần một cách thần diệu. Xem ba cõi hay Tam giới.

    Lạt Ma – bla ma, Phạn: guru, 1) vị Thầy tâm linh, được giải nghĩa là sự trái ngược với bla na med pa, “không có gì tối thượng hơn” (“vô thượng”). 2) thường được dùng một cách bao quát để chỉ các tăng sĩ hay cách hành giả du già (yogi) Phật Giáo nói chung.

    Lakhe – gla khe, loại cây có vỏ ngọt.

    Langri Thangpa, (Geshe) – glang ri thang pa (1054-1123), Geshe phái Kadampa, đệ tử của Geshe Potowa, tác giả của Tám Bài Kệ Luyện Tâm và là vị sáng lập Tu viện Langthang.

    Om Mani Padme Hum !

  9. #469
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    THUẬT NGỮ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lâu Chí Phật (Infinite Aspiration) – mos pa mtha yas, (Phạn: rucika), một vị Phật vị lai, vị cuối cùng trong một ngàn vị Phật sẽ xuất hiện trong Hiền Kiếp hiện tại này. (* Còn có tên là Ái Lạc Phật, Đề Khốc Phật, Lư Già Phật, Lâu Do Phật)

    Lễ lạy – phyag ‘tshal ba, cử chỉ tôn kính, trong đó trán, hai bàn tay và hai đầu gối đều chạm đất.

    Liên Hoa Sanh – xem Padmasambhava.

    Lingje Repa – gling rje ras pa (1128-1188), vị sáng lập phái Drukpa Kagyu.

    Longchenpa – klong chen rab ‘byams pa (1308-1363), cũng được gọi là Bậc Toàn Giác hay Pháp Vương, một trong những Đạo Sư tâm linh và học giả phi thường nhất của phái Nyingmapa. Ngài đã biên soạn hơn 250 luận thuyết, bao trùm hầu hết tất cả các lý thuyết và thực hành Phật Giáo cho tới pháp Đại Viên Mãn; Ngài là một trong số những Luận Sư vĩ đại nhất đã diễn giảng về pháp này. Trong số những luận thuyết vẫn còn lưu truyền là các tác phẩm nổi tiếng: Bảy Kho Báu (mdzod bdun), Nyingtk Yabzhi (snying tig ya bzhi), Ba Pháp An Trú (ngal gso skor gsum), Ba Pháp Giải Thoát Như Nhiên (rang grol skor gsum), Ba Pháp Phá Tan Bóng Tối (mun sel skor gsum) và Các Tác Phẩm Góp Nhặt (gsung thor bu).

    Long Thọ – xem Nagarjuna.

    Luân xa – ‘khor lo, Phạn: cakra, một trong những trung tâm năng lực ở những điểm khác nhau trên đường kinh mạch trung ương, từ đó toả ra những kinh mạch nhỏ, vi tế đi tới mọi cơ quan trong thân thể.

    Luân hồi – xem Samsara.

    Luận – xem Sastra.

    Luật (Vinaya) – ‘dul ba, một trong Tam Tạng (tripitaka), gồm có những giáo lý về giới luật và đạo đức học của tu viện nói chung.

    Lục độ ba la mật (six paramitas) – xem sáu pháp toàn thiện siêu việt.

    Lục thức – xem sáu thức.

    Ma quỷ– ‘dre, tinh hồn của người chết hay tổng quát hơn nữa, Tinh linh hoạ hại.

    Machik Labdron – ma cig lab sgron (1031-1129), một đệ tử của Padampa Sangye, Bà trở thành bậc trì giữ các giáo huấn về pháp môn Chư của sư phụ.

    Madhyamika – xem Trung Đạo.

    Maha (yoga) (Đại du già) – pháp du già đầu tiên trong ba pháp du già tối thượng theo cách phân loại Giáo Pháp thành chín thừa. Trong pháp du già này, chủ yếu được đặt trên giai đoạn phát triển (bskyed rim).

    Mahamudra – phyag rgya chen po, nghĩa đen: Đại Ấn. Đại Ấn có nghĩa là dấu ấn của chân tánh trên tất cả mọi sự và trên tất cả mọi hiện tượng nằm trong Mạn đà la trí tuệ. Thuật ngữ này có thể được dùng để chỉ rõ giáo lý, pháp thực hành thiền định hay quả vị thành tựu siêu việt. (* Thường được dịch là Đại Thủ Ấn).

    Mahayana – theg pa chen po, xem Đại Thừa.

    Mahasiddha – xem Tám mươi Đại Thành Tựu Giả.

    Mạn đà la – dkyil ‘khor, nghĩa đen: trung tâm và chu vi. 1) Thế giới với cung điện của Bổn Tôn ở trung tâm, như được quán tưởng trong pháp môn tu tập của giai đoạn phát triển. 2) Thế giới lý tưởng được quán tưởng như một phẩm vật cúng dường.

    Mạn đà la bảy cúng phẩm – mandal so bdun ma, mạn đà la gồm có Núi Tu Di, bốn trung châu (lục địa), mặt trời và mặt trăng.

    Om Mani Padme Hum !

  10. #470
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    THUẬT NGỮ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Maitreya (Di Lặc) – byams pa, Đức Phật sắp xuất hiện, là vị Phật thứ năm trong đại kiếp hiện tại. Ngài cũng là một trong Tám Trưởng Tử (của Đức Phật Thích Ca).

    Maitriyogi – byams pa’i rnal ‘byor pa, một trong ba vị Thầy chính của Atisa.

    Mamo – mamo, Phạn: matrika, một loại Không Hành nữ.

    Mandarava – một Thiên nữ trí tuệ (dakini), con gái của Vua xứ Zahor ở Ấn Độ. Một trong năm đệ tử và phối ngẫu chính của Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava) và một trong những vị trì giữ chính yếu những giáo lý của Ngài.

    Mandhatri – nga las nu, một Hoá Thân khi xưa của Đức Phật, đã trở nên đầy uy lực nhờ vào sức mạnh của các công đức đã tích lũy trong quá khứ, nhưng đã đánh mất hết các thần lực này bởi một số tư tưởng xấu ác.

    Mani – minh chú của Đức Avalokitesvara (Chenrezi), om mani padme hum.

    Manjusrimitra (Diệu Đức Hữu) – ‘jam dpal bshes gnyen, Đạo sư thứ hai trong nhân loại thuộc dòng truyền thừa Đại Viên Mãn, một đại học giả của Nalanda và đệ tử của Garab Dorje.

    Màn trướng quý báu – rin po che’i gdugs, một trong tám dấu hiệu tốt lành, tương ứng với đầu của Đức Phật và tượng trưng cho sự che chở thoát khỏi các hành vi xấu ác.

    Ma vương (Mara) – bdud, Quỷ Ma, xem chú thích 230; những gì quyến rũ nói chung, tạo ra chướng ngại cho việc tu hành tâm linh và quả vị Giác Ngộ.

    Marpa – lho brag mar pa (1012-1097), Đạo sư và dịch giả vĩ đại của Tây Tạng, đệ tử của Drogmi, Naropa, Maitripa và các Đại Thành tựu giả khác. Ngài mang nhiều Mật điển (Tantra) từ Ấn Độ về Tây Tạng và phiên dịch qua Tạng ngữ. Các giáo lý này được truyền xuống cho Milarepa và các đệ tử khác của Ngài, và là nền tảng của giáo lý dòng truyền thừa Kagyu.

    Mật – mkhris pa, một trong ba thứ chất dịch của thân thể, sự mất quân bình của mật tạo nên những loại bệnh tật khác nhau. Cũng xem gió, đàm.

    Mật điển – xem Tantra.

    Mật nguyện (Hứa nguyện) – xem Samaya.

    Mật Thừa – gsang ngags kyi theg pa, một nhánh của Đại Thừa, thừa này sử dụng các kỹ thuật đặc biệt của các Mật điển để việc đeo đuổi con đường giác ngộ vì tất cả chúng sinh có thể được hoàn tất nhanh chóng hơn.

    Mâu Ni (Muni) – thub pa, nghĩa đen: Đấng Vĩ Đại (Thánh Giả). Một danh hiệu của một vị Phật.

    Melong Dorje – me long rdo rje (1243-1303), Đại Thành Tựu Giả Tây Tạng, đạo sư của Kumaradza (Kumaradza là thầy của Longchenpa).

    Milarepa – xem Jetsun Mila.

    Minh chú (Mật Chú – Thần Chú - Mantra) – sngags, sự hiển lộ của tâm thức giác ngộ siêu việt qua hình thức các âm thanh. Các âm tiết trong các nghi quỹ (sadhana) của Mật Thừa bảo vệ tâm thức hành giả khỏi những tri giác phàm tục và được trì tụng để khẩn nguyện các Bổn Tôn Trí Tuệ.

    Minh Sát (Quán) – lhag mthong, Phạn: vipasyana, “nhìn với con mắt trí tuệ để thấy ra được bản tánh riêng của tất cả mọi sự việc (hay tất cả các pháp).” DICT.

    Om Mani Padme Hum !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •