DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 4/18 ĐầuĐầu ... 2345614 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 31 tới 40 của 178
  1. #31
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 332
    __________________________________________________ ______________________________________



    Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thường thân cận cúng dường, cung kính, tôn trọng ngợi khen các thiện tri thức, chẳng có thể thỉnh vấn hành tướng Bồ-tát đắc Bất thối chuyển, chẳng có thể thăm hỏi nhận lãnh sự nghiệp đã tạo tác của quân ác ma, do sự trói buộc của ma này nên càng trở nên kiên cố. Vì sao? Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng bao lâu, cho đến xa lìa phương tiện quyền xảo, cho nên bị ác ma nhiễu loạn. Vì vậy, này Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát nên hiểu biết hoàn toàn các loại ma sự.

    Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện liền bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Tại sao đại Bồ-tát tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng bao lâu? An trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh chẳng bao lâu; an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì chẳng bao lâu; an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo chẳng bao lâu; tu hành bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo chẳng bao lâu; tu hành bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng bao lâu; tu hành tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng bao lâu; tu hành pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện chẳng bao lâu; tu hành pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa chẳng bao lâu; chưa nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, chưa tu hành đầy đủ tất cả Phật pháp; xa lìa phương tiện thiện xảo của Bồ-tát, nên bị các ác ma nhiễu loạn?

    Phật dạy: Này Thiện Hiện! Ác ma biến làm đủ các loại hình tượng, đến trước đại Bồ-tát này, tìm cách nói dối: Này thiện nam tử! Ngươi có tự biết chăng? Chư Phật quá khứ đã từng thọ ký quả vị đại giác ngộ cho ngươi, ngươi đối với quả vị giác ngộ quyết định sẽ chứng đắc, chẳng bị thối chuyển; ngươi tên như thế, cha mẹ tên như thế, anh em tên như thế, chị em tên như thế, bằng hữu quyến thuộc cho đến bảy đời cha mẹ, dòng họ đều có tên như thế. Thân ngươi sanh vào phương đó, cõi nước đó, thành đó, ấp đó, xóm làng đó; ngươi sanh vào năm đó, tháng đó, ngày đó, giờ đó, vào đời vua đó.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  2. #32
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 332
    __________________________________________________ ______________________________________



    Này Thiện Hiện! Ác ma ấy, nếu thấy tâm hành của Bồ-tát này yếu đuối, căn tánh chậm lụt, bèn nói dối: Đời trước tâm hành của ngươi cũng yếu đuối, căn tánh chậm lụt. Ác ma ấy, nếu thấy tâm hành Bồ-tát này cang cường, căn tánh lanh lợi, bèn nói dối: Đời trước tâm hành của ngươi cũng cang cường, căn tánh lanh lợi. Ác ma ấy, nếu thấy Bồ-tát này ở chốn thanh vắng, hoặc ở bãi tha ma, hoặc ở chỗ trống, hoặc dưới bóng cây, hoặc thường khất thực, hoặc ăn một bữa, hoặc ngồi ăn một chỗ, hoặc ăn một bát, hoặc mặc y chằm vá, hoặc chỉ có ba y, hoặc thường ngồi không nằm, hoặc trải tọa cụ cũ, hoặc ít ham muốn, hoặc ưa đủ, hoặc ưa xa lìa, hoặc đầy đủ chánh niệm, hoặc ưa định tĩnh, hoặc đủ diệu tuệ, hoặc chẳng coi trọng lợi dưỡng, hoặc chẳng quý chuộng danh dự, hoặc thích liêm khiết tiết kiệm, chẳng thoa dầu chân, hoặc ít ngủ nghỉ, hoặc chẳng trạo cử, hoặc thích ít nói, hoặc ưa lời nhu hòa thì ác ma ấy nói: Ở đời trước, ngươi đã từng ở chỗ thanh vắng như thế, hoặc ở bải tha ma v.v… như đã nói ở trên, cho đến ít nói, ưa lời nhu hòa. Vì sao? Vì nay ngươi thành tựu các thứ công đức đầu đà như thế, thế gian đều thấy. Nhất định đời trước ngươi cũng có các loại công đức thù thắng như thế. Nên tự vui mừng đi, chớ tự coi thường mình.

    Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy nghe ác ma này nói đời trước và đời sau của mình có công đức thù thắng và nói danh tự sai biệt của mình, của bà con ở hiện tại, cùng nơi sanh, lúc sanh, và khen ngợi công đức đầu đà; nghe xong hoan hỷ, tâm sanh kiêu mạn, khinh miệt chê bai các Bồ-tát khác.

    Này Thiện Hiện! Bấy giờ, ác ma biết tâm địa của Bồ-tát này ám độn, lại bảo: Ngươi có công đức tướng trạng như thế, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác quá khứ nhất định đã thọ ký quả vị đại giác ngộ cho ngươi; đối với quả vị giác ngộ cao tột, chắc chắn ngươi sẽ chứng đắc, chẳng bị thối chuyển.

    Này Thiện Hiện! Khi ấy vì bị ác ma muốn nhiễu loạn, nên giả hiện hình dạng người xuất gia, hoặc giả hiện hình dạng người tại gia, hoặc giả hiện hình dạng cha mẹ, hoặc giả hiện hình dạng anh em, hoặc giả hiện hình dạng chị em, hoặc giả hiện hình dạng bạn hữu, hoặc giả hiện hình dạng phạm chí, hoặc giả hiện hình dạng sư phạm, hoặc giả hiện đủ các loại hình dạng trời, rồng, Dược xoa, nhơn phi nhơn v.v... đến chỗ đại Bồ-tát này, nói như vầy: Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác quá khứ từ lâu đã thọ ký quả vị đại giác ngộ cho ngươi; đối với quả vị giác ngộ cao tột quyết định ngươi sẽ chứng đắc, chẳng còn thối chuyển. Vì sao? Vì các tướng trạng công đức của đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển ngươi đều có đủ, nên tự tôn trọng, chớ sanh do dự.

    Này Thiện Hiện! Như ta đã thuyết, là đại Bồ-tát thật đắc hành, trạng, tướng của đại Bồ-tát Bất thối chuyển, mà còn ôm lòng tăng thượng mạn, thì quả thật chẳng có.

    Này Thiện Hiện! Nên biết, đại Bồ-tát ấy đã bị ma nắm giữ, bị ma ám nhập. Vì sao? Vì đại Bồ-tát ấy đối với các hành, trạng, tướng của đại Bồ-tát được Bất thối chuyển, thật sự chưa có, chỉ nghe ác ma nói công đức và nói danh tự, chỗ sanh, khi sanh của mình có đôi phần giống sự thật, liền sanh kiêu mạn, khinh thường chê bai các Bồ-tát khác. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên hiểu biết rõ ràng các ma sự như thế.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  3. #33
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 333
    __________________________________________________ ______________________________________



    Quyển 333

    XXXXXIII. PHẨM KHÉO HỌC 03


    Lại nữa, Thiện Hiện! Có đại Bồ-tát bị ma nắm giữ, bị ma làm mê hoặc, chỉ nghe danh tự vọng sanh chấp trước. Vì sao?

    Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy trước chưa tu học bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; trước chưa an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; trước chưa an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; trước chưa an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; trước chưa tu học bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; trước chưa tu học bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; trước chưa tu học tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; trước chưa tu học pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; trước chưa tu học mười địa Bồ-tát; trước chưa tu học năm loại mắt, sáu phép thần thông; trước chưa tu học pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa; trước chưa tu học mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; trước chưa tu học pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; trước chưa tu học trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; trước chưa tu học tất cả hạnh đại Bồ-tát; trước chưa tu học quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật. Do nhân duyên này tạo điều kiện thuận tiện cho ma.

    Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng có khả năng hiểu rõ hành tướng của uẩn ma, chẳng có khả năng hiểu rõ hành tướng của tử ma, chẳng có khả năng hiểu rõ hành tướng của thiên ma, chẳng có khả năng hiểu rõ hành tướng của phiền não ma. Do nhân duyên này tạo điều kiện thuận tiện cho ma.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  4. #34
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 333
    __________________________________________________ ______________________________________



    Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hiểu rõ sắc, chẳng hiểu rõ thọ, tưởng, hành, thức; chẳng hiểu rõ nhãn xứ, chẳng hiểu rõ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng hiểu rõ sắc xứ, chẳng hiểu rõ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng hiểu rõ nhãn giới, chẳng hiểu rõ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; chẳng hiểu rõ sắc giới, chẳng hiểu rõ thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; chẳng hiểu rõ nhãn thức giới, chẳng hiểu rõ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; chẳng hiểu rõ nhãn xúc, chẳng hiểu rõ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; chẳng hiểu rõ các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng hiểu rõ các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng hiểu rõ địa giới, chẳng hiểu rõ thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng hiểu rõ vô minh, chẳng hiểu rõ hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử; chẳng hiểu rõ bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng hiểu rõ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng hiểu rõ pháp không nội, chẳng hiểu rõ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chẳng hiểu rõ chơn như, chẳng hiểu rõ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; chẳng hiểu rõ bốn niệm trụ, chẳng hiểu rõ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; chẳng hiểu rõ Thánh đế khổ, chẳng hiểu rõ Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng hiểu rõ bốn tịnh lự, chẳng hiểu rõ bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng hiểu rõ tám giải thoát, chẳng hiểu rõ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng hiểu rõ pháp môn giải thoát không, chẳng hiểu rõ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng hiểu rõ mười địa Bồ-tát; chẳng hiểu rõ năm loại mắt, chẳng hiểu rõ sáu phép thần thông; chẳng hiểu rõ pháp môn Tam-ma-địa, chẳng hiểu rõ pháp môn Đà-la-ni; chẳng hiểu rõ mười lực Phật, chẳng hiểu rõ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng hiểu rõ quả Dự-lưu, chẳng hiểu rõ quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; chẳng hiểu rõ quả vị Độc-giác; chẳng hiểu rõ trí nhất thiết, chẳng hiểu rõ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; cũng chẳng hiểu rõ thật tướng danh tự các pháp của hữu tình. Do nhân duyên này tạo điều kiện thuận tiện cho ma, chúng dùng phương tiện hóa làm đủ các hình dạng nói với đại Bồ-tát này: Hạnh nguyện tu hành của ngươi đã viên mãn, nên chứng quả vị giác ngộ cao tột đi. Khi ngươi thành Phật, sẽ được danh hiệu tôn quý, công đức thù thắng như thế.

    Này Thiện Hiện! Nghĩa là ác ma kia biết Bồ-tát này trải qua thời gian vô tận tư duy, tâm nguyện là khi ta thành Phật, sẽ được công đức, danh hiệu như thế, nên tùy theo tâm nguyện tư duy của vị ấy mà nói như thế.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  5. #35
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 333
    __________________________________________________ ______________________________________



    Này Thiện Hiện! Khi ấy, Bồ-tát này xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì không có phương tiện thiện xảo nên nghe ma nói, liền nghĩ thế này: Lạ thật! Người này vì ta mà nói rõ sẽ được thành Phật cùng công đức danh hiệu, tương ưng với tâm nguyện tư duy lâu dài của ta; do vậy, nên biết chư Phật quá khứ chắc chắn đã thọ ký quả vị đại giác ngộ cho ta; đối với quả vị giác ngộ cao tột, ta nhất định được Bất thối chuyển. Khi ta thành Phật chắc chắn sẽ được danh hiệu tôn quý công đức như thế.

    Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, nghe ác ma ấy, hoặc quyến thuộc của ma, hoặc các Sa-môn bị ma nắm giữ nói là đương lai sẽ thành Phật danh hiệu như thế, như thế, nên tâm kiêu mạn càng tăng trưởng cho rằng ta vị lai nhất định sẽ thành Phật, đạt được danh hiệu công đức như thế, các Bồ-tát khác chẳng bằng ta.

    Này Thiện Hiện! Như lời ta nói, các hành, trạng, tướng của đại Bồ-tát Bất thối chuyển, đại Bồ-tát này đều chưa thành tựu, chỉ nghe ma nói hư danh thành Phật, liền sanh ngạo mạn, khinh miệt chê bai các chúng đại Bồ-tát khác.

    Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy do khởi ngạo mạn, khinh miệt chê bai các đại Bồ-tát khác, nên xa lìa quả vị giác ngộ cao tột.

    Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì không có phương tiện thiện xảo, vì rời bỏ thiện hữu, vì thường bị bảo bọc bởi ác hữu, nên rơi vào địa vị Thanh-văn hoặc Độc-giác.

    Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy nếu có thân này, lại được chánh niệm, chí thành hối lỗi, bỏ tâm kiêu mạn cũ, luôn luôn gần gũi cúng dường, cung kính, tôn trọng ngợi khen thiện hữu tốt nhất thì vị ấy tuy lưu chuyển sanh tử trong thời gian dài, nhưng sau lại nương vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa, dần dần tu học, cũng sẽ chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

    Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, nếu có thân này nhưng chẳng được chánh niệm, chẳng biết hối lỗi, chẳng bỏ tâm kiêu mạn, chẳng muốn gần gũi cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen thiện hữu tốt nhất thì vị ấy nhất định lưu chuyển sanh tử dài lâu, sau tuy tinh tấn tu các thiện nghiệp nhưng cũng rơi vào địa vị Thanh-văn hoặc Độc-giác.

    Này Thiện Hiện! Thí như Bí-sô cầu Thanh-văn, đối với bốn trọng tội, nếu bị phạm một, thì chẳng phải là Sa-môn, chẳng phải con dòng họ Thích; trong hiện tại, vị ấy nhất định chẳng có thể đắc quả Dự-lưu, Nhất-lai, Bất-hoàn.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  6. #36
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 333
    __________________________________________________ ______________________________________



    Này Thiện Hiện! Bồ-tát vọng chấp hư danh cũng vậy, chỉ nghe ma nói đến hư danh là thành Phật thì liền khởi tâm kiêu mạn, khinh miệt, chê bai các chúng đại Bồ-tát khác; nên biết tội này hơn tội tứ trọng mà Bí-sô kia đã phạm vô lượng lần.

    Này Thiện Hiện! Ngoài việc hơn cả bốn trọng tội mà Bí-sô kia phạm, tội của Bồ-tát này hơn cả tội năm vô gián cũng vô lượng lần. Vì sao?

    Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy sự thật chẳng thành tựu công đức thù thắng, mà chỉ nghe ác ma nói danh hiệu thành Phật liền tự ngạo mạn, khinh Bồ-tát khác, vì vậy tội này hơn tội năm vô gián.

    Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn đắc quả vị giác ngộ cao tột thì phải hiểu biết rõ lời nói về danh hiệu hư vọng như vậy là ma sự vi tế.

    Lại nữa, Thiện Hiện! Có đại Bồ-tát ẩn cư ở núi rừng, nơi đồng hoang, đầm vắng, một mình ngồi yên, tu hạnh viễn ly. Khi ấy có ác ma đi đến chỗ của vị ấy, cung kính khen ngợi công đức viễn ly, nói thế này: Lành thay, Đại sĩ, có thể tu hạnh viễn ly như thế. Hạnh viễn ly này, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều cùng khen ngợi. Trời Đế Thích, các trời, thần tiên đều cùng bảo vệ, cúng dường tôn trọng. Nên thường trụ ở nơi đây, chớ đi nơi khác.

    Này Thiện Hiện! Ta chẳng khen ngợi các đại Bồ-tát ở chỗ thanh vắng, nơi đồng hoang, núi rừng, ngồi yên tư duy, tu hạnh viễn ly.

    Bấy giờ, Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu Phật chẳng khen ngợi người ở nơi thanh vắng, chốn đồng hoang, núi rừng, bỏ các đồ nằm, ngồi yên, tư duy công đức viễn ly, thì các đại Bồ-tát nên tu những hạnh viễn ly nào khác? Cúi xin Ngài dạy hạnh viễn ly thù thắng cho các đại Bồ-tát.

    Phật dạy: Này Thiện Hiện! Chư đại Bồ-tát hoặc ở các nơi thanh vắng như núi rừng, đầm vắng, đồng hoang, hoặc ở chỗ phức tạp ồn ào như thành ấp, xóm làng, kinh thành thì chỉ có thể viễn ly ác nghiệp phiền não, còn viễn ly tác ý Thanh-văn, Độc-giác, siêng tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa và tu các công đức thù thắng khác, đó gọi là hạnh chơn viễn ly của Bồ-tát.

    Này Thiện Hiện! Hạnh viễn ly này, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cùng khen ngợi. Hạnh viễn ly này, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cùng mở bày chấp nhận.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  7. #37
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 333
    __________________________________________________ ______________________________________



    Này Thiện Hiện! Hạnh viễn ly này, các đại Bồ-tát thường phải tu học; hoặc ngày, hoặc đêm phải chánh tư duy, tinh tấn tu hành pháp viễn ly này. Đó gọi là hạnh viễn ly của Bồ-tát.

    Này Thiện Hiện! Hạnh viễn ly này, chẳng lẫn lộn tác ý Thanh-văn, Duyên-giác, chẳng xen lẫn tất cả phiền não ác nghiệp, xa lìa các việc ồn ào phức tạp, rốt ráo thanh tịnh, khiến các Bồ-tát mau chứng quả vị giác ngộ cao tột, lợi lạc hữu tình cùng tận đời vị lai, thường không dứt hết.

    Này Thiện Hiện! Các việc mà ác ma đã ngợi khen, như ở các chỗ thanh vắng như núi rừng, đầm vắng, đồng hoang, rời bỏ đồ nằm, ngồi yên một mình, chẳng phải là hạnh viễn ly thù thắng của Bồ-tát. Vì sao?

    Này Thiện Hiện! Vì hạnh viễn ly ấy còn có ồn ào xen lẫn, nghĩa là hạnh ấy còn xen lẫn ác nghiệp phiền não, hoặc xen lẫn tác ý Thanh-văn, Độc-giác; đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng thường tín thọ, tinh cần tu học, chẳng có thể viên mãn trí nhất thiết trí.

    Này Thiện Hiện! Có đại Bồ-tát tuy siêng tu tập pháp hạnh viễn ly, mà ma khen ngợi nhưng khởi tâm kiêu mạn, không thanh tịnh, khinh miệt, chê bai các chúng đại Bồ-tát khác, đó là có chúng đại Bồ-tát tuy ở thành ấp, xóm làng, đô thị mà tâm thanh tịnh, không bị các loại ác nghiệp phiền não xen lẫn, chẳng xen lẫn tác ý Thanh-văn, Độc-giác, tinh cần tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tinh cần an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; tinh cần an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; tinh cần an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; tinh cần tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; đối với công đức thế gian như là bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông v.v... tu đã viên mãn rồi; tinh cần tu tập pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; tinh cần tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông; tinh cần tu tập pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa; tinh cần tu tập mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; tinh cần tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; tinh cần tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, nghiêm tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình; tuy ở chỗ ồn ào nhưng tâm tĩnh lặng, thường xuyên siêng năng tu tập hạnh viễn ly thù thắng. Đối với chúng đại Bồ-tát chơn tịnh như vậy, họ sanh tâm kiêu mạn, phỉ báng, khinh miệt

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  8. #38
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 333
    __________________________________________________ ______________________________________



    Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì không có phương tiện thiện xảo, nên dù ở nơi đồng hoang rộng trăm do tuần, nơi ấy tuyệt nhiên không có các ác cầm thú, rắn rết, đạo tặc, chỉ có thần quỷ la sát tà v.v... dạo chơi và dừng nghỉ trong đó, họ ở chốn thanh vắng như thế, tuy trải qua một năm, hoặc trải qua mười năm, hoặc trải qua trăm năm, hoặc trải qua ngàn năm, hoặc trải qua trăm ngàn năm, hoặc trải qua ức năm, hoặc trải qua trăm ức năm, hoặc trải qua ngàn ức năm, hoặc trải qua trăm ngàn ức năm, hoặc vượt hơn số này, tu hạnh viễn ly nhưng chẳng hiểu rõ hạnh chơn viễn ly của các đại Bồ-tát, đó là các chúng đại Bồ-tát tuy ở chỗ ồn ào mà tâm vẫn tĩnh lặng, xa lìa các loại phiền não ác nghiệp, hướng đến quả vị giác ngộ cao tột, xa lìa tác ý Thanh-văn, Độc-giác. Đại Bồ-tát này tuy ở nơi đồng hoang trải qua thời gian lâu dài, nhưng còn xen lẫn tác ý Thanh-văn, Độc-giác, đắm trước pháp của địa vị Thanh-văn, Độc-giác, nương vào pháp ấy mà tu hạnh viễn ly; lại đối với hạnh này sanh mê đắm sâu xa.

    Này Thiện Hiện! Bồ-tát ấy tuy tu hành hạnh viễn ly như thế, nhưng chẳng thuận theo tâm của chư Như Lai.

    Này Thiện Hiện! Hạnh chơn viễn ly của các đại Bồ-tát mà ta xưng tán, đại Bồ-tát ấy hoàn toàn chẳng thành tựu. Vị ấy, đối với hạnh viễn ly chơn thắng, cũng chẳng thấy có hành tướng tương tợ. Vì sao? Vì vị ấy đối với hạnh chơn viễn ly như thế, chẳng sanh ưa thích, chỉ tu hành hạnh viễn ly không của Thanh-văn, Độc-giác.

    Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi tu hạnh viễn ly chẳng chơn thắng, ma đi đến chỗ trống hoan hỷ khen ngợi, bảo: Hay thay! Hay thay! Ngài có khả năng tu hành hạnh chơn viễn ly. Hạnh viễn ly này, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cùng xưng tán. Đối với hạnh này Ngài tinh cần tu tập, thì mau chứng quả vị giác ngộ cao tột.

    Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chấp trước pháp hạnh viễn ly của Thanh-văn, Độc-giác như vậy cho là tối thắng, khinh miệt, chê bai những vị an trụ Bồ-tát thừa, tuy ở chỗ ồn ào mà tâm vẫn tĩnh lặng, các Bí-sô mà thiện pháp đã thành tựu điều hòa v.v... rằng họ chẳng có thể tu hạnh viễn ly, thân ở chỗ ồn ào, tâm chẳng tĩnh lặng.

    Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, đối với đại Bồ-tát an trụ hạnh chơn viễn ly mà chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cùng khen ngợi, khinh miệt, chê bai, cho là ở chỗ ồn ào, tâm chẳng tĩnh lặng, chẳng thể tu hành hạnh chơn viễn ly; còn đối với đại Bồ-tát an trụ hạnh ồn ào phức tạp thật sự mà chư Như Lai chẳng xưng tán, thì tôn trọng khen ngợi, cho là chẳng ồn ào phức tạp, tâm họ tĩnh lặng, có khả năng tu hành chơn chánh hạnh chơn viễn ly.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  9. #39
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 333
    __________________________________________________ ______________________________________



    Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy đối với người như bậc đại sư, nên thân cận, cung kính cúng dường thì chẳng thân cận cung kính cúng dường, trái lại sanh khinh miệt. Còn đối với kẻ như bạn ác đáng xa lìa chẳng nên phụng sự, thì chẳng xa lìa, mà lại cung kính cúng dường phụng sự như bậc Đại sư.

    Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì không có phương tiện thiện xảo nên vọng sanh chấp trước. Vì sao? Vì vị ấy nghĩ thế này: Việc tu hành của ta là chơn viễn ly, cho nên được phi nhơn xưng tán hộ niệm. Người ở thành ấp thân tâm nhiễu loạn, thì ai mà hộ niệm cung kính khen ngợi.

    Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, do nhân duyên này, tâm nhiều ngạo mạn, khinh miệt, chê bai các chúng đại Bồ-tát khác, phiền não ác nghiệp ngày đêm tăng trưởng.

    Này Thiện Hiện! Nên biết, đại Bồ-tát ấy, đối với các Bồ-tát là hạng Chiên-đồ-la làm ô uế chúng đại Bồ-tát. Tuy giống tướng đại Bồ-tát nhưng là đại tặc trong cõi trời, cõi người, dối trá mê hoặc trời, người, A-tố-lạc v.v... Thân tuy mang pháp y của Sa-môn nhưng tâm thường chứa ý muốn trộm cướp. Có các người hướng đến Bồ-tát thừa, chẳng nên thân cận, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen người ác như thế. Vì sao?

    Này Thiện Hiện! Nên biết, người ấy ôm lòng tăng thượng mạn, bên ngoài giống Bồ-tát nhưng bên trong nhiều phiền não. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát chơn thật thì chẳng bỏ trí nhất thiết trí, chẳng bỏ quả vị giác ngộ cao tột, thâm tâm cầu chứng trí nhất thiết trí, cầu chứng quả vị giác ngộ cao tột, vì lợi lạc khắp các hữu tình, nên chẳng thân cận cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen người ác như thế.

    Này Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát thường nên tinh tấn tu hành sự nghiệp của mình, nhàm chán xa lìa sanh tử, chẳng đắm ba cõi; đối với kẻ ác tặc Chiên-đồ-la kia, nên thường phát tâm từ, bi, hỷ, xả, nên nghĩ thế này: Ta chẳng nên sanh khởi tội lỗi như ác nhân kia đã sanh khởi. Nếu khi thất niệm tạm khởi như kẻ kia thì kịp thời biết ngay, khiến mau trừ diệt.

    Này Thiện Hiện! Chư đại Bồ-tát muốn chứng quả vị giác ngộ cao tột, nên hiểu biết rõ ràng ma sự như vậy, nên siêng tinh tấn xa lìa, trừ diệt như tội lỗi mà Bồ-tát kia đã khởi.

    Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ý muốn chứng quả vị giác ngộ cao tột tăng trưởng thì nên thường thân cận, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen thiện hữu tốt nhất.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  10. #40
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 333
    __________________________________________________ ______________________________________



    Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Những ai được gọi là thiện hữu tốt nhất của các đại Bồ-tát?

    Phật dạy: Này Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát; tất cả đại Bồ-tát cũng là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát. Có các Thanh-văn và Thiện sĩ khác, có khả năng vì chúng đại Bồ-tát mà tuyên thuyết khai thị, phân biệt làm rõ pháp tương ưng bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, khiến cho dễ hiểu, nên biết, cũng là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát.

    Này Thiện Hiện! Nên biết, bố thí Ba-la-mật-đa là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát.

    Này Thiện Hiện! Nên biết, bốn niệm trụ là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát.

    Này Thiện Hiện! Nên biết, bốn tịnh lự là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát; bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát.

    Này Thiện Hiện! Nên biết, tám giải thoát là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát.

    Này Thiện Hiện! Nên biết, pháp môn giải thoát không là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát.

    Này Thiện Hiện! Nên biết, bậc Cực hỷ là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát; bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân cũng là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát.

    Này Thiện Hiện! Nên biết, năm loại mắt là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát; sáu phép thần thông cũng là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát.

    Này Thiện Hiện! Nên biết, pháp môn Tam-ma-địa là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát; pháp môn Đà-la-ni cũng là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 141 đến quyển 150
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 147
    Bài cuối: 06-19-2016, 10:56 AM
  2. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 131 đến quyển 140
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 113
    Bài cuối: 06-09-2016, 10:09 AM
  3. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 121 đến quyển 130
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 166
    Bài cuối: 05-30-2016, 08:28 AM
  4. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 111 đến quyển 120
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 183
    Bài cuối: 05-20-2016, 09:17 PM
  5. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 91 đến quyển 100
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 125
    Bài cuối: 04-30-2016, 09:09 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •