DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 39/49 ĐầuĐầu ... 293738394041 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 381 tới 390 của 487
  1. #381
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG VI : PHÁP BỔN SƯ DU GIÀ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Rồi Mađjuśrīmitra hỏi các học giả khác: “Chúng ta có nên cầu hỏi vị ứng hiện hóa thân này về giáo pháp siêu vượt nguyên lý nhân quả của Ngài không?”

    Huynh trưởng Rajahasti muốn thỉnh cầu Giáo Pháp nhưng lại tuyên bố: “Tôi không dám, bởi chúng ta đã tỏ ra thiếu tôn kính với Ngài.”

    Một số người khác cảm thấy rằng họ có thể thỉnh cầu Giáo Pháp vì giờ đây họ đã được Ngài thuyết phục. Họ cùng nhau quyết định sám hối với bậc Đạo Sư. Một số bắt đầu lễ lạy và đi nhiễu quanh Ngài. Những người khác bắt đầu kêu khóc.

    Mađjuśrīmitra quỳ lạy trước mặt Ngài và nói: “Bậc ứng hiện Hóa Thân, bằng cách tuôn ra những luận cứ không sao kìm hãm được, con đã xử sự bất kính đối với Ngài.”

    Với ý định cắt đứt lưỡi mình để bày tỏ sự thống hối, ông bắt đầu đi tìm kiếm một lưỡi dao cạo. Nhưng Ngài Garab Dorje đọc được tâm ông.

    “Ông sẽ không bao giờ tịnh hóa các hành động xấu ác của ông bằng cách cắt đứt lưỡi được!” Ngài nói. “Hãy biên soạn một giáo pháp siêu vượt các giáo pháp dựa trên nguyên lý nhân quả. Việc làm đó sẽ tịnh hóa chính ông.”

    Tất cả những học giả còn thiếu thiện nghiệp cần thiết và thiếu phước duyên, họ đều quay trở về nhà. Nhưng Mađjuśrīmitra đã thâu hóa toàn bộ Giáo Pháp, đạt được chứng ngộ tức thời chỉ nhờ thấy được một cử chỉ của Đạo Sư. Để giúp cho Giáo Pháp được hoàn toàn viên mãn, Garab Dorje ban cho Ngài pháp gia lực trực tiếp bằng cách rót đầy những phương tiện thiện xảo của các Đấng Chiến Thắng, rót đầy tất cả các Mật điển (tantra) và các giáo huấn tâm yếu không thiếu thứ nào, gồm cả hai mươi ngàn pho sách của Cửu Đại Quảng Trí (Nine Expanxes). Chính vào lúc này Ngài ban cho ông danh hiệu Mađjuśrīmitra. Bậc ứng hiện Hoá Thân Garab Dorje đã ghi chép ý nghĩa của các giáo huấn này và ban cho Mađjuśrīmitra Giáo Pháp sau đây:

    Từ vô thủy, bản tánh của tâm là Phật.
    Không sinh cũng không diệt, tựa không gian.
    Khi ông liễu ngộ chân nghĩa, thấy ra tánh của vạn pháp vốn đồng đẳng,
    Hãy an trụ trong trạng thái đó, đừng kiếm tìm
    286 thì đó là thiền định.

    Om Mani Padme Hum !

  2. The Following User Says Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    hoatihon (06-14-2017)

  3. #382
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG VI : PHÁP BỔN SƯ DU GIÀ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Mađjuśrīmitra hoàn toàn thấu suốt, hiểu rõ Giáo Pháp này muốn nói gì và diễn tả kinh nghiệm chứng ngộ của riêng Ngài như sau:

    Ta là Mađjuśrīmitra,
    Ta đã thành tựu quả vị Yamāntaka.
    Ta đã liễu ngộ tánh đại bình đẳng giữa sinh tử Niết Bàn;
    Tuệ giác nguyên sơ đã phát khởi.


    Ngài đã viết Giáo Huấn Về Bồ Đề Tâm Khắc Bằng Vàng Trên Đá 287 để ăn năn sám hối, và ghi lại hết các giáo huấn của Garab Dorje.

    Kế đó, các Giáo Pháp này được truyền cho Śri Simha, là người đã ra đời tại Trung Hoa ở một nơi có tên là Shosha, cha Ngài tên là Đức Hạnh và mẹ tên là Tri Giác Trong Sáng. Ngài trở nên tinh thông năm môn khoa học (Ngũ Minh khoa học), gồm có ngôn ngữ, luận lý, chiêm tinh học và v.v.., các môn này ngài học với Đạo sư Hastibhala. Năm hai mươi lăm tuổi, Ngài gặp Đạo Sư (Ācārya) Diệu Đức Hữu (Mađjuśrīmitra), và từ bậc Đạo Sư này, Ngài đã nhận lãnh toàn bộ Giáo Pháp Đại Viên Mãn thâm diệu, với những Mật điển, khẩu truyền, cùng với những giáo huấn tâm yếu, và Ngài đạt được Chứng ngộ Tối thượng, giải thoát khỏi mọi tạo tác trong tâm thức.

    Từ Śri Simha, các Giáo Pháp này đã được trao truyền tới Đức Phật Thứ Nhì ở xứ Oddiyāna* và sau đó tới học giả Jđānasūtra, đại học giả Vimalamitra, và đại dịch giả Vairotsana. Dòng truyền thừa cho tới thời điểm này là dòng truyền thừa qua biểu tượng của các đấng Minh Trì (Vidyadhara).
    * Đức Padmasambhava (Liên Hoa Sanh).

    Om Mani Padme Hum !

  4. The Following User Says Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    hoatihon (06-14-2017)

  5. #383
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG VI : PHÁP BỔN SƯ DU GIÀ
    __________________________________________________ ______________________________________


    IV. LỊCH SỬ TRUYỀN BÁ GIÁO LÝ TÂM-YẾU Ở XỨ TUYẾT TÂY TẠNG

    Vào thời Đức Phật, Tây Tạng không có cư dân là con người. Về sau, có một bộ lạc con người phát xuất từ sự kết hợp giữa một loài vượn (là Hóa Thân của đức Quán Thế Âm Avalokiteśvara cao quý) cùng với một nữ tinh linh núi**. Trong thời kỳ phôi thai này, Tây Tạng ở trong một tình trạng hỗn loạn không tôn giáo, không luật lệ, không người cai trị.
    ** Có chỗ nói rằng đó là một hóa thân của Đức Quan Âm (Tara).

    Trong lúc đó ở Ấn Độ, một vị vua tên là Śatānīka sinh hạ được một bé trai. Bàn tay và bàn chân của đứa trẻ có màng giống màng của một con thiên nga và mí mắt của em khép lại hướng lên trên như mí mắt của một con chim. Cha em cho rằng đứa trẻ hẳn có nguồn gốc quái thai không phải là người, tuyên bố là em phải bị trục xuất khỏi vương quốc. Ngay khi vừa lớn lên một chút, em bé đã bị đuổi đi. Do nghiệp lực dẫn dắt, em bé đã lang thang vô định và cuối cùng thì đến Tây Tạng. Ở đó em tình cờ gặp một vài người chăn cừu. Khi họ hỏi em từ đâu tới và là ai, em chỉ lên bầu trời. Những người chăn cừu cho rằng em bé phải là một vị Trời từ các cõi Trời hạ sinh, và tôn em làm thủ lãnh của họ. Họ làm cho em một chiếc ngai bằng đất và đá, và họ khiêng chiếc ngai đó trên vai, và vì thế em được gọi là Nyatri Tsenpo Cổ thời – Nyatri Tsenpo có nghĩa là “Đế Vương Của Chiếc Ngai Trên Vai.” Đây là vị vua đầu tiên, 288 và là một Hóa Thân của Bồ Tát Sarvanivāranaviskambhin.

    Nhiều đời sau đó, trong triều đại Lha-Thothori Nyentsen, Ngài là một Hóa Thân của Bồ Tát Phổ Hiền (Samantabhadra), hiện ra trên mái Cung Điện Yumbu Lakhar cùng với một số các bảo vật linh thiêng:289 gồm có một tôn tượng được gọi là Cintāmani,290 tượng trưng cho thân tướng của chư Phật; Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Kinh 291 và Kinh Bách Nguyện Bách Bái,292 tượng trưng cho ngữ của chư Phật ; và một tháp pha lê cao một cubit (khoảng 46cm), tượng trưng cho tâm của chư Phật.

    Đây là khởi đầu lịch sử của Giáo Pháp ở Tây Tạng.

    Trải qua năm đời sau đó đến triều đại của vua Songtsen Gampo 293 là một Hóa Thân của đức Quán Thế Âm (Avalokitesvara). Ngài xây dựng tất cả các điện thờ Thadul và Yangdul và cung điện chính ở thủ đô Lhasa 294 và kết hôn với công chúa Kongjo (Văn Thành Công Chúa) xứ Trung Hoa – một Hóa Thân của đức Quan Âm (Tara) – và với công chúa Tritsun xứ Nepal – một Hóa Thân của Thiên Nữ Bhrikutī. Mỗi công chúa đều có đem theo một pho tượng của Đức Phật, như một phần thuộc của hồi môn. Hai pho tượng này được biết đến như là Jowo.295

    Lần đầu tiên một hệ thống chữ cái Tây Tạng được Thomi Sambhota khai lập; ông nghiên cứu ngôn ngữ dưới sự dạy dỗ của học giả Ấn Độ Devavit Simha, và sau đó đã bắt đầu dịch Bảo Vân Kinh và một số các Kinh điển khác. Vua Songtsen Gampo đã phóng toả ra một tu sĩ tên là Akarmati từ giữa cặp lông mày của ngài. Vị tu sĩ này đi nhiếp phục các vị vua phi Phật Giáo ở Ấn Độ, và tìm thấy năm bức tượng Quán Thế Âm tự hoá hiện có tên là Năm Anh Em Cao Quý ngay trong thân của một loại cây đàn hương gọi là “Mãng Xà Tâm Yếu,” ở ngay Cung Điện Cát nằm giữa Ấn Độ và Tamradvipa. Ngài cũng đã tạc pho tượng Quán Thế Âm Avalokitesvara mười một khuôn mặt (Quán Tự Tại Thập Nhất Diện hay Thiên Thủ Thiên Nhãn) đặc biệt linh thiêng hiện còn ở Lhasa.296 Chính trong triều đại này mà Phật Pháp thực sự bắt rễ ở Tây Tạng.

    Om Mani Padme Hum !

  6. #384
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG VI : PHÁP BỔN SƯ DU GIÀ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Trải qua năm đời nữa, đến đời vua Trisong Detsen,297 một Hóa Thân của đức Văn Thù Cao Quý được sinh ra đời. Khi Ngài lên mười ba tuổi thì thân phụ mất. Trước tiên Ngài chinh phục một số các xứ sở bằng vũ lực sau khi đã tham khảo ý kiến với các quan thượng thư như Ngam Tara Lugong và Lhazang Lupel.

    Sau đó, lúc mười bảy tuổi, khi tham khảo các tài liệu lưu trữ của tổ tiên, Ngài nhận ra rằng trước tiên Phật Pháp đã tới xứ Tây Tạng trong triều đại Lha-Thothori Nyentsen và được vua Songtsen Gampo củng cố. Khi nhận thức được tổ tiên Ngài nhất tâm làm việc vì Pháp ra sao, Ngài cảm thấy chính mình cũng phải đặt hết mối quan tâm vào việc truyền bá giáo thuyết. Ngài hỏi ý kiến thượng thư Bộ Tôn Giáo của mình là Go Pema Gungtsen và khéo léo thỉnh ý các vị thượng thư khác khiến họ nhất trí xây dựng một ngôi chùa. Khi phải đi tìm một vị Thầy về để tổ chức tế lễ, làm an định (tức tai) thổ địa,298 họ hỏi ý kiến Nyang Tingdzin Zangpo, là vị Thầy rất được nhà vua tôn kính, khi đó đang ở Samye Chimpu.

    Dựa vào công phu thiền quán, Ngài Tingdzin Zangpo biết rằng ở Zahor miền đông Tây Tạng có một đại Tu Viện Trưởng tên là Santaraksita, con trai của Pháp Vương Gomadeviya. Ngài báo tin này cho nhà vua, và vị Tu Viện Trưởng được mời sang Tây Tạng.

    Sau đó Ngài Santaraksita cố gắng hiến cúng địa điểm của ngôi chùa. Nhưng một loài rồng nước (naga) sống trong một cung điện tên là Aryapalo, biết rằng bụi cây nơi ông ta sống sắp bị đốn hạ, đã kêu gọi tất cả các tinh linh tới trợ giúp ông. Hai mươi mốt genyen được người và các chúng phi-nhân (non-humans) hộ tống, cùng tập hợp thành một đội quân, và khi đêm đến, các tinh linh phá hủy bất kỳ những gì được con người xây dựng vào ban ngày, đưa mọi thứ đất đá trở về lại nơi xuất phát.

    Nhà vua đến gặp Tu Viện Trưởng và yêu cầu một lời giải thích: “ Có phải bởi vì các chướng duyên của trẫm quá sâu dày? Hay tại Ngài đã không gia hộ cho mảnh đất? Phải chăng kế hoạch của trẫm vẫn chưa thực hiện được ?”

    “Tôi đã thấu suốt Bồ Đề Tâm,” vị Tu Viện Trưởng đáp, “nhưng không thể điều phục các vị Trời và Quỷ Ma bằng các pháp an bình như thế. Chỉ có các pháp uy nộ mới đem lại kết quả. Hiện nay tại Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya) ở Ấn Độ có một Đạo Sư tên là Liên Hoa Sanh xứ Oddiyāna. Ngài đến với thế giới này bằng một phương tiện thầân kỳ. Ngài tinh thông ngũ minh khoa học và đã làm chủ được năng lực của [kiến giải] tuyệt đối.299 Ngài đã đạt được các thành tựu thông thường lẫn siêu việt. Ngài đã dẹp tan ma quỷ, và buộc tám loại tinh linh phải quy phục Ngài. Ngài đã làm tất cả các vị Trời và ma quỷ phải run sợ và có thể điều phục các tinh linh mạnh mẽ. Nếu nhà vua thỉnh Ngài đến đây, sẽ không tinh linh nào có thể chống lại Ngài và mọi ước nguyện của nhà vua sẽ được mỹ mãn.”

    Om Mani Padme Hum !

  7. #385
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG VI : PHÁP BỔN SƯ DU GIÀ
    __________________________________________________ ______________________________________


    “Lỡ không thể thỉnh mời được người như thế thì sao ?” nhà vua hỏi. Tu Viện Trưởng đáp: “Không đâu, Ngài sẽ có thể mời được vị ấy do bởi các lời cầu nguyện mà Ngài đã phát nguyện trong quá khứ. Thời xa xưa ở Nepal, có một người đàn bà tên là Samvari, con gái của người chủ trại gà Salé, bà ta có bốn con trai do sống chung với một người nuôi ngựa, một người nuôi heo, một người nuôi gà vịt và một người nuôi chó,” và Ngài kể cho vua câu chuyện tháp Jarung Khashor300 đã được xây dựng thế nào và những lời cầu nguyện đã được phát nguyện như thế nào vào lúc đó.

    Nhà vua phái Ba Trisher, Dorje Dudjom Chim Śakyaprabha và Shubu Palgyi Senge tới Ấn Độ, mỗi vị mang một số lượng bụi vàng và một cái nơ vĩnh cửu bằng vàng. Các vị ấy giải thích cho Đạo Sư rằng Ngài cần có mặt ở Tây Tạng để gia trì cho địa điểm của một ngôi chùa.

    Đạo Sư hứa sẽ đến. Ngài lên đường, dừng lại trên đường để buộc mười hai tenma, mười hai vị nữ hộ thần, hai mươi mốt genyen, cùng tất cả các vị Trời và tinh linh của Tây Tạng phải tuyên thệ.

    Cuối cùng Ngài đến Trakmar để gia trì mảnh đất, và tu viện Samye Tự Hiển Lộ đã được xây dựng. Tu viện có một dinh thự ở giữa cao ba tầng, được bao quanh bởi những tòa nhà tượng trưng cho bốn đại châu và các trung châu. Hai điện Yaksa, một cao và một thấp tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng. Toàn bộ tu viện được một bức tường bao quanh. Tu Viện Trưởng Santaraksita, Đạo Sư Padma (Liên Hoa) và Vimalamitra tung hoa lên để cúng dường và làm an định cả thảy ba lần và người ta đã nhìn thấy nhiều dấu hiệu phi thường và kỳ diệu nhiệm mầu hiện ra.301

    Om Mani Padme Hum !

  8. #386
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG VI : PHÁP BỔN SƯ DU GIÀ
    __________________________________________________ ______________________________________


    1. Dòng Nhĩ Truyền Của Những Chúng Sinh Bình Thường*

    Sau đó Tu Viện Trưởng Śantaraksita đã giảng dạy về các truyền thống của Luật tạng và Kinh tạng, trong khi Đạo Sư Liên Hoa Sanh và Ngài Vimalamitra thiết lập các giáo lý Mật Thừa. Chính vào lúc này Đức Phật Thứ Hai xứ Oddiyāna tức Đạo Sư Padma và đại học giả Vimalamitra đã truyền dạy cho ba đệ tử tâm yếu – gồm có Đức Vua, Thần Dân và Hiền Hữu**– cũng như dạy cho Nyangwen Tingdzin Zangpo và các đệ tử may mắn khác là những chiếc bình chứa thích hợp để đón nhận Giáo Pháp. Đối với những đệ tử này các Ngài đã chuyển Pháp Luân gồm ba nội du già (inner yogas), kể cả Atiyoga của Đại Viên Mãn, và chỉ rõ ba điểm trọng yếu: phân biệt, xác quyết và tự giải thoát (distinguishing, clear decision and self-liberation).302 Bắt đầu từ đó trở đi, dòng truyền thừa này được gọi là “dòng truyền thừa qua lắng nghe hay dòng nhĩ truyền của những chúng sinh bình thường.”

    * Đề mục này được đưa vào trong bản dịch để thêm sáng nghĩa.

    ** Trisong Detsen, Yeshe Tsogyal và Vairotsana.


    Đức Phật Thứ Hai xứ Oddiyāna cũng ban Giáo Pháp thích hợp cho mỗi một người trong Hai Mươi Lăm Đại Đệ Tử của Ngài,+ là những vị có được phước duyên cần thiết để đón nhận bất kỳ Giáo Pháp nào trong vô số Giáo Pháp của Đức Phật miễn là Giáo Pháp đó phù hợp với thiện nghiệp của họ. Sau đó, những bản văn Mật Thừa này đã được viết trên “các cuộn giấy vàng” 303 và được cất dấu như những kho tàng tâm linh hay tàng bảo kinh.++ Đạo Sư đã cầu nguyện và cất dấu những bản văn này như những di sản vì lợi lạc của chúng đệ tử trong tương lai. Về sau, vào những thời điểm đã được tiên tri, Hóa Thân của những vị thành tựu giả trong số chúng đệ tử đó, là những người mà trước đây Đạo Sư đã hướng lời cầu nguyện đến, họ sẽ tái sinh trong hoàn cảnh tốt đẹp để làm nhiệm vụ khai quật những kho tàng tâm linh thâm diệu này. Nhiều đệ tử với nghiệp lực thích ứng đã đi theo các vị này, hoằng hóa làm lợi lạc chúng sinh và lập nên các dòng truyền thừa thường được gọi là những dòng lục truyền hay cửu truyền (those lineages with six or nine transmissions).304

    Om Mani Padme Hum !

  9. #387
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG VI : PHÁP BỔN SƯ DU GIÀ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Trong vô số các vị Hóa Thân và những vị khai quật tàng bảo kinh, có một vị có rất nhiều liên hệ với chúng ta ở đây, đó là ngài Rigdzin Jigme Lingpa. Ngài đích thực là đức Quán Thế Âm An Trụ Trong Bản Tánh Của Chân Tâm,# và ngài hoá hiện trong hình tướng của một vị Thiện tri thức. Cùng một lúc, Ngài nhận lãnh những giáo huấn của toàn thể ba dòng truyền thừa - dòng truyền tâm, dòng truyền qua biểu tượng và dòng nhĩ truyền qua sự lắng nghe - từ Đức Phật Thứ Hai xứ Oddiyāna, đại học giả Vimalamitra và bậc Toàn Giác Longchen Rabjam. 305 Ngài là một vị Phật Toàn Giác. Ngài đã chuyển pháp luân của Giáo Pháp Viên Mãn cho những chúng sinh nào có được nhiều may mắn và thuận duyên. Như tục ngữ có nói:

    Dù sắc thân Ngài là của một vị Trời hay con nguời phàm tục, nhưng tâm thức toàn hảo của Ngài đích thật là Phật.

    + rje `bango, nghĩa đen là “đức vua và thần dân,” gồm có đức vua Trisong
    Detsen và các thần dân là hai mươi bốn đệ tử khác.
    ++ Xem Thuật Ngữ: kho tàng tâm linh.
    # sems nyid ngal gso: một hiện thân của đức Quán Thế Âm Avalokitesvara


    Vì lý do này, vị Thầy tôn kính** của tôi thường nói: “Đối với những ai có khả năng tu tập và cầu nguyện thì Bổn Sư của ta, đấng Kim Cương Trì 306 (Vajradhara) -- vị Pháp Vương và Hộ Thần của toàn thể chúng sinh, Ngài thực sự là một vị Phật Toàn Giác. Ta không nói thế chỉ vì muốn tán thán hay tôn kính Ngài. Ngài thực sự là đức Kim Cương Trì Toàn Giác Vĩ Đại, đã hạ sinh để làm lợi lạc chúng sinh trong thân tướng của người phàm. Trong dòng truyền thừa này, giữa Ngài và các con không có ai khác ngoài ta. Và đối với ta, ngay từ lần đầu tiên gặp Ngài, ta đã thọ trì tất cả những gì Ngài dạy bảo. Ta đã phụng sự Ngài theo ba phương cách+ và không bao giờ làm điều gì khiến Ngài phải phiền lòng hay thậm chí làm Ngài phải cau mày. Vì thế các con có thể tin chắc rằng, các mật nguyện tuyệt đối chưa hề bao giờ bị suy đồi khiến cho sợi dây xích vàng của dòng truyền thừa này phải bị ô uế. Suối nguồn năng lực gia hộ của dòng truyền thừa này thật khác biệt với suối nguồn của bất kỳ dòng truyền nào khác.”

    ** Bổn Sư của Patrul Rinpoche, Ngài Jigme Gyalwai Nyugu, là một trong trưởng tử của Ngài Ridzin Jigme Lingpa. Xem Dẫn Nhập.
    + Xem Phần Một, Chương Sáu, Mục II.


    Om Mani Padme Hum !

  10. #388
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG VI : PHÁP BỔN SƯ DU GIÀ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Mật điển Nhật Nguyệt Hợp Nhất có nói:

    Nếu bạn không giải thích lịch sử nguồn gốc (của dòng truyền thừa),
    Người ta sẽ phạm phải lỗi lầm
    Không tin tưởng vào Chân Pháp tột cùng ẩn mật.


    Chính vì cần phải đem đến nguồn cảm hứng giúp cho chúng đệ tử phát khởi niềm tin, bằng cách giảng dạy cho họ biết nguồn gốc xác thực của dòng truyền thừa, và bằng cách thuật lại chi tiết lịch sử nguồn gốc đó, nên ta đã làm công việc giảng dạy những điều như thế này trong phạm vi của pháp môn Bổn Sư Du Già (Guru Yoga).

    Trong pháp Bổn Sư Du Già, điều tối quan trọng là phải trì tụng câu minh chú mười triệu lần. Một số người không trì tụng câu minh chú trong thời gian đủ dài (cho mười triệu lần), và cho rằng các tu pháp dự bị này không thực sự quan trọng. Hoặc có lẽ sau khi nghe giảng rằng giáo lý của pháp thực hành chính yếu thật sự thâm diệu như thế nào thì họ nảy sinh ra rất nhiều kỳ vọng cao xa. Nhưng hãy thử tưởng tượng xem, việc họ có thể thực hiện các pháp tu thuộc hai giai đoạn phát triển và thành tựu mà không bỏ thời gian ra để thực hành đúng đắn các pháp tu dự bị thì cũng giống như tục ngữ phổ thông có nói:

    Thè lưỡi ra trước khi cái đầu được nấu chín,307
    Duỗi chân ra trước khi chỗ nằm được hơ ấm.

    Thực hành các pháp tu dự bị mà không đi cho tới kỳ cùng thì sẽ không có bất kỳ ý nghĩa nào cả. Cho dù có được một vài dấu hiệu nhỏ bé nhất thời như “hơi ấm” xuất hiện, nhưng những dấu hiệu này cũng không có gì là bền vững giống như một tòa nhà không có nền móng.

    Một phần của một tư tưởng sai lạc tương tự khác là việc buông bỏ các pháp tu dự bị một khi bạn bắt đầu thực hành các pháp tu chính yếu, cho rằng bạn đã thực hành các pháp tu dự bị đầy đủ đúng đắn rồi – thầm nhủ rằng các pháp tu dự bị chỉ là dự bị, và bây giờ đến lúc các pháp tu dự bị ấy không còn cần thiết nữa. Nếu bạn bỏ rơi các pháp tu dự bị, là nền tảng của đường tu, là bạn đã chặt đứt gốc rễ rốt ráo nhất của Chân Pháp. Việc bỏ rơi các pháp tu dự bị cũng giống như việc cố gắng vẽ một tấm tranh bích họa ở nơi không có ngay cả một bức tường. Hãy luôn luôn dụng công tu tập cho tới khi bạn khơi dậy được lòng tin chân thành nơi các pháp tu dự bị. Hãy đặc biệt tập trung tu tập pháp Bổn Sư Du Già, là cánh cổng mở vào năng lực gia trì, và hãy để cho pháp ấy trở thành nền tảng đích thực của công phu tu tập của bạn. Đây chính là vấn đề cốt tủy.

    Con nhận ra vị Thầy từ ái của con đích thực là một vị Phật,
    Nhưng với bản tánh ngoan cố, con bất tuân những chỉ dạy của Ngài.
    Con biết rằng tất cả chúng sinh trong ba cõi đã từng là cha mẹ,
    Nhưng với tính khí xấu xa, con vẫn sỉ nhục các Pháp hữu.
    Xin từ bi gia hộ cho con và những ai có ác nghiệp như con,
    Để chúng con có thể, trong đời này và tất cả những đời khác,
    Khiêm tốn, vững chãi trong giới hạnh, mềm mỏng trong tâm hồn và hành động, Bước theo chân vị Đạo Sư tâm linh của mình.


    Om Mani Padme Hum !

  11. #389
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN BA _ CHƯƠNG I : PHÁP CHUYỂN DI TÂM THỨC
    __________________________________________________ ______________________________________


    [/CENTER]CHƯƠNG MỘT
    PHÁP CHUYỂN DI TÂM THỨC,
    GIÁO HUẤN DÀNH CHO NGƯỜI HẤP HỐI:
    PHẬT QUẢ KHÔNG CẦN THIỀN ĐỊNH
    [/CENTER]


    Cao cả thay hành động bi mẫn của Ngài đối với chúng sinh vô minh.
    Cao cả thay cách thức Ngài gia hộ những kẻ đại ác như chung đệ tử.
    Cao cả thay phương pháp thiện xảo
    Ngài ban cho những kẻ khó điều phục.
    Đạo Sư Vô Song, con đảnh lễ dưới chân Ngài
    .

    I. PHÂN LOẠI NĂM PHÁP CHUYỂN DI

    Có năm loại chuyển di tâm thức khác nhau:

    Chuyển di siêu việt tới Pháp Thân nhờ dấu ấn của cái thấy (kiến)
    Chuyển di trung bình tới Báo Thân nhờ hợp nhất các giai đoạn phát triển và toàn thiện.
    Chuyển di thấp tới Hoá Thân nhờ lòng bi mẫn vô lượng.
    Chuyển di thông thường nương vào ba ẩn dụ.
    Chuyển di thực hiện cho người chết với cái móc của lòng bi mẫn.

    1. Chuyển Di Siêu Việt Tới Pháp Thân Nhờ Dấu Ấn Của Cái Thấy (Kiến)

    Đối với những người khi còn sống đã tu tập thuần thục và kinh qua được một cái thấy (kiến) không hề sai lầm về chân tánh vô tạo tác, thì vào lúc lìa đời, họ có thể đưa không gian (space) và tánh giác (awareness) vào con đường tu tập ẩn mật của pháp trekcho thuần tịnh nguyên sơ, và có thể chuyển di tâm thức của họ vào Đại-phương quảng-trí của Pháp Thân.308

    Om Mani Padme Hum !

  12. #390
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN BA _ CHƯƠNG I : PHÁP CHUYỂN DI TÂM THỨC
    __________________________________________________ ______________________________________


    2. Chuyển Di Trung Bình Tới Báo Thân Nhờ Hợp Nhất Hai Giai Đoạn Phát Triển Và Toàn Thiện

    Đối với những người đã quen thuộc với công phu hành trì các pháp tu của hai giai đoạn phát triển và toàn thiện, kết hợp cả hai như một pháp môn du già bất khả phân, cũng như đã tu tập thuần thục để có thể nhìn thấy sắc tướng của vị Hộ Phật (deity) chẳng khác gì một cảnh trí hoá hiện thần diệu, thì khi những ảo giác của trạng thái trung ấm xuất hiện vào giây phút lìa đời, họ có thể chuyển hoá tâm thức của họ thành Thân trí tuệ hợp nhất (the union wisdom kāya).309

    3. Chuyển Di Thấp Tới Hoá Thân Nhờ Lòng Bi Mẫn Vô Lượng

    Những người đã nhận các lễ gia lực của Kim Cương - Mật Thừa, những người đã trì giữ mật nguyện không hề sai trái, những người có thiên hướng nghiêng về các pháp tu trong hai giai đoạn phát triển và toàn thiện, và những người đã thọ lãnh những giáo huấn về trạng thái trung ấm, họ có thể:

    Hãy gián đoạn việc nhập thai, hãy nhớ quay ngược lại:*
    Đây là lúc đòi hỏi một quyết định và thị kiến thuần tịnh.
    * Điều này ở đây có nghĩa là quay ngược lại trước khi thần thức nhập thai.
    Những người đang thực hành pháp chuyển di này phải chặn đứng bất kỳ lòng tham cầu muốn nhập vào một thai tạng bất tịnh nào. Được lòng đại bi dẫn dắt cũng như mong muốn thực hiện được ước nguyện tái sinh như một Hoá Thân, họ chuyển di tâm thức và tái sinh vào một trong những cõi tịnh độ.310

    Om Mani Padme Hum !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 2 người đọc bài này. (0 thành viên và 2 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •