DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 35/49 ĐầuĐầu ... 25333435363745 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 341 tới 350 của 487
  1. #341
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG VI : PHÁP BỔN SƯ DU GIÀ
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHƯƠNG 6

    PHÁP BỔN SƯ DU GIÀ 233

    CÁNH CỔNG DẪN ĐẾN NĂNG LỰC GIA TRÌ,

    PHƯƠNG PHÁP TỐI HẬU ĐỂ CHỨNG NGỘ TUỆ GIÁC


    Trước tiên, Ngài đã theo chân một Đạo Sư siêu việt và tuân lời Thầy;
    Ngài đã tu tập trải qua bao gian khổ lớn lao;
    Cuối cùng, tâm Ngài và tâm của Đạo Sư đã hợp nhất,
    và Ngài thừa kế dòng truyền thừa.
    Bậc Thầy Vô Song, con đảnh lễ dưới chân Ngài.


    I. LÝ DO CÓ PHÁP BỔN SƯ DU GIÀ (Guru Yoga)

    Để có thể thực hành Chân Pháp, điều tối quan trọng trước tiên là phải đi tìm một vị Thiện tri thức chân chính, một vị Chân Sư với tất cả các phẩm hạnh cần thiết. Sau đó bạn cần tuân theo từng giáo huấn của Ngài, khẩn cầu Ngài từ tận đáy lòng bạn và coi Ngài như một vị Phật đích thực. Như một trong các Kinh điển có nói:

    Chính nhờ có tín tâm mà Chân lý Tuyệt đối được chứng ngộ.

    Tương tự, Ngài Atisa đã nói:

    Các bạn, cho tới khi đạt được giác ngộ, các bạn cần một vị Thầy, vì thế hãy đi theo một vị Thiện tri thức siêu việt.
    Cho tới khi chứng ngộ trạng thái như nhiên, các bạn cần phải học hỏi, vì thế hãy lắng nghe các giáo huấn của Ngài.
    Tất cả hạnh phúc là năng lực gia trì của Thầy, vì thế hãy luôn luôn tưởng nhớ đến lòng tốt của Ngài.


    Geshe Kharak Gomchung cũng nói:

    Ta cần ý thức được rằng vị Thầy giống như suối nguồn của mọi thành tựu thế gian lẫn các thành tựu xuất thế gian.

    và cũng nói:

    Bạn có thể thông hiểu toàn bộ Tam Tạng, nhưng nếu không có lòng quy ngưỡng đối với Thầy của bạn thì những thứ đó sẽ chẳng có ích lợi gì cho bạn.

    Điểm đặc biệt là trong tất cả các con đường của Mật Thừa, bậc Thầy có một tầm quan trọng vô song và tột bậc. Vì lý do này, tất cả mọi Mật điển đều dạy phương pháp thực hành Bổn Sư Du Già, và dạy rằng pháp này siêu vượt tất cả các pháp hành trì khác trong các giai đoạn phát triển và thành tựu. Trong một Mật điển có nói:

    Lợi lạc hơn cả công phu thiền định về một trăm ngàn Bổn Tôn trong mười triệu kiếp
    Là việc ta nghĩ tưởng về Thầy mình trong một khắc giây.


    Om Mani Padme Hum !

  2. #342
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG VI : PHÁP BỔN SƯ DU GIÀ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Điều ấy đặc biệt đúng trong Thừa này, là tâm yếu của Đại Viên Mãn như nhiên, là giáo lý kim cương cốt lõi. Ở đây ta không được dạy rằng chân lý thâm diệu phải được thiết lập trên nền tảng của phân tích và luận lý, như các pháp thực hành trong các Thừa thấp hơn đã dạy.234 [Theo các chỉ dạy trong pháp Bổn Sư Du Già], ta không cần phải sử dụng các thành tựu thông thường để cuối cùng mới đạt đến được các thành tựu tối cao như trong các Mật điển cấp thấp đã dạy. Thông thường, qua lễ quán đảnh thứ ba – tức lễ quán đảnh về tâm của các Mật điển thượng thưà, ta sẽ được chỉ cho thấy đâu là Giác tánh nguyên sơ qua những dẫn dụ về tâm, và xuyên qua đó, ta sẽ đến gần hơn với Giác tánh nguyên sơ đích thực. 235 Nhưng trong pháp môn Guru Yoga thì cách thức quán đảnh và dẫn dụ như trên không phải là điều được chú trọng đến. Điều được dạy trong truyền thống Guru Yoga là hãy hướng tâm ta đến một vị Thầy đã chứng ngộ siêu việt và cầu nguyện Ngài với lòng quy ngưỡng nhiệt thành và với một tín tâm tuyệt đối. Vị Thầy ấy phải là người xuất thân từ một giòng truyền thừa không bị hoen ố vì bất cứ một vi phạm thệ nguyện nào, giống như một sợi giây xích bằng vàng ròng – hãy nương cậy nơi Ngài, chỉ độc nhất một mình Ngài, và hãy coi Ngài đích thực là một vị Phật.236 Qua phương cách này, tâm bạn sẽ hoàn toàn hòa nhập với tâm Ngài. Nhờ năng lực gia hộ mà Ngài trao truyền cho bạn, kinh nghiệm chứng ngộ sẽ nảy sinh.237 Như chúng ta đã trích dẫn trước đây:

    Tuệ giác bẩm sinh viên mãn chỉ có thể hình thành
    Như là dấu hiệu của công phu tích lũy công đức và tịnh hóa chướng ngại,
    Và nhờ vào năng lực gia trì của một bậc Thầy chứng ngộ.
    Hãy hiểu rằng nương tựa vào bất kỳ phương tiện nào khác là điên rồ.


    Và Ngài Saraha có nói:

    Khi lời dạy của Thầy đi vào trái tim của bạn,
    Bạn sẽ thấy chẳng khác nào có một kho tàng trong lòng bàn tay.


    Om Mani Padme Hum !

  3. #343
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG VI : PHÁP BỔN SƯ DU GIÀ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Ngài Longchenpa, Pháp Vương Toàn Giác, trong tác phẩm luận giải An Trú Xa Lìa Ảo Giác ,238 đã viết:

    Trong các pháp thực hành chẳng hạn như những pháp tu tập trong giai đoạn phát triển và thành tựu, không phải tự bản chất của những pháp tu này sẽ đem lại giải thoát, bởi vì điều đó còn tùy thuộc vào những yếu tố khác, chẳng hạn như là việc làm thế nào để ta có thể biến kinh nghiệm tu tập thành kinh nghiệm sống thực, giúp cho công phu thực hành của ta thêm phần sâu sắc. Tuy là như vậy nhưng trong pháp Bổn Sư Du Già (Guru Yoga), tự ngay bản chất của con đường này đã có khả năng làm sống dậy kinh nghiệm chứng ngộ trạng thái chân như trong ta, và đem lại cho ta giải thoát. Bởi vì lý do như thế mà Guru Yoga là con đường thâm diệu nhất trong tất cả mọi con đường [trong tất cả các pháp tu].239

    Trong Mật Điển Trình Tự Giới Nguyện có nói:

    Lợi lạc hơn cả việc thiền định trong một trăm ngàn đại kiếp
    Về một Bổn Tôn với tất cả các tướng chánh và phụ
    Là việc ta hướng tâm về Thầy mình trong giây khắc.
    Lợi lạc hơn cả một triệu câu trì tụng của các pháp tu trong giai
    đoạn phát triển và thành tựu (của Bổn Sư Du Già).
    Là một lời cầu nguyện độc nhất gửi tới Thầy ta.


    Và trong Mật Điển Trình Tự Pháp Tu A-Ti Du Già có nói:

    Bất kỳ ai thiền định về bậc Thầy từ ái của mình
    Trên đỉnh đầu họ,
    Nơi giữa trái tim họ
    Hoặc trong lòng bàn tay,
    Sẽ có được các thành tựu của một ngàn vị Phật.


    Bậc tôn kính Gotsangpa đã nói:

    Thực hành pháp tu Bổn Sư Du Già
    Làm cạn kiệt mọi khiếm khuyết và hoàn thiện mọi thành tựu.


    và cũng có nói:

    Có vô số các pháp tu trong giai đoạn phát triển,
    Nhưng không có pháp nào trong số đó vượt qua pháp thiền
    định về Thầy.
    Có vô số các pháp tu trong giai đoạn toàn thiện,
    Nhưng không có pháp nào vượt qua niềm tin tuyệt đối và lòng quy phục kia.


    Om Mani Padme Hum !

  4. #344
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG VI : PHÁP BỔN SƯ DU GIÀ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Drikung Kyobpa Rinpoche nói:

    Trừ phi mặt trời của lòng quy ngưỡng chiếu sáng
    Trên đỉnh núi tuyết của bốn Thân của Thầy (four kayas),
    Thì lực gia trì của Ngài sẽ không bao giờ tuôn chảy.
    Vì thế, hãy hết lòng khơi dậy lòng quy ngưỡng trong tâm con!


    Và Ngài Jetsun Rangrik Repa nói:

    Muốn cho trí tuệ nguyên sơ siêu vượt tri thức ló rạng
    Mà không có lòng tin nhiệt thành nơi Thầy
    Thì giống như mong chờ ánh nắng mặt trời trong một cái hang quay về hướng bắc.
    Theo đó, tướng và tâm sẽ không bao giờ hòa hợp được.
    240

    Pháp tu quy ngưỡng của Bổn Sư Du Già là con đường duy nhất đánh thức được trong bạn trạng thái chứng ngộ như nhiên phi tạo tác. Không phương pháp nào khác có thể đem lại sự chứng ngộ như thế.

    Ngài Naropa là một học giả hết sức uyên bác trong cả ba Thừa, và sau khi đánh bại mọi thách thức của những kẻ ngoại đạo (tirthika), Ngài được ban cho tước vị của một vị Hộ Thần của các học giả ở cổng phía bắc của Vikramasila.100

    Nhưng một ngày kia một Thiên Nữ Trí Tuệ (dakini) bảo Ngài: “Ông uyên bác trong ngôn từ, chứ không thâm nhập ý nghĩa của chúng. Ông vẫn cần phải theo chân một vị Thầy.”

    Tuân theo những giáo huấn trên, Ngài đi theo Tổ Tipola và chịu đựng nhiều thử thách, cho tới một hôm Tilopa bảo Ngài: “Mặc dầu ta dạy ông mọi sự, ông vẫn chẳng hiểu gì cả!” và đánh một chiếc dép lên trán Ngài. Ngay khi đó, Naropa chứng ngộ bản tánh như nhiên và trí huệ của Ngài trở nên đồng nhất với trí huệ của Thầy.*
    * Để biết thêm chi tiết xin xem thêm Phần Một, Chương Sáu, Mục III.

    Om Mani Padme Hum !

  5. #345
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG VI : PHÁP BỔN SƯ DU GIÀ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Cũng có truyện kể lại rằng Ngài Nagabodhi đã đạt được thành tựu tối cao bằng cách chộp lấy và nuốt một bện nước mũi nhỏ xuống của Đạo Sư cao quý Nagarjuna. Và Rigdzin Jigme Lingpa nói:

    Khi tôi xem các tác phẩm của Ngài Longchenpa, một vị Phật Thứ Hai - thì trong trí tôi lóe lên tư tưởng rằng Ngài đích thật là một vị Phật, và tôi cầu nguyện Ngài với lòng chí thành mãnh liệt. Ngài đã thị hiển trong một linh kiến và đã chấp nhận [lời khẩn cầu] của tôi. Kinh nghiệm chứng ngộ tự nhiên phát sinh trong tôi và từ ngày hôm đó trở về sau, tôi đã có thể dẫn dắt trên một trăm đệ tử. Những đệ tử tinh tấn lẽ ra không vượt quá khả năng nhập định tầm thường, những đệ tử thông minh lạc lối lẽ ra đã có thể lạc vào lối mòn trí thức; nhưng họ đã chứng ngộ được chân lý tuyệt đối vì họ được lòng quy ngưỡng dẫn dắt như một năng lực đối trọng [để đem lại cho họ sự quân bình trong tu tập].

    Suốt thời kỳ tha hương ở Gyalmo Tsawarong, đại dịch giả Vairotsana đã dạy cho cụ già Pang Mipham Gonpo cách vận dụng năng lực gia trì của bậc Thầy như một con đường tu. Mipham Gonpo đã tám mươi tuổi và thân thể trì trệ vì tuổi già. Vì thế Ngài Vairotsana đã giúp ông giữ thân thể ngồi thẳng bằng một dây-đai-thiền-định và dựa đầu trên một giá-đỡ-thiền định.** Mipham Gonpo đã chứng ngộ kinh nghiệm thuần tịnh nguyên thủy của trekcho không chút sai lạc. Thân ông hòa tan thành vô lượng những hạt cực vi (infinitestimal particles) và đã đạt được Phật Quả.241
    ** Dây-đai-thiền-định là một dây thắt lưng dài giúp thiền giả duy trì trong một tư thế ngay ngắn suốt thời gian dài ngồi thiền. Giá- đỡ- thiền-định là một cây gậy dài khum lại ở một đầu dùng như một giá đỡ cằm.


    Bạn có thể so sánh giáo lý này với bất kỳ giáo lý nào khác của tất cả chín Thừa, nhưng bạn sẽ không bao giờ tìm ra được một con đường tốt đẹp hoặc thâm diệu nào hơn giáo lý này. Pháp tu Guru Yoga này có thể được gọi là một pháp tu sơ đẳng nhưng thực ra đây là chìa khóa then chốt tối hậu của toàn thể các pháp tu chính yếu. Trong bất kỳ tình huống nào cũng vậy, nếu bạn luôn lấy pháp tu này làm cốt tủy cho việc tu hành của bạn, thì chỉ mình pháp ấy thôi là đã đủ – ngay cả nếu bạn không thực hành pháp nào khác nữa. Vì thế, điều cực kỳ quan trọng là bạn hãy hiến mình cho pháp tu này từ tận đáy lòng sâu thẳm.

    Om Mani Padme Hum !

  6. #346
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG VI : PHÁP BỔN SƯ DU GIÀ
    __________________________________________________ ______________________________________


    II. LÀM THẾ NÀO ĐỂ THỰC HÀNH PHÁP BỔN SƯ DU GIÀ

    Phần thực hành chính yếu của pháp tu Bổn Sư Du Già thâm diệu gồm có ba giai đoạn: quán tưởng ruộng công đức, cúng dường thất chi phổ hiền (seven-branch offering) và cầu nguyện với lòng tin chí thành.

    1. Quán Tưởng Ruộng Công Đức

    Để có thể chuyển hóa nhận thức của bạn về thế giới này, việc ấy đòi hỏi một tâm thức mạnh mẽ và khai phóng. Vì thế hãy bắt đầu bằng việc quán tưởng tất cả mọi thứ mà bạn có thể nhìn thấy trong tầm nhìn xa rộng của bạn chính là Cung Điện Liên Hoa Quang, với đầy đủ những đường nét đặc thù của một cung điện.

    Hãy quán tưởng chính bạn ở ngay trung tâm của cung điện, và thấy rằng bạn đang hiển lộ những đặc tánh tự nhiên của Thiên Nữ Trí Tuệ (dakini) Yeshe Tsogyal. Việc quán tưởng như trên đảm bảo rằng bạn sẽ là một bình chứa thích hợp cho các lễ quán đảnh, sẽ giúp khơi dậy trí huệ nguyên sơ của đại lạc và tánh Không, và sẽ liên kết được với những hướng dẫn mà vị Thiên Nữ ấy đã được thọ nhận từ bậc Sư Phụ. 242 Theo hình tướng thì thật ra, bạn phải quán chính bản thân bạn là vị Hộ Phật Kim Cang Thủ (Vajrayogini). Đấng Vajrayogini có sắc tướng màu đỏ, với một khuôn mặt, hai tay và ba mắt. Vajrayogini đang tha thiết hướng mắt nhìn vào trái tim của vị Thầy –“tha thiết” ở đây diễn tả một cảm giác nóng lòng, không thể kiên nhẫn chờ đợi trong việc hoà nhập với Thầy. Ngài là suối nguồn duy nhất của mọi hỉ lạc. Sử dụng bàn tay phải,

    Vajrayogini đang đánh vào một cái trống nhỏ làm bằng sọ người được giơ cao lên trong không trung, đánh thức chúng sinh ra khỏi giấc ngủ vô minh và lầm lạc. Bàn tay trái đặt lên hông, và cầm một lưỡi dao cong chặt đứt gốc rễ của tam độc. Vajrayogini không mặc y phục ngoại trừ những vật dụng bằng xương và các vòng hoa. Vajrayogini thị hiện ra trước mặt ta nhưng đó chỉ là giả hợp, không có thực chất, giống như một chiếc cầu vồng ở giữa bầu trời.

    Om Mani Padme Hum !

  7. #347
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG VI : PHÁP BỔN SƯ DU GIÀ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lơ lửng trong không gian trên đầu vị ấy cách khoảng một mũi tên là một hoa sen trăm ngàn cánh làm bằng nhiều loại châu báu đang nở rộ. Trên (đoá sen) đó là một đĩa mặt trời, trên nữa là một đĩa mặt trăng. Trên pháp toà này, có vị Thầy gốc hay Bổn Sư vinh quang của bạn đang an tọa. Ngài thị hiện trong hình tướng của đại Đạo Sư xứ Oddiyana, là kho tàng của lòng Đại Bi vô song, là hiện thân của chư Phật trong ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai. Ngài mang sắc trắng, pha đỏ. Ngài có một khuôn mặt, hai tay và hai chân. Ngài ngồi trong tư thế vương gia và choàng một vuông vải bằng gấm thêu kim tuyến, đắp thêm chiếc y của một vị Tăng, cùng một áo choàng xanh lam dài tay, trên đầu đội một chiếc mũ hoa sen.

    Có cả thảy ba chiếc mũ khác nhau có liên hệ với Guru Rinpoche. Ngài cũng được gọi là Đức Phật Thứ Hai của xứ Oddiyana. Chiếc mũ thứ nhất được các dakini cúng dường cho Ngài khi Ngài sinh ra đời. Ngài không được thụ thai bởi một người cha hay được sinh ra từ một người mẹ, mà được đản sinh ở phương Tây-Nam, trên Hồ Sữa, giữa một bông sen. Việc đản sinh này của Ngài đã xảy ra thình lình, là một nảy nở tự nhiên của giác tánh, là kinh nghiệm chứng ngộ rằng vạn pháp hữu vi đều phát sinh từ nền tảng nguyên sơ. Chiếc mũ miện mà các dakini cúng dường Ngài để tôn phong ngài như Pháp vương của họ, chiếc mũ miện ấy được gọi là Nụ-Sen.

    Về sau, khi Ngài thực hành các hoạt động phi thường 243 nơi Tám Mộ Địa Vĩ Đại và siêu vượt mọi hành động tốt hoặc xấu, các vị Không-Hành-nữ (dakini) đã hiến dâng cho Ngài chiếc mũ gọi là Mũ Da-Hươu 244 như một biểu tượng cho sự vĩ đại của Ngài.

    Chiếc mũ thứ ba do Arsadhara, Vua xứ Zahor cúng dường Ngài. Vua đã quyết tâm thiêu sống Đạo Sư, nhưng ông khám phá ra thân kim cương của Ngài không bị ngọn lửa làm cho tổn hại, thân này đang ngồi trần trụi, hoàn toàn tươi tắn, mát mẻ giữa một đoá sen kỳ diệu. Nhà vua hết sức kinh ngạc và đức tin xuất hiện trong lòng Ngài.

    “Hãy mở kho quần áo lụa mới của ta ra,” vua ra lệnh, “và đem cho ta tất cả những mũ miện và y phục.” *Xem Thuật ngữ.

    Om Mani Padme Hum !

  8. #348
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG VI : PHÁP BỔN SƯ DU GIÀ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Cái mũ mà vua cúng dường (cho đức Liên Hoa Sanh) vào lúc đó, không những được cúng dường cùng với những của cải khác của nhà vua, mà còn cùng với quyến thuộc, vương quốc và thần dân của vua nữa. Mũ ấy được gọi là Hoa Sen Giải thoát Nương Nơi Cái Thấy, cũng được gọi là Mũ Cánh Hoa Thuộc Ngũ Bộ Phật. Chính cái mũ đặc biệt này là cái mũ mà chúng ta quan tâm đến ở đây. Mũ này có hai lớp, trong và ngoài, tượng trưng cho sự hợp nhất của các giai đoạn phát triển và thành tựu. Mũ có ba chỏm, tượng trưng cho ba Thân (three kayas). Năm màu của mũ tượng trưng cho năm Thân* làm việc vì lợi lạc của chúng sinh. Mũ được trang trí với một mặt trời và mặt trăng tượng trưng cho các phương tiện thiện xảo và trí tuệ. Mũ còn có thêm một viền xanh dương tượng trưng cho các mật nguyện vô giới hạn. Trên chóp đỉnh có một chiếc chày kim cương (vajra) là biểu tượng của công năng thiền định cao độ không gì lay chuyển được, và thêm một chiếc lông chim kên kên, tượng trưng cho kinh nghiệm chứng ngộ của cái thấy cao tột và là cực điểm của công phu tu hành.

    Bàn tay phải của Ngài đặt nơi khoảng trái tim, phô diễn ấn phẫn nộ và trong tay có cầm một chiếc chày kim cang bằng vàng. Bàn tay trái đặt trong lòng trong ấn thiền định và trong tay có cầm một bình bát làm bằng sọ người. Bình bát chứa đầy nước cam lồ bất tử của trí tuệ và [bên trong bình bát có đặt] một bình trường thọ, trên bình trường thọ có cắm một chồi non của cây ước nguyện. Trong vòng tay trái, Đạo Sư (Guru Rinpoche) cầm cây chĩa ba khatvanga**— cây khatvanga này là biểu tượng bí mật của Mandarava, là vị Thiên Nữ Trí Tuệ (dakini) thủ hộ đứng đầu tất cả các Thiên Nữ. Ba ngạnh của khatvanga tượng trưng cho chân tánh tinh yếu, cho sự biểu lộ tự nhiên, và cho lòng bi mẫn, và ở dưới ba ngạnh này là là ba thủ cấp: một đầu đã khô tượng trưng Pháp Thân, một đầu thối rữa, tượng trưng Báo Thân, và một đầu mới cắt tượng trưng Hóa Thân. Chín vòng kim khí móc trên những ngạnh của khatvanga tượng trưng cho chín thừa; những giải cờ lụa năm màu tượng trưng cho năm trí tuệ. Khatvanga cũng được trang điểm bằng những mảng tóc của các mamo *** hoặc đã chết hoặc còn sống và của những vị Thiên Nữ, như một dấu hiệu cho thấy Đạo Sư đã nhiếp phục được họ trong suốt thời gian Ngài đã thực hành các hoạt động phi thường trong Tám Mộ Địa Vĩ Đại. 245
    **Một loại đinh ba đặc biệt
    *** Phạn: matrika, một loại thiên nữ (dakini) phẫn nộ


    Khắp chung quanh Ngài, trong một khối cầu vồng chói lọi được vây quanh bởi một mạng lưới gồm vô số những tụ điểm ánh sáng năm màu, hãy quán tưởng Tám Vị Trì Minh Vương (Vidyadhara) của Ấn Độ, Hai Mươi Lăm Đại Đệ tử của Tây Tạng, cũng như hằng hà sa số các vị Bổn Tôn của Ba Nguồn

    Om Mani Padme Hum !

  9. #349
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG VI : PHÁP BỔN SƯ DU GIÀ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Gia Trì (Three Roots) cùng các vị Hộ Pháp trung thành. Các ngài phải thật sự hoá hiện [trước mặt bạn] như thế nào để chính sự hiện hữu ấy có thể chặt đứt được những tư tưởng phàm tục trong bạn.

    Nói rộng ra thì có ba phương cách khác nhau để quán tưởng dòng truyền thừa. Trong phần thực hành quy y, chúng ta đã quán tưởng các Lạt Ma vị này ở trên vị kia. Tất cả các Lạt Ma của dòng đại Viên Mãn xuất hiện vị này trên vị kia trên đỉnh đầu của Đạo Sư xứ Oddiyana. Còn cách thức chúng ta quán tưởng khi thiền định và trì tụng pháp Kim Cang Tát Đỏa (Vajrasattva) còn được biết đến như làø viên ngọc dung chưá tất cả. Tất cả các Lạt Ma gốc và các Lạt Ma thuộc dòng truyền thừa cùng xuất hiện trong hình tướng của duy nhất của đức Kim Cang Tát Đoả. Nhưng bây giờ, khi thiền định về Guru Yoga, chúng ta quán tưởng các Lạt Ma như một tổng hợp [cùng hội tụ lại]. Tất cả các Lạt Ma của dòng Đại Viên Mãn, đại dương của Ba Nguồn Gia Trì, cùng với các vị Hộ Pháp trung thành, tất cả đều tụ hội lại thành một thánh chúng xung quanh đại Đạo Sư xứ Oddiyana.

    Hãy trì tụng bản văn quán tưởng, chú ý tới ý nghĩa của các ngôn từ:

    Emaho! 246 Tất cả những gì con cảm nhận đều là một Phật cảnh đang được hình thành tự nhiên, thanh tịnh và vô tận...

    xuống tới:

    ...được quán tưởng trong sự đồng nhất vĩ đại, bất khả phân của tánh sáng (clarity) và tánh Không (emptiness).

    Rồi với lòng quy ngưỡng mãnh liệt, hãy trì tụng những giòng này:

    Hum! Nơi biên địa Tây Bắc xứ Oddiyana..


    xuống tới:

    ..Guru Padma Siddhi Hum.247

    Khi bạn tụng đọc những dòng này, hãy tưởng tượng rằng tất cả các Bổn Tôn và Cung Điện Liên Hoa Quang ở Núi Đồng Đỏ Huy Hoàng như thực sự xuất hiện và tan hoà vào các Bổn Tôn thệ nguyện và vào cung điện 248 mà bạn đã quán tưởng, tất cả trở thành một như nước đổ vào với nước.

    Om Mani Padme Hum !

  10. #350
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG VI : PHÁP BỔN SƯ DU GIÀ
    __________________________________________________ ______________________________________


    2. Cúng Dường Thất Chi Phổ Hiền


    Con đường Kim Cương Thừa bao gồm nhiều phương pháp tu tập đa dạng, và không phải trải qua các gian khổ lớn lao. Con đường này được dành cho những người có căn cơ sâu sắc. Nếu chúng ta bền bỉ tu luyện bản thân để tích lũy công đức và trí tuệ với một quyết tâm mạnh mẽ, mọi sự lẽ ra phải mất cả một đại kiếp để tích lũy qua con đường hành trì sáu Ba la mật, nhưng nay theo con đường của Kim Cương Thừa thì ta có thể thành tựu chỉ trong khoảnh khắc, và có thể đạt được giải thoát chỉ trong một đời.

    Không còn gì phải nghi ngại vì thửa ruộng công đức tối hảo duy nhất, bí mật và vô song ấy chính là bậc Đạo Sư Kim Cương.249 Đó là lý do vì sao pháp vun bồi công đức được kết hợp với pháp tu Bổn Sư Du Già (Guru Yoga). Thất chi phổ hiền của pháp cúng dường cũng bao gồm toàn thể rất nhiều các phương pháp tích lũy công đức và trí tuệ.

    2.1 LỄ LẠY,250 PHƯƠNG PHÁP ĐỐI TRỊ TÁNH KIÊU NGẠO

    Đối với pháp môn lễ lạy này, hãy quán tưởng là bạn đang phân thân thành một trăm, một ngàn, rồi thành ra vô số thân thể như thân thể bạn hiện nay, nhiều như vô lượng những hạt bụi trong thế giới. Đồng thời hãy quán tưởng rằng tất cả chúng sinh vô lượng như không gian vô lượng đang lễ lạy cùng bạn. Những câu tụng đọc được sử dụng trong phần này là:

    Hrih! Con xin quy mạng lễ, hoá hiện thành nhiều thân,
    Nhiều như những vi trần trong toàn thể thế giới.


    Nói chung, khi bạn thực hành toàn bộ “năm trăm ngàn pháp tu chuẩn bị”,251 bạn có thể kết hợp phần lễ lạy với pháp thực hành quy y, làm như vậy là đúng chứ không sai, và truyền thống kết hợp cả hai phương pháp đó cũng thường được [các hành giả] noi theo. Nhưng riêng trong giáo lý giảng dạy về pháp lễ lạy được cắt nghiã ở đây thì việc kết hợp phần lễ lạy với pháp hành trì Bổn Sư Du Già mới chính là một phương pháp tuyệt hảo để tu tập.

    Om Mani Padme Hum !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •