Người viết trích đoạn trên chỉ là một kẻ phàm phu vô minh, chỉ "đóng cửa ngồi nhà" mà hoang tưởng về Pháp Thân, thực ra những vị Lạt Ma Mật Tông, những vị được xem là Phật sống Tây Tạng còn không dám nói rằng "tôi đã chứng nhập Pháp Thân nên biết rõ !"; cớ sao một kẻ Ngoại Giáo lại có thể buông lời chắc như "đinh đóng cột" thế ? (Lời bàn này không tính cụm từ "Đại Ngã").Nguyên văn bởi Notre Dame
Nói như vầy chẳng khác nào nói : "Nhà thờ Đức Bà (ở t.p Hồ Chí Minh) là Bồ Đề Đạo Tràng (ở Ấn độ)". Lời của những kẻ ngốc nghếch này, rất tiếc đã lở đăng vào đây.
Tưởng Thức chỉ có thể tạo nên những Ma Cảnh trong cơn Thiền của hành giả mà thôi.
Người tu Mật Tông cũng dụng Tưởng Thức (Quán tưởng các vị Bổn Tôn) thực chất là tập trung tư tưởng để kết nối với Mật Lực Đà La Ni Tạng. Mật Lực Đà La Ni Tạng (có thể xem như là Tha Lực) sẽ giúp hành giả lần từng bước gở bỏ, hóa giải những "U Nang Hoặc Nghiệp"; có thể ví như chất tẩy, thuốc tẩy mạnh làm trung hòa những chất dơ kết khối, bám dính trên quần áo vật dụng (để trả lại sự trắng sạch tinh khôi).
Đây là một trong muôn vàn phương tiện của Mật Tông, nhằm đưa Mật Lực Đà La Ni Tạng thấm đẩm vào hành giả, thay thế cái sống Tưởng Thức, Tưởng Tri cuối cùng hành giả sẽ thành tựu Thành Sở Tác Trí, Diệu Quan Sát Trí.
Mật Lực Đà La Ni Tạng chính là cội nguồn của tất cả Giả và Thật, tất cả Có và Không, cho nên không gì là không thể, mà không vướng mắc vào đâu hết. (Xin tạm ví như con nhện giăng tơ (lưới) thì không có chuyện bị dính vào lưới của mình).
Niết Bàn của vị A la Hán so với Đà La Ni Tạng thì chỉ như một dấu chấm, hoặc một pixel trên màn hình của quý bạn mà thôi.
Kính !
Om Mani Padme Hum !
hoatihon (12-21-2016),homeless (12-21-2016),luanhoi (01-03-2017),Mục đồng (12-21-2016),minh thức (12-21-2016),nguoi ao lam (12-25-2016),Thanh Trúc (12-22-2016),Thế Hùng (12-21-2016),vivi (12-30-2016)
Kính anh Trí !
Thưa anh Tuệ Thức thấy câu này rất đúng với những điều Thầy của Tuệ Thức đã dạy (Trưởng Lão Thích Thông Lạc) :
"Pháp tu Vô Lậu của đạo Phật nguyên thuỷ khác xa pháp tu Hữu Lậu của Mật tông. Vì Pháp Vô Lậu của PG Nguyên Thủy thì dứt khoát đoạn trừ dục và tham ái là căn nguyên của tái sanh luân hồi.
Khởi đầu pháp tu đạo Phật Nguyên Thuỷ là Ly dục (lìa dục lậu), trên cơ sở cuộc sống 3 y 1 bát, độc cư Ly dục (giới vô lậu), thì mới đi vào các Định vô lậu (lìa hữu lậu). Trên cơ sở Định vô lậu rồi mới dẫn tâm vào trí tuệ vô lậu giải thoát,diệt trừ vô minh lậu, đạt giác ngộ viên mãn, chấm dứt luân hồi sinh tử.
Nhiều đoạn kinh Nguyên Thuỷ nói về quá trình tu chứng này của Đức Phật, ví dụ như kinh Saccaka, kinh Trung Bộ (phẩm sợ hãi khiếp đảm), ... đều là một quá trình lần lượt : sống độc cư giữ giới vô lậu, nhập các định vô lậu, dẫn tâm vào trí tuệ giải thoát vô lậu."
Vậy anh có ý kiến gì về câu phê phán này :
"3/. Một điểm quan trọng khác mà các Trưởng lão PG Nguyên Thuỷ đưa ra để phủ nhận tính Phật giáo của Mật tông là con đường Phật giáo nguyên thuỷ là Tam Vô Lậu Học (giới vô lậu, định vô lậu, tuệ vô lậu), là pháp Vô Lậu dẫn đến đích Lậu Tận Trí (không còn lậu), nhưng Mật tông là pháp Hữu Lậu vì mặc dù cũng tu giới, định, tuệ, nhưng trong pháp vô thượng du già, dục lậu vẫn được chấp nhận tồn tại ( Sư Mật tông vẫn được ăn mặn , lấy vợ , vẫn chấp nhận sự giao phối giữa nam và nũ ) và quan điểm cho rằng đó là pháp tu Tam Hữu Lậu Học, chứ không phải Tam Vô Lậu Học."
Kính Tuệ Thức , kính quý đạo hữu !
Thế Hùng thấy câu hỏi trên đã được Thượng Tọa Thích Trí Siêu trả lời rất đầy đủ trong bài Đạo gì ? :
http://www.phatphapthuchanh.com/show...full=1#post609
* Vấn đề ăn chay ăn mặn thì ở đây :
http://www.phatphapthuchanh.com/show...full=1#post675
* Vấn đề Thầy tu có vợ thì ở đây :
http://www.phatphapthuchanh.com/show...full=1#post677
Xin kính chia sẻ.
Đời người như giấc mộng con,
Trăm năm một thoáng, có còn chi đâu !
hoangtri (12-22-2016),homeless (12-21-2016),luanhoi (01-03-2017),Mục đồng (12-22-2016),nguoi ao lam (12-25-2016),Thanh Mai (12-23-2016),Thanh Trúc (12-22-2016),vivi (12-30-2016)
Kính Tuệ Thức !
Nói "Mật Tông là pháp Hữu Lậu" là quyền của người nói. Thật ra tất cả Phương Tiện Pháp đều "hữu lậu" hết, kể cả Giới Định Tuệ (đã được gọi là Tam Vô Lậu học).
-------------
Phần trả lời tiếp theo này là "như lý tác ý" chứ không riêng trả lời cho Tuệ Thức nữa, vì có thể quá khó đối với bạn.
Trong Chân Như có pháp Thiện và pháp Ác không ? - Không có, Thiện Ác là do con người phân biệt.
Trong Chân Như có pháp Thanh và pháp Trược không ? - Không có, Thanh và Trược là do chúng ta phân biệt.
Trong Chân Như có cái Đúng và cái Sai không ? - Không có, Đúng Sai là do chúng ta phân biệt.
Vậy tại sao chúng ta lại đem những điều do phàm tâm phân biệt mà áp đặt cho Trình Nhiếp Hóa chúng sinh từ Đà La Ni Tạng, rằng phải như thế này hay phải như thế khác ?
Chân Như muôn thuở Chân Như
Tình Phàm Ý Thánh từ từ trôi xuôi
Thông giáo - Viên giáo là Dụng độ của Bát Nhã Tạng, thì Biệt giáo - Mật giáo là Dụng độ của Đà La Ni Tạng.
Thông giáo - Viên giáo nhằm giới thiệu Chân Như, thì Biệt giáo - Mật giáo nhằm tiếp xúc với Chân Như.
Giới thiệu hay không giới thiệu Chân Như vẫn chẳng thêm, tiếp xúc hay không tiếp xúc Chân Như cũng không bớt.
Với chúng ta thì có Vô Minh và Giác Ngộ, với Chân Như thì Vô Minh hay Giác Ngộ cũng chỉ là những cầu vồng ngũ sắc mà thôi.
Có những con gián gặm giấy rồi tác ý phê phán rằng "loại giấy bản cổ xưa gặm ngon hơn, giấy công nghiệp bây giờ không ngon bằng", Ôi ! chỉ là chuyện của những con gián thôi mà !.
Om Mani Padme Hum !
chimvacgoidan (12-22-2016),hoatihon (12-23-2016),homeless (12-22-2016),luanhoi (01-03-2017),Mục đồng (12-22-2016),nguoi ao lam (12-25-2016),Thanh Mai (12-23-2016),Thanh Trúc (12-22-2016),Tuệ Thức (12-22-2016)
Kính chào Tuệ Thức !
Phải chăng chữ Lậu là rò rỉ, và chữ Lậu thường đi kèm với chữ Hoặc (Mê lầm)?! Phải chăng Lậu Hoặc là những điều ngăn che tính Giác Ngộ ?!
Theo Tuệ Thức, Giới là có sẵn từ xưa hay là sau khi thành lập Tăng đoàn, chờ cho có vị Tăng nào quá đáng, đức Phật Thích Ca mới kiết Giới ?
Theo Tuệ Thức, Định là do kiên trì Thiền quán, Sổ tức quán mà có hay là tự nhiên có ?
Theo Tuệ Thức, Tuệ là do Định mà có hay là sanh ra đã có ?
Ồ ! Nếu 3 cái đó không có sẵn từ trước mà do Nhân Duyên sanh ra thì có phải là “pháp sanh diệt” hay không ?
Đã là “pháp sanh diệt” thì sao, Là Hữu lậu hay Vô lậu ?
-------------
Phải chăng trong lớp học, khi học sinh quá ồn ào, mất trật tự thì Giáo viên (hay Giảng viên) gõ mạnh thước bảng để lập lại trật tự, lấy lại sự yên ắng cho lớp học ?!
Phải chăng trên Tòa cũng thế, khi mọi người ồn ào tranh cãi thì quan Tòa (Chánh Án) gõ búa để để lập lại trật tự ?!
Đó là "dĩ động chế động", khi lớp học đã im tiếng thì Giáo viên có tiếp tục gõ thước nữa hay không ?! Khi phiên tòa đã trật tự thì quan Tòa có tiếp gõ búa nữa hay không ?!
Mật Tông không chối là đã dùng pháp Hữu vi để đối trị Hữu vi, dùng Hữu vi mà đưa hành giả đến Giác Ngộ Vô Thượng Bồ Đề thì có thể gọi là Hữu lậu được không ?!
Tuệ Thức nghiệm lại chỗ này xem ! Mến !
Om Mani Padme Hum !
chimvacgoidan (12-23-2016),hoatihon (12-23-2016),homeless (12-25-2016),luanhoi (01-03-2017),nguoi ao lam (12-25-2016),Thanh Mai (12-23-2016),Thanh Trúc (12-23-2016),Tuệ Thức (12-23-2016)
hoangtri (12-23-2016),hoatihon (12-23-2016),luanhoi (01-03-2017),nguoi ao lam (12-25-2016),Thanh Mai (12-23-2016),Thanh Trúc (12-23-2016)
Dạ ! Kính anh Hoàng Trí !
Bây giờ thì em đã hiểu.
Giới là do đối trị buông lung mà đức Phật lập nên.
Định là do đối trị tán loạn mà dùng.
Tuệ là do đối trị ngu si, mê lầm mà học.
Một vị A La Hán muốn vào Niết Bàn thì phải bỏ tất cả, kể cả Giới Định Tuệ, chỉ đi tay không hay nói khác đi là "không tay" mới được (chứ có tay thì sẽ có ghẻ ngứa )
Đúng không anh Trí ? Xin cám ơn anh đã giải tỏa mối nghi trong lòng TT.
chimvacgoidan (12-23-2016),homeless (12-25-2016),luanhoi (01-03-2017),Thanh Mai (12-23-2016),Thanh Trúc (12-23-2016)
Này chú em hoangtri !
Chú em giải thích ra sao với lập luận này :
Nguyên văn bởi Notre Dame
Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)